Đề Mục Tu Đức

Diệt Chủng Do Thái - Địa Ngục Trần Gian

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Hôm qua, ngày 20/1/2022, thời điểm đúng 80 năm trước, trong vòng 90 phút, số phận của 6/11 triệu người Do Thái đã được quyết định. Quyết định này đã diễn tiến như thế nào, ở đâu và bởi những ai? Chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại để thấy được tại sao Thiên Chúa quan phòng thần linh lại chọn Balan là nơi ban bố sứ điệp thương xót của Người vào trước Thế Chiến Thứ II. Ở những cái links tùy nghi sau đây:  (xem tiếp)


Những Nạn Nhân Thảm Kịch Tình Đời

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Lắm khi tin tức, dù là hot news hay fake news, rất dễ trở thành tin tặc nơi chúng ta, ở chỗ, chính cái tin chúng ta đọc đã khủng bố cướp phá tâm trạng bình an của chúng ta, khiến chúng ta ngờ vực sự quan phòng thần linh vô cùng sâu nhiệm của Thiên Chúa, và hận thù ghen ghét nhau. Đặc biệt là khi chúng ta đọc những tin gây ra tội ác chẳng hạn, tự nhiên chúng ta cảm thấy càng thương nạn nhân bao nhiêu thì càng thù ghét phạm nhân bấy nhiêu. Thế nhưng, nếu LTXC không bỏ rơi ai bao giờ, thì trước nhan Ngài phạm nhân còn đáng thương hơn cả nạn nhân nữa, bởi phạm nhân bị nguy hiểm về phần rỗi đời đời của họ.  (xem tiếp)


Phép Lạ không làm nên đức tin, nhưng đức tin làm nên phép lạ

“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)

 

Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021

Có một thứ đại dịch còn khủng khiếp hơn cả đại dịch toàn cầu covid-19 hiện nay nữa. Đó là đại dịch tham nhũng, điển hình là ở Việt Nam hiện nay - Chính đại dịch tham nhũng đã làm lây lan đại dịch covid-19. Ở chỗ, tham nhũng không ngăn chặn nghiêm chỉnh những ai ùa vào VN từ các cửa khẩu Trung quốc hay Cam Bốt, những nơi đã và đang đầy dịch là dịch. Ở chỗ, tham nhũng cho cả những ai không có giấy chứng nhận âm tính với covid-19 được lọt vào những thành phố có qui định buộc phải trình chứng thư âm tính này.  (xem tiếp)


Những gì đang xẩy ra cho ngôi nhà chung là trái đất này của chúng ta.

0

Trong Năm Chúc Tụng Chúa Laudato Si' 24/5/2020-2021, chúng ta tiếp tục đi sâu vào chính bức thông điệp quan trọng, khẩn thiết và hợp thời hơn bao giờ hết hiện nay, sau khi chúng ta đã cùng nhau đã có được một cái nhìn tổng quan về bản văn kiện thời đại này, qua lần phổ biến đầu tiên ngày 19/1/2021, và đã thấy chính vị tác giả giáo hoàng dẫn nhập vào bức thông điệp của ngài, liên quan cả đến các vị giáo hoàng tiền nhiệm của ngài, đến nội dung ngài muồn diễn đạt trong 6 chương của bức thông điệp, qua lần phổ biến hôm qua ngày 1/2/2021. Hôm nay, chúng ta tiến đến Chương Thứ Nhất trong 6 chương, trong đó. ngài sẽ chỉ cho chúng ta thấy: Những gì đang xẩy ra cho ngôi nhà chung là trái đất này của chúng ta.

Sau đây là những cái links liên hệ để theo dõi:(xem tiếp)


Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si' - Tổng Quan

0

Trong Năm Chúc Tụng Chúa Laudato Si' 24/5/2020-2021, chúng ta tiếp tục đi sâu vào chính bức thông điệp quan trọng, khiẩn thiết và hợp thời hơn bao giờ hết hiện nay, sau khi chúng ta đã tạm có được một cái nhìn tổng quan về bản văn kiện thời đại này, qua lần phổ biến đầu tiên ngày 19/1/2021.

Hôm nay, chúng ta tiến đến phần Dẫn Nhập, bao gồm nguyên văn 16 đoạn đầu tiên của bức thông điệp được vị tác giả giáo hoàng giới thiệu về bức thông điệp của ngài, liên quan cả đến các vị giáo hoàng tiền nhiệm của ngài, đến nội dung ngài muồn diễn dạt trong 6 chương của bức thông điệp.

Sau đây là những cái links liên hệ để theo dõi:(xem tiếp)


Chúa Nhật III Thường Niên: Chia Sẻ Tông Thư "Mở Mắt Cho Họ - Aperuit illis" - Phần 2

0

Trong Bài Giảng cho Chúa Nhật Lời Chúa đầu tiên ngày 26/1/2020, ĐTC Phanxicô đã huấn dụ và kêu gọi chúng ta như thế này:

"Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những tay ngư phủ chài lưới con người ta'. Người đang nói với những con người đánh cá, sử dụng ngôn ngữ họ hiểu được. Cuộc sống của họ được thay đổi ngay tại chỗ. Người đã kêu gọi họ ở nơi họ đã ở và như họ là, để làm cho họ trở thành những người tham dự vào sứ vụ của Người. "Lập tức họ bỏ lưới mà theo Người" (câu 20). Tại sao ngay lập tức như thế? Vì họ đã bị thu hút. Họ không tỏ ra hấp tấp vội vã vì họ đã lãnh nhận một lệnh truyền, mà vì họ được tình yêu lôi kéo. Để theo Chúa Giêsu thì chỉ có các việc lành thôi chưa đủ; chúng ta còn phải hằng ngày lắng nghe tiếng gọi của Người nữa. Người là Đấng duy nhất biết chúng ta và trọn vẹn yêu thương chúng ta, dẫn chúng ta đến chỗ thả lưới ở chỗ nước sâu cuộc đời. Y như Người đã thực hiện với các môn đệ lắng nghe Người".

Với tâm tình "chiên Ta thì nghe tiếng Ta" (Gioan 10:27), chúng ta hãy cùng nhau ôn lại Tông Thư "Mở mắt cho họ - Aperuit illis" ở những cái links tùy nghi đưới đây:

Với tâm tình "chiên Ta thì nghe tiếng Ta" (Gioan 10:27), chúng ta hãy cùng nhau ôn lại Tông Thư "Mở mắt cho họ - Aperuit illis" ở những cái links tùy nghi đưới đây:(xem tiếp)


Học Hỏi Tông Thư - "Mở mắt cho họ - Aperuit illis"

0

Trong Bài Giảng cho Chúa Nhật Lời Chúa đầu tiên ngày 26/1/2020, ĐTC Phanxicô đã huấn dụ và kêu gọi chúng ta như thế này:

"Lý do tại sao chúng ta cần đến lời của Người là để chúng ta có thể nghe thấy, giữa hằng ngàn những lời khác trong đời sống hằng ngày của chúng ta, một lời duy nhất nói với chúng ta không phải về các sự vật mà là về sự sống.

"Anh chị em thân mến, chúng ta hãy giành chỗ trong đời của chúng ta cho lời Chúa! Mỗi ngày, chúng ta hãy đọc một hai câu Thánh Kinh. Chúng ta hãy bắt đầu đọc Phúc Âm: Chúng ta hãy cứ để Phúc Âm mở ra ở trên bàn của mình, mang Phúc Âm trong túi của mình, đọc Phúc Âm trên điện thoại di động của mình, và để cho Phúc Âm hằng ngày tác động chúng ta. Chúng ta sẽ khám phá ra rằng Thiên Chúa gần gũi với chúng ta, Ngài xua tan tối tăm của chúng ta, bằng tình yêu thương cao cả, Ngài đưa cuộc sống của chúng ta đến những chỗ nước sâu".

Với tâm tình "chiên Ta thì nghe tiếng Ta" (Gioan 10:27), chúng ta hãy cùng nhau ôn lại Tông Thư "Mở mắt cho họ - Aperuit illis" ở những cái links tùy nghi đưới đây:(xem tiếp)


ĐTC Biển Đức XVI: Bài 40 : Phụng Vụ Thánh là một Học Đường Cầu Nguyện

0

Anh Chị Em thân mến,

Trong những tháng gần đây, chúng ta đã thực hiện một cuộc hành trình theo ánh sáng Lời Chúa để học biết nguyện cầu một cách trung thực hơn, bằng việc nhìn vào một số đại nhân vật trong Cựu Ước, vào Thánh Vịnh, vào Các Thư của Thánh Phaolô cũng như vào Sách Khải Huyền, thế nhưng, trên hết là bằng việc nhìn đến cảm nghiệm đặc thù và sâu xa của Chúa Giêsu, nơi mối liên hệ của Người với Cha trên trời. Thực thế, chỉ trong Chúa Kitô con người mới có thể hiệp nhất mình với Thiên Chúa một cách sâu xa và thân tình, của một người con hướng về một người cha yêu thương nó; chỉ ở trong Người chúng ta mới có thể hướng về Thiên Chúa trong tất cả sự thật, mới âu yếm gọi Ngài là “Abba! Cha ơi!” Như Thánh Tông Đồ, cả chúng ta cũng đã lập lại trong những tuần lễ này và hôm nay chúng ta lại thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lk 11:1).

(xem tiếp)


ĐTC Biển Đức XVI: Bài 37- Cầu nguyện theo Thánh Đa Minh

0

Anh Chị Em thân mến,

Hôm nay Giáo Hội cử hành lễ nhớ Thánh Đaminh ở Guzmán, vị linh mục sáng lập Dòng Các Vị Giảng Thuyết cũng được gọi là Dòng Các Tu Sĩ Đaminh. Trong một bài giáo lý trước, tôi đã trình bày nhân vật nổi tiếng này cùng với việc đóng góp chính yếu ngài thực hiện cho việc canh tân Giáo Hội vào thời của ngài. Hôm nay, tôi muốn đề cao một khía cạnh thiết yếu trong linh đạo của ngài, đó là đời sống cầu nguyện của ngài. Thánh Đaminh là một con người cầu nguyện. Vì phải lòng Thiên Chúa nên ngài không còn hứng khởi nào khác ngoài phần rỗi các linh hồn, nhất là những ai lọt vào cạm bậy của các bè rối trong thời của ngài. Là một người theo gương Chúa Kitô, ngài đã thể hiện một cách trọn vẹn ba lời khuyên phúc âm, liên kết chứng từ sống đời khó nghèo với việc loan truyền Lời Chúa. Theo sự hướng dẫn của Thánh Linh, ngài đã tiến triển trên con đường nên trọn lành Kitô giáo. Mỗi một giây phút, cầu nguyện là động lực canh tân và mang lại cho các công cuộc tông đồ của ngài dồi dào hoa trái.

(xem tiếp)


ĐTC Biển Đức XVI Thứ Tư 1/8/2012 - Bài 36- Cầu nguyện theo Thánh Anphongso

0

Anh Chị Em thân mến,

Hôm nay là lễ nhớ Thánh Alphonsus Maria ở Ligouri, vị giám mục và tiến sĩ của Giáo Hội, đấng sáng lập của Dòng Chúa Cứu Thế – Redemptorists – quan thày của các học giả và thần học luân lý, cũng như của các vị giải tội. Thánh Alphongsus là một trong những vị thánh nổi tiếng nhất của thế kỷ 18, vì lối sống giản dị ngay chính của ngài, cũng như vì giáo huấn của ngài về bí tích Thống Hối: Trong một giai đoạn của chủ nghĩa quá khắt khe – thành quả gây ra bởi ảnh hưởng của bè phái Jansenism – ngài đã khuyên các vị giải tội hãy ban bí tích này, bằng cách tỏ ra tấm lòng hân hoan của Thiên Chúa Cha, Đấng vì tình thương vô cùng của mình không bao giờ thôi đón nhận lại người con thống hối. (xem tiếp)


ĐTC Biển Đức XVI: 14- Cầu Nguyện trong Thần Linh

0

Anh Chị Em thân mến,

Ở các bài giáo lý mới đây, chúng ta chia sẻ về vấn đề cầu nguyện trong Sách Tông Vụ. Hôm nay, tôi muốn bắt đầu nói về vấn đề cầu nguyện trong các bức Thư của Thánh Phaolô, vị Tông Đồ Dân Ngoại. Trước hết, tôi muốn ghi nhận rằng không phải tình cờ mà các bức Thư của ngài được dẫn nhập và kết thúc bằng những lời lẽ nguyện cầu: mở đầu là cảm tạ và chúc tụng; kết thúc là nguyện chúc ân sủng của Thiên Chúa hướng dẫn cuộc hành trình của cộng đồng được ngài ngỏ lời trong bức thư. Nội dung các bức Thư của vị Tông Đồ này được khai triển giữa công thức mở đầu: Tôi tạ ơn Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô” (Rm 1:8), và những lời chúc cuối cùng: “Xin ân sủng của Chúa Giêsu ở cùng anh em” (1Cor 16:23). Lời cầu nguyện của Thánh Phaolô tỏ cho thấy rất dồi dào về các hình thức – từ tạ ơn đến chúc tụng, từ ngợi khen đến thỉnh cầu và chuyển cầu, từ thánh ca đến kêu xin: một loạt những bày tỏ khác nhau cho thấy việc cầu nguyện bao trùm và thấm đậm tất cả mọi hoàn cảnh của cuộc đời, những trường hợp riêng tư, cũng như những trường hợp của cộng đồng được ngài ngỏ lời.

(xem tiếp)


ĐTC Biển Đức XVI: 13- Lời Cầu Nguyện của Vị Tử Đạo Tiên Khởi Kitô Giáo

0

Anh Chị Em thân mến,

Trong những bài giáo lý mới đây nhất, chúng ta đã thấy nơi việc cầu nguyện cá nhân cũng như cộng đồng, khi đọc và suy niệm Thánh Kinh, hướng chúng ta ra sao về việc lắng nghe Thiên Chúa là Đấng nói với chúng ta, và chiếu vào chúng ta ánh sáng để chúng ta có thể hiểu được hiện thực. Hôm nay, tôi muốn nói về chứng từ và lời cầu nguyện của vị tử đạo tiên khởi trong Giáo Hội là Thánh Stêphanô, một trong 7 người được chọn vào việc phục vụ bác ái yêu thương cho những ai thiếu thốn cần thiết. Ở vào giây phút xẩy ra cuộc tử đạo của ngài, như được Sách Tông Vụ thuật lại, mối liên hệ tốt đẹp giữa Lời Chúa và việc cầu nguyện lại được tỏ hiện một lần nữa.

Thánh Stêphanô được giải đến phiên xử trước Hội Đồng Do Thái, nơi ngài bị tố cáo là đã tuyên bố rằng: “Giêsu… sẽ hủy hoại nơi này (đền thờ) và sẽ thay đổi các thứ tập tục được Moisen truyền lại cho chúng ta” (6:14). Trong cuộc đời công khai của mình, Chúa Giêsu thật sự đã nói trước về việc hủy hoại của đền thờ Giêrusalem: “Hãy phá đền thờ này đi, và trong ba ngày Tôi sẽ dựng lại” (Jn 2:19). Tuy nhiên, như Thánh Ký Gioan ghi chú thì “Người đã nói về đền thờ thân thể của Người. Bởi thế khi Người sống lại từ trong kẻ chết, các môn đệ đã nhớ rằng Người đã nói thế; và họ đã tin thánh kinh và lời Chúa Giêsu nói” (2:21-22).(xem tiếp)


ĐTC Biển Đức XVI - Các Tông Đồ Cầu Nguyện trong cơn bách hại
Thứ Tư 18/4/2012 – bài thứ 26

0

Anh Chị Em thân mến,

Sau những ngày lễ lớn, chúng ta trở lại với các bài giáo lý về cầu nguyện. Trong buổi triều kiến chung trước Tuần Thánh chúng ta đã chia sẻ về hình ảnh của Đức Trinh Nữ Maria, hiện diện giữa các vị tông đồ khi các vị đang trông đợi Thánh Linh hiện xuống. Đã có một bầu không khí nguyện cầu ở ngay những bước đầu của Giáo Hội.

Hiện Xuống không phải là một đoạn biệt lập, vì sự hiện diện và tác động của Thánh Linh liên lỉ hướng dẫn và sinh động đường lối của cộng đồng Kitô hữu. Thật thế, trong Sách Tông Vụ, Thánh Luca, ngoài việc kể lại sự kiện dồi dào tuôn tràn của Thần Linh ở nhà tiệc ly 50 ngày sau Phục Sinh (cf Acts 2:1-13), còn đề cập tới những thứ thấm nhập cả thể khác của Thánh Linh là những gì đang trở lại với lịch sử của Giáo Hội. Và hôm nay, tôi muốn chia sẻ về những gì được gọi là “cuộc Hiện Xuống nho nhỏ” đã xẩy ra ở vào thời điểm tột đỉnh của một giai đoạn khó khăn trong đời sống của Giáo Hội sơ khai.(xem tiếp)


ĐTC Biển Đức XVI - Cầu Nguyện Với Mẹ Maria và Giáo Hội
Thứ Tư 14/3/2012 – bài thứ 25

0

Anh Chị Em thân mến,

Với bài giáo lý hôm nay, tôi muốn bắt đầu nói về việc cầu nguyện ở trong Sách Tông Vụ, cũng như ở trong các Thư của Thánh Phaolô. Như chúng ta biết, Thánh Luca đã cống hiến cho chúng ta một trong 4 cuốn Phúc Âm, viết về cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu, thế nhưng, ngài cũng lưu lại cho chúng ta những gì được coi như là cuốn sách đầu tiên về lịch sử của Giáo Hội, đó là cuốn Tông Vụ. Trong cả hai cuốn sách này, một trong những yếu tố thường xẩy ra đó là cầu nguyện, từ việc cầu nguyện của Chúa Giêsu đến việc cầu nguyện của Mẹ Maria, việc cầu nguyện của các môn đệ, các phụ nữ và cộng đồng Kitô hữu. Đường lối đầu tiên của các Giáo Hội chính yếu được thúc đẩy bởi tác động của Thánh Linh, Đấng biến các vị Tông Đồ thành chứng nhân của Chúa Kitô Phục Sinh, đến độ đổ máu mình ra, và cho việc truyền bá rộng rãi Lời Chúa, ở cả Đông lẫn Tây. Tuy nhiên, trước khi việc loan truyền Lời Chúa được thực hiện, Thánh Luca thuật lại câu chuyện Thăng Thiên của Đấng Phục Sinh (cf 1.5-9). Chúa Kitô đã ban cho các môn đệ một chương trình sống của các vị cần phải dấn thân cho việc truyền bá phúc âm hóa mà rằng: “Các con sẽ lãnh nhận quyền năng khi Thánh Linh xuống trên các con, và các con sẽ là những chứng nhân của Thày ở Giêrusalem, khắp Giuđêa và Samaria cũng như cho tới tận cùng trái đất” (Acts 1:8). Ở Giêrusalem, các vị Tông Đồ, thành phần giờ bấy giờ là 11 vị, sau cuộc phản bội của Giuđa Íchca, đã tập trung ở trong một ngôi nhà để cầu nguyện, và chính trong việc cầu nguyện mà các vị trông đợi tặng ân được Chúa Kitô Phục Sinh hứa hẹn là Thánh Linh.

(xem tiếp)


ĐTC Biển Đức XVI - Cầu Nguyện: Chúa Giêsu Thinh Lặng
Thứ Tư 7/3/2012 – bài thứ 24

0

Anh Chị Em thân mến,

Trong một loạt bài giáo lý trước đây tôi đã nói về việc cầu nguyện của Chúa Giêsu, và tôi không muốn kết thúc việc chia sẻ này mà không vắn tắt nói về đề tài liên quan tới việc Chúa Giêsu thinh lặng, một thứ thinh lặng rất quan trọng nơi mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa.

Trong Tông Huấn Hậu Thượng Nghị Giám Mục Verbum Domini, tôi đã đề cập tới vai trò của sự thinh lặng đóng trong cuộc đời của Chúa Giêsu, nhất là ở trên Đồi Golgota: “Ở đây chúng ta thấy mình đứng trước ‘lời thập giá’ (1Cor 1:18). Lời này câm nín; nó trở nên thứ thinh lặng chết chóc, vì nó đã ‘nói’ lên tất cả, không giữ lại gì hết về những gì nó cần phải nói với chúng ta (khoản 12). Đối diện với sự thinh lặng này của thập giá, Thánh Maximus the Confessor đã đặt vào môi miệng của Người Mẹ Thiên Chúa câu nói đánh động này: “Lời của Cha, Đấng đã làm cho hết mọi tạo vật nói lên, lại im tiếng; cặp mặt của Đấng có lời nói và ưng thuận thì tất cả mọi sự chuyển động, lại vô hồn” (The Life of Mary, no. 89: Marian texts of the first millennium, 2, Rome 1989, p. 253). (xem tiếp)


Lời Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trên Cây Thập Giá theo Thánh Ký Luca
ĐTC Biển Đức XVI: bài thứ 23, Thứ Tư 15/2/2012

0

Anh Chị Em thân mến,

Trong học đường cầu nguyện của chúng ta Thứ Tư vừa qua, tôi đã nói về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu được trích từ Thánh Vịnh 22: “Chúa Trời Con ơi, Chúa Trời Con ơi, tại sao Ngài lại bỏ rơi Con?” Giờ đây tôi muốn tiếp tục suy niệm về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trên Thập Giá khi cái chết sắp xẩy đến cho Người, và hôm nay tôi muốn lưu ý tới trình thuật chúng ta thấy trong Phúc Âm Thánh Luca. Vị Thánh Ký này đã truyền lại cho chúng ta 3 lời của Chúa Giêsu trên Thập Giá, hai trong những lời ấy – lời 1 và lời 3 – là những lời cầu nguyện được minh nhiên ngỏ cùng Cha. Còn lời thứ hai chất chứa lời hứa được ngỏ cùng người trộm được gọi là lành cùng bị đóng đanh vời Người; thật vậy, để đáp lại lời thỉnh cầu của tay trộm này, Chúa Giêsu đã bảo đảm với anh ta rằng: “Thật vậy, Tôi cho anh hay hôm nay anh sẽ được ở cùng Tôi trên Thiên Đàng” (Lk 23:43). Theo trình thuật của Thánh Luca, hai lời cầu nguyện Chúa Giêsu đang hấp hối ngỏ cùng Cha và việc Người đón nhận lời thỉnh cầu của tội nhân thống hối ngỏ cùng Người bởi thế là những gì quyện lấy nhau một cách liên hệ. Chúa Giêsu kêu xin Cha và lắng nghe lời nguyện cầu của con người thường được gọi là latro poenitens, “kẻ trộm thống hối”.

(xem tiếp)

Thứ Tư 4/10/2006 - Bài 20 của ĐTC Biển Đức XVI trong loạt 138 bài
về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

0

Anh Chị Em thân mến,

Trong một loạt các vị tông đồ được Chúa Giêsu kêu gọi trong cuộc sống trần gian của Người, hôm nay chú trọng tới Tông Đồ Bartholomew. Trong các bản liệt kê danh sách 12 Vị thì ngài bao giờ cũng đứng trước Thánh Mathêu, trong khi tên của một vị đứng trước ngài được thay đổi: trong một vài trường hợp đó là Thánh Philiphê (x Mt 10:3; Mk 3:18; Lk 6:14) hay Thánh Tôma (x Acts 1:13).

Tên của ngài hiển nhiên là theo tên cha, như nó liên quan tới tên gọi của người cha này. Nó là tên gọi có lẽ mang những đặc tính Aramic, “bar Talmay”, tức là “con của Talmay”.

Chúng ta không có những chi tiết quan trọng về Tông Đồ Bartholomew. Thật vậy, tên gọi của ngài bao giờ cũng ở trong và chỉ trong các danh sách của 12 Vị được tôi đề cập tới trước đây; bởi vậy, ngài không phải là nhân vật chính trong bất cứ một trình thuật nào. Tuy nhiên, theo truyền thống, ngài được đồng hóa với Nathanael: một danh xưng có nghĩa là “được Thiên Chúa ban”. Nathanael này là người bản xứ ở Cana (x Jn 21:2); bởi vậy, có thể ngài đã chứng kiến thấy “dấu lạ” cả thể được Chúa Giêsu thực hiện ở nơi đó (x Jn 2:1-11).

(xem tiếp)


ĐTC Biển Đức XVI : 8- Lời Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trên Cây Thập Giá

0

Anh Chị Em thân mến,

Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với anh chị em về lời nguyện của Chúa Giêsu khi cái chết sắp sửa xảy ra, bằng việc coi xem Thánh Marcô và Thánh Mathêu muốn nói gì với chúng ta. Hai vị thánh ký này cống hiến trình thuật về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu đang hấp hối, chẳng những bằng tiếng Hy Lạp, một ngôn ngữ được các ngài sử dụng để viết trình thuật này, nhưng cũng – vì tầm mức quan trọng của những lời ấy – được hòa lẫn với tiếng Do Thái và tiếng Aramaic. Như thế, các ngài đã truyền lại chẳng những bản chất mà còn âm thanh của lời cầu nguyện này, được phát ra từ môi miệng của Chúa Giêsu: Chúng ta thực sự nghe được những lời của Chúa Giêsu y như thế. Các ngài đồng thời cũng đã diễn tả cho chúng ta thấy thái độ của thành phần bàng quan hiện diện ở cuộc đóng đanh, những người không hiểu – hay những người không muốn hiểu – lời cầu nguyện này. (xem tiếp)


ĐTC Biển Đức XVI - bài thứ 9 về việc Thiên Chúa mạc khải
bản thân mình ra trong lịch sử


0

Anh Chị Em thân mến,

Trong bài giáo lý lần vừa rồi tôi đã nói về việc mạc khải của Thiên Chúa như là một việc truyền đạt Ngài tỏ ra cho biết về chính Bản Thân Ngài cũng như về dự án nhân lành và yêu thương của Ngài. Mạc Khải này của Thiên Chúa tự mình đã đi vào thời gian cũng như vào lịch sử của loài người: một lịch sử trở thành “một thứ môi trường trong đó chúng ta thấy được những gì Thiên Chúa làm cho nhân loại. Thiên Chúa đã đến với chúng ta nơi những gì chúng ta biết nhất và có thể minh chứng một cách dễ dàng nhất, những gì thuộc đời sống hằng ngày của chúng ta, khác với những gì chúng ta tự mình không thể hiểu biết” (John Paul II, Enc. Fides et Ratio, 12).

Thánh ký Marcô tường trình giây phút khởi sự của việc Chúa Giêsu rao giảng bằng những từ ngữ rõ ràng và vắn gọn: “Thời gian đã viên trọn, vương quốc của Thiên Chúa đã đến” (1:15). Cái soi chiếu và cống hiến trọn vẹn ý nghĩa cho lịch sử của thế giới và của con người bắt đầu soi chiếu ở hang Bêlem; nó là một mầu nhiệm chúng ta sắp sửa chiêm ngắm vào Lễ Giáng Sinh, là việc cứu độ được hiện thực nơi Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa đã tỏ dung nhan của Ngài ra ở nơi Đức Giêsu Nazarét, và xin con người hãy thực hiện việc nhận biết Người và theo Người. Việc Thiên Chúa mạc khải bản thân mình ra trong lịch sử, để thiết lập một mối liên hệ trao đổi yêu thương với con người, là những gì cống hiến một ý nghĩa mới cho toàn thể cuộc hành trình của con người. Lịch sử không chỉ là một chuỗi liên tục các thế kỷ, năm tháng và ngày giờ, mà là thời điểm của một sự hiện diện mang lại cho nó tràn đầy ý nghĩa và hướng nó về một niềm hy vọng vững chắc. (xem tiếp)


ĐTC Biển Đức XVI - bài thứ 8 về dự án thần linh của Thiên Chúa đối với loài người"

0

Anh Chị Em thân mến,

Ở đầu bức thư của mình gửi cho Kitô hữu ở Êphêsô (1:3-14), tông đồ Phaolô đã dâng một lời cầu chúc tụng lên Thiên Chúa là Cha của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, lời cầu chúng ta vừa nghe, giúp chúng ta tiến vào sống thời điểm Mùa Vọng trong bối cảnh của Năm Đức Tin. Đề tài của bái thánh ca chúc tụng này là dự án của Thiên Chúa đối với loài người, được diễn tả bằng những từ ngữ tràn đầy hân hoan, ngỡ ngàng và tri ân, như là một “dự án nhân ái” (câu 9), xót thương và yêu thương. (xem tiếp)


ĐTC Biển Đức XVI - về cách thức nói về Thiên Chúa
Bài 7 "Làm thế nào chúng ta có thể nói về Thiên Chúa trong thời đại của chúng ta đây?"

0

Anh Chị Em thân mến,

Vấn đề chính chúng ta đặt ra hôm nay đó là làm thế nào chúng ta có thể nói về Thiên Chúa trong thời đại của chúng ta đây? Làm sao chúng ta có thể truyền đạt Phúc Âm, mở đường cho chân lý cứu độ nơi những cõi lòng thường khép kín của những con người đương thời với chúng ta, cũng như nơi trí khôn của họ, đôi khi bị phân tán bởi nhiều thứ ánh sáng trong xã hội? Chính Chúa Giêsu, Đấng chính là Vị Truyền Bá Phúc Âm Hóa, nói với chúng ta rằng, khi loan truyền về Vương Quốc của Thiên Chúa đã tự đặt vấn đề ấy. "Chúng ta có thể sánh ví Vương Quốc của Thiên Chúa với gì đây, hay đâu là dụ ngôn chúng ta có thể sử dụng nào? (Marco 4:30). Ngày nay chúng ta có thể nói về Thiên Chúa thế nào đây? Câu trả lời đầu tiên đó là chúng ta có thể nói về Thiên Chúa, vì Ngài đã nói với chúng ta. Điều kiện tiên quyết để nói về Thiên Chúa, bởi thế, đó là lắng nghe những gì chính Ngài đã nói. Thiên Chúa đã nói với chúng ta! Vì thế Thiên Chúa không phải là một giả thuyết xa xôi về nguồn gốc của thế giới, hay là một thứ tinh thông toán học xa vời đối với chúng ta. Thiên Chúa chăm sóc chúng ta, yêu thương chúng ta, và đã đích thân đi vào thực tại của lịch sử chúng ta, Ngài đã thông ban bản thân mình cho tới độ nhập thể. (xem tiếp)


ĐTC Biển Đức XVI - Những Điểm Nhấn Đức Tin
trong 6 Bài Giáo Lý về Đức Tin đầu tiên 1-6;
ĐTC Biển Đức XVI về Thánh Boventura 15/7

0

Như lần trước, sau 3 bài giáo lý về Đức Tin của ĐTC Biển Đức XVI, những bài giáo lý nặng ký về cả nội dung lẫn hình thức, chúng ta đã dừng lại một chút để nắm bắt những gì chính yếu được vị giáo hoàng thần học gia Biển Đức XVI muốn truyền đạt cho chúng ta, những gì chúng ta phải xác tín mới có lợi cho đời sống thiêng liêng của chúng ta, nhất là trong lúc cả thế giới đang chìm trong đại dịch covid-19 chưa từng có trong lịch sử loài người như từ cuối năm 2019 cho tới nay, lần này cũng thế, sau 3 bài có liên hệ với nhau, như 3 bài đầu, chúng ta dừng lại một lần nữa để đặt vấn đề:

1- Ba bài giáo lý vừa rồi, 4-5-6, ĐTC Biển Đức XVI đã nói gì về đức tin?

2- Nếu liên kết với 3 bài đầu 1-2-3, thì những gì được ĐTC Biển Đức XVI muốn nói đến trong ba bài 4-5-6, có liên hệ gì với nhau hay chăng??

3- Cho tới đây, tới hết 6 bài giáo lý đầu tiên của ngài về đức tin rồi, ĐTC Biển Đức XVI đã và đang dẫn chúng ta đi tới đâu trong lãnh giới đức tin hết sức quan thiết cho cả đời sống đạo lẫn sứ vụ chứng nhân của Kitô hữu chúng ta??? (xem tiếp)


Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI
bài thứ 6 về “tính chất hữu lý của niềm tin tưởng vào Thiên Chúa

0

Anh Chị Em thân mến,

Chúng ta đang tiến bước trong Năm Đức Tin này, ấp ủ trong lòng niềm hy vọng tái khám phá ra sự vui mừng biết bao khi tin tưởng và cảm thấy hăng hái truyền đạt cho tất cả mọi người các chân lý đức tin. Những chân lý đức tin này không phải chỉ là một sứ điệp về Thiên Chúa, một mẩu tín liệu về Ngài. Trái lại, chúng cho thấy biến cố về cuộc Thiên Chúa gặp gỡ con người, một biến cố cứu độ và giải phóng, một biến cố viên trọn những ước nguyện sâu xa nhất của con người, những ước muốn sống an bình, huynh đệ và yêu thương của họ. Đức tin dẫn đến chỗ khám phá ra rằng cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa ấy tăng bổ, kiện toàn và thăng hóa những gì là chân thật, thiện hảo và mỹ lệ nơi con người. Bởi thế mới có chuyện vì Thiên Chúa tỏ mình ra và làm cho mình được nhận biết, mà con người mới có thể nhận biết Thiên Chúa là Đấng nào, và nhờ nhận biết Ngài họ khám phá ra bản thân của họ, nguồn gốc của họ, định mệnh của họ, tính chất cao cả và phẩm giá của sự sống con người. (xem tiếp)


Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI
bài thứ 5 về “một số đường lối dẫn đến chỗ nhận biết Thiên Chúa

0

Anh Chị Em thân mến,

Thứ Tư tuần vừa rồi chúng ta đã chia sẻ về ước vọng Thần Linh được con người ôm ấp trong chính thâm tâm của mình. Hôm nay, tôi muốn tiếp tục và đào sâu vào chiều kích này, bằng cách cùng với anh chị em vắn tắt suy niệm về một số đường lối dẫn đến chỗ nhận biết Thiên Chúa.

Tuy nhiên, tôi cần phải nói rằng Thiên Chúa bao giờ cũng khởi động trước khi con người tác động, và thậm chí ngay cả trên đường tiến đến với Ngài, thì chính Ngài là Đấng soi sáng cho chúng ta, hướng dẫn chúng ta và dìu dắt chúng ta, luôn tỏ ra tôn trọng quyền tự do của chúng ta. Và cũng chính Ngài là Đấng làm cho chúng ta được tham dự vào mối thân tình của Ngài, khi tỏ mình ra cho chúng ta và cống hiến cho chúng ta ân sủng để chúng ta có thể tin tưởng đón nhận mạc khải ấy. Chúng ta đừng bao giờ quên cái cảm nghiệm của Thánh Âu Quốc Tinh là không phải chúng ta chiếm hữu Sự Thật sau khi tìm kiếm nó, trái lại chính Sự Thật tìm gặp chúng ta và chiếm hữu chúng ta. (xem tiếp)


Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI
bài thứ 4 về Niềm Khát Vọng Thần Linh của con người trần thế.

0

Anh Chị Em thân mến,

Cuộc hành trình chia sẻ chúng ta đã thực hiện cùng nhau trong Năm Đức Tin hôm nay dẫn chúng ta đến chỗ suy niệm về một khía cạnh hấp dẫn nơi cảm nghiệm nhân bản và Kitô giáo, đó là con người mang trong bản thân mình một ước muốn Thần Linh nhiệm mầu. Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo đã dẫn nhập một cách rất trân trọng bằng một câu phát biểu như sau: “Ước muốn Thần Linh được in ấn nơi cõi lòng của con người, vì con người được dựng nên bởi Thiên Chúa và cho Thiên Chúa, và Thiên Chúa không ngừng kéo con người đến với chính mình Ngài. Chỉ ở nơi Thiên Chúa họ mới tìm thấy chân lý và hạnh phúc là những gì họ không ngừng tìm kiếm” (khoản 27). (xem tiếp)


Đức Ái Trọn Hảo

0

Một tâm hồn biết hoàn tin tưởng vào Thiên Chúa, vào Lòng Thương Xót Chúa, để Ngài chiếm đoạt và làm chủ, là tâm hồn đã đạt tới mức độ tu đức thần hiệp, sau khi đã trải qua tầm mức tu dức khởi sinh (từ bỏ tội lỗi, thế gian và bản thân) và tiến sinh (tập tành các nhân đức trọn lành). Đời sống của họ phản ảnh một đức ái trọn hảo, “như Cha trên trời là Đấng trọn hảo” (Mathêu 5:48), ở chỗ “xót thương” (Luca 6:36).

Thật vậy, nếu đức tin tuân phục là lòng tin tưởng của linh hồn đối với chính Thiên Chúa thế nào, thì đức ái trọn hảo là tình yêu thương tha nhân nơi linh hồn sống đức tin tuân phục như vậy. Vì “đức tin được thể hiện qua đức ái” (Galata 5:6).

(xem tiếp)


Bài 1. Đức tin có thật sự là quyền lực biến đổi đời sống của chúng ta?

0

Dẫn nhập:

Theo chiều hướng Giáo Hội đang đi ra chỗ nước sâu, đi từ chỗ đức tin vào thực tại thần linh chân thật được mạc khải trong Thánh Kinh, đến lòng tin vào lòng thương xót Chúa trong hoạt động mục vụ tông đồ, chúng ta nên cùng nhau ôn lại những giáo huấn của 2 vị giáo hoàng gần chúng ta nhất, hậu công đồng chung Vaticano II, hiện vẫn đang còn sống: đó là Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, những giáo huấn về 2 chiều kích đức tin và cầu nguyện, những bài giáo lý về đức tin truyền thống của cả 2 vị, và những bài giáo lý về cầu nguyện với lòng tin tưởng vào lòng thương xót Chúa của vị giáo hoàng đương kim Phanxicô.

(xem tiếp)


Bài 2. Đức tin không phải chỉ là vấn đề lý trí của con người đồng ý với những chân lý về Thiên Chúa

Dẫn nhập:

Thứ Tư tuần trước, bằng việc khai mạc Năm Đức Tin, tôi đã bắt đầu một loạt bài giáo lý mới về đức tin. Và hôm nay tôi muốn chia sẻ với anh chị em về câu hỏi căn bản: Đức tin là gì? Phải chăng đức tin vẫn là những gì ý nghĩa trong một thế giới đang xuất hiện những chân trời mới bởi khoa học và kỹ thuật nên đã trở thành những gì không thể nào tưởng tượng được? Ngày nay tin tưởng nghĩa là gì? Thật vậy, trong thời đại của chúng ta đây rất cần phải thực hiện một cuộc giáo dục mới về đức tin. Việc này tất nhiên bao gồm một thứ kiến thức về những chân lý của đức tin cũng như những biến cố của ơn cứu độ, thế nhưng, trước hết nó cần phải xuất phát từ cuộc gặp gỡ thật sự với Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô, từ việc yêu mến Người, từ việc tin tưởng Người, bởi thế nó bao gồm toàn thể cuộc sống của chúng ta.

(xem tiếp)


Bài 3. Đức tin là một nhân đức đối thần do Thiên Chúa ban, nhưng được Giáo Hội truyền đạt qua giòng lịch sử

Anh chị em thân mến,

  Chúng ta tiếp tục cuộc hành trình của chúng ta trong việc suy niệm về Đức Tin Công Giáo. Tuần vừa rồi tôi đã cắt nghĩa rằng đức tin là một tặng ân, vì chính Thiên Chúa là Đấng đã khởi đầu và đến gặp gỡ chúng ta. Bởi thế đức tin là việc đáp ứng ở chỗ chúng ta tiếp nhận Ngài như là một nền tảng vững vàng cho đời sống của chúng ta. Đức tin là một tặng ân biến đổi đời sống của chúng ta, vì đức tin giúp chúng ta có thể trông nhìn bằng cặp mắt của Chúa Giêsu, Đấng hoạt động trong chúng ta và hướng chúng ta về tình yêu mến Thiên Chúa và những người khác.

(xem tiếp)


Đức Tin : Đệ nhất võ lâm

0

Nội Dung

- Đức Tin: Quyền Lực

- Đức Tin: Võ Thuật

- Đức Tin: Chiêu Thức

- Đức Tin: Nội Công

- Đức Tin: Trị Thương

- Đức Tin: Giải Độc

- Đức Tin: Cứu Độ

Trong lịch sử của loài người duy có một đệ nhất cao thủ võ lâm vô địch thủ trên trần gian này, đó là Moisen đột xuất ở tuổi bát tuần (xem Xuất Hành 7:7), một thượng đẳng cao thủ đức tin ở Đấng đã tuyển phái ông, Vị Thiên Chúa Hiện Hữu là Thiên Chúa của Abraham, của Isaac và của Giacóp (xem Xuất Hành 3:1-15)

(xem tiếp)


Tuần 5 Ngày Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu

0

Để sửa soạn cho Lễ Thánh Tâm Chúa, Thứ Sáu 19/6/2020 tới đây, nhất là trong thời điểm thế giới đang cần đến Tình Yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa hơn bao giờ hết, vào chính lúc này đây, lúc toàn thể nhân loại đang bị đại họa covid-19 chưa từng có trong lịch sử loài người này, con cảm thấy cần phải tin tưởng vào Lòng Thương Xót Chúa (LTXC) hơn bao giờ hết, bằng việc tôn kính Thánh Tâm Chúa. Bởi thế, con đã mạo muội soạn dọn một Tuần 5 Ngày Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu - Năm Dấu.

(xem tiếp)


Tuần Bảy Ngày Kính Chúa Giêsu Thánh Thể

0

Phụng Vụ - Tâm Điểm: Sự Sống Hiệp Thông

Tạ ơn Chúa đã cho chúng ta được cùng Giáo Hội cử hành các mầu nhiệm Kitô giáo của chúng ta suốt một năm phụng vụ tràn đầy ý nghĩa và bổ ích thiêng liêng cho hành trình đức tin trần thế của chúng ta.

Mầu Nhiệm Kitô Giáo là Mầu Nhiệm Cứu Độ, bao gồm cả Mầu Nhiệm Nhập Thể, Giáng Sinh, Khổ Giá và Phục Sinh, Thăng Thiên và Tái Giáng của Chúa Kitô.

Mục đích tối hậu của Mầu Nhiệm Cứu Độ đó là làm cho loài người tạo vật, tội lỗi và bất lực được tham hưởng Sự Sống Hiệp Thông Thần Linh với Thiên Chúa.

Bởi thế, ngay sau Mùa Phục Sinh là Mùa Chúa Kitô tỏ mình ra "là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25), Người tiến đến việc thông ban Sự Sống của Người cho nhân loại,

qua Giáo Hội của Người, bằng việc Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Cứu Độ theo chu kỳ phụng niên hằng năm và các Bí Tích Thánh.

Một Bộ Lễ Trọng về Sự Sống Thần Linh

Theo thứ tự thời gian đầu Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh là một loạt Lễ Trọng, cách nhau 1 tuần, liên quan đến Sự Sống Thần Linh

Thứ nhất là Chúa Nhật Đại Lễ Thánh Thần Hiện Xuống, Đấng Ban Sự Sống;

Thứ hai là Chúa Nhật Đại Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi, Thực Tại Sự Sống Thần Linh;

Thứ ba là Chúa Nhật Lễ Trọng Mình Thánh Máu Thánh Chúa Kitô, Bí Tích Sự Sống;

Thứ bốn là Thứ Sáu (sau CN Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô) Lễ Trọng Thánh Tâm Chúa Giêsu, Nguồn Mạch Sự Sống. (xem tiếp)


Tuần Bảy Ngày Kính Chúa Kính Chúa Ba Ngôi

0

Xin kinh chúc Quí Đấng, Quí Vị và Quí Bạn một Đại Lễ Hiện Xuống Tràn Đầy Quyền Năng của Chúa Thánh Thần trong Mùa Đại Dịch Covid-19 hiện nay. Từ trước đến nay, theo truyền thống đạo đức phổ thông thì chúng ta nói tới và thực hiện Tuần Cửu Nhật Kính Chúa Thánh Thần, từ Thứ Sáu Tuần VI Phục Sinh đến hết Thứ Bảy Tuần VII Phục Sinh. Tuy nhiên, sau Đại Lễ Hiện Xuống, Đấng Ban Sự Sống, còn một loạt 3 lễ trọng nữa mở đầu cho Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh, ở các Chúa Nhật sau đó: Thật vậy, sau CN Thánh Thần Hiện Xuống, Đấng Ban Sự Sống, là CN Lễ Chúa Ba Ngôi: Thực Tại Sự Sống; CN Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu: Bí Tích Sự Sống; và Thứ 6 Lễ Thánh Tâm Chúa: Mạch Nguồn Sự Sống Năm nay, trong Mùa Đại Dịch Covid-19 toàn cầu đầy chết chóc 2020 này, chúng ta cần thực hiện thêm một Tuần Bảy Ngày Kính Chúa Ba Ngôi, từ CN Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 31/5 đến hết Thứ Bảy 6/6/2020. Bởi vậy, con xin kính gửi ở ngay trong email này, cùng với cả bản đính kèm theo email đây, các lời nguyện gợi ý con xin mạo muội soạn dọn cho cả Tuần Bảy Ngày Kính Chúa Ba Ngôi dưới đây. (xem tiếp)


(xem tiếp)