Cầu Nguyện trong Thần Linh |
ĐTC Biển Đức XVI: Thứ Tư 16/5/2012 – bài thứ 30 |
Anh
chị em thân mến,
Ở các bài giáo lư mới đây, chúng ta chia sẻ về vấn đề cầu nguyện trong Sách Tông Vụ. Hôm nay, tôi muốn bắt đầu nói về vấn đề cầu nguyện trong các bức Thư của Thánh Phaolô, vị Tông Đồ Dân Ngoại. Trước hết, tôi muốn ghi nhận rằng không phải t́nh cờ mà các bức Thư của ngài được dẫn nhập và kết thúc bằng những lời lẽ nguyện cầu: mở đầu là cảm tạ và chúc tụng; kết thúc là nguyện chúc ân sủng của Thiên Chúa hướng dẫn cuộc hành tŕnh của cộng đồng được ngài ngỏ lời trong bức thư. Nội dung các bức Thư của vị Tông Đồ này được khai triển giữa công thức mở đầu: Tôi tạ ơn Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô” (Rm 1:8), và những lời chúc cuối cùng: “Xin ân sủng của Chúa Giêsu ở cùng anh em” (1Cor 16:23). Lời cầu nguyện của Thánh Phaolô tỏ cho thấy rất dồi dào về các h́nh thức – từ tạ ơn đến chúc tụng, từ ngợi khen đến thỉnh cầu và chuyển cầu, từ thánh ca đến kêu xin: một loạt những bày tỏ khác nhau cho thấy việc cầu nguyện bao trùm và thấm đậm tất cả mọi hoàn cảnh của cuộc đời, những trường hợp riêng tư, cũng như những trường hợp của cộng đồng được ngài ngỏ lời.
Một yếu tố đầu tiên vị Tông Đồ này muốn chúng ta biết, đó là việc cầu nguyện không được coi chỉ như là một việc lành chúng ta thực thi v́ Chúa, một tác động của chúng ta. Trước hết và trên hết, nó là một tặng ân, hoa trái của đời sống, một hiện diện sinh động của Cha Đức Giêsu Kitô trong chúng ta. Trong Thư gửi Rôma, ngài viết: “Cũng thế, Thần Linh giúp chúng ta nơi t́nh trạng yếu hèn của chúng ta; v́ chúng ta không biết phải cầu nguyện ra sao cho đúng, nên chính Thần Linh là Đấng chuyển cầu cho chúng ta bằng những lời than khôn tả” (8:26). Và chúng ta thấy được rằng lời của Thánh Phaolô chân thực biết bao: “Chúng ta không biết phải cầu nguyện làm sao cho phải”. Chúng ta muốn cầu nguyện, thế nhưng Thiên Chúa lại ở cách xa, chúng ta không có những lời lẽ, ngôn từ để nói với Thiên Chúa, thậm chí ư nghĩ để làm như thế. Chúng ta chỉ có thể cởi mở bản thân ḿnh, đặt thời gian của chúng ta vào bàn tay của Thiên Chúa, chờ đợi Ngài giúp cho chúng ta có thể tiến vào cuộc đối thoại thực sự. Vị Tông Đồ nói: chính cái thiếu hụt về ngôn từ này, cái trống vắng về lời lẽ ấy, nhưng cái ḷng ước mong muốn giao tiếp với Thiên Chúa, là lời cầu nguyện được Thánh Linh, chẳng những biết mà c̣n dâng lên cùng dẫn giải với Thiên Chúa nữa. Chính nỗi yếu hèn này của chúng ta – nhờ Thánh Linh – trở thành lời cầu nguyện chân thực, thành việc giao tiếp thật sự với Thiên Chúa. Thánh Linh thực sự là vị chuyển dịch làm cho chúng ta, và Thiên Chúa hiểu được những ǵ chúng ta muốn nói.
Trong khi cầu nguyện chúng ta cảm nghiệm – hơn cả những khía cạnh khác của cuộc sống – nỗi yếu hèn của chúng ta, cảnh bần cùng của chúng ta, thân phận tạo vật của chúng ta, v́ chúng ta ra trước vị Thiên Chúa toàn năng và siêu việt. Và chúng ta càng lắng nghe cùng đối thoại với Thiên Chúa, nhờ đó lời cầu nguyện trở thành hơi thở thường nhật của linh hồn chúng ta, th́ chúng ta cũng càng nhận thấy tầm mức hạn hẹp của chúng ta, chẳng những vào lúc đối diện với những trường hợp cụ thể của cuộc sống hằng ngày, mà c̣n nơi mối liên hệ của chúng ta với Chúa. Việc cần phải tin tưởng, cậy dựa mỗi ngày một hơn vào Ngài bấy giờ gia tăng trong chúng ta; chúng ta tiến tới chỗ hiểu biết rằng “chúng ta không biết … phải cầu nguyện làm sao cho đúng” (Rm 8:26).
Và chính Thánh Linh là Đấng trợ giúp cho t́nh trạng bất lực của chúng ta, Đấng soi sáng trí khôn của chúng ta và hâm nóng tâm can của chúng ta, hướng dẫn chúng ta để chúng ta hướng về Thiên Chúa. Đối với Thánh Phaolô, cầu nguyện trước hết là việc của Thánh Linh nơi nhân tính của chúng ta, trong việc nhận lấy nỗi yếu hèn của chúng ta và biến chúng ta, từ những con người bị thắt kết với những thực tại thể chất thành những con người thiêng liêng. Trong Thư 1 gửi Corintô, ngài nói: “Giờ đây chúng ta không lănh nhận tinh thần của thế gian, mà là Vị Thần Linh từ Thiên Chúa, để chúng ta có thể hiểu được những tặng ân Thiên Chúa đă ban cho chúng ta. Và chúng ta truyền đạt điều này bằng lời nói không do khôn ngoan của loài người dạy bảo, mà là được Thần Linh dạy cho biết, dẫn giải những chân lư thiêng liêng bằng những ngôn từ thiêng liêng” (2:12-13). Nhờ việc Người ở trong nhân tính mỏng ḍn của chúng ta, Thánh Thần thay đổi chúng ta; Ngài chuyển cầu cho chúng ta; Ngài dẫn chúng ta tới tột đỉnh của Thiên Chúa (cf. Rm 8:26).
Mối hiệp nhất của chúng ta với Chúa Kitô được hiện thực bởi sự hiện diện này của Thánh Linh, v́ Ngài là Vị Thần Linh của Người Con Thiên Chúa, Đấng trong Người chúng ta được trở thành con cái. Thánh Phaolô nói về Vị Thần Linh này của Đức Kitô (x Rm 8:9), chứ không phải chỉ nói về Vị Thần Linh của Thiên Chúa. Tất nhiên, nếu Đức Kitô là Con của Thiên Chúa th́ Thần Linh của Người cũng là Thần Linh của Thiên Chúa. Bởi thế, nếu Vị Thần Linh của Thiên Chúa – Vị Thần Linh của Đức Kitô – đă đến gần với chúng ta, nơi Con Thiên Chúa và cũng là Con Người, th́ Vị Thần Linh của Thiên Chúa này cũng trở nên thần trí của con người và chạm đến chúng ta; chúng ta có thể tham dự vào mối hiệp thông của Thần Linh. Nói như thế có nghĩa là, chẳng những Thiên Chúa Cha đă trở nên hữu h́nh nơi việc Nhập Thể của Con, mà cả Thần Linh của Thiên Chúa cũng đă tỏ Ḿnh ra nơi đời sống và hoạt động của Đức Giêsu, của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đă sống, tử giá, chết đi và được làm cho sống lại.
Các Tông Đồ đều nhắc nhở chúng ta rằng “không ai có thể nói ‘Đức Giêsu là Chúa’ nếu không có Thánh Linh” (1Cor 12:3). Bởi thế, Vị Thần Linh này là Đấng hướng dẫn tâm can của chúng ta qui về Đức Giêsu Kitô, tới độ “không phải chúng ta sống mà là Chúa Kitô là Đấng sống trong chúng ta” (cf Gal 2:20). Trong cuốn Giáo Lư về Các Bí Tích, khi suy tư về Thánh Thể, Thánh Ambrôsiô đă khẳng định rằng: “Ai mê mẫn Thánh Linh là người ch́m đắm trong Đức Kitô” (5,3,17: PL 16, 450).
Đến đây tôi muốn nhấn mạnh đến 3 thành quả đối với đời sống Kitô hữu của chúng ta, khi chúng ta để cho Vị Thần Linh của Chúa Kitô, chứ không phải tinh thần của thế gian, hoạt động trong chúng ta, như là một nguyên lư nội tại cho tất cả mọi hành động của chúng ta.
Thứ nhất, cầu nguyện được tác động bởi Thần Linh giúp chúng ta có thể loại trừ, và thắng vượt được hết mọi h́nh thức sợ hăi và nô lệ, nhờ đó cảm nghiệm được niềm tự do đích thực của thành phần con cái Thiên Chúa. Không cầu nguyện là những ǵ nuôi dưỡng việc chúng ta ở trong Chúa Kitô mỗi ngày, trong mối thân mật gia tăng đều đều, th́ chúng ta rơi vào trường hợp được Thánh Phaolô diễn tả ở Thư gửi Rôma: chúng ta không làm lành như chúng ta muốn, mà lại hành ác là những ǵ chúng ta không muốn (cf 7:19)
Và đó là sự thể hiện cho thấy t́nh trạng xa ĺa của nhân loại, của t́nh trạng băng hoại nơi niềm tự do của chúng ta, theo thân phận hữu thể của chúng ta gây ra bởi nguyên tội: chúng ta muốn sự thiện chúng ta lại không làm, và chúng ta lại làm những ǵ chúng ta không muốn là sự dữ. Vị Tông Đồ này muốn chúng ta hiểu rằng, không phải là ư muốn của chúng ta là những ǵ, trước hết và trên hết, giải thoát chúng ta khỏi thân phận này, hay là Lề Luật, mà là Thánh Linh. Và v́ “ở đâu có Thần Linh Chúa th́ ở đó có tự do” (2Cor 3:17), nhờ nguyện cầu chúng ta cảm nghiệm được tự do được Thần Linh ban cho: một thứ tự do chân thực, đó là tự do khỏi sự dữ và khỏi tội lỗi, cho sự thiện và cho sự sống, cho Thiên Chúa. Tự do của Thần Linh, Thánh Phaolô tiếp tục, không bao giờ đồng hóa với tính chất tự măn, hay với khả năng chọn sự dữ mà với “hoa trái của Thần Linh là yêu thương, vui mừng, an b́nh, nhẫn nại, nhân ái, thiện hảo, trung thành, dịu dàng và tự chế” (Gal 5:22). Tự do chân chính là ở khả năng thực sự làm theo ư muốn thiện hảo, được đích thực hân hoan, được hiệp thông với Thiên Chúa, chứ không bị áp lực bởi những hoàn cảnh khiến chúng ta đi vào những con đường khác.
Thành quả thứ hai đến với đời sống của chúng ta, khi chúng ta để cho Thần Linh của Đức Kitô làm việc trong chúng ta, đó là mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa trở thành sâu xa đến độ, nó không thể bị chi phối bởi bất cứ hoàn cảnh hay trường hợp nào. Bấy giờ, chúng ta mới hiểu rằng, nhờ cầu nguyện, chúng ta không được giải thoát khỏi các thứ thử thách hay đau khổ, nhưng chúng ta có thể sống với chúng trong mối hiệp nhất với Chúa Kitô, với những đau khổ của Người, để tham dự vào vinh quang của Người (cf Rm 8:17).
Nhiều lần, trong việc cầu nguyện của chúng ta, chúng ta xin Thiên Chúa giải cứu chúng ta cho khỏi sự dữ về thể lư hay thiêng liêng, và chúng ta làm như thế bằng một niềm tin tưởng lớn lao. Tuy nhiên, chúng ta thường cảm thấy rằng, chúng ta không được nhận lời, và v́ thế, chúng ta có nguy cơ bị thất vọng và không c̣n kiên tŕ nữa. Thực tế th́ không có một lời kêu than nào của loài người mà Thiên Chúa không nghe, và chính v́ tiếp tục trung thành cầu nguyện chúng ta mới cùng với Thánh Phaolô hiểu rằng, “những đau khổ vào lúc này không đáng so sánh với vinh quang sẽ được tỏ hiện cho chúng ta” (Rm 8:18). Cầu nguyện không miễn trừ chúng ta khỏi bị thử thách và khổ đau; thật vậy – Thánh Phaolô nói – chúng ta “rên xiết trong ḷng, khi chúng ta đợi chờ việc thừa nhận như thành phần con cái, chờ đợi việc cứu chuộc thân xác của chúng ta” (Rm 8:23); ngài nói rằng cầu nguyện không châm chước chúng ta khỏi đau khổ, nhưng cầu nguyện giúp chúng ta có thể cảm nghiệm đau khổ, và đối diện với nó bằng một sức mạnh mới, bằng cùng một niềm tin tưởng như Chúa Giêsu, Đấng – theo Thư gửi Do Thái – “trong những ngày c̣n ở trong xác thịt đă lớn tiếng đẫm lệ dâng lời nguyện cầu, và van xin lên Thiên Chúa là Đấng có thể cứu Người khỏi sự chết, và Người đă được nhận lời, v́ Người hoàn toàn phó ḿnh cho Ngài” (5:7).
Việc đáp ứng của Thiên Chúa Cha cùng Con, cùng những lời kêu la và châu lệ của Người, không phải là sự giải thoát khỏi đau khổ, khỏi Thập Giá, khỏi sự chết; trái lại, việc đáp ứng này là một sự viên trọn hơn nữa, một đáp ứng sâu xa hơn nữa; nhờ Thập Giá và cái chết, Thiên Chúa đă đáp ứng bằng Cuộc Phục Sinh cho Con, bằng sự sống mới. Cầu nguyện được Thánh Linh tác động cũng dẫn cả chúng ta tới việc sống cuộc hành tŕnh đời sống, bằng những thử thách và đau khổ hằng ngày, với trọn đầy niềm hy vọng và tin tưởng nơi Thiên Chúa, Đấng đáp ứng như Ngài đă đáp ứng Con.
Và, thứ ba, việc cầu nguyện của tín hữu hướng về những chiều kích nhân loại và toàn thể tạo vật, bằng việc cảm nhận thấy “niềm thiết tha trông ngóng của tạo vật về việc tỏ hiện của con cái Thiên Chúa” (Rm 8:19). Điều này có nghĩa là, cầu nguyện, được hỗ trợ bởi Thần Linh của Chúa Kitô là Đấng nói trong thẳm cung nội tâm của chúng ta, không bao giờ co rụt vào ḿnh, nó không bao giờ chỉ là lời cầu nguyện cho tôi; trái lại, nó hướng đến một thứ chia sẻ trong đau khổ của thời gian chúng ta, của những người khác. Nó trở thành việc chuyển cầu cho người khác, và v́ thế tự do đối với tôi; một luồng hy vọng cho tất cả mọi tạo vật và thể hiện cho t́nh yêu của Thiên Chúa, một t́nh yêu được tuôn đổ vào ḷng chúng ta nhờ Thần Linh là Đấng được ban cho chúng ta (cf Rm 5:5). Và đó là một dấu hiệu cho việc cầu nguyện chân thật, một cầu nguyện không kết thúc nơi chính chúng ta, nhưng hướng về những người khác và v́ thế giải thoát tôi, nhờ đó giúp vào việc cứu chuộc thế gian.
Anh chị em thân mến, Thánh Phaolô dạy chúng ta rằng, trong việc cầu nguyện của chúng ta, chúng ta cần phải cởi mở bản thân ḿnh cho sự hiện diện của Thánh Linh, Đấng cầu nguyện trong chúng ta, bằng những lời lẽ quá sâu xa, để mang chúng ta đến chỗ gắn bó với Thiên Chúa, bằng tất cả tâm hồn và tất cả con người của chúng ta. Thần Linh của Thiên Chúa trở thành sức mạnh cho việc cầu nguyện “yếu dại” của chúng ta, thành ánh sáng cho lời cầu nguyện “lịm tắt” của chúng ta, thành ngọn lửa cho việc cầu nguyện “lạnh lùng và khô cằn” của chúng ta, bằng cách ban cho chúng ta niềm tự do nội tâm chân thực, bằng việc dạy cho chúng ta sống đương đầu với những thử thách của cuộc đời, một cách tin tưởng rằng, chúng ta không lẻ loi cô độc một ḿnh, và bằng cách hướng chúng ta về những chân trời nhân loại và tạo vật “đang rên xiết quằn quại cho tới nay” (Rm 8:22). Xin cám ơn anh chị em.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 16/5/2012 |