”Dự án của Thiên Chúa đối với loài người…” “Đâu là tác động của đức tin?”
|
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI loạt bài giáo lư về Đức Tin Thứ Tư 5/12/2012 bài thứ 8 về dự án thần linh của Thiên Chúa đối với loài người |
Anh chị em thân mến,
Ở đầu bức thư của ḿnh gửi cho Kitô hữu ở Êphêsô (1:3-14), tông đồ Phaolô đă dâng một lời cầu chúc tụng lên Thiên Chúa là Cha của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, lời cầu chúng ta vừa nghe, giúp chúng ta tiến vào sống thời điểm Mùa Vọng trong bối cảnh của Năm Đức Tin. Đề tài của bái thánh ca chúc tụng này là dự án của Thiên Chúa đối với loài người, được diễn tả bằng những từ ngữ tràn đầy hân hoan, ngỡ ngàng và tri ân, như là một “dự án nhân ái” (câu 9), xót thương và yêu thương.
Tại sao Vị Tông Đồ này dâng lên Thiên Chúa, từ đáy ḷng ḿnh, lời chúc tụng này? V́ thánh nhân thấy công việc của Ngài trong lịch sử cứu độ, lên đến tột đỉnh nơi việc nhập thể, tử nạn và phục sinh của Đức Giêsu, và chiêm ngưỡng thấy Cha Trên Trời đă chọn chúng ta ra sao trước khi thế giới h́nh thành để trở nên con cái của Ngài, trong Con Duy Nhất của Ngài là Đức Giêsu Kitô (cf. Rom 8:14f; Gal 4:4f.). V́ thế mà chúng ta hiện hữu từ đời đời trong trí của Thiên Chúa, trong một dự án cao cả được Cha ấp ủ và đă quyết định thực hiện và tỏ ra “vào lúc thời gian viên trọn” (Eph 1:10). Bởi thế Thánh Phaolô giúp chúng ta hiểu được ra sao sự kiện tất cả thiên nhiên tạo vật, đặc biệt là con người nam nữ không phải là thành quả của t́nh cờ ngẫu nhiên, mà thuộc về một dự án yêu thương trong trí khôn vĩnh hằng của Thiên Chúa, Đấng dựng nên thế giới bằng quyền năng sáng tạo và cứu chuộc của Lời Ngài. Câu đầu tiên này nhắc nhở chúng ta rằng ơn gọi của chúng ta không phải chỉ là hiện hữu trên thế gian, được nhét vào trong lịch sử, cũng chẳng phải chỉ là một tạo vật của Thiên Chúa; nó là một cái ǵ đó cao cả hơn: ở chỗ được Thiên Chúa tuyển chọn, ngay cả trước khi thế giới được tạo thành, nơi Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô. Trong Người chúng ta có thể nói lúc nào cũng hiện hữu. Thiên Chúa nh́n chúng ta nơi Đức Kitô, như là những đứa con thừa nhận. “Dự án nhân ái” của Thiên Chúa, một dự án cũng được vị Tông Đồ này cho là một “dự án yêu thương” (Eph 1:5), được gọi là “mầu nhiệm” của ư muốn thần linh (câu 9), được giấu kín và giờ đây đă tỏ ra nơi Con Người và việc làm của Đức Kitô. Việc khởi động thần linh bao giờ cũng đi trước bất cứ phản ứng nào của con người: nó là một tặng ân nhưng không của t́nh yêu Ngài bao bọc chúng ta và biến đổi chúng ta.
Thế nhưng, đâu là đích điểm tối hậu của dự án huyền nhiệm này? Đâu là cốt lơi ư muốn của Thiên Chúa? Thánh Phaolô nói cho chúng ta biết rằng đó là việc “làm cho tất cả mọi sự qui tụ lại nơi Đức Kitô là đầu” (câu 10). Ở câu diễn tả này, chúng ta thấy một trong những công thức chính yếu của Tân Ước, giúp chúng ta có thể hiểu được dự án cứu độ của Thiên Chúa, dự án yêu thương của Ngài đối với toàn thể nhân loại, một công thức được Thánh Irenaeus thành Lyons lấy làm cột trụ cho Khoa Kitô Học của ḿnh, đó là “qui tóm” tất cả mọi thực tại nơi Đức Kitô. Một số trong anh chị em có lẽ sẽ nhớ đến công thức được Thánh Giáo Hoàng Piô X sử dụng để hiến dâng thế giới cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, đó là "Instaurare omnia in Christo", công thức liên quan đến lời diễn đạt này của Thánh Phaolô, cũng là câu tâm niệm của Vị Giáo Hoàng thánh thiện ấy. Tuy nhiên, vị Tông Đồ này c̣n nói một cách đặc biệt hơn nữa về việc qui tóm vũ trụ trong Đức Kitô, nghĩa là trong đại dự án tạo dựng và lịch sử, mà vị trí của Đức Kitô là tâm điểm của cuộc hành tŕnh của toàn thế giới, là nền tảng cho hết tất cả mọi sự, thu hút toàn bộ thực tại về với Bản Thân Người, thắng vượt những ǵ là phân tán cùng hạn hữu và dẫn tất cả đến sự viên trọn theo ư muốn của Thiên Chúa (cf. Eph 1:23).
“Dự án nhân ái” này, có thể nói, không được giữ thinh lặng nơi Thiên Chúa, ở những tầng trời cao thẳm của Ngài; trái lại, Ngài đă tỏ “Dự án nhân ái” ra bằng việc tiến vào mối liên hệ với con người, thành phần được Ngài tỏ ra cho thấy không phải chỉ là một cái ǵ đó mà là chính Bản Thân Ngài. Ngài không chỉ truyền đạt một bộ chân lư mà là thông đạt chính Bản Thân ḿnh cho chúng ta, cho đến độ nhập thể. Công Đồng Chung Vaticanô II, trong Hiến Chế Tín Lư Dei Verbum – Lời Chúa đă nói “Theo ḷng nhân ái và đức khôn ngoan của ḿnh, Thiên Chúa đă muốn tỏ Bản Thân của ḿnh ra – chứ không phải là một điều ǵ đó về Ngài – và tỏ cho chúng ta thấy được mục đích kín đáo của ư Ngài muốn, nhờ đó, qua Chúa Kitô, Lời hóa thành nhục thể, con người, trong Thánh Linh, có thể đến được với Cha và thông phần vào bản tính thần linh của Ngài” (số 2). Thiên Chúa chẳng những nói điều ǵ đó mà c̣n thông đạt chính Bản Thân Ngài, kéo chúng ta vào bản tính thần linh đến độ chúng ta được thuộc về bản tính ấy, được thần linh hóa.
Thiên Chúa tỏ đại dự án yêu thương của Ngài ra, khi tiến vào mối liên hệ với con người, tiến đến với họ cho tới độ trở nên con người. Hiến Chế Lời Chúa tiếp tục viết “Vị Thiên Chúa vô h́nh này, v́ t́nh yêu sung măn của ḿnh đă nói với con người như những người bạn hữu (cf. Ex 33:11, Jn 15:14-15) và sống ở giữa họ (cf. Bar 3:38), nhờ đó Ngài có thể mời gọi và đem họ đến chỗ hiệp thông với Bản Thân Ngài” (ibid). Con người, nếu chỉ sử dụng trí thông minh của ḿnh và các khả năng của ḿnh, không thể nào đạt tới được một mạc khải yêu thương của Thiên Chúa đầy rạng ngời; chính Thiên Chúa là Đấng đă mở các Tầng Trời của Ngài ra và hạ ḿnh xuống hướng dẫn con người vào vực thẳm của t́nh yêu Ngài.
Như Thánh Phaolô viết cho Kitô hữu ở Côrintô: “Điều không mắt nào từng thấy và không tai nào đă nghe được, điều trí khôn con người không thể mường tượng; tất cả những điều ấy được Thiên Chúa sửa soạn cho những ai yêu mến Ngài. Dù vậy Thiên Chúa đă cống hiến mạc khải cho chúng ta nhờ Thần Linh, v́ Thần Linh thấu biết hết mọi sự, ngay cả thâm cung của Thiên Chúa” (1Cor 2:9-10). Thánh John Chrysostom, trong một bài viết nổi tiếng về việc ngài dẫn giải đoạn đầu của Thư gửi Êphêsô, mời gọi chúng ta hăy hoan hưởng vẻ đẹp nơi “dự án nhân ái” của Thiên Chúa được tỏ ra trong Đức Kitô, bằng những lời lẽ này: “Anh em thiếu thốn những ǵ? Anh em đă trở thành bất tử, anh em đă được tự do, anh em đă trở thành một người con, anh em đă trở nên công chính, anh em đă trở nên một người anh em, anh em đă trở thành những người cùng thừa kế, với Đức Kitô anh em hiển trị, với Đức Kitô anh em được hiển vinh. Hết mọi sự đă được ban cho chúng ta, và – như có lời chép – ‘chúng ta lại không thể mong đợi rằng cùng với Người Ngài sẽ nhưng không ban cho chúng ta tất cả mọi tặng ân của Ngài hay sao?’ (Rm 8:32). Những hoa trái đầu tiên của anh em (cf. 1 Cor 15:20.23) được các thần trời mộ mến […] th́ anh em c̣n thiếu ǵ nữa đây?” (PG 62, 11).
Mối hiệp thông này trong Đức Kitô, nhờ Chúa Thánh Thần, được Thiên Chúa cống hiến cho tất cả mọi con người, như Mạc Khải cho thấy, không phải là một cái ǵ đó chồng chéo với nhân tính của chúng ta, mà là tầm vóc viên trọn cho các ước mong sâu xa nhất của con người, cho khát vọng vĩnh hằng và viên măn ở trong thâm cung của nhân loại, và hướng họ về một thứ hạnh phúc không tạm thời và hạn hữu mà là trường cửu. Thánh Bonaventura, khi nói đến Thiên Chúa là Đấng tỏ ḿnh ra và nói cùng chúng ta qua Thánh Kinh để dẫn chúng ta đến với Ngài, đă viết: “Thánh Kinh là […] cuốn sách trong đó những lời của sự sống vĩnh cửu được viết ra, để chúng ta, chẳng những tin tưởng mà c̣n chiếm được sự sống đời đời là những ǵ chúng ta sẽ thấy, chúng ta sẽ mến yêu, và là những ǵ hiện thực hóa tất cả mọi ước muốn của chúng ta” (Breviloquium, Prol., Opera Omnia V, 201f). Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă nói hơn nữa rằng: “Mạc Khải đă gài vào trong lịch sử một điểm qui chiếu không thể bỏ qua, nếu muốn biết đến mầu nhiệm về cuộc sống của con người. Tuy nhiên cái kiến thức này lại liên tục qui về mầu nhiệm của Thiên Chúa, mà trí khôn con người không thể thấu suốt, song chỉ có thể lănh nhận và gắn bó bằng đức tin thôi” (Encyclical Fides et Ratio, 14).
Vậy, theo chiều hướng ấy th́ đâu là tác động của đức tin? Đó là việc đáp ứng của con người đối với Mạc Khải của Thiên Chúa là Đấng tỏ Bản Thân Ḿnh ra, Đấng cho thấy dự án nhân ái của ḿnh đối với loài người. Theo Thánh Âu Quốc Tinh th́ nó cũng là việc bản thân ḿnh được nắm bắt bởi Chân Lư là Thiên Chúa, một Chân Lư là T́nh Yêu. Đó là lư do tại sao Thánh Phaolô nhấn mạnh rằng đối với Thiên Chúa là Đấng đă mạc khải cho thấy mầu nhiệm của Ngài th́ chúng ta cần phải tỏ ra “đức tin tuân phục” (Rom 16:26; cf. 1:5, 2 Cor 10: 5-6), một thái độ nhờ đó, theo những lời của Công Đồng Chung Vaticanô II, “con người tự nguyện hiến toàn thân ḿnh cho Thiên Chúa, bằng việc hoàn toàn thuần phục cả trí khôn lẫn ư muốn cho Thiên Chúa là Đấng mạc khải” (Dogmatic Constitution Dei Verbum, 5). Tất cả những điều ấy dẫn đến một thứ thay đổi sâu xa nơi đường lối xử trí với tất cả mọi thực tại; nó bao gồm một “cuộc hoán cải” thực sự, một “đổi thay về tâm thức” v́ Vị Thiên Chúa là Đấng mạc khải Bản Thân Ḿnh trong Đức Kitô, và đă cho thấy dự án yêu thương của Ngài, chiếm lấy chúng ta, lôi kéo chúng ta đến cùng Bản Thân Ngài, trở thành một ư nghĩa nâng đỡ sự sống, thành tảng đá cho sự sống trở nên vững chắc. Trong Cựu Ước chúng ta thấy một câu diễn tả tóm gọn liên quan tới đức tin, một câu được Thiên Chúa trao cho tiên tri Isaia để nói với Ahaz là vua xứ Giuđa. Thiên Chúa phán: “Trừ phi ngươi tin tưởng” – tức là nếu không tiếp tục trung thành với Thiên Chúa – “bằng không ngươi sẽ không đứng vững” (Is 7:9b). Bởi thế, có một mối liên hệ giữa việc đứng vững và hiểu biết, một hiểu biết cho thấy ra sao việc đức tin đón nhận nhăn quan về thực tại của Thiên Chúa vào đời sống của ḿnh, bằng cách để cho Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta bằng Lời của Ngài và các Bí Tích của Ngài, nhờ đó chúng ta hiểu biết những ǵ chúng ta cần phải làm, đường lối nào chúng ta cần phải theo. Sống ra sao! Tuy nhiên, đồng thời nó là một kiến thức theo Thiên Chúa, theo ư muốn của Ngài, nh́n bằng chính ánh mắt của Ngài, để nhờ đó đời sống trở nên vững vàng trong việc giúp chúng ta có thể “đứng” chứ không ngă đổ.
Các bạn thân mến, mùa phụng vụ chúng ta mới bắt đầu, và giúp chúng ta dọn ḿnh mừng Giáng Sinh, đặt chúng ta trước mầu nhiệm rạng ngời của việc Con Thiên Chúa đến, trước “dự án nhân ái” cao cả Ngài muốn lôi kéo chúng ta đến với Bản Thân Ngài, làm cho chúng ta sống trong mối hiệp thông trọn vẹn của niềm vui và an b́nh với Ngài. Mùa Vọng một lần nữa mời gọi chúng ta, giữa nhiều khó khăn, làm mới lại niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa đang hiện hữu: Ngài đă đến với thế giới này, trở thành một con người như chúng ta, để hoàn thành dự án yêu thương của Ngài. Và Thiên Chúa cũng xin chúng ta nữa, hăy trở thành dấu hiệu cho tác động của Ngài trong thế giới. Qua đức tin của chúng ta, đức cậy của chúng ta, đức mến của chúng ta, Ngài muốn tiến vào thế giới một lần nữa, để làm cho ánh sáng của Ngài lại soi chiếu vào đêm tăm tối của chúng ta.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/12/2012 (nhan đề và những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)
Cảm nhận của người dịch:
Bài giáo lư thứ 8 được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chia sẻ trong Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư ngày 5/12/2012 về dự án thần linh của Thiên Chúa đối với loài người, một đề tài ngài chủ ư chọn để nói về Mùa Vọng, nhưng cũng liên quan đến đức tin trong Năm Đức Tin.
Bởi thế, bố cục của bài giáo lư được chia làm hai phần, phần đầu ngài nói về dự án của Thiên Chúa được mạc khải cho con người, và phần sau ngài nói về việc con người cần phải đáp ứng dự án mạc khải ấy bằng đức tin.
Trước hết, về dự án của Thiên Chúa được mạc khải cho con người, Đức Thánh Cha đă nhấn mạnh đến 3 điểm chính yếu cần phải xác tín theo đức tin sau đây:
Sau nữa, về việc con người cần phải đáp ứng dự án mạc khải ấy bằng đức tin, Đức Thánh Cha cũng cho biết 3 điểm chính yếu sau đây:
Sau hết, một khi Kitô hữu được biến đổi nhờ đức tin th́ họ sẽ trở thành hiện thân của Vị Thiên Chúa đă nhập thể, Đấng đang hiện hữu và liên lỉ tỏ ḿnh ra trong thế giới loài người, như cảm nhận kết thúc bài giáo lư của Đức Thánh Cha sau đây:
“Mùa Vọng một lần nữa mời gọi chúng ta, giữa nhiều khó khăn, làm mới lại niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa đang hiện hữu: Ngài đă đến với thế giới này, trở thành một con người như chúng ta, để hoàn thành dự án yêu thương của Ngài. Và Thiên Chúa cũng xin chúng ta nữa, hăy trở thành dấu hiệu cho tác động của Ngài trong thế giới. Qua đức tin của chúng ta, đức cậy của chúng ta, đức mến của chúng ta, Ngài muốn tiến vào thế giới một lần nữa, để làm cho ánh sáng của Ngài lại soi chiếu vào đêm tăm tối của chúng ta”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL |