Anh chị em thân mến,
Sau những ngày lễ lớn, chúng ta
trở lại với các bài giáo lư về cầu nguyện. Trong
buổi triều kiến chung trước Tuần Thánh chúng ta đă
chia sẻ về h́nh ảnh của Đức Trinh Nữ Maria, hiện
diện giữa các vị tông đồ khi các vị đang trông đợi
Thánh Linh hiện xuống. Đă có một bầu không khí
nguyện cầu ở ngay những bước đầu của Giáo Hội.
Hiện Xuống không phải là một đoạn
biệt lập, v́ sự hiện diện và tác động của Thánh Linh
liên lỉ hướng dẫn và sinh động đường lối của cộng
đồng Kitô hữu. Thật thế, trong Sách Tông Vụ, Thánh
Luca, ngoài việc kể lại sự kiện dồi dào tuôn tràn
của Thần Linh ở nhà tiệc ly 50 ngày sau Phục Sinh (cf Acts 2:1-13), c̣n
đề cập tới những thứ thấm nhập cả thể khác của Thánh
Linh là những ǵ đang trở lại với lịch sử của Giáo
Hội. Và hôm nay, tôi muốn chia sẻ về những ǵ được
gọi là “cuộc Hiện Xuống nho nhỏ” đă xẩy ra ở vào
thời điểm tột đỉnh của một giai đoạn khó khăn trong
đời sống của Giáo Hội sơ khai.
Sách Tông Vụ đă thuật lại ra sao sau vụ chữa
lành cho một người bất toại ở Đền Thờ Giêrusalem (cf
Acts 3:1-10), Thánh Phêrô và Gioan đă bị bắt (cf
4:1), v́ các vị đă loan báo việc phục sinh của Chúa
Giêsu cho toàn dân (cf Acts 3:11-26). Sau một cuộc
xét xử đúc kết, các vị được thả ra, các vị đă trở về
với anh chị em ḿnh, và thuật lại những ǵ các vị đă
chịu v́ làm chứng cho Chúa Giêsu phục sinh. Bấy giờ, Thánh Luca viết rằng “tất cả cùng
nhau dâng lời lên cùng Thiên Chúa” (4:24). Ở đây
Thánh Luca thuật lại lời nguyện dài nhất trong số
các kinh nguyện của Giáo Hội chúng ta thấy trong Tân
Ước, và ở đoạn kết lời nguyện này, như chúng ta đă
nghe, “nơi họ đang qui tụ lại với nhau rung chuyển,
và tất cả họ được tràn đầy Thánh Linh, và tiếp tục nói lời Chúa một cách
hiên ngang mạnh mẽ” (Acts 4:31).
Trước khi cứu xét đến lời nguyện
cầu tuyệt vời này, chúng ta nên lưu ư tới một thái
độ căn bản quan trọng, đó là khi đối diện với hiểm
nguy, khó khăn, các thứ đe dọa, cộng đồng Kitô hữu
tiên khởi này đă không cố gắng phân tích về cách
thức phải phản ứng thế nào, hay t́m kiếm các phương sách nào
để tự vệ, về đường lối ra sao để thích ứng, thế
nhưng, để đương đầu với thử thách họ đă cầu nguyện,
họ muốn giao tiếp với Thiên Chúa. Và đâu là đặc tính
nơi việc cầu nguyện này? Đó là một việc cầu nguyện
duy nhất và ḥa hợp của toàn thể cộng đồng mà, v́ Chúa Giêsu, đang phải đương đầu với một t́nh
trạng bách hại. Theo bản gốc Hy Lạp, Thánh Luca sử
dụng chữ “homothumadon – tất cả cùng nhau, tâm đồng
ư hợp với nhau”, một từ ngữ xuất hiện cả ở những chỗ
khác của Sách Tông Vụ, để nhấn mạnh đến việc cầu nguyện
kiên tŕ và đồng tâm ấy (cf Acts 1:14;2:46). Việc
ḥa hợp này là yếu tố chính yếu của cộng đồng tiên
khởi ấy, và nó cần phải luôn trở thành
những ǵ là nồng cốt cho Giáo Hội. Bởi thế, nó không
những là việc cầu nguyện của Thánh Phêrô và Gioan là
những vị gặp hiểm nguy; nó là việc cầu nguyện của
toàn thể cộng đồng, v́ những ǵ hai vị tông đồ này
trải qua, chẳng những đụng đến các vị mà
c̣n toàn thể Giáo Hội nữa. Trước những cuộc bách
hại được chiụ đựng v́ Chúa Giêsu, cộng đồng này
chẳng những không run sợ và chia rẽ, trái lại đă sâu
xa nguyện cầu như một con người duy nhất, kêu lên
cùng Chúa. Tôi muốn nói rằng đây là sự kỳ diệu đầu
tiên xẩy ra khi thành phần tín hữu bị thử thách gây
ra bởi niềm tin của họ: mối hiệp nhất của họ trở nên
kiên cường hơn là thỏa hiệp, v́ nó được nâng đỡ bởi
một thứ cầu nguyện bất khả hủy hoại. Giáo Hội không
được sợ bách hại sẽ diễn ra theo gịng lịch sử của
ḿnh, thế nhưng, hăy luôn tín thác, như Chúa Giêsu
đă làm trong Vườn Nhiệt trước nhan Thiên Chúa, sự
trợ giúp của Ngài và quyền năng của Ngài, được khơi
lên ở lời cầu nguyện.
Chúng ta hăy tiến thêm một bước
nữa đó là cộng đồng Kitô hữu đă cầu xin Thiên Chúa
những ǵ trong giây phút thử thách này? Cộng đồng
này không xin bảo vệ sự sống của ḿnh trong cuộc
bách hại, hay không xin Chúa tác hại thành phần giam nhốt Thánh
Phêrô và Gioan; mà chỉ xin cho được “hết sức mạnh mẽ
loan báo” Lời Chúa (cf Acts 4:29), tức là xin cho
khỏi bị mất ḷng can đảm tin tưởng, ḷng can đảm
loan truyền đức tin. Tuy nhiên, trước hết, cộng đồng này cố gắng t́m hiểu
một cách sâu xa hơn những ǵ đă xẩy ra, cố gắng giải
thích các biến cố theo chiều hướng đức tin, và thực hiện điều ấy nhờ Lời Chúa, là yếu tố giúp chúng ta có thể
giải mă thực tại của thế giới này.
Trong việc hiến thân nguyện cầu
cùng Chúa, cộng đồng này bắt đầu bằng việc nhắc nhớ
và kêu cầu sự cao cả và bao la của Thiên Chúa: “Lạy
Chúa là Đấng Tối Cao, Đấng tạo dựng nên trời đất và biển khơi cùng
tất cả mọi sự trong đó” (Acts 4:24). Đó là lời kêu
cầu cùng Đấng Hóa Công: chúng ta biết rằng hết mọi
sự đều từ Ngài mà có, hết mọi sự đều ở trong tay của
Ngài. Đây là một nhận thức cống hiến cho
cộng đồng này niềm tin tưởng và ḷng can đảm: hết
mọi sự từ Ngài mà đến, hết mọi sự đều ở trong tay
Ngài. Thế rồi cộng đồng này nhận biết cách thức
Thiên Chúa hoạt động trong lịch sử – bởi vậy nó bắt
đầu bằng việc tạo dựng rồi tiếp tục qua gịng lịch
sử – Ngài đă gần gũi với dân của Ngài ra sao, khi tỏ
ḿnh là Vị Thiên Chúa chăm sóc cho con người, Đấng
đă không thoái lui, Đấng không bỏ rơi con người là
thành phần tạo vật của Ngài; và đến đây Thánh Vịnh
thứ 2 được tỏ tường kể đến để giải thích t́nh h́nh
khốn khó Giáo Hội đang trải qua bấy giờ. Bài Thánh
Vịnh 2 này chúc mừng việc lên ngai của vị vua xứ
Giuđa, thế nhưng ám chỉ một cách tiên báo trước về
việc xuất hiện của Đấng Thiên Sai, một Đấng chế ngự
những ǵ là phản loạn, bách hại, bạo ngược của con
người: “Tại sao những người Dân Ngoại lại giận dữ,
và các dân tộc lại ấp ủ cái điên rồ như vậy chứ? Các
vua chúa trên trái đất này nổi lên, và thành phần
vương quyền cùng nhau qui tụ lại chống lại Chúa và
chống lại Đức Kitô của Ngài chứ?” (Acts 4:25). Bài
Thánh Vịnh về Đấng Thiên Sai này nói tiên tri về
điều ấy, và suốt gịng lịch sử cuộc phản loạn của
thành phần quyền lực này, chống lại quyền năng của
Thiên Chúa, là những ǵ nổi bật. Như đọc trong Thánh
Kinh, Lời của Thiên Chúa, cộng đồng này có thể dâng
lời lên cùng Thiên Chúa trong lời nguyện cầu của
ḿnh rằng: “Thật vậy, họ qui tụ lại trong thành này
để chống lại người tôi tớ Giêsu thánh hảo của Chúa,
Đấng Chúa đă xức dầu, đó là Hêrôđê và Phongxiô
Philatô, cùng với các Dân Ngoại và dân chúng Yến
Duyên (Israel) để thực hiện những ǵ tay Chúa và ư
Chúa từ xa xưa đă ấn định xẩy ra” (Acts 4:27).
Những ǵ đă xẩy ra được giải thích liên quan tới
Chúa Kitô, Đấng là then chốt cho việc hiểu được cả
cuộc bách hại nữa; thánh giá bao giờ cũng là ch́a
khóa cho cuộc phục sinh. Cuộc chống đối Chúa Giêsu,
cuộc khổ nạn và cái chết của Người, đều được ôn lại
với Bài Thánh Vịnh 2, như là một thứ hiện thực hóa
dự án của Thiên Chúa đối với phần rỗi của thế gian.
Ở đây, chúng ta cũng thấy được ư nghĩa của kinh
nghiệm bị bách hại trải qua của cộng đồng Kitô hữu
tiên khởi; cộng đồng tiên khởi này không phải chỉ là
một hiệp hội thuần túy, mà là một cộng đồng sống
trong Chúa Kitô; bởi thế, những ǵ cộng đồng này cảm
nghiệm thấy đều là một phần thuộc dự án của Thiên
Chúa. Như đă xẩy ra cho Chúa Giêsu thế nào th́ thành
phần môn đệ tiên khởi cũng gặp chống đối, hiểu lầm,
bách hại. Với việc nguyện cầu, vấn đề suy niệm Sách
Thánh theo chiều hướng mầu nhiệm Chúa Kitô, là một
thứ trợ giúp cho việc hiểu được thực tại xẩy ra
trong lịch sử cứu độ, được Thiên Chúa hiện thực hóa
trên thế giới, bao giờ cũng theo đường lối của Ngài.
Chính
v́ thế mới cần cộng đồng Kitô hữu tiên khởi ở Gia
Liêm h́nh thành trong lời nguyện cầu của ḿnh dâng
lên Thiên Chúa, đă không xin cho được bênh vực bao
che, cho được thoát khỏi thử thách, khỏi khổ đau, nó
không phải là một lời cầu nguyện xin cho được thành
đạt, nhưng chỉ để loan báo một cách “parresia”, tức
là một cách mạnh bạo, tự do, can trường, lời Chúa
(cf Acts 4:29).
Thế rồi
cộng đồng này c̣n cầu xin thêm cho việc loan báo ấy
được bàn tay Thiên Chúa hỗ trợ, được kèm theo bằng
những việc chữa lành, các dấu lạ, các kỳ lạ (cf Acts
4:30), tức là cho sự thiện hảo của Thiên Chúa được
hiển thị, như là một thứ quyền năng biến đổi thực
tại, đổi thay các cơi ḷng, trí khôn và đời sống của
con người, và mang lại tính chất mới mẻ toàn vẹn của
Phúc Âm.
Ở cuối
lời cầu nguyện ấy, Thánh Luca nhận định rằng: “nơi
họ qui tụ lại bấy giờ bị rung động, và tất cả đều
được tràn đầy Thánh Linh, và đă mạnh mẽ loan báo Lời
Chúa” (Acts 4:31). Nơi ấy trở nên rung động, tức là
đức tin có quyền năng biến đổi thế giới. Cũng vị
Thần Linh này đă nói trong bài Thánh Vịnh 2 ở lời
cầu nguyện của Giáo Hội ấy, tràn vào ngôi nhà là nơi
các môn đệ đang ở, và làm tràn đầy tâm can của hết
mọi người kêu cầu cùng Chúa. Đó là hoa trái của việc
hiệp nhất nguyện cầu, được cộng đồng Kitô hữu dâng
lên Thiên Chúa: việc tuôn tràn Thần Linh, tặng ân
của Đấng Phục Sinh, Vị nâng đỡ và hướng dẫn việc tự
do và can trường loan báo Lời Chúa, Vị thúc đẩy các
môn đệ của Chúa Kitô ra khỏi căn nhà ấy một cách
hiên ngang, để mang tin mừng đến tận cùng trái đất.
Anh chị
em thân mến, cả chúng ta nữa cũng phải biết làm thế
nào, mang các biến cố trong cuộc sống hằng ngày của
ḿnh vào lời nguyện cầu của chúng ta, để t́m thấy ư
nghĩa sâu xa hơn của chúng. Và như cộng đồng Kitô
hữu tiên khởi, cả chúng ta nữa, khi để Lời Chúa soi
sáng ḿnh bằng việc suy niệm Thánh Kinh, có thể biết
nh́n thấy Thiên Chúa hiện diện nơi đời sống của
chúng ta, hiện diện thậm chí ngay cả trong những lúc
khốn khó, và hết mọi sự – thậm chí cả những ǵ chúng
ta không thể thấu hiểu – là một phần trong dự án tối
cao của t́nh yêu, trong đó, cuối cùng cuộc chiến
thắng sự dữ, chiến thắng tội lỗi và chiến thắng sự
chết thực sự là cuộc chiến thắng của thiện hảo, của
ân sủng, của sự sống, của Thiên Chúa.
Cũng
như nơi cộng đồng Kitô hữu tiên khởi, việc cầu
nguyện giúp chúng ta giải thích lịch sử riêng tư
cũng như cộng đồng theo quan điểm đúng đắn và trung
thực, quan điểm của Thiên Chúa. Và cả chúng ta nữa
cũng muốn lập lại việc cầu xin cho được tặng ân
Thánh Linh, Đấng sưởi ấm tâm can và soi sáng trí
khôn, để thấy cách thức Chúa hiện thực những ǵ
chúng ta nài xin theo ư muốn của Người, chứ không
theo ư nghĩ của chúng ta. Được hướng dẫn bởi Thánh
Linh của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta mới có thể đương
đầu với hết mọi trường hợp của đời sống một cách
b́nh thản, can đảm và hân hoan, cùng hiên ngang với
Thánh Phaolô “trong gian nan hoạn nạn, với ư thức
rằng gian nan hoạn nạn mang lại nhẫn nại, nhẫn nại
cho thấy nhân đức và cho thấy nhân đức hy vọng”: một
thứ hy vọng “không thất vọng, v́ t́nh yêu của Thiên
Chúa được tuôn đổ vào ḷng chúng ta nhờ Thánh Thần
là Đấng đă được ban cho chúng ta” (Rm 5:3-5).
Cám ơn anh chị em.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
19/4/2012