Thứ Tư 4/10/2006 - Bài 20 của ĐTC Biển Đức XVI trong loạt 138 bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền |
Anh Chị Em thân mến:
Trong một loạt các vị tông đồ được Chúa Giêsu kêu gọi trong cuộc sống trần gian của Người, hôm nay chú trọng tới Tông Đồ Bartholomew. Trong các bản liệt kê danh sách 12 Vị th́ ngài bao giờ cũng đứng trước Thánh Mathêu, trong khi tên của một vị đứng trước ngài được thay đổi: trong một vài trường hợp đó là Thánh Philiphê (x Mt 10:3; Mk 3:18; Lk 6:14) hay Thánh Tôma (x Acts 1:13).
Tên của ngài hiển nhiên là theo tên cha, như nó liên quan tới tên gọi của người cha này. Nó là tên gọi có lẽ mang những đặc tính Aramic, “bar Talmay”, tức là “con của Talmay”.
Chúng ta không có những chi tiết quan trọng về Tông Đồ Bartholomew. Thật vậy, tên gọi của ngài bao giờ cũng ở trong và chỉ trong các danh sách của 12 Vị được tôi đề cập tới trước đây; bởi vậy, ngài không phải là nhân vật chính trong bất cứ một tŕnh thuật nào. Tuy nhiên, theo truyền thống, ngài được đồng hóa với Nathanael: một danh xưng có nghĩa là “được Thiên Chúa ban”. Nathanael này là người bản xứ ở Cana (x Jn 21:2); bởi vậy, có thể ngài đă chứng kiến thấy “dấu lạ” cả thể được Chúa Giêsu thực hiện ở nơi đó (x Jn 2:1-11).
Việc đồng hóa của hai nhân vật này có lẽ là ở chỗ Nathanael được đặt cạnh Tông Đồ Philiphê, trong bối cảnh liên quan tới ơn kêu gọi được Phúc Âm Thánh Gioan thuật lại, tức là ở vị trí Tông Đồ Bartholomew có trong các bản danh sách tông đồ được các Phúc Âm đề cập tới. Chính với Tông Đồ Nathanael này mà Tông Đồ Philiphê đă nói rằng ngài “da94 gặp Đấng được Moisen viết trong lề luật, cũng như được các vị tiên tri nói rới, đó là Đức Giêsu, con ông Giuse, ở Nazarét” (Jn 1:45).
Như chúng ta đều biết, Nathanael đă có một thành kiến sâu nặng đối với Người: “Ở Nazarét chẳng lẽ lại có ǵ tốt hay sao?” (Jn 1:46a). Lời phát biểu này đối với chúng ta là những ǵ hệ trọng. Nó khiến chúng ta thấy rằng, theo những niềm trông đợi của người Do Thái th́ Đấng Thiên Sai không thể xuất phát từ một thứ làng mạc vô danh tiểu tốt như thế, như ở Nazarét ấy (cũng xem Jn 7:42).
Tuy nhiên, nó cũng cho thấy quyền tự do của Thiên Chúa, Đấng làm cho những niềm đợi trông của chúng ta bị ngỡ ngàng, khi tỏ ḿnh ra ở chính nơi đó, nơi chúng ta ít trông mong Người xuất hiện. Ngoài ra, chúng ta biết rằng, thực sự Chúa Giêsu không phải hoàn toàn xuất thân “từ Nazarét”, thế nhưng Người đă được hạ sinh ở Bêlem (x Mt 2:1; Lk 2:4). Bởi thế, việc cự nự của Tông Đồ Nathanael không có gía trị ǵ cả, v́ nó được căn cứ vào chi tiết không trọn vẹn như thường xẩy ra.
Trường hợp của Nathanael cống hiến cho chúng ta một ư tưởng khác, đó là, trong mối liên hệ với Chúa Giêsu, chúng ta không được chỉ chấp nhận ngôn từ mà thôi. Qua việc trả lời của ḿnh, Tông Đồ Philiphê đă nêu lên một lời mời gọi gợi ư cho Nathanael là: “Hăy đến mà xem” (Jn 1:46b). Kiến thức của chúng ta về Chúa Giêsu trước hết cần phải có một cảm nghiệm sống động: Chứng từ của người khác là những ǵ thực sự quan trọng, như cuộc sống Kitô hữu của chúng ta nói chung được bắt đầu bằng việc được một hay vài chứng nhân loan báo cho chúng ta. Thế nhưng, chính chúng ta tự ḿnh cần phải tham dự vào mối liên hệ thân mật và sâu xa với Chúa Giêsu nữa.
Cũng một cách thức như thế, những người dân làng Samaritanô, sau khi nghe thấy chứng từ của một người đồng quê được gặp gỡ Chúa Giêsu ở bờ giếng Giacóp, đă trực tiếp nói với Người, và sau cuộc nói chuyện ấy, họ nói cùng người phụ nữ rằng “Chúng tôi không tin v́ lời của chị; v́ đích thân chúng tôi đă nghe, và chúng tôi biết đó thật là vị cứu tinh của thế giới” (Jn 4:42).
Trở về với cảnh ơn gọi trên đây, vị thánh kư nói cho chúng ta hay rằng, khi Chúa Giêsu thấy Nathanael tiến đến với Người th́ Người kêu lên rằng: “Đây thật là một người Yến Duyên. Nơi người này không có ǵ là giả dối” (Jn 1:47). Đó là lời ca ngợi nhắc lại câu nói của một bài thánh vịnh: “Phúc thay những ai Chúa không trách tội, ḷng trí không có ǵ là gian dối” (Ps 32:2), thế nhưng đó là lời lại gợi tính ṭ ṃ của Nathanael, người cảm thấy ngỡ ngàng đáp lại rằng: “Làm sao Ngài lại biết tôi?” (Jn 1:48a). Trước tiên, câu trả lời của Chúa Giêsu mới đầu chẳng hiểu được. Người nói với ngài rằng: “Trước khi Philiphê gọi anh th́ Tôi đă thấy anh ở dưới cây vả rồi” (Jn 1:48b).
Ngày nay, khó có thể nhận thức được một cách chính xác ư nghĩa của những lời vừa rồi. Theo những ǵ được các chuyên gia nói th́ có thể như thế này, nếu vào thời ấy các cây vả được đề cập tới như thứ cây được các vị tiến sĩ luật ngồi bên dưới gốc để đọc và giảng dạy Thánh Kinh, th́ Người có ư ám chỉ loại công việc được Nathanael thi hành ở lúc ngài được kêu gọi.
Dù sao, điều đáng kể nhất trong tŕnh thuật này của Thánh Gioan đó là lời tuyên xưng được Nathanael phát biểu một cách minh bạch vào lúc cuối cùng: “Thưa Thày, Thày là Con Thiên Chúa; Thày là Vua Yến Duyên!” (Jn 1:49). Mặc dù lời tuyên xưng này không đạt tới mức hệ trọng như lời tuyên xưng của Tông Đồ Tôma là những ǵ kết thúc Phúc Âm Thánh Gioan: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi!” (Jn 20:28), lời tuyên xưng của Nathanael có nhiệm vụ mở ra lănh giới cho Phúc Âm thứ bốn này.
Ở lời tuyên xưng của Tông Đồ Nathanael bước đầu tiên và quan trọng đă được thực hiện trên con đường gắn bó với Chúa Kitô. Những lời của Tông Đồ Nathanael cho thấy một khía cạnh dưỡng diện và bổ xung về căn tính của Chúa Giêsu: Người được nh́n nhận bởi mối liên hệ đặc biệt giữa Người với Thiên Chúa Cha mà Người là Con duy nhất của Ngài, cũng như bởi mối liên hệ với dân Yến Duyên là thành phần gọi Người là Vua, một phẩm tính xứng hợp với Đấng Thiên Sai được đợi trông.
Chúng ta không bao giờ được làm mất đi một trong hai yếu tố ấy, v́ nếu chúng ta chỉ tuyên xưng chiều kích thiên quốc của Chúa Giêsu là chúng ta có nguy cơ làm cho Người thành một hữu thể siêu việt và phù du, trong khi đó, nếu chúng ta chỉ nh́n nhận vai tṛ cụ thể của Người trong lịch sử th́ chúng ta có nguy cơ lơ là với chiều kích thần linh của Người, một chiều kích là dung diện xứng hợp của Người.
Chúng ta không có tài liệu chính xác về hoạt động tông đồ sau này của Tông Đồ Bartholomew-Nathanael. Theo tài liệu được sử gia Eusebius đề cập đến ở thế kỷ thứ 4, th́ có những dấu vết hiện diện của Tông Đồ Bartholomew ở Panteno Ấn Độ (cf. "Ecclesiastical History," V, 10,3).
Theo một hậu truyền thống th́ vào đầu Thời Trung Cổ, tŕnh thuật về việc ngài qua đời v́ bị lột da là những ǵ sau đó đă hết sức phổ thông trong dân chúng. Chỉ cần nghĩ đến cảnh tượng rất nổi tiếng trong Cuộc Chung Thẩm ở Nguyện Đường Sistine là cảnh được đại điêu khác gia Michelangelo tŕnh bày cho thấy Thánh Batholomew cầm da của ngài nơi bàn tay trái, nơi nhà nghệ sĩ đă để bức chân dung của ngài ở đó.
Các di tích của ngài được tôn kính ở đây, ở Rôma này, ở nhà thờ được cung hiến cho ngài trên Đảo Tiber đây, nơi những dấu tích thánh ấy được Hoàng Đế Đức quốc là Otto III mang về từ năm 983.
Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng h́nh ảnh của Thánh Bartholomew, bất chấp t́nh trạng thiếu tài liệu, cũng nói với chúng ta rằng có thể cảm nghiệm được việc sống gắn bó với Chúa Giêsu và có thể làm chứng cho việc sống gắn bó này thậm chí không cần phải có các việc làm theo cảm giác. Chúa Giêsu là một Đấng siêu việt, là Đấng mỗi một người trong chúng ta được kêu gọi hy hiến sự sống và sự chết của ḿnh vậy.
|