|
ĐẦU XUÂN LẬP BÀN XEM BÓI |
Năm hết tết đến, mọi người đều thấp thỏm muốn biết năm mới tương lai, hậu vận sẽ ra sao? Tình duyên, gia đạo, công ăn việc làm, xây cất, hùn hạp, công danh sự nghiệp sẽ như thế nào? Tương lai nhân loại năm 2025 sẽ đi về đây? Liệu thế chiến thứ ba có xảy ra? Hoặc sẽ có những trận sóng thần, động đất, núi lửa phun trào, hay cháy rừng như vừa xảy ra tại ở Los Angeles, California không? Trung Cộng có xâm chiếm Đài Loan không? Nga có nuốt trôi Ukraine không? Israel và Hamas có đạt được lệnh ngừng bắn, thả con tin không? Tổng thống Trump có mua nổi Greenland không? (xem tiếp) |
ĐỒNG THUẬN VÀ ĐỒNG TRÁCH NHIỆM GIỮA CHA MẸ TRONG CÁCH GIÁO DỤC CON CÁI |
Chuyện xảy ra cũng hơi nực cười, từ ngày tôi về hưu tính đến nay đã nhận được ít nhất hai cuộc gọi để nghe và mời tham gia vào các chương trình đầu tư. Những người gọi ấy, những chương trình đầu tư tài chính ấy thật ra họ đang giới thiệu dịch vụ của họ, để mong có nhiều thân chủ tham gia vào các dự án kinh tế của họ. Nhưng có lẽ họ đã quảng cáo nhầm người. Một người về hưu như tôi chẳng có gì để đầu tư, và cũng không có nhu cầu ấy. Nhân câu chuyện trên, tôi nhớ lại một chuyện tương tự xảy ra cũng đã lâu, khi một ông trong lúc trao đổi về tình trạng sức khỏe tâm lý, đã lân la nói đến chuyện mua bảo hiểm nhân thọ. Bảo hiểm cũng là một hình thức đầu tư. (xem tiếp) |
NHỮNG NGƯỜI CHƯA CHỊU PHÉP RỬA CÓ ĐƯỢC VÀO THIÊN ĐÀNG KHÔNG? |
Cứ mỗi lần có tin ai đó trong đám bạn bè hoặc người thân qua đời, mọi người thường hỏi nhau: “Người ấy có đạo không?” Và “Tên thánh là gì?” Đối với những người hỏi như vậy có nghĩa là người vừa qua đời đó có phải là người Công Giáo không? Hoặc nếu là người Công Giáo đã rửa tội thì tên thánh là gì? Xem như trong đầu óc những người này hễ không rửa tội hay không chịu phép rửa, không phải người Công Giáo, và không có tên thánh thì làm sao mà cầu nguyện? Làm sao mà được rỗi linh hồn? Đối với họ, phải có đạo, phải là đạo gốc, phải được rửa tội, phải có tên thánh khi chết mới được rỗi linh hồn, mới được vào Thiên Đàng. Tiếc là những người mang tư tưởng và suy nghĩ như vậy cũng có một số trong hàng giáo sỹ và tu sỹ nam nữ. (xem tiếp) |
HẬU QUẢ CỦA VIỆC “ÔNG ĂN CHẢ, BÀ ĂN NEM” |
Chồng tôi là một người đàn ông trăng hoa không cần biết hậu quả như thế nào. Chúng tôi đã sống với nhau 10 năm và có 2 con gái rất xinh xắn, dễ thương. Trong thời gian chung sống tính đến nay anh đã ngoại tình với 3 người phụ nữ: đàn bà có chồng, đàn bà lớn tuổi, và con gái mới lớn. Mỗi lần bị lộ chuyện là anh thề sống thề chết sẽ từ bỏ, sẽ quay về con đường ngay chính. Nhưng gần đây thì anh lại đang liên lạc với một người phụ nữ thứ tư. Người này không ai khác là cô em họ hàng xa với anh ta. |
CHÚA TỎ MÌNH CHO DÂN NGOẠI |
Hôm nay kỷ niệm ngày Ba Vua theo ánh sao dẫn đường tìm đến Belem để thờ kính Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần. Giáo Hội Công Giáo gọi đây là biến cố Chúa tỏ mình cho dân ngoại, Chúa hiển linh, hay Lễ Ba Vua. Ba Vua đây là những ai? Theo truyền thống các ngài thuộc trong sáu giai cấp của xứ Ba Tư cổ xưa. Vừa là tư tế, nhà thiên văn và chiêm tinh, có học thức cao, có kiến thức về khoa học, thông thạo thiên văn. Họ còn là cố vấn trong các triều đình. Theo những gì được Thánh sử Mátthêu miêu tả (2:1-12), thì các ngài như những người hành hương quyền quý, danh giá từ Phương Đông theo một ngôi sao lạ dẫn đường đến để triều bái Chúa Cứu Thế mới sinh tại Belem: (xem tiếp) |
ĐỨC MARIA LÀ MẸ THIÊN CHÚA |
Trong Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình.” Điều này có nghĩa Ngài là Alpha và Omega - Nguyên Thủy và Cùng Đích - như vậy gọi Đức Maria là “mẹ” của Ngài có phải là xúc phạm và vô lý không? Nhưng cái vô lý đó lại là một tín điều mà người Công Giáo buộc phải tin, nếu không tin thì không phải là người Công Giáo. (xem tiếp) |
NỖI ĐAU MẤT CHÚA VÀ NIỀM VUI TÌM LẠI NGÀI |
Thánh Luca trong trích đoạn Tin Mừng của ông đã tả về nỗi đau lạc mất Chúa và niềm vui khi tìm lại Ngài qua biến cố Thánh Gia cùng về Giêrusalem mừng lễ. (2:41-52) Thánh ký ghi lại: “Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng, mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết. Nhưng không gặp thấy Người, nên hai ông bà trở lại Giêrusalem để tìm Người.” (2:43-45) (xem tiếp) |
SINH NHẬT ĐẤNG CỨU ĐỘ |
NGÀY SINH NHẬT của Chúa và Đấng Cứu Độ chúng ta, Chúa Giêsu Kitô, đã xuất hiện trên trái đất, và sự tiếp nối của ngày này kéo dài mãi đến thời đại của chúng ta, dẫn tới ngày kỷ niệm của nó, đã được chúng ta nhận biết hôm nay khi vui mừng về việc cử hành đặc biệt này.‘Chúng ta hãy hân hoan và vui mừng về ngày ấy,’ vì đức tin của các Kitô hữu nắm chắc đối với niềm vui mà sự khiêm hạ của vẻ đẹp này đã mang lại cho chúng ta, một niềm vui xa hẳn những tấm lòng của kẻ gian ác, vì Thiên Chúa đã dấu những sự ấy khỏi những kẻ khôn ngoan, thông thái, mà đã tỏ ra cho những ai bé mọn. (xem tiếp) |
MỪNG CHÚA GIÁNG TRẦN |
Lễ Giáng Sinh hay còn được gọi là Lễ Sinh Nhật, Christmas, Noël, Nativity, Kolena, Xmas… Một đại lễ mang tính cách quốc tế, được cử hành trong toàn Giáo Hội Công Giáo, và hầu như trên khắp thế giới. Đây là ngày vừa có tính cách tôn giáo, và cũng là một lễ hội, đặc biệt đối với các trẻ em vì chúng mong được nhận quà Giáng Sinh từ ông già Noel, cũng như các em nhỏ Việt Nam mong nhận quà lỳ xì trong ngày tết Nguyên Đán. Lễ Giáng Sinh được cử hành vào ngày 25 tháng 12 dương lịch, nhưng theo truyền thống lễ này được cử hành vào nửa đêm ngày 24 rạng sáng 25 tháng 12. Do đó còn được gọi là Lễ Nửa Đêm, vì nó mang ý nghĩa giữa bóng tối và ánh sáng, giữa ngày và đêm. Chúa Giêsu sinh ra đời, Ngài là ánh sáng chiếu soi thế gian tối tăm tội lỗi, và mở ra kỷ nguyên cứu độ. (xem tiếp) |
MÙA VỌNG THÁNH THỂ |
Nhập Thể và Thánh Thể là hai mầu nhiệm rất quan trọng đi đôi với nhau trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Chúa Giêsu sinh ra tại hang đá Belem, cũng là Chúa Giêsu được sinh ra trên bàn thờ trong các thánh lễ. Ngài là của ăn và là bánh hằng sống. Mùa Vọng với mục đích cuối cùng của nó là đem chúng ta đến gần và lãnh nhận Thánh Thể như một phương thế dọn lòng đón chờ ngày kỷ niệm Chúa giáng trần và ngày Ngài lại đến trong vinh quang. Sau đây là bài viết của David G. Bonagura Jr. với đề tài “A Eucharistic Advent” (Mùa Vọng Thánh Thể). Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ: (xem tiếp) |
BÊN MÁNG CỎ |
Biến cố giáng sinh của Chúa Giêsu ở Belem (Bethlehem) được trình thuật trong Phúc Âm của Mátthêu và Luca: “Và bà hạ sinh một con trai. Bà quấn con trong khăn và đặt trong một máng cỏ, bởi vì không có phòng trọ cho họ.” (Luca 2:7). Theo truyền thống, Hài Nhi Giêsu được sinh ra trong một chuồng nuôi súc vật ngoài thành Belem thuộc miền đồi núi Giuđêa, khoảng 10 Km phía Nam thành Giêrusalem, Bờ Tây (the West Bank) của Palestine. Nơi Chúa Giêsu sinh ra đã trở nên một nơi rất thánh, và cũng là nơi ghi dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên Kitô Giáo. Chiếc lều tranh vách lá là chuồng của thú nuôi nay không còn nữa. Không còn một hình bóng gì giống với những điều mà các Thánh Ký đã tả lại trong Phúc Âm, nhưng được thay thế bằng một vương cung thánh đường nguy nga. (xem tiếp) |
TRỜI CAO HÃY ĐỔ SƯƠNG XUỐNG, MÂY ƠI HÃY MƯA VỊ CỨU TINH |
“Trời cao hỡi, nào hãy gieo sương, mây hãy đổ mưa, mưa đức công chính; đất mở ra đi cho nẩy mầm ơn cứu độ, đồng thời chính trực sẽ vươn lên.” (Isaia 45:8) Những lời than van kêu cầu của dân Israel trông mong Đấng Thiên Sai (Messiah) cũng là những lời cầu mà Giáo Hội muốn chúng ta suy niệm và cầu xin trong Mùa Vọng (Advent). Chữ Advent có nguồn gốc từ Latin “Adventus”, nghĩa là “đi đến” hoặc “tới”. Đây là thời gian khoảng 4 tuần trước Lễ Giáng Sinh. Dân Do Thái khi xưa trông mong Đấng Messiah đến để giải cứu họ khỏi ách thống trị của kẻ thù. Ngài đã đến, không phải chỉ để giúp họ, mà còn để giải thoát toàn thể nhân loại khỏi vòng nô lệ của Satan, và đưa mọi người về làm con Thiên Chúa. (xem tiếp) |
HÃY ĐẾN TRƯỚC TÔN NHAN NGÀI VÀ DÂNG LỜI TẠ ƠN |
“Nào ta hãy đến trước tôn nhan Ngài và dâng lời tạ ơn.” (Thánh Vinh 95:1) Lời Thánh Vịnh nhắc nhở chúng ta ngày 28 tháng 11, ngày nước Mỹ - và có thể là cả thế giới - sẽ mừng Lễ Tạ Ơn. Một ngày vừa mang ý nghĩa tâm linh, và cũng vừa mang ý nghĩa đạo đức xã hội. Với người dân Hoa Kỳ, Ngày Tạ Ơn (Thanksgiving Day) có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Đây là dịp để họ nhìn lại cuộc sống, biết trân trọng những gì mình đang có và cảm ơn về những ân huệ mà Thiên Chúa đã ban tặng cho họ. Là người Công Giáo, Lễ Tạ Ơn, cũng là dịp để tạ ơn Thiên Chúa về đặc ân sự sống, ơn sinh ra làm người, cuộc sống an lành và no đủ. Mặc dù theo lịch sử, tư tưởng tạ ơn là tư tưởng của mọi nền văn hóa, và đã có từ rất lâu, nhưng nó chỉ mới trở thành một ngày lễ quan trọng tại Mỹ từ thế kỷ 19. Abraham Lincoln (xem tiếp) |
MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM |
Các thánh tử đạo Việt Nam là danh sách những tín hữu, chủng sinh, thầy giảng, linh mục Công Giáo Việt Nam hoặc thừa sai ngoại quốc được Giáo Hội Công Giáo Rôma tuyên thánh với lý do chết vì Đức Tin. Theo lịch sử Công Giáo Việt Nam, ước tính có đến hàng trăm ngàn người đã phải chết để làm chứng đức tin của mình. Trong số đó có 117 vị được tôn phong hiển thánh và 1 vị được tôn phong Á Thánh bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
|
TÂM LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI THỌ |
Trên những cáo phó thường ghi người này hưởng dương, người kia hưởng thọ. Theo truyền thống văn hóa người Việt, những ai qua đời dưới 60 tuổi thì gọi là hưởng dương, và những ai qua đời khi được 60 trở lên gọi là hưởng thọ. Trong cái thọ ấy lại chia ra thất thập cổ lai hy, thượng thọ bát tuần, và đại thọ cửu tuần và 100 tuổi. Nhưng sống lâu có phải là sống thọ không? Có những người ra vào bệnh viện như đi chợ. Cũng có những người mang các chứng bệnh như đau tim, cao máu, cao mỡ, tiểu đường kéo dài hàng chục năm. Người khác lại sống trong tuổi già đau khổ vì con cháu, hoặc nằm liệt trên giường, lúc tỉnh, lúc mơ sống không bằng chết. (xem tiếp) |
MỘT CÕI ĐI VỀ |
Hôm nay tôi một mình đi trong nghĩa trang, tìm lại những kỷ niệm của những người đã đi trước: giám mục, đức ông, linh mục, tu sỹ, các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ, chú thím, bạn bè, và anh em. Đời người thật ngắn ngủi. Mới đó mà nay đã ra người thiên cổ. Mới đó mà nay đã không còn xuất hiện trên cõi đời này, không còn có dịp gặp gỡ, hàn huyên, tâm sự với nhau nữa. (xem tiếp) |
CÁC ANH EM BÉ MỌN NHẤT CỦA CHÚA |
Thánh sử Mátthêu, khi diễn tả về ngày cánh chung và cảnh Chúa phán xét muôn dân thiên hạ, đã cho chúng ta những suy nghĩ về số phận đời đời của chính mình. Phần thưởng hay hình phạt mà mình sẽ lãnh chịu tùy thuộc thái độ chúng ta đón tiếp và đối xử với anh chị em mình như thế nào. (Mt 25:31-46) (xem tiếp) |
BẢY MƯƠI HAI MÔN ĐỆ: CÁC NGÀI LÀ NHỮNG AI? |
“Sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến.” Ngài nói với họ: “Ai nghe anh em là nghe Thầy; và ai khước từ anh em là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy.” Sau đó, Nhóm Bảy Mươi Hai trở về, hớn hở nói: “Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con.” (Luca 10:1,16-17) (xem tiếp) |
LỚN HAY NHỎ TRONG NƯỚC TRỜI |
Theo Chúa, hy sinh vì Chúa, và phục vụ Chúa kết quả để được gì? Đây không phải chỉ là câu hỏi mà mọi người chúng ta đôi lúc bị cám dỗ nghĩ tới. Các thánh nhân, ngay cả các Tông Đồ cũng bị cám dỗ này làm lung lay. Điển hình là Phêrô, sau một thời gian theo Chúa, ông đã chẳng thấy tương lai gì nên thẳng thắn hỏi Chúa: “Lạy Thầy chúng tôi đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, chúng tôi sẽ được gì?” (Mt 19:27). Hôm nay đến lượt anh em Giacôbê và Gioan. Hai ông lần này còn nói rõ là muốn được ngồi hai bên tả hữu Chúa: “Xin cho chúng con một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong vinh quang của Thầy”. (Mc 10:36). (xem tiếp) |
MARIA MAGDALENA: VỊ THÁNH CỦA NHIỀU HUYỀN THOẠI |
Maria Magdalena (Maria Mađalêna hay còn được gọi là Maria Mai-đệ-Liên) là một trong các nữ môn đệ của Chúa Giêsu. Bà được Ngài chữa lành và trừ cho bảy quỷ (x. Luca 8:2; Marcô 16:9). Bà trung thành đi theo Chúa kể cả đứng dưới chân thập giá trong khi các Tông Đồ bỏ trốn hết, ngoại trừ một mình Gioan ở lại. Tên bà được nhắc đến trong cả bốn Phúc Âm. Chính vì bà đã được Phúc Âm nhắc lại nhiều lần trong những hoàn cảnh khác nhau nên hình ảnh thật của bà là ai đã trở thành câu hỏi đối với nhiều học giả Thánh Kinh, cũng như những người muốn biết về bà. (xem tiếp) |
TRÀNG CHÂU MÂN CÔI |
Giáo Hội cử hành lễ kính Đức Mẹ Mân Côi vào ngày 7 tháng Mười hàng năm. Lễ này thoạt đầu được kính nhớ dưới tước hiệu “Đức Bà Chiến Thắng” từ thế kỷ 16, sau trận hải chiến vang lừng Đạo Quân Thánh Giá đánh bại hạm đội của Đế Quốc Ottoman tại Vịnh Lepanto ngày 7 tháng Mười, 1571. Chiến thắng này được cho là do sức mạnh của lời cầu nguyện qua Kinh Mân Côi. Nó cũng là chiến thắng giải thoát Âu Châu khỏi sự xâm lăng của Thổ Nhĩ Kỳ. Bài lược dịch dưới đây tóm tắt những tư tưởng của cha Lawrence Lew, O.P., suy niệm về ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi. [*] (xem tiếp) |
CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ SỐNG VÀ CHẾT NHƯ THẾ NÀO SAU NGÀY CHÚA VỀ TRỜI* |
Những ngày xa xưa trong buổi đầu khi Tin Mừng được rao giảng, Chúa Giêsu đã đích thân tuyển chọn 12 người để cộng tác với Ngài gọi là những Tông Đồ. Tin Mừng ghi: “Trong những ngày ấy, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện, và suốt đêm, Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Sáng ngày, Người gọi các môn đệ và chọn mười hai vị mà Ngài gọi là Tông đồ: Ðó là Simon, mà Người đặt tên là Phêrô, và em ông là Anrê, Giacôbê và Gioan, Philipphê và Bartôlômêô, Matthêu và Tôma, Giacôbê con ông Alphê và Simon cũng gọi là Nhiệt Thành, Giuđa con ông Giacôbê và Giuđa Iscariốt là kẻ phản bội.” (Luca 6:12-16) (xem tiếp) |
ĐÓN NHẬN TRẺ NÀY LÀ ĐÓN NHẬN THẦY |
Trong Tin Mừng của Marcô, Chúa Giêsu nói một câu mà có lẽ thích hợp với thời đại chúng ta hơn bao giờ hết, đặc biệt với hoàn cảnh tiến bộ của xã hội, và quan niệm phò phá thai như hiện nay: “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.” (9:37) Hiển nhiên Chúa Giêsu không chỉ nói về thái độ đón tiếp cá nhân Ngài, nhưng ý nghĩa thần học ở đây là trẻ thơ rất đáng yêu, rất có giá trị vì chính Ngài, Ngôi Hai Thiên Chúa đã trở thành một con trẻ. (xem tiếp) |
QUYỀN PHÁ THAI LÀ GÌ? TỪ ĐÂU VÀ DO AI CHO? |
Xã hội ngày nay, trong phần lớn các quốc gia là một xã hội của nền dân chủ pháp trị. Phong trào nữ quyền, một phong trào nhằm thay đổi xã hội và đời sống của phụ nữ theo chiều hướng tích cực, phát xuất từ Hoa Kỳ thập niên 1960 và 70 đòi hỏi bình quyền và những cơ hội và sự tự do hơn cho nữ giới. Nó được coi và xem như “con sóng thứ nhì” chủ nghĩa nữ quyền. Trong khi con sóng thứ nhất bắt đầu từ thế kỷ thứ 19 và tiền bán thế kỷ thứ 20 chủ tâm vào những quyền pháp lý của phụ nữ, đặc biệt quyền được bỏ phiếu, con sóng chủ nghĩa nữ quyền thứ hai cuốn theo nhiều lãnh vực thực tế hơn của phụ nữ, bao gồm chính trị, công ăn việc làm, gia đình, và tình dục. (xem tiếp) |
CHIÊM NGẮM MẸ SẦU BI DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ |
Nếu đặt mình vào vị trí của Mẹ hôm đó trên đồi Golgotha, lòng ta sẽ không khỏi ngậm ngùi, xót xa, quặn đau và thương cho người mẹ khi phải đứng nhìn con mình chết treo thập giá. Nhưng nếu nhớ lại những gì năm xưa khi dâng Trẻ Giêsu vào đền thánh Tiên Tri Simêon đã nói, thì tất cả những gì xảy ra của buổi chiều hôm đó, chỉ vì Đấng bị treo ấy là Người: “được đặt lên, khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối.” Điều này đã làm thành: “một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Mẹ.” (xem tiếp) |
CHẾT CŨNG KHÔNG NHẮM MẮT! |
-Anh chị nghĩ coi, nhà tôi có nhiều nhặn gì đâu, chỉ có mình nó và cũng là đứa con trai duy nhất nối dõi tông đường nhưng lại suốt ngày lêu lổng, bạn bè không lo gì đến tương lai. Con trai đã 30 rồi mà mỗi lần nhắc đến vợ con là nó gạt ngang, hoặc giận dỗi bỏ nhà đi mấy bữa. Rõ thật là buồn, đẻ ra, nuôi cho ăn học thành tài mà không màng gì đến tương lai. Mỗi lần nghĩ đến đây, tôi thấy có chết cũng không nhắm mắt. |
NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NÊN LẤY LÀM CHỒNG |
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Con gái mười hai bến nước” ám chỉ con đường hôn nhân tương lai “trong nhờ đục chịu” của nữ giới. Nhưng nếu ứng dụng vào hoàn cảnh hôm nay, con thuyền hôn nhân của người con gái Việt Nam có thể sẽ trôi vào một bến khác nữa, đó là bến “chồng nước ngoài”. Riêng ở bến này, với kinh nghiệm nghề nghiệp, theo tôi, có lẽ đục nhiều hơn trong. Tại sao? Tại vì ở đây, tình yêu và hôn nhân sẽ gặp những thử thách rất lớn do ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh từ giáo dục, văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ và xã hội. (xem tiếp) |
THỬ THÁCH VÀ LỢI ÍCH KHI CÓ CHA MẸ GIÀ SỐNG CHUNG HOẶC GỬI VÀO VIỆN DƯỠNG LÃO |
Bạn tôi khi còn sống đã có lần nói rằng anh mong những thời gian cuối đời của anh được sống trong một viện dưỡng lão, hay một trung tâm chăm sóc người cao niên. Anh kể cho tôi nghe về một vài người bạn khác của anh đã cho anh biết sống trong viện dưỡng lão thoải mái, không bận tâm về vấn đề ăn uống, sức khỏe. Muốn ăn thì ăn, ngủ thì ngủ, khi bệnh có bác sỹ, y tá tận tình chữa chạy. Không phiền hà con cháu. Không sợ con rể, con dâu mặt nặng, mặt nhẹ làm khổ cho con cái mình. (xem tiếp) |
LẠI CHUYỆN PHÁ THAI! |
Mạng sống của thai nhi đáng giá bao nhiêu? Nó mang ý nghĩa gì mà khi có dịp, nó lại được mang ra để làm đề tài tranh cãi, mà cả? Ai thắng? Ai thua? Để đạt được những chiếc ghế quyền lực, người ta sẵn sàng hy sinh, đánh đổi hàng triệu, triệu mạng sống của thai nhi! Nhưng kẻ thiệt thòi nhất, thua thiệt nhất vẫn là những người cha, người mẹ nhẹ dạ và nông nổi. Đặc biệt là giới trẻ, những người đang bị đầu độc bởi những lý thuyết, những tuyên truyền, dối gạt một chiều của các cơ quan ngôn luận và truyền thông cấp tiến, tả khuynh và vô đạo. (xem tiếp) |
LINH MỤC “CỦ KHOAI” |
Trong lịch sử của Giáo Hội, Thánh Gioan Vianney (1786-1859), cha sở họ Ars, nước Pháp được biết đến với biệt danh là ông cha “ăn khoai”. Biệt danh này do ma quỉ đã đặt ra và chế nhạo ngài, vì hầu như suốt đời, ngài chỉ sống bằng mấy củ khoai. Mỗi ngày, ngài luộc một nồi khoai và treo trên bếp. Sau những giờ phút mệt nhọc với mục vụ, đặc biệt là thời gian ngồi tòa, ngài vào bếp lấy mấy củ khoai mà dùng. Bực tức vì không làm gì nổi ngài, chúng đã chế nhạo: “Mày là thằng ăn khoai”. Trong thời đại mới, hình ảnh này được nhìn qua một lăng kính khác. Nhiều giáo dân muốn linh mục, cha xứ của mình trở thành những củ khoai. (xem tiếp) |
LỄ MẸ LÊN TRỜI LÀ MỘT NGÀY VUI MỪNG |
Bốn tín điều về Đức Maria mà tất cả những ai xưng mình là người Công Giáo đều buộc phải tin. Đó là: Mẹ Thiên Chúa, Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội, Trọn Đời Đồng Trinh, và Hồn Xác Lên Trời. Tín điều Hồn Xác Lên Trời được Đức Giáo Hoàng Piô XII tuyên tín ngày 1 tháng 11 năm 1950 qua Tông Hiến Munificentissimus Deus. Đức Maria được Chúa đưa về trời cả hồn lẫn xác để chứng tỏ quyền năng và tình thương yêu tuyệt đối với Mẹ, Đấng đã thụ thai, sinh trưởng, và dưỡng nuôi Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Thiên Chúa đem Mẹ về trời cả hồn lẫn xác còn vì chúng ta, những kẻ đang tin vào Ngài và vào sự sống lại: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống”. Đức Maria về trời trước là để củng cố niềm tin ấy nơi chúng ta. (xem tiếp) |
BUỘC CỐI ĐÁ VÀO CỔ! |
Isa là một thiếu nữ đang lớn, phát triển về vẻ đẹp và tài năng. Em học rất giỏi và ngoan ngoãn. Em đã sống với ông bà ngoại từ sau khi lọt lòng mẹ. Isa và mẹ em mới làm hòa và nhận ra mẹ đẻ của em chỉ hơn một tháng. Do những lý do thầm kín, mẹ của em sau khi sinh em đã để em lại cho ông bà và rời khỏi nhà sống với người yêu ở một tiểu bang khác. Một năm vài lần mẹ em về thăm nhà nên em không hề biết mẹ ruột của mình, và đã gọi mẹ là chị. Bằng một linh tính trời phú, mới đây nhân dịp người mẹ về thăm, em đã trực tiếp hỏi mẹ về những gì em đang suy nghĩ. Không thể kìm hãm tình mẫu tử lâu hơn được nữa, mẹ em đã nói ra những điều khiến day dứt nhưng lại phải âm thầm dấu kín trong lòng bấy lâu. Tuy đã nhận mẹ, nhưng Isa vẫn còn buồn với mẹ… (xem tiếp) |
XIN THA NỢ CHÚNG TÔI NHƯ CHÚNG TÔI CŨNG THA KẺ CÓ NỢ CHÚNG TÔI |
“Xin tha nợ chúng tôi như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng tôi” (Mátthêu 6:12). Người Công Giáo ai ai cũng đều thuộc lòng lời cầu này. Hơn thế nữa còn biết nó phát xuất từ Kinh Lạy Cha, một kinh nguyện duy nhất mà chính Chúa Giêsu đã dạy khi các môn đệ xin Ngài dạy họ cầu nguyện. (xem tiếp) |
VÔ TÂM, VÔ TÌNH HAY ÍCH KỶ, VÔ TRÁCH NHIỆM? |
Nhận và đọc những dòng chữ trên, kèm theo tấm hình bốn mẹ con cùng với những tấm bảng khen của nhà trường, tôi vô cùng xúc động. Hình ảnh và câu chuyện được thuật lại phần nào phản ảnh hiện trạng các gia đình mà ở đó người vợ bị bạc đãi, bỏ rơi, hoặc bị chồng đối xử một cách hững hờ, vô cảm. (xem tiếp) |
TRÁI TIM CHÚA GIÊSU NGUỒN ÊM ÁI DỊU DÀNG |
Những điều kỳ lạ của trái tim |
THÁNH THỂ SUỐI NGUỒN VÀ TUYỆT ĐỈNH TÌNH YÊU |
“Đức Giêsu nói với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (Gioan 6:53-56). |
MAGNIFICAT BÀI CA PHẢN CHIẾU KHUÔN MẶT CỦA ĐỨC MARIA |
Khi nói về cuộc đời cầu nguyện và sống kết hợp với Thiên Chúa của Đức Maria, Thánh Kinh ghi: “Maria lưu giữ những sự việc ấy và suy niệm trong lòng” (Luca 2:19). Cũng như Thánh Giuse, Đức Maria sống kín tiếng và đúng nghĩa chiêm niệm. Tuy nhiên, trong biến cố thăm viếng người chị họ Isave, Mẹ đã phá lệ. Thay vì giữ im lặng, Mẹ còn hân hoan ca tụng Thiên Chúa bằng một bài ca tự phát: Magnificat. Magnificat được đặt tên theo câu đầu trong bản tiếng Latin “Magnificat anima mea Dominum” (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa). “Linh hồn tôi tung hô Thiên Chúa, thần trí tôi mừng vui trong Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi, vì Ngài đã thương đến phận hèn nữ tỳ Ngài.” (xem tiếp) |
TÌNH TRẠNG GIỚI TRẺ VIỆT NAM TỰ TỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỀ PHÒNG |
“Tình trạng tự tử ở thanh thiếu niên 15 - 24 tuổi đã tăng hơn 40% trong 10 năm qua. Tại Việt Nam, thực trạng tự tử ngày càng trẻ hóa và có dấu hiệu gia tăng, trên thực tế con số có thể nhiều hơn so với số liệu thống kê. [1] Trên đây là tài liệu trích dẫn và được phổ biến trên báo điện tử Tuổi Trẻ, ngày 4 tháng 5 năm 2022. Ngoài ra, cũng theo những tài liệu được phổ biến của báo điện tử Kinh Tế & Đô Thị, ngày 27 tháng 3 năm 2022 thì: Theo số liệu của điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên ở Việt Nam lần thứ 2 (do Bộ Y Tế, Tổng Cục Thống Kê, WHO tổ chức năm 2000) trên 10.000 thanh thiếu niên, thực hiện tại 63 tỉnh thành có tới 409 người (4,1%) có ý định tự tử. (xem tiếp) |
TÂM LÝ CẦU TOÀN VÀ SỰ GIÁO DỤC SAI LẦM CỦA PHỤ HUYNH |
-Sầu Đông hôm qua đem sổ điểm về em la cho nó một mẻ. -Nó phạm lỗi gì mà em la nó? -Nó bị một con B. -Em không biết là thang điểm, B đứng hạng nhì không? A,B,C. Làm gì phải la nó, vả lại chỉ có một con B thôi mà. -Em muốn nó được A tất cả. Em muốn nó phải vào được trường giỏi, ra trường thủ khoa và có tương lai. Em một mình nuôi nó ăn học, em có quyền hy vọng điều đó. (xem tiếp) |
CHÚA THÁNH THẦN ĐẤNG BAN ÂN HUỆ, SOI SÁNG TÂM HỒN |
“Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Ðấng Ban sự sống, Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra. Người cùng được phụng thờ và tôn vinh với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con; Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy”. Bằng những lời này, Kinh Tin Kính Công Ðồng Nicene (325) cũng được gọi là Kinh Tin Kính Công Đồng Constantinople I (381) xác định niềm tin về Chúa Thánh Thần, Ðấng là Thiên Chúa thật cùng với Chúa Cha và Chúa Con, trong sự hiệp nhất Ba Ngôi Thiên Chúa. (xem tiếp) |
SAO CÒN ĐỨNG ĐÓ NHÌN TRỜI |
Suy niệm ngày Chúa về trời, thánh Augustine đã nói: “Hôm nay Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta về trời, chúng ta hãy hướng tâm hồn lên trời với Ngài.” Giáo Hội đã dùng tư tưởng này để khuyến khích các tín hữu cầu xin với Người trong ngắm thứ Hai mùa Mừng: “Đức Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được lòng ái mộ những sự trên trời.” (xem tiếp) |
TUỔI GIÀ: CÁI NHÌN VỀ THỜI GIAN VÀ TUỔI TÁC |
Mấy người bạn của tôi nay người này, mai người khác cứ lần lượt rủ nhau từ giã cõi đời. Những người còn lại thì hồi hộp, thấp thỏm: “Bao giờ đến phiên mình?” Vẫn biết rằng có sinh thì phải có tử, nhưng chuyện gì xảy ra trước và sau đó vẫn là điều mà nhiều người thường hay băn khoăn, lo lắng. (xem tiếp) |
MẸ LÀ MẸ NGÀN HOA |
Trải qua bao thế kỷ, Giáo Hội Công Giáo đã dành tháng Năm để đặc biệt tôn kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Không phải chỉ là một ngày, mà toàn tháng Năm. Như mùa Đông qua, tháng Năm được coi như khởi đầu một sức sống mới của vạn vật. Truyền thống dành riêng tháng Năm tôn kính Đức Mẹ bắt nguồn từ việc người Rôma tôn kính nữ thần mùa xuân. Các Kitô hữu ban đầu đã tôn giáo hóa tập tục này, và tổ chức những cuộc rước kiệu hoa và cầu nguyện cho mùa màng phong phú. (xem tiếp) |
VẺ ĐẸP THƯỢNG ĐẾ PHẢN ẢNH TRÊN GƯƠNG MẶT TA |
“Đẹp” trong Từ Điển Tiếng Việt do Nhà xuất bản Hồng Phúc phát hành định nghĩa: 1. Chỉ người có vẻ mặt, hình dáng, cử chỉ, cách đứng ngồi nhìn khoái mắt. 2. Chỉ phong cảnh hay đồ vật có những nét, những màu sắc, những hình ảnh nhìn khoái mắt. 3. Chỉ những hành động gây được thiện cảm vì hợp đạo nghĩa hay có tính cách cao quí. Và Anh Việt Tự Điển của Nguyễn Văn Khôn dịch chữ “beauty” là vẻ đẹp. Sắc đẹp, nhan sắc. Đẹp được nhìn và nhận định dưới lăng kính của thẩm mỹ, văn hóa, tâm lý, xã hội, luân lý và đạo đức xã hội. (xem tiếp) |
CÂY NHO VÀ CÀNH |
Chúa Giêsu, qua trích đoạn Tin Mừng của Thánh Gioan (15:1-8) đã diễn tả về mối tương quan giữa Ngài và các môn đệ qua hình ảnh quen thuộc mà mọi người Do Thái đều biết, đó là hình ảnh cây nho. Ngài là cây nho và chúng ta là cành. |
THÁNH CATHERINE THÀNH SIENA: ĐẶC SỦNG CHỮA LÀNH VÀ HỘ GIÁO |
Nhân loại đang chứng kiến những chia rẽ, xung đột, căng thẳng có thể đưa đến thế chiến thứ ba, trong đó có cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, giữa Israel và Hamas, cũng như sự đối đầu giữa Israel và Iran. Ngoài ra, tình hình eo biển Đài Loan, những tranh chấp tại Biển Đông… Tất cả đang như lò lửa chỉ chực bùng nổ và thiêu rụi trái đất. (xem tiếp) |
GIÁO DỤC CON KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO? |
Trong câu truyện trao đổi về tuổi trẻ và những khó khăn của các bậc phụ huynh trong lãnh vực giáo dục con cái ở thời điểm hiện tại, một người bạn đã hỏi tôi: “Điều gì quan trọng nhất mà những người làm cha mẹ phải dạy cho con mình?” Trong khi tôi còn đang suy nghĩ chưa biết phải nói gì, thì anh đã tự đưa ra câu trả lời: “Có tư tưởng cho rằng là dạy cho đứa trẻ khả năng để biết về những giá trị của tự lập và tự tồn tại”. Và anh đưa ra một dẫn chứng: (xem tiếp) |
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ |
Câu truyện truyền tin của Đức Maria đã được Thánh sử Luca (1:26-38) ghi lại một cách chi tiết và đầy đủ. Trong biến cố này Đức Maria đã trở nên một gương mẫu đức tin cho chúng ta. Người cho chúng ta thấy rằng đức tin không chỉ là hành động chấp nhận, nhưng còn là sự tín thác, trung tín, vâng lời, và phục tùng nữa. Truyền tin được bắt đầu từ phút Tổng Thần Gabriel đến thành Nazareth trước Trinh Nữ Maria, người được Thiên Chúa tuyển chọn để mang thai Đấng Thiên Sai. Sau lời chào mừng, Tổng Thần đã cho Đức Maria biết về Tin Mừng mà nhân loại đang mong đợi. (xem tiếp) |
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI |
Chu kỳ sống của loài ve từ 2-17 năm ngoài hoang dã. Hầu hết cuộc đời của chúng sống như những ấu trùng dưới lòng đất tùy mỗi loại khác nhau. Khi tới thời hạn, chúng bò lên mặt đất, bám vào các thân cây dưới hình dạng một con kén, sau đó trút bỏ cái vỏ kén và trở thành con ve với đôi cánh có thể bay từ cành này qua cành khác, từ cây nọ sang cây kia. Có thể vì tiếng kêu của nó da diết, và nó thường hay xuất hiện vào mùa hè, mỗi khi học trò được nghỉ hè, xa trường, xa thầy cô, xa bạn với nỗi lòng lưu luyến, nên chúng được người Việt gọi là “ve sầu”. Nhạc sỹ Thanh Sơn đã ghi lại những cảm xúc trong đó có nhắc đến loài ve như sau: (xem tiếp) |
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH |
Lòng Thương Xót Chúa: Quà tặng của Phục Sinh |
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH |
Thánh Kinh ghi rõ, Chúa Giêsu đã bị đóng đinh trên đồi Golgotha vào Thứ Sáu Tuần Thánh. Ngài đã chết, đã được các môn đệ an táng trong mộ đá, và ngày thứ ba Ngài đã phục sinh. Biến cố quan trọng này đã được cả bốn Thánh Ký ghi lại: -Sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu. Phúc Âm Thánh Mátthêu Chương 27-28. -Ngôi mộ trống và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Phúc Âm Thánh Luca 24:1-9. -Chúa Giêsu phục sinh. Phúc Âm Thánh Marcô 16:1-8. -Chúa Giêsu chết và phục sinh. Phúc Âm Thánh Gioan 16:16-23. (xem tiếp) |
MẸ ĐỨNG DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ VÀ CHÚNG TA CHIÊM NGẮM MẸ Ở ĐÓ |
Hôm nay là Thứ Sáu Tuần Thương Khó, Giáo Hội gọi là Lễ Mẹ Sầu Bi, the Addolorata [Đức Mẹ Sầu Bi]. Lòng Sùng Kính này của Dân Chúa đã có lịch sử từ hàng trăm năm trước. Nhiều bài Thánh Ca đã được viết lên nhằm tôn vinh Đức Mẹ Sầu Bi: Mẹ đứng dưới chân thập giá, và chúng ta chiêm ngắm Mẹ đau khổ ở đó. Lòng sùng kính Kitô Giáo đã nối kết những đau thương của Đức Mẹ và kể đến “bẩy niềm đau”. Thứ nhất, chỉ 40 ngày sau khi Chúa Giêsu giáng trần, lời tiên tri của Simêon đã nói về một lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn Mẹ (Cf. Luca 2:35). Niềm đau thứ hai là cuộc trốn chạy qua Ai Cập để cứu mạng sống của Con (Cf. Matheu 2:13-23). Niềm đau thứ ba là những ngày lo lắng khi Trẻ (Giêsu) ở lại trong Đền Thờ (Cf. Luca 2:41-50). Niềm đau thứ tư khi Mẹ gặp Chúa Giêsu trên đường lên Núi Sọ (Cf. Gioan 19:25). (xem tiếp) |
NHỜ ĐƯỢC CHẾT NHƯ NGƯỜI ĐÃ CHẾT |
Thứ Sáu Tuần Thánh. Đồi Golgotha. Cây thập tự. Không gian, thời gian và vật dụng ấy nhắc tôi về cái chết đau thương, đầy nhục nhã của Đức Giêsu Cứu Thế. Ngài bị đóng đanh và chết trên thập giá. Nhưng cái chết của Người thực sự đem lại cho tôi điều gì? Tại sao tôi phải xót xa và thương cảm? Thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Rôma (6:3-11) đã trả lời tôi về những gì mà tôi đang suy tư, khi liên kết cái chết của Chúa Giêsu với cái chết của người Kitô hữu qua Bí Tích Thánh Tẩy: (xem tiếp) |
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA |
Trong những ngày trước cuộc khổ nạn, một biến cố mà cả 4 thánh sử đều thuật lại, đó là Chúa Giêsu được một phụ nữ đã xức dầu thơm trên đầu và chân Ngài (Mátthêu 26:6-13; Marcô 14:3-9; Luca 7:36-50; Gioan 12:1-8). Chi tiết hơn thì việc Chúa được xức dầu thơm trên đầu do Thánh Marcô 14:3 và Thánh Mátthêu 26:6 tường thuật. Và việc Ngài được xức chân và người phụ nữ đó dùng tóc mình mà lau là do Thánh Luca 7:38 và Thánh Gioan 12:3 thuật lại. Vậy người phụ nữ ấy là ai? |
CON LỪA |
Mỗi lần Chúa Nhật Lễ Lá mở đầu Tuần Thánh, Giáo Hội lại cho đọc những trình thuật về cuộc khải hoàn của Chúa Giêsu vào Thành Thánh Giêrusalem. Gọi là cuộc khải hoàn, nhưng đúng hơn, đây là hình ảnh của việc chiếm ngự tâm linh mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện khi ngài chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Một hình ảnh của cuộc chiến thắng tinh thần. Cả người chiến thắng và những người tham dự vào cuộc chiến thắng này rất đơn sơ, khiêm tốn, hiền lành, và nhẫn nhục. (xem tiếp) |
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM |
“Khi đến gần làng Bethphage, bên triền núi gọi là Ôliu. Người sai hai môn đệ và bảo: “Các anh đi vào làng trước mặt kia. Khi vào sẽ thấy một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh tháo dây ra và dắt nó đi. Và nếu có ai hỏi: “Tại sao các anh tháo lừa người ta ra, thì cứ nói: “Chúa cần đến nó!” Hai người được sai ấy ra đi và thấy y như Người đã nói. Các ông đang tháo dây lừa, thì những người chủ con lừa nói với các ông: “Tại sao các anh lại tháo con lừa ra?” Hai ông đáp: “Chúa cần đến nó” (Luca 19:29-34). (xem tiếp) |
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC |
Thánh Giuse là một vị thánh cao cả và vỹ đại nhất trong Giáo Hội Công Giáo. Hình ảnh của ngài luôn gắn liền với hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria và Chúa Giêsu, Đấng cứu chuộc nhân loại. Tuy nhiên, sự cao cả và vỹ đại của Ngài không được những tài liệu, sách báo do con người ghi chép, nhưng tiềm ẩn trong Thánh Kinh Tân và Cựu Ước. (xem tiếp) |
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN |
“Tình mất vui khi đã vẹn câu thề |
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU |
Chúa Giêsu sau khi chịu Phép Rửa trên sông Gordan, Ngài được Thánh Thần đưa vào sa mạc, ở đó 40 ngày ăn chay và chịu Satan cám dỗ. Để tìm hiểu những cám dỗ ấy của Ngài, cũng như chúng có ý nghĩa gì trong đời sống tâm linh của chúng ta, đặc biệt trong Mùa Chay Thánh này. Sau đây là bài viết của cha Thomas G. Weinandy, OFM, Cap., một nhà thần học, một nhà trước tác và cựu thành viên trong Ủy Ban Thần Học Thế Giới của Vatican, phổ biến trên The Catholic Thing, Feb. 18, 2024 qua đề tài “The Temptations of Jesus” (Những Cám Dỗ Của Đức Giêsu). (xem tiếp) |
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG |
Chúa Giêsu đã đem ba môn đệ là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cao, ở đó Chúa biến hình trước mặt các ông (x. Marcô 9:2-10). |
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN? |
Cứ mỗi lần gặp một cặp vợ chồng đang trong thời gian thử thách để mong hàn gắn đổ vỡ, những câu nói thường xuyên mà tôi nghe, phần lớn là từ phía phụ nữ, đại khái: Chồng tôi/chồng em thuộc loại người trăng hoa, dễ bị say nắng, và có những liên hệ tình cảm với nhiều phụ nữ khác. Hoặc, đàn ông là thứ ham mới, nới cũ, thích của lạ, dễ bị hút hồn bởi những thiếu nữ, những đàn bà trẻ đẹp. (xem tiếp) |
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ |
Anh chị em thân mến! |
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA |
Ba cột trụ truyền thống của Mùa Chay là cầu nguyện, chay tịnh và làm phúc bố thí. Nhờ thực hiện những việc này, chúng ta sẽ tiến tới mối tương quan gần gũi hơn với Thiên Chúa. Nhưng để đạt được sự gần gũi, thân mật ấy, con người cần phải Thống Hối và Trở Về với Ngài. Hai đòi hỏi cần thiết này không thể bỏ qua, vì được chính Thánh Kinh nhắc đến. Vậy tôi thống hối những gì và trở về với ai? Trong hôn nhân, vợ chồng sống với nhau quan trọng là hai chữ “hòa thuận”. (xem tiếp) |
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!” |
Vợ chồng xưng hô với nhau bằng Chồng ơi – Vợ ơi, Bố ơi – Mẹ ơi, Anh ơi – Em ơi, hoặc Mình ơi thì đến già vẫn yêu thương mặn nồng, kẻ thứ 3 khó có chỗ chen chân vào. Những từ ngữ trên là cách gọi vừa thể hiện chủ quyền sở hữu, trách nhiệm, và tình cảm mà cả hai dành cho nhau. Trong những cách vợ chồng gọi nhau, gọi nhau bằng “mình”, là cách gọi thân thương nhất, nhẹ nhàng nhất, và thấm đậm tình cảm nhất. Trong hôn nhân, vợ chồng sống với nhau quan trọng là hai chữ “hòa thuận”. (xem tiếp) |
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ |
Thống kê cho thấy, ngày nay rất nhiều phụ nữ chọn sống độc thân, không lấy chồng và sinh con. Lý do vì họ muốn được tự do theo đuổi những giấc mộng riêng tư, vì không muốn chịu ràng buộc với trách nhiệm làm vợ và làm mẹ. Nhưng tự thâm tâm và bản năng, người phụ nữ luôn muốn có một người chồng và được làm mẹ. Mặc dù phong trào nữ quyền đã được khởi xướng và phổ biến rộng rãi trong thế kỷ vừa qua, cho đến nay phong trào này vẫn chưa được coi là đạt thành quả. Tại nhiều nơi, nó còn bị hiểu lầm, bị lợi dụng để chính trị hóa làm đảo lộn trật tự xã hội, phá đổ nền tảng gia đình, coi thường giá trị hôn nhân. (xem tiếp) |
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG! |
Qua hai câu Thánh Kinh ngắn gọn, Thánh Ký Marcô đã vẽ ra hai khuôn mặt trái ngược nhau về Chúa Giêsu: “Người trở về nhà và đám đông lại kéo đến, thành thử Người và các môn đệ không sao ăn uống được. Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí.” (3:20-21) |
LỄ HIỂN LINH |
Ba nhà chiêm tinh hoặc đạo sỹ (magi). Các ngài là Caspar hay Caspas, Jaspas, Gathaspa. Melchior hay Melichior. Và Balthasar hay Balthazar, Balthassar hoặc Bithisarea. Các ngài đã lận lội đường xa đến thờ lạy Đức Kitô vừa giáng sinh. “Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người” (Mt 2:2). Ngôi sao dẫn đường cho các ngài theo truyền thống được gọi là Ngôi Sao Belem. Chữ magi là số nhiều của chữ magus trong tiếng Latin xuất phát từ tiếng Hy Lạp magos chỉ về những người khôn ngoan, thông thái và những vị vua. Họ cũng được cho là những tư tế Ba Tư, và rất thông thạo thiên văn. (xem tiếp) |
LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA |
Anh chị em thân mến! |
THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH |
“Ngài đã trở nên một trẻ thơ, để Ngôi Lời có thể được chúng ta nắm bắt. Bằng cách này, Thiên Chúa dạy chúng ta yêu thương những người bé mọn… Ngài dạy chúng ta yêu những ai yếu đuối.” Trong bài giảng dưới đây, Đức Thánh Cha đã lưu tâm đến những trẻ em bị lạm dụng, xâm phạm, bao gồm những thai nhi bị giết hại, cũng như những ai bị xúc phạm vì nghèo khó. Ngài kêu gọi chúng ta nhớ đến những món quà mà chúng ta cần phải có cho những người nghèo trong Mùa Giáng Sinh. (xem tiếp) |
THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI |
“Ngài đã trở nên một trẻ thơ, để Ngôi Lời có thể được chúng ta nắm bắt. Bằng cách này, Thiên Chúa dạy chúng ta yêu thương những người bé mọn… Ngài dạy chúng ta yêu những ai yếu đuối.” Trong bài giảng dưới đây, Đức Thánh Cha đã lưu tâm đến những trẻ em bị lạm dụng, xâm phạm, bao gồm những thai nhi bị giết hại, cũng như những ai bị xúc phạm vì nghèo khó. Ngài kêu gọi chúng ta nhớ đến những món quà mà chúng ta cần phải có cho những người nghèo trong Mùa Giáng Sinh. (xem tiếp) |
TRÁI TÁO NOEL* |
Thấm thoát mà đã 2023 lần kỷ niệm ngày Giêsu giáng trần. Mỗi năm mỗi khác, và mỗi nơi cũng mỗi khác. Có những năm trời mưa, giông bão, tuyết rơi. Có những năm thanh bình, và cũng có những năm chiến tranh. Riêng tại quê hương Việt Nam tuy hết chiến tranh nhưng lại chưa có thanh bình! Cái thanh bình, yên tĩnh của lòng người mà ngày ngày phải đối phó với những biến loạn về luân lý, đạo đức, văn hóa, kinh tế, xã hội, và cả chính trị nữa. Nhiều nơi người ta mừng Giáng Sinh một cách nhộn nhịp, tưng bừng. (xem tiếp) |
VỢ CHỒNG NÊN NGỦ CHUNG HAY NGỦ RIÊNG? |
“Chim quyên ăn trái nhãn lồng, |
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI |
Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ Latin đang hân hoan cử hành thánh lễ trọng thể kính đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ. Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội là một trong 4 đặc ân mà Thiên Chúa chỉ ban cho một mình Đức Mẹ, gồm: Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội, Trọn Đời Đồng Trinh, Mẹ Thiên Chúa, và Hồn Xác Về Trời. Với lý luận tự nhiên, con người không dễ đón nhận những đặc ơn này, và vì thế, Giáo Hội đã tuyên tín, và buộc rằng đây là những điều phải tin mặc dù trí khôn cũng như sự hiểu biết thông thường không thể giải thích được. (xem tiếp) |
NHỮNG CÂY NẾN MÙA VỌNG |
Giáo Hội đã bước vào Mùa Vọng, 4 Chúa Nhật chuẩn bị đón mừng biến cố trọng đại là kỷ niệm ngày hạ sinh của Chúa Cứu Thế. Ngài đến với trần gian qua hình hài một trẻ sơ sinh, và mang thân phận con người. Ngài chính là Emmanuel (Mt 1:23), có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Thánh Phaolô Tông Đồ diễn tả về Ngài: “Ngài trở nên giống như con người ngoại trừ tội lỗi” (Hebrews 4:15). Biến cố lịch sử ấy đã diễn ra giữa đêm đông giá lạnh tại đồng quê Belem, hơn 2000 năm trước. (xem tiếp) |
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ |
Advent xuất phát từ tiếng Latin là adventus có nghĩa là đang đến, đang tới gần. Theo lịch phụng vụ, đây là thời gian mong chờ và chuẩn bị đón mừng Sinh Nhật của Đức Giêsu Kitô trong đêm Giáng Sinh, và ở một nghĩa khác, nhắc nhở chúng ta hướng tới ngày trở lại lần thứ hai của Ngài. Mùa Vọng kéo dài qua 4 tuần lễ với 4 Chúa Nhật Mùa Vọng. Mỗi Chúa Nhật mang một ý nghĩa: Hy Vọng, Bình An, Vui Mừng, và Yêu Thương. Mùa Vọng mong chờ Chúa đến lần thứ hai kéo dài suốt cuộc sống người Kitô hữu. (xem tiếp) |
CHÚA GIÊSU LÀ VUA |
1. "Giêsu Nazareth, Vua Do Thái". Đây là danh hiệu được đóng trên thập giá. Liền trước khi Đức Kitô tắt thở, một trong hai người bị hành hình thập giá cùng Ngài đã thưa với Ngài: "Lạy Ông Giêsu, xin nhớ đến tôi khi về nước của ngài". Nước gì? Điều mà người này xin rõ ràng không phải là một quốc gia trần thế, nhưng là một cái gì khác. |
SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN |
Thomas Merton, OCSO (1915-1968), linh mục, đan sỹ chiêm niệm, nhà văn, thần học gia, nhà huyền bí, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và học giả trong giới tu hành người Mỹ. Ngài đã viết một cuốn sách rất nổi tiếng “No Man Is an Island” (Không Ai Là Một Hòn Đảo), trình bày về những nhãn quan tinh thần của con người, trong khi đi tìm ý nghĩa cho sự tồn tại cuộc sống, và sống một cuộc sống sung mãn, trọn vẹn và giá trị. Một trong những điểm nổi bật quan trọng đó là con người không thể tự mình có mặt trên cõi đời này, và không một mình tồn tại như một động vật cô đơn, lạc lõng. Điều này dẫn ta đến một ý nghĩa cao đẹp của lòng biết ơn, của tình liên đới, và sự cống hiến của mỗi người trong cuộc sống. (xem tiếp) |
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM |
"Tiếng nhạc oai hùng vang trên khắp cõi trời Việt Nam. Tiếng lòng tha thiết con dân nước Nam hòa khúc khải hoàn ca. Đồng thanh ta hát khen mừng bao Đấng Anh Hùng xưa đã thắng gian lao tòa cao chói lói trên trời hiển vinh muôn đời. Đồng thanh ta hát khen mừng bao Đấng Anh Hùng. Nay chiến thắng khải hoàn trên nơi phúc vinh sáng ngời". [1] |
NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”? |
“Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc”. Tôi đã nghe tên nhóm này từ lâu, và cũng đã đọc qua một số tài liệu, xem một vài băng video của nhóm. Người khen cũng có mà phê bình cũng nhiều, chung qui cũng chỉ vì bốn chữ “tâm linh” hay “mù quáng”. Khi niềm tin đặt đúng chỗ, đúng người nó sẽ dẫn ta đi đến một đời sống tâm linh phong phú, thánh thiện, và bình an. Ngược lại, nếu nó bị đặt sai chỗ, sai người, nhất là khi bị lợi dụng, bị khống chế bởi những hành động và quan điểm sai lầm, niềm tin sẽ dẫn ta đến mê tín, dị đoan, cuồng tín, hay lạc giáo. Linh mục Mátthêu Nguyễn Khắc Hy, P.S.S, Giám Đốc Chủng Viện Mẹ Lên Trời (Rector of Assumption Seminary) tại San Antonio, Texas, một nhà thần học đã gọi nhóm này là “lạc giáo”. (xem tiếp) |
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA |
Trong ngày cung hiến đền thờ Giêrusalem, vua Salomon đã thưa với Thiên Chúa rằng: “Trên trời không có đủ chỗ sao lạy Chúa là Thiên Chúa. Làm sao Ngài lại có thể ngự trên trái đất trong ngôi đền mà con đã xây dựng này?” Và ông đã dâng lời cầu xin: “Đây là đền thờ nơi Ngài đã chọn để được thờ phượng. Xin Chúa hãy nhìn đến nó ngày đêm và lắng nghe khi con hướng về đó và cầu nguyện” (1 Các Vua 8:22-26). Dưới thời vua Solomon, đền thờ Giêrusalem đã được nổi bật với vai trò quan trọng, cao cả, và thiêng liêng cả về mặt tôn giáo, chính trị, và xã hội. Ngày nay Giêrusalem còn là biểu tượng của ba tôn giáo độc thần lớn nhất gồm Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo. (xem tiếp) |
CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN |
Chào người “không tên”. Chính ra người hỏi nên cho biết tên để tiện xưng hô, nhưng thôi, thông cảm cho là vì có nhiều chuyện bối rối nên quên tên. Và vì vậy tạm gọi là “Người không tên”. Đọc xong lá thư mà cứ tưởng “người không tên” là “ma sơ”. Nào là yêu Chúa, gần Chúa. Nào là đi lễ, đọc kinh. Lại thêm cái tội bối rối là cứ nghĩ mình làm điều gì xấu nên bị Chúa phạt. Nhưng cũng có thể là một cô gái đang trong độ tuổi dậy thì, thầm yêu, trộm nhớ. Tương tư người yêu đến nỗi không còn chỗ cho việc học hành, việc nhà thờ, nhà thánh. Kết quả là phần đạo đức sa sút, học lực càng ngày càng đi xuống, tâm tính mặc cảm, chán nản, và buông xuôi. (xem tiếp) |
TÔI TIN! |
“Tôi tin Giáo Hội duy nhất Thánh Thiện, Công Giáo, và Tông Truyền”. |
THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH? |
Tuổi trẻ tôi rất say mê đọc truyện các thánh. Cho đến nay, tôi vẫn còn nhớ nhiều vị với những chi tiết về gia đình, tuổi thơ, đời sống, ơn gọi và những nhân đức của các ngài. Tôi tự hỏi, so với các ngài, liệu mình có thể nên thánh được hay không? Chắc là không, vì làm sao mà bắt chước nổi những nhân đức phi thường ấy. Đặc biệt là các vị tử đạo, đấng bị lột da, đấng bị cắt từng miếng, đấng bị nướng chín, đấng bị voi dày, đấng bị ngựa xé, và thông thường nhất là bị chém đầu. Trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, ước tính có đến 10.000 vị thánh, mặc dù tên tuổi và lịch sử của một số vị đã bị thất lạc theo thời gian. [1] (xem tiếp) |
THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU |
Trong các lớp Giáo Lý Tân Tòng, câu hỏi liên quan đến đạo hiếu của người Công Giáo thường được nêu lên, theo đó, đa số các Phật tử cho rằng những người Công Giáo không thắp nhang, cúng bái ông bà, tổ tiên, hoặc cha mẹ đã khuất là một hành vi bất hiếu, lỗi phạm đến những người đã khuất. Và câu trả lời là đạo Công Giáo không chỉ tôn kính, thảo hiếu, biết ơn tổ tiên, ông bà và cha mẹ, cả khi còn sống và sau khi đã qua đời mà hành động này còn là một “lề luật”, một đòi hỏi cần thiết. (xem tiếp) |
THÁNH SỬ LUCA |
Thánh Luca (Luke), tác giả Tin Mừng thứ ba và sách Tông Đồ Công Vụ (Acts). Sinh tại Antioch, Syria, Đế Quốc Roma, ngày nay là Antakya, Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) vào giữa năm 1AD và 16 AD. Qua đời tại Thebes, Boeotia, Achaea, Đế Quốc Roma, nay là Thebes, Hy Lạp (Greece), giữa năm 84 AD và 100 AD. Hưởng thọ 84 tuổi. Bổn mạng giới y sỹ, bác sỹ và họa sỹ. Lễ kính ngày 18 tháng 10. Sơ lược tiểu sử: (xem tiếp) |
ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ LINH HỒN BẤT TỬ |
Hơn một tháng trước ,Thứ 6, ngày 8 tháng 9 năm 2023, Lm. Trần Mạnh Hùng, STD, đã gửi cho tôi bài viết của ngài: “Các Nhà Khoa Học Tạo Ra Mô Hình Phôi Người Bằng Tế Bào Gốc”. Đây là bài tham luận nghiêng đạo đức sinh học, đạo đức xã hội, luân lý và thần học, vì việc tạo ra mô hình phôi thai bằng tế bào gốc sẽ là những bước đầu dẫn đến khả năng có thể sao bản (cloning) con người. (xem tiếp) |
KHẨU NGHIỆP! |
Câu truyện sau đây được một người thân kể lại có liên quan đến hai chữ “khẩu nghiệp”, với lời nhắn là ai đó, xin đừng tạo nghiệp cho mình bằng cách làm tổn thương người khác. Chị sinh ra trong một gia đình giầu có và đông anh chị em. Tuy cùng cha, nhưng gia đình có nhiều “mẹ”, nên mặc dù anh chị em thương yêu nhau, vẫn không tránh khỏi những khác biệt về tâm lý, suy nghĩ, và hành động. Điều này dễ hiểu vì mỗi dòng con đều thừa hưởng tính di truyền của cả cha lẫn mẹ. (xem tiếp) |
THIÊN THẦN LÀ AI? CÁC NGÀI ĐƯỢC TẠO DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ? |
Mỗi khi đọc Kinh Tin Kính đến câu: “Tôi tin kính một Thiên Chúa toàn năng, Đấng tạo thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình”, chúng ta thường nghĩ đến những tạo vật vô hình là các thiên thần. Vậy thiên thần là ai? Các ngài được dựng nên để làm gì? Và làm cách nào chúng ta có thể biết được các ngài cũng như những sinh hoạt của các ngài? (xem tiếp) |
“LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH GIÚP TA VƯỢT THOÁT KHỎI HỎA NGỤC” |
Hôm 8 tháng 9 năm 2023 lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, trong lúc nguyện ngắm buổi sáng trước Thánh Lễ, tôi đã dùng cuốn sách Vinh Quang Mẹ Maria (The GLORIES of MARY) của Thánh Alphonsus De Liguori làm tư tưởng cho phần suy niệm. Và tôi đã cùng ngài suy niệm câu: “Đến sau cõi đời này, xin Mẹ cho chúng con được thấy Chúa Giêsu quả phúc của lòng Mẹ” (Et Jesum benedictum fructum ventris tui nobis post hoc exilium obstande) trong kinh Lạy Nữ Vương. Để củng cố niềm tin vào tình thương và quyền năng của Đức Mẹ, ngài viết: “Ai có lòng sùng kính Đức Mẹ, sẽ không bị hư mất đời đời”. Thánh nhân đã dùng các chứng từ của nhiều vị thánh để chứng minh xác tính của mình; đặc biệt bằng câu truyện sau đây: (xem tiếp) |
CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN |
Theo truyền thống đã có từ những thế kỷ đầu, Giáo Hội Công Giáo tôn kính 7 Tổng Thần có tên là Michael, Gabriel, Raphael, Uriel, Camael, Jophiel, and Zadkiel. Ba vị đầu là Michael, Gabriel và Raphael được đặc biệt tôn tính đối với Kitô Giáo Latin, trong khi đó các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương kính nhớ cả 7 vị. (xem tiếp) |
CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ SỐNG VÀ CHẾT NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHÚA VỀ TRỜI? * |
Trong những ngày đầu của biến cố Tin Mừng, Chúa Giêsu đã đích thân tuyển chọn 12 người để cộng tác với Ngài. Thánh Luca ghi lại: “Trong những ngày ấy, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện, và suốt đêm, Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Sáng ngày, Người gọi các môn đệ và chọn mười hai vị mà Người gọi là Tông đồ: Ðó là Simon, mà Người đặt tên là Phêrô, và em ông là Anrê, Giacôbê và Gioan, Philipphê và Bartôlômêô, Matthêu và Tôma, Giacôbê con ông Alphê và Simon cũng gọi là Nhiệt Thành, Giuđa con ông Giacôbê và Giuđa Iscariot là kẻ phản bội” (Lk 6:12-16). Vậy “các tông đồ đã sống và chết như thế nào sau khi Chúa về trời?” (xem tiếp) |
TẠI SAO THA NHƯNG LẠI KHÔNG QUÊN. LÝ DO? |
Sau khi đọc bài “KHI THA THỨ LÀ TỰ THA CHÍNH MÌNH”, một độc giả đã email phản ảnh ý kiến của mình. Ông viết: “Bài học này tôi đã học mãi mà chưa thuộc. Tha đã khó mà quên những điều người khác làm cho mình phải khổ, phải thiệt thòi, hoặc phải mất danh dự thì càng khó hơn”. Và ông kết luận: “Nhưng cũng phải học bài cho đến khi thuộc. Có điều là học bao lâu thì vẫn chưa biết!”. (xem tiếp) |
KHI THA THỨ LÀ TỰ THA CHO CHÍNH MÌNH |
“Tha thứ là tự tha cho chính mình”. Tư tưởng này xem ra như không hợp với suy nghĩ và lối sống của nhiều người. Làm gì có chuyện tha cho kẻ cướp chồng mình, kẻ phản bội mình vì một người đàn bà khác, kẻ cướp của, giết hại cha mẹ, anh chị em mình, hoặc kẻ tham ô khiến mình phải mất đất, mất nhà, mất việc làm để rồi đến nỗi táng gia bại sản, thân bại danh liệt, gia đình đổ vỡ, con cái nheo nhóc, lâm cảnh tù tội… mà lại nói đó là tự tha cho chính mình. Phải “mắt đền mắt, răng thế răng”, “ăn miếng, trả miếng” mới công bằng! (xem tiếp) |
DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ CHÚA GIÊSU |
“Lạy Chúa, khi Ðức Kitô chịu treo trên thập giá, Chúa đã muốn cho Thánh Mẫu của Người đứng kề bên mà thông phần đau khổ.
Xin cho Hội Thánh Chúa biết noi gương Thánh mẫu mà kết hiệp với Ðức Kitô chịu khổ hình, để mai ngày được phục sinh vinh hiển cùng với Ðức Kitô là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa,
hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời”. [1] |
KẺ THÙ CỦA ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN LÀ TÍNH ÍCH KỶ |
Hôn nhân là một đời sống hạnh phúc. Nó chính là nền tảng của gia đình, của xã hội, và cả tôn giáo nữa. Bởi đó hôn nhân có rất nhiều kẻ thù. Thoạt nhìn vào những đổ vỡ của hôn nhân, người ta thường cho rằng kẻ thù của nó là những tệ nạn của xã hội: rượu chè, nghiện hút, cờ bạc, và lăng nhăng trai gái. Một số nguyên nhân khác bao gồm: vợ chồng ghen tương, lười biếng, thiếu trách nhiệm, nếp sống gia trưởng, và bạo hành trong gia đình. Thật ra, tất cả những thứ đó đều là cớ để dẫn đến đổ vỡ, chia lìa và ly tán cuộc sống hôn nhân. Nhưng cốt lõi, nguyên nhân chính là do mỗi người trong cuộc: do người vợ, do người chồng, và dĩ nhiên là do cả hai. Và nó phát xuất từ “Tính Ích Kỷ”. (xem tiếp) |
MỪNG SINH NHẬT MẸ |
Hôm nay (8 tháng 9 năm 2023) lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, trong lúc nguyện ngắm buổi sáng trước Thánh Lễ, tôi đã dùng cuốn sách The GLORIES of MARY (Vinh Quang Mẹ Maria) của Thánh Alphonsus De Liguori làm tư tưởng cho phần suy niệm. Trong phần tài liệu, tôi đã đọc bài viết của thánh nhân, và cùng ngài suy niệm câu: “Et Jesum benedictum fructum ventris tui nobis post hoc exilium obstande” (Đến sau cõi đời này, xin Mẹ cho chúng con được thấy Chúa Giêsu quả phúc của lòng Mẹ) của kinh Lạy Nữ Vương. Ở chương này, thánh Alphonsus đã dùng các chứng từ của nhiều vị thánh để củng cố niềm tin vào tình thương và quyền năng của Đức Mẹ, ngài viết: “Ai có lòng sùng kính Đức Mẹ, sẽ không bị hư mất đời đời.” Và để chứng minh điều này, ngài đã kể lại câu truyện sau đây: (xem tiếp) |
SINH NHẬT ĐỨC TRINH NỮ MARIA |
Ngày 8 tháng Chín, toàn thể Giáo Hội Công Giáo hân hoan mừng Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Chúa Cứu Thế, Mẹ Giáo Hội, và “mẹ” của mỗi người chúng ta. Sinh Nhật Đức Maria có khởi nguồn từ lễ thánh hiến một đền thờ của Đức Mẹ là Thánh Đường Thánh Anna ở Jerusalem vào thế kỷ thứ 6. Truyền thống cho rằng, đây là ngôi nhà của ông Joachim và bà Anna, cha mẹ của Đức Maria. (xem tiếp) |
LÝ DO TẠI SAO PHỤ NỮ NGÀY NAY KHÔNG MUỐN LẤY CHỒNG? |
Lấy chồng thì không muốn lấy nhưng vẫn muốn có bồ. Lập gia đình thì không nhưng vẫn sống chung với người yêu, với bạn trai và vẫn sinh con. Đây là hiện tượng đang thu hút giới trẻ và trở thành một xu thế (mentality) mới của xã hội. Câu hỏi được đặt ra là tại sao phụ nữ ngày nay không thích lấy chồng? Đâu là những lý do? (xem tiếp) |
NĂM TRINH NỮ KHỜ DẠI |
Chúng ta đã nhiều lần đọc hoặc nghe về dụ ngôn Mười Cô Trinh Nữ chuẩn bị để đón chàng rể, được kể lại trong Phúc Âm Thánh Mátthêu (25:1-12). Theo truyền thống cổ xưa, trong đám cưới của người Do Thái, chàng rể cùng với một số bạn thân sẽ rời nhà mình để đến nhà cô dâu, ở đây một số những nghi lễ sẽ được cử hành. Mười trinh nữ là những phù dâu. Họ phụ giúp cô dâu chuẩn bị đón chàng rể khi chàng rể đến nhà cô dâu. (xem tiếp) |
CHÌA KHÓA MỞ CÁNH CỬA HẠNH PHÚC CỦA HÔN NHÂN |
Hôn nhân là một đời sống, một dòng chảy. Nó theo ta mọi ngày trong suốt cuộc đời. Nó được dệt bằng một chuỗi dài nối tiếp giữa những vui buồn, sung sướng, vất vả, hạnh phúc và thử thách. Nó không phải là một cái gì mà con người có thể mua bán, đổi chác, hoặc sở hữu. Nó luôn luôn ở trong thể động, và tùy thuộc vào người sống với những giây phút ấy của cuộc đời họ. Bằng một cái nhìn tâm lý, hôn nhân là một nối kết, một sự hòa nhập, và tan biến giữa hai con người, mà hai người ấy lại đến từ hai thế giới hoàn toàn khác nhau. Tiến Sỹ John Gray đã trình bày hai thế giới ấy trong tác phẩm nổi tiếng của ông, nhan đề: “Men are from Mars, Women are from Venus (Đàn ông đến từ Hỏa Tinh, đàn bà đến từ Kim Tinh). (xem tiếp) |
CHÚNG TA ĐƯỢC SINH RA BẰNG LỜI CHÂN THẬT |
Để hiểu hơn về ý nghĩa của những lời này, tưởng cũng nên biết sơ qua về Tông Đồ Giacôbê trước khi chúng ta đọc và suy ngắm những gì mà ngài đã viết. Thánh Giacôbê còn được gọi là Giacôbê Cả hay Giacôbê Tiền, là một trong 12 tông đồ của Chúa Giêsu. Tên Giacôbê Cả hay Giacôbê Tiền của ngài là để phân biệt ngài với một tông đồ khác cũng có tên là Giacôbê. Ông này được gọi là Giacôbê Hậu hay Giacôbê Thứ. Theo Thánh Kinh , ngài là tông đồ thứ hai đã chết, và là tông đồ thứ nhất được phúc tử đạo. Ngài chết sau Giuđa Iscariot, kẻ đã bán Chúa và treo cổ tự tử. (xem tiếp) |
NHỮNG LÝ DO KHIẾN CON CÁI KHÔNG NGHE LỜI CHA MẸ |
Nếu có lần bạn phải giơ tay lên trời, đỏ mặt, tía tai, rồi hằm hằm la lối với con: “Tại sao mày không nghe lời tao?Tại sao mày cứ cãi tao?” Và nếu điều đó xảy ra thì bạn đừng bỡ ngỡ, vì bạn không phải là người duy nhất đã hành động như vậy. Và con cái bạn cũng không phải là những đứa trẻ duy nhất không vâng lời hoặc cãi trả cha mẹ! Nhưng điều mà chúng ta cần tìm hiểu trong vai trò làm cha mẹ là: Tại sao? Đâu là những lý do khiến cho con cái không nghe lời chúng ta? (xem tiếp) |
NGHÈO CÓ PHẢI LÀ DO CHÚA PHẠT? |
Mình nghèo có phải là Chúa phạt con không vậy chú? Tại sao Chúa để nhà con sảy ra nhiều chuyện đến như vậy? Ng Hà Góp ý: Nghèo, khó khăn, và thử thách là những vấn nạn mà mọi người, mọi gia đình thường gặp phải trong cuộc đời. Quan niệm nhà Phật gọi đời là “bể khổ!” Còn trong kinh Lạy Nữ Vương, chúng ta đọc thấy những lời này: “Chúng con, con cháu Evà ở chốn khách đầy kêu đến cùng Bà, chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn Bà thương”. Tóm lại đã mang kiếp nhân sinh, không ai tránh khỏi cảnh nghèo và cũng ít ai tránh gặp phải những khó khăn, thử thách. (xem tiếp) |
ĐỨC TRINH NỮ MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI |
Đức Maria hồn xác lên trời là một trong bốn tín điều về Đức Mẹ. Bốn tín điều đó gồm: Mẹ Thiên Chúa, Đầu Thai Vô Nhiễm Tội, Trọn Đời Đồng Trinh, và Hồn Xác Lên Trời. Tất cả những tín điều này đều đặt nền tảng trên Thánh Kinh, truyền thống Giáo Hội, và suy niệm thần học. Tín Điều Mẹ Hồn Xác Lên Trời được định tín do Đức Giáo Hoàng Piô XII, ngày 1 tháng Mười Một, 1950 bằng hiến chế Munificentissimus Deus (Thiên Chúa vô cùng vinh hiển). Theo đó: “Sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế, Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa vừa vô nhiễm vừa mãi mãi đồng trinh, đã được đưa vào vinh quang thiên quốc cả hồn lẫn xác.” (xem tiếp) |
BÀI GIẢNG LỄ TRỌNG KÍNH ĐỨC TRINH NỮ MARIA LÊN TRỜI CỦA ĐỨC THÁNH CHA BENEDICT XVI |
Chư huynh đáng kính trong hàng Giám Mục và Linh Mục |
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ - THÁNH LỄ BẾ MẠC NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI |
Sau những ngày hào hứng này, chắc chắn là chúng ta muốn nhắc lại những lời của Tông Đồ Phêrô trên núi Biến Hình: “Lạy Chúa, chúng ta ở đây thì tốt quá!” (Mt 17:4). Đúng vậy, thật tốt biết bao được chia sẻ kinh nghiệm này với Chúa Giêsu và với những người khác, và chúng ta vui mừng cùng nối kết trong lời cầu. Vâng, trong sự thức tỉnh của những ngày đầy tràn hồng ân này, chúng ta cũng có thể hỏi một câu hỏi quan trọng: Chúng ta sẽ mang gì khi chúng ta xuống núi để sống những ngày sống thường nhật của chúng ta? (xem tiếp) |
CHÚA BIẾN HÌNH TRÊN NÚI TABOR |
Những hình ảnh cổ nhất diễn tả việc Chúa Giêsu biến hình có từ thế kỷ thứ Sáu được tìm thấy trong tu viện St. Catharine ở Siani, đã diễn tả những gì mà thánh ký Matthêu đã ghi lại trên núi. Theo truyền thống thì Chúa Giêsu đã biến hình trên núi Tabor. Đây là ngọn núi cao 575m ở cuối hướng đông của Thung Lũng Jezreel, cách Biển Galilee 18 Km. Trong dịp viếng Đất Thánh năm 2019, người viết đã được diễm phúc viếng thăm tu viện và lên ngọn núi này, nhưng không phải như ba Tông Đồ được chứng kiến cảnh Chúa biến hình, (xem tiếp) |
THIÊN CHÚA MỜI GỌI MỖI NGƯỜI CHÚNG TA |
Qua Tiên Tri Isaia, Thiên Chúa được diễn tả như một Thiên Chúa đáng yêu, giầu lòng rộng rãi, nhân ái và bao dung. Ngài luôn mời gọi mỗi người chúng ta đến với Ngài. Lời “mời” của Ngài trường hợp này mang hai nghĩa: -Sự thu hút của lời mời. Trong Isaia chúng ta tìm thấy ý nghĩa của sự thu hút ấy qua những lời: Khát nước, đói, đồ bổ, món ăn mỹ vị, bánh, sữa và rượu… -Mục đích của lời mời. Cũng trong Isaia, những lời mời ấy bao gồm mục đích: “Đến mua lúa mà ăn. Đến mua rượu và sữa mà uống.” (xem tiếp) |
SAU ĐỒNG TÍNH, HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH, VÀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH CON NGƯỜI SẼ ĐI VỀ ĐÂU? |
Trong thế giới tự do hiện nay, con người xem như muốn giành lấy quyền làm chủ đời mình. Họ muốn biết lành, biết dữ. Với trào lưu tư tưởng không ngừng phản ảnh đến suy nghĩ và hành động. Thêm vào đó, được tiếp tay bởi truyền thông, sự lạm dụng và khuynh loát của giới chính trị, các chủ thuyết tự do của xã hội, và sự suy sụp về luân lý, đạo đức, những phong trào đồng tính, hôn nhân đồng tính và chuyển giới ngày một trở nên thách đố hệ thống luân lý, luật pháp, trật tự xã hội, đạo đức xã hội và cả Thiên Chúa nữa. Câu hỏi là sau những thứ đó, con người sẽ đi về đâu? (xem tiếp) |
NHỮNG NGƯỜI VỢ VỀ NGUỒN TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN GIA ĐÌNH |
Nếu có dịp đọc tác phẩm “The Surrendered Wife” (Người Vợ Về Nguồn) của Laura Doyle [1], thì cũng giống như phần lớn các độc giả, bạn sẽ bị thu hút vào một cuộc tranh chấp nội tâm: tán thành hoặc phản đối nội dung và triết lý được tác giả trình bày trong đó. Trong khi cao trào về nam nữ bình quyền, về nữ quyền đang được đề cao mà có ai đó nói rằng đã đến lúc chị em phụ nữ cần dừng lại để xem xét lại những gì mình đã làm, đã đòi hỏi liệu có đem lại hạnh phúc hôn nhân cho mình, cho người phối ngẫu, và cho gia đình hay không thì chắc chắn sẽ bị nhiều người lên tiếng phản đối, và cho rằng đó là một hình thức tụt hậu, một sự quay về với quá khứ thiệt thòi và thua lỗ của phụ nữ. (xem tiếp) |
CHA MẸ BẮT ĐẦU DẠY CON TỪ LÚC NÀO? |
“Phải bắt đầu dạy đứa trẻ 20 năm trước khi nó chào đời”. Câu nói này được cho là của Napoleon, nhưng quan niệm về tâm lý giáo dục thì cho rằng đứa trẻ không chỉ “sẵn sàng để học”, mà nó đã thực sự học ngay vừa khi chào đời. Thời gian gần đây thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được những cuộc gọi nhờ giúp đỡ hoặc hỏi ý kiến qua điện thoại. Phần lớn những thắc mắc đều quy về hai điểm chính: Hôn nhân và giáo dục con cái. Những vấn nạn của cha mẹ đối với con cái chung quy gồm: những em nhỏ mang các hội chứng Tự Kỷ (Autism), ADHD (Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder), Tâm Lý Chậm Phát Triển (Mental Retardation). (xem tiếp) |
CHỌN LỰA GIỮA THIÊN CHÚA VÀ CHA MẸ |
Trong môi trường xã hội và văn hóa Việt Nam, nguyên việc bất đồng về hai chữ “thờ kính” và “tôn kính” ông bà tổ tiên theo giáo lý Công Giáo, và về việc đốt nhang trước bàn thờ tổ tiên đã khiến cho bao mối tình khác tôn giáo giữa Công Giáo và Phật Giáo, giữa Công Giáo và đạo Thờ Kính Tổ Tiên bị hủy bỏ, hoặc bị cấm cản. Nay lại nghe nói: “Kẻ nào yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy, (xem tiếp) |
ÔI ÊM THAY! THÁNH MARIA TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH |
Tên gọi cao trọng Maria được ban cho người mẹ thánh đức, đã không tìm thấy dưới đất, cũng không do phát minh của trí khôn con người, giống như các tên gọi khác đã được dùng để gọi những người trên trái đất. Nhưng tên này đã đến từ trời, và đã được ban cho Đức Trinh Nữ do sự quan phòng từ Thiên Chúa, như Thánh Giêrônimô (Jerome), Thánh Epiphanius, Thánh Antôn (Antonimus), và các vị khác công nhận. (xem tiếp) |
LẮNG NGHE LÀ BÍ QUYẾT HÔN NHÂN HẠNH PHÚC |
Viktor Frankl, một trong những nhà tâm thần học nổi tiếng nhất của thế kỷ 20, đã kể lại câu chuyện về một người phụ nữ mà ông đã cứu khỏi ý định tử tự chỉ vì ông đã nhẫn nại lắng nghe cô. Chuyện xảy ra vào một nửa đêm nọ, ông đã nhận một cú điện thoại của một người và người này nói là cô ta muốn tự tử. (xem tiếp) |
NGUỒN HY VỌNG CỦA CHÚNG CON |
Những kẻ tà đạo tân thời không thể chấp nhận điều mà chúng ta xưng tụng Đức Maria bằng cách gọi người là hy vọng của chúng ta. Kính chào hy vọng của chúng con, “spes nostra salve”. Họ nói chỉ mình Thiên Chúa mới là hy vọng của chúng ta, và rằng đặt hy vọng của Ngài nơi một tạo vật là làm nhục cho Thiên Chúa. Đức Maria, đối với họ chỉ là một tạo vật, và như một tạo vật, làm cách nào người có thể là hy vọng của chúng ta? Chính vì vậy, thay vì những điều các người tà đạo nói, Giáo Hội đòi hỏi các giáo sỹ, tu sỹ hằng ngày dâng lời thay cho toàn thể các tín hữu kêu cầu Đức Maria bằng một tên gọi hy vọng ngọt ngào của chúng ta, niềm hy vọng của toàn thể nhân loại: “Kính chào hy vọng của chúng con!” (xem tiếp) |
TRÁI TIM BỊ ĐÂM THÂU |
“Hôm đó là ngày áp lễ, người Do Thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabát, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Nên họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Ðức Giêsu. Khi đến gần Ðức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. (xem tiếp) |
THÁNH TÂM LÀ THÁNH THỂ |
Tháng Sáu theo truyền thống của Giáo Hội là tháng biệt kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trong tháng này có hai lễ trọng liên quan đến mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa: lễ Mình Máu Thánh Chúa và lễ Thánh Tâm Chúa. Sự liên kết giữa hai lễ này là gì? Tình yêu được thể hiện qua Phép Thánh Thể và Trái Tim Chúa Giêsu mang ý nghĩa gì? (xem tiếp) |
ÁCH CHÚA ÊM ÁI. GÁNH CHÚA NHẸ NHÀNG |
Đọc và suy ngắm trích đoạn Tin Mừng hôm nay, đặc biệt, câu: “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mặc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy”, khiến chúng ta có cảm tưởng như Thiên Chúa phân biệt, đối xử bất công và không công bằng với những người “hiền triết và khôn ngoan”. Người hiền triết và người khôn ngoan có gì mà Ngài phải giấu diếm với họ những điều đáng lẽ phải cho mọi người đều biết. Sự khôn ngoan, thông thái của họ chẳng phải là do Thiên Chúa ban tặng sao? Nhưng suy nghĩ kỹ thì những điều mà Ngài muốn giấu họ, cũng là những gì mà họ chẳng bao giờ ưa thích và quan tâm tìm kiếm. (xem tiếp) |
LỄ MẸ THĂM VIẾNG BÀI HỌC CỦA ĐỨC ÁI |
Qua trình thuật trên, Thánh Luca đã tỷ mỷ tường thuật về việc Đức Maria đi thăm viếng người chị họ mình là Isave (Elizabeth). Hành động của Mẹ không chỉ nói lên tình cảm thân thiết giữa hai chị em, đặc biệt, trong tình trạng bà Isave đang mang thai lúc tuổi đã cao và ở những tháng cuối. Cuộc thăm viếng này không dừng lại ở khía cạnh tình cảm, nó còn mang ý nghĩa giới thiệu với bà Isave, với bào thai Gioan và cả thế giới một tin vui, đó là chính Đức Maria cũng đang mang thai, mà thai nhi ấy là Con Thiên Chúa, Đấng nhập thể để cứu chuộc nhân loại. (xem tiếp) |
CHÚA THÁNH THẦN HƠI THỞ SỰ SỐNG |
Lời hứa được trọn vẹn. Thánh Thần được ban xuống trên toàn thế giới, không đơn giản chỉ cho những nhà lãnh đạo và các tiên tri của Do Thái xưa, cũng không loại trừ 120 tông đồ, môn đệ, và Mẹ của Chúa Giêsu, những người đã tụ họp tại Giêrusalem vào lúc Chúa Thánh Thần hiện xuống. Kinh nghiệm của 120 người nam nữ này cũng chính là kinh nghiệm của tất cả các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chịu đóng đinh, sống lại và giờ đây đang ngự bên hữu Chúa Cha. Chúng ta hãy dừng lại ít phút để suy nghĩ xem chúng ta cảm nhận như thế nào về Tặng Ân của Chúa Thánh Thần. (xem tiếp) |
TÌNH CẢM VỢ CHỒNG THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN |
Tâm lý nhàm chán cho chúng ta lý do để “xét lại”. Theo tâm lý này, người ta có trăm ngàn lý do để đến với nhau, và cũng có trăm ngàn lý do để xa nhau. Một khi tình yêu đã ra nhạt nhẽo, hững hờ, người ta sẽ cảm thấy hối tiếc, thấy phàn nàn, và muốn “thay đổi”. Và hậu quả là đem đến những cám dỗ về ngoại tình, nhất là những lúc “cơm không lành, canh không ngọt”. Như Nguyễn Ánh 9, Hồ Dzếnh cũng có một cái nhìn bi quan về một tình yêu chung thủy, hay đúng hơn một sự mơ mộng về cái thuở còn yêu nhau, theo đuổi và tán tỉnh nhau: (xem tiếp) |
ÔNG HỒ HỮU HÒA VÀ BÀI TOÁN TRẮC NGHIỆM |
Vụ ông Hồ Hữu Hòa cho đến nay vẫn còn là một thắc mắc lớn đối với nhiều người trong và ngoài Công Giáo. Một vị linh mục, người biết nhiều và viết nhiều về vụ Hồ Hữu Hòa, trong một email trả lời cho người viết đã nêu lên nhận xét: “Người biết thì không nói, mà người nói thì chỉ nói những gì mà người khác đã biết”. Và vị này kết luận: “Rồi nó cũng chìm xuồng, và âm thầm đi vào quên lãng”. (xem tiếp) |
PHỤ HUYNH CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON EM KHI BỊ BẮT NẠT Ở TRƯỜNG |
“Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”. Câu nói này hầu như ai cũng đã nghe và đã biết về ý nghĩa của nó. Tuổi trẻ mà không chút phá phách, nghịch ngợm không phải là tuổi trẻ. Nhưng lưu manh, côn đồ, du đãng, và bắt nạt lẫn nhau thì đó là những hành động không thể chấp nhận. Hậu quả của nó còn để lại một hiện tượng xã hội tồi tệ sau này, đó là: “Cá lớn nuốt cá bé!” Một trong những cái làm căng thẳng nhất đối với một đứa trẻ là sức ép từ bạn bè “peer pressure”. (xem tiếp) |
THÁNH GIUSE THỢ Lễ Kính 1 tháng 5 |
Thánh Giuse, Cha Nuôi Đức Kitô. Ngài đã sinh sống và nuôi vợ con với đôi tay và sức lao động của chính mình bằng nghề thợ mộc. Chúa Giêsu lớn lên cũng theo nghề của dưỡng phụ ngài, và đã trở thành một anh thợ mộc: “Đây không phải là ông thợ mộc sao? Không phải là con bà Maria và anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không ở đây với chúng ta sao? Và họ xúc phạm đến Ngài” (Marcô 6:3). Dù chỉ là một người thợ mộc bình dân, âm thầm, và nghèo nàn, nhưng theo huyết thống, Thánh Giuse thuộc hoàng tộc David. (xem tiếp) |
TÓM LƯỢC LỊCH SỬ NHỮNG PHÉP LẠ THÁNH THỂ |
Đọc những lời đối đáp giữa Chúa Giêsu và người Do Thái do thánh Gioan tường thuật trên, không chỉ là những người Do Thái thời bấy giờ, mà nhiều người trong chúng ta hôm nay cũng không khỏi thốt lên: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” (52), và cũng như nhiều môn đệ bấy giờ chúng sẽ lẩm bẩm: “Lời này chướng ta quá!” (60). (xem tiếp) |
CON NHÌN CHÚA. CHÚA NHÌN CON |
Mỗi khi đến trước Chúa như chầu hoặc rước Thánh Thể, thông thường là chúng ta đọc kinh, hát thánh ca, hoặc dâng lời nguyện cộng đồng. Nhưng đối với các thánh, những tâm hồn suy niệm, các ngài thường chỉ “im lặng” và “nhìn” Chúa.
Im lặng và nhìn Chúa là một lối biểu lộ tình cảm thân mật, tâm giao nhất mà một linh hồn có thể làm khi ở trước Chúa, trước Thánh Thể, hay một mình trước Nhà Tạm. Chúa Giêsu cũng có một trái tim, nên Ngài cũng biết rung động và thổn thức. Ngài cũng muốn được chia sẻ và tâm sự với những bạn hữu của Ngài. |
THÁNH SỬ MARCÔ |
Riêng tặng bạn thân, bác sỹ Marcô Lương Huỳnh Ngân |
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH |
“Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời” (Khải Huyền 1:17-18). * Chúng ta vừa nghe những lời an ủi này trong Bài Đọc Thứ Hai trích từ sách Khải Huyền. Những lời mời gọi chúng ta hướng tầm nhìn vào Chúa Kitô, để cảm nghiệm sự hiện diện bảo đảm của Ngài. Đối với mỗi người, trong bất cứ điều kiện nào, dù cho là phức tạp và bi đát nhất, Đấng Phục Sinh đều lập lại: “Đừng sợ, Ta đã chết trên Thập Giá nhưng nay Ta sống đến muôn đời”, “Ta là đấng trước hết và sau hết, và là đấng hằng sống.” (xem tiếp) |
NGƯỜI KHÁCH LẠ TRÊN ĐƯỜNG EMMAUS |
Theo trình thuật của thánh sử Luca (Lc 24,13-35), hôm đó trên đường từ Giêrusalem về Emmaus có ba người lữ hành. Họ đi bên nhau, chia sẻ những suy tư của mình về một biến cố, theo họ, rất quan trọng và có ảnh hưởng đến không chỉ riêng họ mà còn cả toàn dân Israel nữa. Ba người gồm một người được ghi rõ tên, một người không ghi rõ tên, và một người sau cuối ngày danh tính mới được biết đến. Đây cũng là người, là nhân vật chính trong câu chuyện mà cả ba đã trao đổi suốt dọc đường. Họ là ai? Câu chuyện của họ có liên quan gì đến chúng ta hôm nay? Và chúng ta có thể học hỏi được gì từ câu chuyện này? (xem tiếp) |
MẦU NHIỆM PHỤC SINH QUA CHIẾC KHĂN LIỆM |
Anh chị em thân mến, |
SỢ HÃI KHI CON THUYỀN PHÊRÔ GẶP SÓNG GIÓ! |
Các nhà chú giải Thánh Kinh đã đếm được 365 lần câu “đừng sợ” (don’t be afraid) trong Kinh Thánh. Nếu một năm 365 ngày chia đều cho 365 lần nhắc nhở “đừng sợ”, thì ít nhất mỗi ngày một lần, Thánh Kinh nhắc bảo con người rằng “đừng sợ!” Vậy, con người sợ cái gì? Và tại sao Thiên Chúa lại phải trấn an con người như vậy? [1] Thế gian này là một “vũng lệ sầu” như lời trong kinh Lạy Nữ Vương, vì thế cuộc lữ hành đi về vĩnh hằng của con người chính là một hành trình gặp phải rất nhiều sự sợ hãi. (xem tiếp) |
SUY NIỆM LỄ LÁ VÀ TAM NHẬT THÁNH |
Tuần lễ cực thánh, chấm dứt 40 ngày chay tịnh bắt đầu bằng việc cử hành tưởng niệm Chúa Giêsu vinh quang tiến vào thành Giêrusalem, để rồi sau đó Ngài bị bắt, bị đánh đòn, tra tấn, bị kết tội vác thập giá lên núi Sọ, bị đóng đinh và chết trên thập tự giá! Suốt 3 năm miệt mài, vất vả rao truyền chân lý, chữa lành nhiều kẻ tật nguyền, thực hiện bao phép lạ vỹ đại, hôm nay là ngày Chúa Giêsu được vinh hiển nhất, được tôn kính trọng vọng nhất. (xem tiếp) |
SINH CON. NUÔI CON. DẠY CON |
Không biết từ đâu và từ bao giờ, những tư tưởng như trên đã trở thành một thứ văn hóa dân gian dùng để mỉa mai, và cũng để nhắc nhở về bổn phận những kẻ làm cha mẹ. Trong hoàn cảnh và điều kiện sống của thế giới hôm nay, việc quan tâm về giáo dục con cái càng trở nên hết sức cần thiết. Nó đang trở nên một lời cảnh báo cho những bậc phụ huynh vì một lý do nào đó, bỏ quên trách nhiệm giáo dục và hướng dẫn con cái. (xem tiếp) |
GÓC TỐI CỦA NHỮNG ỨNG DỤNG HẸN HÒ TRÊN MẠNG |
Bạn tôi gặp gỡ, quen nhau, hẹn hò và cưới một người con gái qua những ứng dụng hẹn hò trên internet. Hai người đã trao lời thề ước, đã tổ chức lễ cưới ở nhà thờ, và tiệc cưới long trọng tại nhà hàng. Ban đầu họ sống hạnh phúc và đã có với nhau hai đứa con, nhưng sau đó lại ly dị với lý do có những bất đồng không thể giải quyết (the irresponsibility differences). (xem tiếp) |
NGƯỜI CHA DÙ CÓ NHẮM MẮT NHƯNG ÔNG VẪN KHÔNG CHẾT! |
Gần đây tôi được một cơ quan ngôn luận tại Việt Nam gợi ý viết bài phân tích về trường hợp hai chị đem đốt chết mẹ của mình thuộc một tỉnh ở miền Bắc. Tôi đã đọc qua một vài tờ báo địa phương tường trình về vụ việc, nhưng không nêu rõ được những chi tiết hoặc dữ liệu đầy đủ và chính đáng của vấn đề. (xem tiếp) |
ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA |
“Maria là một thụ tạo tuyệt vời ân sủng, không phải là thượng đế. Thiên Chúa đã muốn người trở nên mẹ của Con Ngài theo nhân tính. Người không hình thành trong dạ mình thiên tính của Ngài. Thiên tính ấy đã hiện hữu từ trước và đã đến trong cung lòng người bằng quyền năng của Chúa Thánh Thần để hợp nhất trong Thiên Chúa làm người qua Chúa Giêsu Cứu Thế.” [1] |
GIA ĐÌNH TRONG Ý NGHĨA THÁNH GIA NAZARETH |
Điều gì của đời sống chúng ta vẫn tiếp tục được nói đến trong đêm nay? Hai ngàn năm sau Chúa Giêsu giáng trần, sau nhiều Lễ Giáng Sinh với những trang hoàng và quà cáp, sau nhiều tiêu xài tốn kém đã bao quanh mầu nhiệm chúng ta cử hành, một điều nguy hiểm. Chúng ta biết nhiều về Giáng Sinh, nhưng chúng ta đã quên ý nghĩa đích thực của nó. (xem tiếp) |
BÀI GIẢNG LỄ NỬA ĐÊM CỦA ĐỨC PHANXICÔ |
Điều gì của đời sống chúng ta vẫn tiếp tục được nói đến trong đêm nay? Hai ngàn năm sau Chúa Giêsu giáng trần, sau nhiều Lễ Giáng Sinh với những trang hoàng và quà cáp, sau nhiều tiêu xài tốn kém đã bao quanh mầu nhiệm chúng ta cử hành, một điều nguy hiểm. Chúng ta biết nhiều về Giáng Sinh, nhưng chúng ta đã quên ý nghĩa đích thực của nó. (xem tiếp) |
“CON LÀ CON CHA, HÔM NAY CHA ĐÃ SINH RA CON” |
Chúa Giêsu Kitô sinh ra ở đâu? Câu trả lời của Thánh Kinh là: “…Chúa Giêsu sinh ra tại Belem thuộc Giuđa, thời vua Hêrôđê.” (Mt 2:1). Tuy nhiên, cũng theo Thánh Kinh, chính vua Hêrôđê đã không biết, và cả dân thành Giêrusalem cũng không biết gì về tin này. Họ chỉ kinh ngạc và xôn xao lên khi nghe các vị Đạo Sỹ đến từ Phương Đông hỏi họ: “Vua Do Thái mới sinh ra ở đâu? Chúng tôi thấy ngôi sao Ngài và chúng tôi đến thờ lạy Ngài.” (Mt 2:2) (xem tiếp) |
NGÔI SAO VÔ NHIỄM TRÊN BẦU TRỜI MÙA VỌNG |
Trong ngày Truyền Tin, Đức Maria được Tổng Thần Gabrien chào: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân phúc, Đức Chúa ở cùng bà” (Luca 1:28). Một lời chào đã khiến Mẹ phải sửng sốt, bởi vì thiên sứ đã không chào hỏi bằng tên của Mẹ. Thay vì gọi là Maria, ngài đã gọi Mẹ là “Đấng đầy ân phúc”. (xem tiếp) |
HÀI ĐỒNG GIÊSU SINH RA Ở ĐÂU? |
Chúa Giêsu Kitô sinh ra ở đâu? Câu trả lời của Thánh Kinh là: “…Chúa Giêsu sinh ra tại Belem thuộc Giuđa, thời vua Hêrôđê.” (Mt 2:1). Tuy nhiên, cũng theo Thánh Kinh, chính vua Hêrôđê đã không biết, và cả dân thành Giêrusalem cũng không biết gì về tin này. Họ chỉ kinh ngạc và xôn xao lên khi nghe các vị Đạo Sỹ đến từ Phương Đông hỏi họ: “Vua Do Thái mới sinh ra ở đâu? Chúng tôi thấy ngôi sao Ngài và chúng tôi đến thờ lạy Ngài.” (Mt 2:2) (xem tiếp) |
NGÔI SAO VÔ NHIỄM TRÊN BẦU TRỜI MÙA VỌNG |
Trong ngày Truyền Tin, Đức Maria được Tổng Thần Gabrien chào: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân phúc, Đức Chúa ở cùng bà” (Luca 1:28). Một lời chào đã khiến Mẹ phải sửng sốt, bởi vì thiên sứ đã không chào hỏi bằng tên của Mẹ. Thay vì gọi là Maria, ngài đã gọi Mẹ là “Đấng đầy ân phúc”. (xem tiếp) |
CÒ CHA, CÒ ME, CÒ CON CÁY - Suy niệm Lễ Các Thánh |
Câu truyện được nghe kể từ hồi còn rất nhỏ nhưng cho đến hôm nay nó vẫn còn âm vang trong tâm trí tôi mỗi lần suy niệm về ngày Lễ Các Thánh. |
“Hãy tỉnh thức và sẵn sàng.” Mt 24, 37-44 |
Thánh Mátthêu đã ghi lại những lời sau đây của Chúa Giêsu khi Ngài nói với người Do Thái về ý nghĩa sẵn sàng và chuẩn bị cho ngày Ngài đến: “Trong thời ông Noe xảy ra thế nào, thì lúc Con Người đến cũng như vậy. Cũng như trong những ngày trước đại hồng thủy, người ta ăn uống, dựng vợ gả chồng, mãi đến chính ngày ông Noe vào tàu mà người ta cũng không ngờ, thình lình đại hồng thuỷ đến và cuốn đi tất cả, thì khi Con Người đến, cũng sẽ xảy ra như vậy… Vậy hãy tỉnh thức, vì không biết giờ nào Chúa các con sẽ đến.” (xem tiếp) |
CÒ CHA, CÒ ME, CÒ CON CÁY - Suy niệm Lễ Các Thánh |
Câu truyện được nghe kể từ hồi còn rất nhỏ nhưng cho đến hôm nay nó vẫn còn âm vang trong tâm trí tôi mỗi lần suy niệm về ngày Lễ Các Thánh. |
CON CHƯA BAO GIỜ XIN CON CỦA MÌNH SỰ THA THỨ! |
Tôi đã đọc câu truyện này trong khi tôi ngồi suy niệm trước thánh lễ. Một câu truyện đã khiến tôi thật sự xúc động. Nó nhắc nhở tôi về một tình trạng đang xảy ra trên khắp thế giới, đó là hiện tượng rất đau lòng, rất tàn ác, vô nhân đạo; một hiện tượng vô tâm, vô tình, đánh mất nhân tính. Đó là hiện tượng phá thai. (xem tiếp) |
THEO ĐẠO VÀ CHÚA THƯỞNG PHẠT NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHẾT |
Thưa chú, hôm nay cháu có mấy câu hỏi nhờ chú giúp ý kiến: |
“HÃY ĐI KHẮP THẾ GIỚI VÀ RAO GIẢNG TIN MỪNG CHO MUÔN DÂN.” |
“Hãy đi khắp thế giới và rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.” (Mk 16:15). Và, |
TÔI KHÔNG NHƯ THỨ NGƯỜI NÀY |
Những thứ người này là ai? Tại sao lại bị khinh bỉ? |
BẦU CỬ GIỮA KỲ VÀ TRẬN CHIẾN PHÁ THAI |
Ngày 8 tháng 11 năm 2022 tới là ngày bầu cử toàn quốc giữa nhiệm kỳ. Cuộc vận động đang chạy đua gấp rút, và được các đối thủ chính trị sử dụng bằng mọi phương cách và thủ đoạn, kể cả những hình thức mua phiếu một cách rất tinh vi hầu hạ gục đối phương để dành chiến thắng. Mặc dù đây không phải là cuộc bầu cử tổng thống, nhưng những chiếc ghế thống đốc, thượng viện, và hạ viện lần này chính là dọn đường cho sự thành công của hai năm kế tiếp trong kỳ bầu tổng thống. (xem tiếp) |
CHỤP LẠI NHỮNG TẤM HÌNH CỦA SATAN |
Những tấm hình đầu tiên của Satan là những tấm hình của một Lucifer sáng láng. Thần linh này sau khi phản lại cùng Thiên Chúa đã bị đày xuống hỏa ngục. Lucifer biến thành Satan từ đó (x. Khải Huyền 12: 7-9). (xem tiếp) |
BẦU CỬ GIỮA KỲ VÀ TRẬN CHIẾN PHÁ THAI |
Ngày 8 tháng 11 năm 2022 tới là ngày bầu cử toàn quốc giữa nhiệm kỳ. Cuộc vận động đang chạy đua gấp rút, và được các đối thủ chính trị sử dụng bằng mọi phương cách và thủ đoạn, kể cả những hình thức mua phiếu một cách rất tinh vi hầu hạ gục đối phương để dành chiến thắng. Mặc dù đây không phải là cuộc bầu cử tổng thống, nhưng những chiếc ghế thống đốc, thượng viện, và hạ viện lần này chính là dọn đường cho sự thành công của hai năm kế tiếp trong kỳ bầu tổng thống. (xem tiếp) |
LÒNG SÙNG KÍNH KINH MÂN CÔI - (Hiệu đính tài liệu Kinh Mân Côi) [1] |
“Nếu Phanxicô muốn lên thiên đàng, thì phải siêng năng lần hạt”. Ðọc và suy ngắm Kinh Mân Côi cách sốt sắng là cầu nguyện. Và hôm nay, Phanxicô đã về trời và đã được tuyên phong hiển thánh vì đã thực hành theo lời khuyên của Đức Mẹ. Ngày 13 tháng 7 năm 1917, tại Fatima, Ðức Mẹ đã hiện ra lần thứ ba với Lucia, Giaxinta, và Phanxicô, cho ba em nhìn thấy hỏa ngục và những hình phạt mà các linh hồn phải chịu trong đó. Lucia đã hỏi Ðức Mẹ về số phận của mình, của hai em Phanxicô và Giaxinta. Ðức Mẹ đã cho biết đối với Phanxicô, nếu muốn lên thiên đàng thì em phải siêng năng lần hạt. (xem tiếp) |
TU HÀNH VÀ TÌNH BẠN KHÁC PHÁI |
Nếu được hỏi ý kiến là giữa ba lời khấn hay hứa của bậc tu hành Công Giáo: Vâng Lời, Khiết Tịnh và Khó Nghèo, điều nào khó giữ hơn, theo tôi, Khiết Tịnh là khó giữ hơn. Theo dõi sinh hoạt của Giáo Hội, đặc biệt những tai tiếng mà Giáo Hội đang phải gánh chịu hiện nay, thì nạn lạm dụng tình dục, nạn ấu dâm của hàng giáo sỹ là một tội ác ghê tởm, đáng khinh bỉ, khốn nạn và tai tiếng nhất mà Giáo Hội đang phải đối diện, loay hoay tìm phương thức giải quyết. Satan hiểu điều này và nó khai thác rất kỹ kẽ hở này. (xem tiếp) |
MỤC TỬ SAI LẦM DẪN CHIÊN LẠC LỐI |
Những lý do đưa đến chia rẽ như: Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Chính Thống Giáo. Phong trào ly giáo của Martin Luther (1483-1546). Rồi các phong trào tranh đấu cho giáo sỹ lập gia đình, đồng tính trong hàng giáo sỹ, tu sỹ, phong chức cho các nam giáo dân đã có gia đình. Đặc biệt, ngày 8 tháng 4 năm 2020, Vatican đã tuyên bố Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập một ủy ban nghiên cứu việc phong chức phó tế cho nữ giới. [1] (xem tiếp) |
TU HÀNH VÀ TÌNH BẠN KHÁC PHÁI |
Nếu được hỏi ý kiến là giữa ba lời khấn hay hứa của bậc tu hành Công Giáo: Vâng Lời, Khiết Tịnh và Khó Nghèo, điều nào khó giữ hơn, theo tôi, Khiết Tịnh là khó giữ hơn. Theo dõi sinh hoạt của Giáo Hội, đặc biệt những tai tiếng mà Giáo Hội đang phải gánh chịu hiện nay, thì nạn lạm dụng tình dục, nạn ấu dâm của hàng giáo sỹ là một tội ác ghê tởm, đáng khinh bỉ, khốn nạn và tai tiếng nhất mà Giáo Hội đang phải đối diện, loay hoay tìm phương thức giải quyết. Satan hiểu điều này và nó khai thác rất kỹ kẽ hở này. (xem tiếp) |
HƯƠNG KHÓI SATAN VÀ THỊ KIẾN CỦA ĐỨC LEO XIII |
Nhân loại ngày nay đang trải qua thời kỳ đen tối và đảo lộn về những giá trị luân lý, đạo đức, cũng như xã hội. Chiến tranh, thiên tai, động đất, hỏa hoạn, sóng thần, và gần đây nhất là đại dịch Vũ Hán (Covid 19). Cơn đại dịch bùng phát ngày 12 tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc và kéo dài đến tận bây giờ, gieo kinh hoàng, chết chóc, khiếp sợ, và thiệt hại cho nhân loại. Nếu chỉ nhìn những biến cố này bằng con mắt bình thường, người ta sẽ cho đây là những sự kiện tự nhiên của đất trời, của thay đổi khí hậu, của tiến hóa về suy tư, và về văn minh con người. Nhưng (xem tiếp) |
KHÔN NGOAN NƯỚC TRỜI |
Suy niệm và sống Tin Mừng-Luca 16:1-13 |
MẸ SẦU BI DƯỚI CHÂN THÁNH GIÁ |
Chúc mừng anh em con Mẹ dịp mừng lễ Quan Thầy |
THÁNH DANH MARIA - Lễ kính ngày 12 tháng 9 |
Thiên Chúa đã sáng tạo một thế giới cho con người; Ngài đã sáng tạo cho riêng Ngài một thế giới mà Ngài đặt cho tên gọi là “Maria.” (Thánh Louis M. Monfort). |
PROP 1: DỰ LUẬT CHO PHÉP GIẾT THAI NHI |
Ngày 8 tháng 11, 2022 tới là ngày bầu cử toàn quốc. Người dân California sẽ phải chọn lựa “chấp thuận” hay “không chấp thuận” Dự Luật 1 (Prop 1). Đây là Dự Luật với chủ đích Phá Thai. Nếu phần đông cử tri chọn “yes” (chấp thuận), Dự Luật này sẽ thành luật, đồng nghĩa với việc phá thai hợp pháp tại California. Những Dự Luật tương tự cũng được cử tri quyết định tại các tiểu bang Kansas, Kentucky, Montana, và Vermont. Quyền được phá thai toàn thời gian mang thai, ngay cả khi bào thai đã được chín tháng, mà không bị ràng buộc bởi bất cứ một điều kiện hay giới hạn nào. (xem tiếp) |
SINH NHẬT ĐỨC TRINH NỮ MARIA |
Chúng ta không biết chắc ngày sinh của Mẹ Thiên Chúa, nhưng trải dài suốt 15 thế kỷ và cho đến nay, Giáo Hội Công Giáo vẫn tiếp tục mừng ngày này vào ngày 8 tháng Chín hằng năm gọi là Lễ Sinh Nhật Trinh Nữ Maria Rất Thánh. Theo truyền thống, việc cử hành mừng ngày sinh nhật của Trinh Nữ Maria Rất Thánh vào ngày 8 tháng Chín, vì ngày 8 tháng Mười Hai là ngày kính Mẹ Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội. |
VĂN HÓA VONG THÂN VỀ GIỚI TÍNH, PHÁI TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI |
Hơn 50 năm trước, những từ ngữ như ly dị, ngừa thai, phá thai, đồng tính là những gì nghe rất xa lạ, khó hiểu, và nhậy cảm. Chúng ít được đề cập tới, và nếu có thì cả người nói lẫn người nghe đều rất dè dặt, kín đáo. Tóm lại, đây là những từ ngữ cấm kỵ dưới ảnh hưởng văn hóa và đạo đức xã hội. (xem tiếp) |
“COME OUT” MANG Ý NGHĨA GÌ ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ HIỆN NAY? |
Tại các nước Âu Mỹ, việc thừa nhận phái tính và tiết lộ giới tính không còn là cái gì mới mẻ, cấm cản và bị xã hội phê phán nữa. Nhưng dường như những hành động này đang được cho là mới mẻ, hiện đại và thu hút thành phần giới trẻ Việt Nam. Thành ngữ “come out” đang được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông giải trí. Tuổi trẻ Việt Nam, nhất là thành phần tự nhận mình là những người thuộc cộng đồng đồng tính rất ưa nói về từ ngữ này. Một số phụ huynh đã bắt đầu lo lắng, đặt câu hỏi, và muốn biết về mấy chữ này có nghĩa là gì? (xem tiếp) |
VĂN HÓA VONG THÂN VỀ GIỚI TÍNH, PHÁI TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI |
Hơn 50 năm trước, những từ ngữ như ly dị, ngừa thai, phá thai, đồng tính là những gì nghe rất xa lạ, khó hiểu, và nhậy cảm. Chúng ít được đề cập tới, và nếu có thì cả người nói lẫn người nghe đều rất dè dặt, kín đáo. Tóm lại, đây là những từ ngữ cấm kỵ dưới ảnh hưởng văn hóa và đạo đức xã hội. (xem tiếp) |
MỘT ĐIỀM LẠ XUẤT HIỆN TRÊN TRỜI |
“Một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên trời: một người Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao.” (Rev 12:1) |
THA BAO NHIÊU? THA CHO AI? |
Suy niệm và sống Phúc Âm Mt 18:21-35 |
CON CÁI ĐƯỢC MIỄN THUẾ |
Suy niệm và sống Phúc Âm Mt Mt 17:22-27 |
“HỠI ĐOÀN CHIÊN NHỎ BÉ, ĐỪNG SỢ” |
Đọc đoạn Tin Mừng hôm nay, phần đông nhiều người vẫn chú tâm vào thái độ và tư thế phục vụ của người quản gia. Thánh Luca đã diễn tả cách đầy đủ và chi tiết về nhiệm vụ, cách thức hoàn thành công việc, cũng như phần thưởng và hình phạt của hai mẫu người này: Thứ nhất là người chăm chỉ, trung thành và nghiêm túc với công việc. Người này coi việc phục vụ chủ là một hạnh phúc và vinh dự. (xem tiếp) |
“TÔI KHÔNG CÒN YÊU NỮA”: CÂU NÓI NGỤY BIỆN HAY MỘT LỜI TỰ BÀO CHỮA? |
Tâm Lý Hôn Nhân |
|
Nhớ lại thời còn “ăn cơm nhà Chúa”, trong một ngày cấm phòng, linh mục giảng phòng đã rất lớn tiếng, hùng hổ hỏi mọi người trong nhà nguyện: -Anh em hãy xuống hỏa ngục mà hỏi xem quỷ thần và các linh hồn hư mất, lý do gì mà chúng phải giam cầm trong đó? Câu trả lời là KHÔNG VÂNG LỜI. Quay vào luyện tội, nhà giảng thuyết hỏi: -Hãy vào luyện tội mà hỏi xem các linh hồn đang bị giam trong đó, lý do gì mà giờ này chưa được lên thiên đàng? Câu trả lời là THIẾU VÂNG LỜI. Rồi hướng lên thiên đàng, ngài lại lớn tiếng và giơ tay chỉ lên trời: (xem tiếp) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Anh Duyệt thân mến, |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Anh chị em thân mến! |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tặng tất cả những người anh em thân thương đã một thời với nhau dưới cùng mái nhà Vào một buổi sáng đẹp trời thuộc tháng Năm năm 1962, chiếc xe thổ mộ lóc cóc từ chợ Thủ Đức đến Châu Bình đã chở mình đến trước cổng Dòng Đồng Công để nhập đệ tử viện, lúc đó còn gọi là Đội Magnificat. Các anh lớn - linh mục và tu sỹ - gọi tụi mình là các chú “ma-nhít” (Magni), đội trưởng Magnificat lúc bấy giờ là anh Nguyễn Trung Giáo. Ngày 2 tháng 7 năm 1962, Lễ Mẹ Thăm Viếng, Đội Magnificat được nâng lên thành đệ tử viện với giám đốc tiên khởi là anh Nguyễn An Trị. Như vậy, mình thuộc thành phần đệ tử sinh đầu tiên của Dòng Đồng Công, và hiện nay được đổi tên thành Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc. Nhưng chỉ một thời gian sau khi rời Đệ Tử Viện, mình lại được hân hạnh trở về với mái nhà xưa trong vai trò của một Phụ Trách. Có thể nói Đệ Tự Viện Đồng Công đã chiếm trọn tuổi trẻ và tuổi thanh xuân của mình. Một khung trời đầy kỷ niệm. (xem tiếp) |
|
|
|
|
|
|
|
|
NGOẠI TÌNH CÓ THỂ THA NHƯNG KHÓ QUÊN! |
|
Trần Mỹ Duyệt |
|
| |
LƯƠNG TÂM THỜI ĐẠI |
Trần Mỹ Duyệt |
Đối diện với những người vô cảm, lạnh lùng và thờ ơ trước những nỗi đau của đồng loại; hoặc những kẻ cố tình gây ra những thương tổn thể chất, tinh thần và tài sản cho người khác, tiếng bình dân gọi họ là những người “không có lương tâm”. Nói một cách khác, người đời gọi họ là những người “lương tâm không có răng”. Vô tâm là một hội chứng tâm lý phát xuất từ tính ích kỷ, chỉ biết mình, và mọi sự đều qui về cái tôi của mình. Có lương tâm mà “lương tâm không có răng” là hình thức chỉ những người tuy tiếng lương tâm có thức tỉnh, có cắn rứt việc làm sai trái của họ, nhưng họ lờ đi như không nghe, không biết gì. (xem tiếp) |
TÔI TIN GIÁO HỘI DUY NHẤT “THÁNH THIỆN” |
Trần Mỹ Duyệt |
Bạn tôi là một nhà trí thức, khoa bảng và nhiệt thành với Giáo Hội. Sau khi đọc bài “Hãy hãnh diện, vì bạn là người Công Giáo” của Sam Miller - một người Do Thái không phải Công Giáo viết - đã nêu lên câu hỏi: “Tại sao một số báo chí và dư luận tấn công một cách bất công đạo CG ? Anh em trả lời ra sao ?” Tôi tuy không có câu trả lời, nhưng Đấng sáng lập Giáo Hội này đã có câu trả lời một cách rất rõ ràng: (xem tiếp) |
NHỮNG GÌ CÁC VỊ GIÁO HOÀNG ĐÃ NÓI VỀ CHỦ THUYẾT XÃ HỘI |
What the Popes Really Say About Socialism |
Trần Mỹ Duyệt |
“Ghê tởm” (Hideous), “phá hủy” (destructive), “hung ác” (wicked), và “lầm lạc” (perverted) chỉ là một số những tĩnh từ đã được các vị Giáo Hoàng dùng để diễn tả về chủ nghĩa xã hội (socialism). Từ Đức Piô IX đến Đức Bênêđíctô XVI, các vị Giáo Hoàng đã một cách liên tục lên án chủ nghĩa này. Sau đây là một số những tư tưởng chọn lọc của các ngài đã được TFP Student Action trích dẫn. Chúng tôi chuyển dịch với hy vọng để có một cái nhìn trung thực thế nào là những giáo huấn và lập trường của Giáo Hội trong khi thế giới xem như đang muốn hướng tầm nhìn về chủ nghĩa này. (xem tiếp) |
PHÁ THAI LUẬT CON NGƯỜI. CẤM GIẾT NGƯỜI LUẬT THIÊN CHÚA |
Trần Mỹ Duyệt |
Gần đây tôi vẫn theo dõi chương trình Chat Với Mẹ Bỉm Sữa do Ngọc Lan & Tiến sỹ Tâm Lý Tô Nhi A dẫn. Tôi cho đây là một chương trình rất thực tế, ứng dụng và có giá trị về mặt tâm lý giáo dục, đặc biệt là những kiến thức cần thiết giúp cho những người chuẩn bị làm cha, làm mẹ trong quá trình mang thai, sinh nở, và chăm lo cho các em nhỏ. Qua chương trình này, tôi cũng cảm nhận được phần nào niềm vui, hạnh phúc của các chị em khi biết rằng mình sẽ làm mẹ, những vất vả, hy sinh, nguy hiểm mà họ phải chấp nhận trong suốt thai kỳ, và trong những giờ phút sinh nở. (xem tiếp) |
| |
ĐẠI DỊCH COVID, NHỚ ĐẾN HỒNG THỦY
|
Tiến Sỹ Trần Mỹ Duyệt - Bác Sỹ Lương Huỳnh Ngân |
“Đức Chúa thấy rằng sự gian ác của con người qủa là nhiều trên mặt đất, và lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu suốt ngày. Đức Chúa hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất, và Người buồn rầu trong lòng. Đức Chúa phán: “Ta sẽ xóa bỏ khỏi mặt đất, con người mà Ta đã sáng tạo… vì Ta hối hận đã làm ra chúng.” (St 6: 5-7) Biến cố sáng thế lần thứ hai như vậy đã xảy ra vào thời kỳ Nô-ê khi Thiên Chúa cho phép “tất cả các mạch nước của vực thẳm vĩ đại bật tung, các cống trời mở toang. Mưa đổ xuống đất bốn mươi ngày bốn mươi đêm.” (St 7:11-12) Ngài đã quét sạch nhân loại cũ, thế giới cũ và một nhân loại mới, một bộ mặt trái đất mới đã được tái sinh. (xem tiếp) |
NHỮNG QUAN NIỆM SỐNG LÀM ĐẢO LỘN GIÁ TRỊ CỦA HÔN NHÂN
|
Trần Mỹ Duyệt |
Cuộc sống các ông hoàng, bà chúa, cậu ấm, cô chiêu dư tiền, nhiều của đôi khi cũng đưa đến những hậu quả bất thường. Người đời thường mỉa mai gọi đó là “no cơm rửng mỡ”, hay “nhàn cư vi bất thiện”. Một trong những cái “bất thiện” ấy là sống với nhau một thời rồi chán bỏ nhau. Trong những vụ ly dị gây nhiều giấy mực, tốn nhiều công sức bàn luận ấy có vụ hoàng tử Charles ly dị công nương Diana bên Anh, Cựu phó tổng thống Al Gore bên Hoa Kỳ, và bây giờ đến tỷ phú Bill Gates. Ngoài họ ra thì thành phần trong giới showbiz, chuyện yêu đương, tình cảm, cưới hỏi và ly dị là chuyện cơm bữa! (xem tiếp) |
KINH MÂN CÔI TRONG CƠN ĐẠI DỊCH
|
Trần Mỹ Duyệt |
LTS: Con số tử vong tại Ấn Độ, tính cho đến sáng 30 Tháng Tư đã lên đến 208.313 trong số 18.754.984 trường hợp nhiễm coronavirus. Tình hình đại dịch tại Ấn Độ đã vượt xa mức độ kinh hoàng. Ngoài ra, còn có khả năng lây lan qua các quốc gia chung quanh. Đức Thánh Cha Phanxicô, trong một diễn biến chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, đã huy động 30 đền thánh Đức Mẹ lớn nhất trên thế giới tham gia vào một chiến dịch cầu nguyện khẩn thiết cho tình hình nguy ngập tại Ấn Độ và trên thế giới. Đích thân Đức Thánh Cha đã khai mạc tháng cầu nguyện đặc biệt vào ngày thứ Bẩy 1 tháng Năm, trước ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, đặt ở phía trên bàn thờ Thánh Leone, tại nhà nguyện Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô, bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô. (xem tiếp) |
YÊU HAY “CHIẾM ĐOẠT” NGƯỜI MÌNH YÊU?!
|
Tiến Sỹ Trần Mỹ Duyệt - Bác Sỹ Lương Huỳnh Ngân |
Trước hết, xin độc giả đừng ngạc nhiên khi đọc hai chữ “chiếm đoạt”. Động từ nghe rất khiếm nhã nhưng chủ đích là để gây chú ý người đọc về một đề tài cũ như trái đất, với cái nhìn thực tế và nghiêm túc hơn đề tựa. Chúng tôi muốn tận dụng những nhận xét mắt thấy tai nghe hơn 40 năm hành nghề tâm lý lâm sàng và bác sĩ gia đình để trao gửi đến các bạn trẻ chưa lập gia đình một số những kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến tình yêu, hôn nhân, và gia đình với hy vọng các bạn không cảm thấy mình bị hối hận khi bước vào khu vườn tình yêu nhiều hoa thơm cỏ lạ, nhưng cũng nhiều gai góc. Đây là những suy tư chân thành, như những người anh nói với các em, gái cũng như trai, vì thế rất thực tế. Chúng chính là những viên đá đầu tiên xây nền móng kiến tạo một gia đình yêu thương hạnh phúc bền vững. Tình yêu là một tặng vật cho và nhận giữa hai người yêu nhau. Nhưng ở một nghĩa nào đó, để “ chiếm hữu ” được tình yêu, chúng ta phải “ tranh dành ”, phải nỗ lực, phải dùng đến lý trí. (xem tiếp) |
SỰ IM LẶNG CỦA THÁNH GIUSE PHẢN ẢNH TÂM LÝ TÍCH CỰC?
|
Trần Mỹ Duyệt |
Ngoại trừ một số ít thánh nhân đã để lại các bút tích, sách vở, các bài giảng thuyết, hay những câu nói thời danh, nhưng đa số các vị khác người đời sau biết rất ít về các ngài. Điều này dễ hiểu vì có vị sống cách chúng ta hàng thế kỷ, hàng thiên niên kỷ nên việc xác định các ngài đã sinh hoạt ra sao, nói năng, hành động như thế nào là điều hầu như không dễ dàng. Thánh Giuse cũng không ngoại lệ. Trường hợp im lặng của thánh Giuse khiến chúng ta nêu lên câu hỏi: “Liệu đây có phải là một sự im lặng tiêu cực?” Ngài là người công chính. Là một trong ba vị của Gia Đình Nazareth. Ngài sống giữa Đức Maria và Chúa Giêsu. Ngài cũng sống giữa anh em và đồng hương, bạn bè. Thế nên, sự im lặng của Ngài phải có một ý nghĩa quan trọng. Nó chắc chắn đem lại cho chúng ta một bài học trong cuộc sống, và trên con đường tu đức của mỗi người. Và điều này sẽ giúp chúng ta noi gương Ngài sống tốt, sống nên cuộc sống mình dù trong ơn gọi độc thân, hôn nhân, gia đình, hay tu trì. (xem tiếp) |
NGOẠI TÌNH VÌ MUỐN CHINH PHỤC |
|
TS Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt Phân Tích: Ngoại Tình Vì Muốn Chinh Phục - Phần 4 |
|
| |
HỆ LỤY NGOẠI TÌNH DẪN ĐẾN LY DỊ |
BS Lương Huỳnh Ngân MD – TS Trần Mỹ Duyệt hiệu đính |
Tôi đã nghe bài phỏng vấn trong chương trình Gia Đình Tôi trên Youtube Clara, và đọc bài Tâm Lý Hôn Nhân, trong www.giadinhnazareth.org . Cả hai : Cuộc phỏng vấn và bài viết, vừa thú vị vừa có ích cho nhiều gia đình. Tôi đã chuyển cho các bạn ở Việt Nam. Hôm nay như một tiếng vang, tôi xin chia sẻ vài ý kiến. Nội dung đề tài này, nếu nhìn về hai lực đối kháng nhau, muốn chiếm đoạt hay không muốn chiếm đoạt, trên nhiều phương diện : thể lý, lý trí, tâm lý, và tâm linh có lẽ giúp hiểu thêm. (xem tiếp) |
HỆ LỤY CỦA NGOẠI TÌNH DẪN ĐẾN LY DỊ |
Trần Mỹ Duyệt |
Trong buổi ghi hình cho chương trình Gia Đình Tôi tại Clara Studio số mới nhất, anh chị em chúng tôi đã tiếp tục trao đổi với nhau về một số hệ lụy liên quan đến đề tài “ngoại tình”. Thí dụ, ảnh hưởng đến vợ, chồng, con cái, và danh dự... Nhưng một trong những hệ lụy được cho là quan trọng nhất, đó là ngoại tình có thể dẫn đến ly dị! Nhiều người, nhất là nam giới thường cho rằng thói trăng hoa chỉ là chút hương sắc cho đời sống tình cảm. Ngược lại, nhiều phụ nữ lại quá ngây thơ nghĩ rằng đàn ông đi đâu thì đi, nhưng cuối cùng rồi cũng về lại căn nhà của mình. Nhưng thực tế đã không như vậy, Tú Xương đã diễn tả về con người cũng như thói trăng hoa của ông: “Một trà, một rượu, một đàn bà, Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. Chừa được thứ nào hay thứ nấy, Có chăng chừa rượu với chừa trà”. (xem tiếp) |
TRẦM CẢM DO ẢNH HƯỞNG CỦA COVID
|
Trần Mỹ Duyệt |
Nhiều ít trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta gặp những biến cố đặc biệt mà khi đối mặt với chúng, chúng ta thường cảm thấy mình khó chịu, càu nhàu, bực bội, cô đơn, buồn bã, mất ăn, mất ngủ, và mệt mỏi cả tinh thần lẫn thân xác. Đôi khi trong những khó khăn dồn nén đó, chúng ta có những ý nghĩ chán đời, buông thả, rút kín, cô lập, và không muốn sống nữa. Tâm lý học gọi đó là những triệu chứng của trầm cảm. Sau hơn một năm tác oai tác quái trên trái đất, Covid-19 (dịch Vũ Hán) đã để lại không biết bao nhiêu hậu quả tiêu cực bao gồm từ lãnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, chính trị, và tôn giáo. Riêng trong lãnh vực tâm thần và tâm bệnh, nó đã và đang tạo ra một hậu chấn tâm lý gây hoang mang, sợ hãi và bất ổn. (xem tiếp) |
THỤ THAI DO CON NGƯỜI ĐẶT TAY
|
Trần Mỹ Duyệt, Ph.D., Lương Huỳnh Ngân, M.D. |
Gần đây tại khu vực Bảo Lộc, Đalạt, Việt Nam đang dấy lên một phong trào mang mầu sắc mê tín, và không phù hợp với khoa học. Phong trào này được nhiều người gọi bằng cái tên là Nhóm Trừ Qủy Bảo Lộc (NTQBL). Nhóm được khởi xướng và đứng đầu bởi một linh mục nay đã tự ý rời khỏi hàng ngũ tư tế, và với sự cộng tác của 3 linh mục khác hiện đang làm mục vụ tại Úc và Đài Loan. Về phía giáo dân có vợ chồng ông bà Quảng và Thương là những cộng tác viên chính, cùng một số đông người khác tin và theo phong trào này. (xem tiếp) |
HÌNH ẢNH PHỤC SINH QUA CHIẾC KHĂN LIỆM Huấn từ của Đức Bênêđíctô khi thăm viếng mục vụ Khăn Liệm Turin 2010 |
Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ và đặt tiêu đề |
Anh chị em thân mến: Đây là thời khắc mà tôi đã hằng mong đợi. Tôi đã đứng trước Khăn Liệm Thánh trong nhiều cơ hội khác nhau, nhưng lúc này tôi đang cảm nghiệm về nó qua cuộc Hành Hương này và giây phút này bằng một cường độ đặc biệt: Có lẽ vì những năm vừa qua đã cho tôi cảm xúc nhiều hơn đối với thông điệp của Hình Ảnh phi thường này; có lẽ và tôi có thể nói trên tất cả bởi vì tôi ở đây giờ này như Đấng Kế Vị của Phêrô, và tôi mang trong tim tôi toàn thể Giáo Hội, đúng ra, toàn thể nhân loại. Người ta có thể nói rằng Khăn Liệm là một Hình Ảnh của mầu nhiệm này, Hình Ảnh của Thứ Bẩy Tuần Thánh. Thật ra, nó là một tấm khăn liệm được dùng liệm xác của một người đã bị đóng đinh, như cách thức mà những gì các Phúc Âm đã nói với chúng ta về Chúa Giêsu. (xem tiếp) |
NHỮNG NGÔI MỘ TRẮNG |
Trần Mỹ Duyệt |
Có khi nào chúng ta đã tự đặt mình vào số những người vây quanh Chúa Giêsu mỗi khi Ngài rao giảng không? Và thái độ của chúng ta lúc đó như thế nào: Hăm hở nghe lời Ngài, suy tôn và thần tượng Ngài về những lời giảng dạy khôn ngoan; hoặc ngược lại, cảm thấy chói tai, mỉa mai Ngài rồi bỏ đi? Đối với nhiều người thì câu hỏi trên là một câu hỏi khó trả lời, vì cũng phải tùy thuộc vào bài giảng, nội dung của nó ra sao, và phản ứng chung của những người nghe hôm đó? Và nhất là nó có động chạm đến ai không? Thí dụ, có lần Ngài mắng bọn giả hình: “Khốn cho các ngươi bọn ký lục, Pharisiêu giả hình. Các ngươi bề ngoài trông như những mồ mả quét vôi đẹp đẽ, nhưng bên trong chứa đựng toàn xương người chết, hôi thối.” (Mt. 23:27-28) Những lời như thế quả động chạm không ít đối với rất nhiều người trong đó có tôi. Phải chăng Ngài đi quá xa khi kết án như vậy? Và phải chăng vì những lời này đã lột tả sự thật phũ phàng về chính tôi? (xem tiếp) |
RỬA CHÂN CHO NHAU |
Trần Mỹ Duyệt |
Trong phụng vụ của Thứ Năm Tuần Thánh, nghi thức gây được nhiều ấn tượng, đó là việc chủ tế khiêm tốn rửa chân cho một số người. Hành động này phản ảnh việc chính Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Ly đã rửa chân cho 12 môn đệ của Ngài. Ý nghĩa việc làm này của Chúa đã được chính Ngài giải thích: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (Gioan 13: 15) (xem tiếp) |
HAI TIẾNG XIN VÂNG |
Trần Mỹ Duyệt |
Xin vâng (Fiat) là hai tiếng huyền nhiệm đã được Đức Trinh Nữ Maria nói lên trong cuộc đối thoại giữa Người và Tổng Lãnh Thiên Thần Gabririen. Có thể khi đáp lại lời thiên sứ Mẹ vẫn không hiểu hoàn toàn thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa, nhưng vì lòng tùng phục và yêu mến thẳm sâu đối Ngài nên Mẹ đã thưa “xin vâng”. Nhưng đó lại là hai tiếng đã làm Thiên Chúa vui lòng. Và ngay sau những lời này, Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể trong lòng Mẹ. (xem tiếp) |
CHÚA CỠI LỪA VÀO THÀNH |
Trần Mỹ Duyệt |
Suy Niệm Tuần Thánh - Chúa Nhật Lễ Lá Truyền thống Công Giáo bắt đầu một tuần lễ cực thánh, chấm dứt 40 ngày chay tịnh bằng việc cử hành tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu vinh quang tiến vào thành Giêrusalem, để rồi sau đó Ngài bị bắt, bị đánh đòn, tra tấn, bị kết tội vác thập giá lên núi Sọ, bị đóng đinh và chết trên thập tự giá, nhưng ngày thứ ba Ngài đã Phục Sinh. Qua Thánh Kinh, Chúa Giêsu vinh quang khải hoàn vào thành thánh. Ngài không ngồi trên một con chiến mã, nhưng là trên lưng một con lừa. Những người tham dự vào cuộc khải hoàn ấy không phải là những đoàn quân anh dũng, với đầy đủ khí giới theo hầu, bảo vệ, nhưng lại là những thường dân, những em nhỏ, những con người đơn sơ và chất phát. Và điều này gợi lên trong ta ý nghĩa gì? Riêng đối với những tâm hồn yêu mến và muốn theo bước chân Ngài, chúng ta suy nghĩ gì qua biến cố rất đặc biệt này? (xem tiếp) |
ẢNH HƯỞNG THÁNH GIUSE TRONG CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU |
Trần Mỹ Duyệt |
Con cái khi nhìn vào đời sống của cha mẹ, thông thường chúng sẽ bắt chước và phản ảnh qua hành động sau này khi khôn lớn. Điều này xảy ra thường xuyên trong bất cứ chuyện lớn, chuyện nhỏ, và ai trong chúng ta cũng đều có kinh nghiệm này trong cuộc sống. Vậy câu hỏi được nêu lên là: Trong những việc mà Chúa Giêsu làm hay những lời Ngài nói, có gì phản ảnh từ những việc mà Thánh Giuse đã nói và đã làm hay không? (xem tiếp) |
CÁNH BƯỚM PHỤC SINH |
Trần Mỹ Duyệt |
Trời đã sang xuân, ngàn hoa khoe sắc thắm như mời gọi những cánh bướm muôn màu tụ về bay lượn nhởn nhơ, tô thêm và làm tăng vẻ đẹp của thiên nhiên trong khu vườn sau nhà. Tản bộ trong vườn vào những buổi sáng hít thở bầu khí trong lành và ngắm cảnh bình minh, hoặc chiều về thưởng thức cảnh đẹp thơ mộng của những cánh bướm nhởn nhơ trên những cánh hoa đang rung rinh trước gió là một thú vui tao nhã. Hoa và bướm. Cả hai diễn tả những gì là đẹp, là thơ, là thanh thoát, huyền hoặc. Phải có giờ cho những thưởng thức này, ta mới thấy những điều kỳ diệu của bàn tay Tạo Hóa. Tiếc thay số phận của chúng lại rất mong manh, “sớm nở tối tàn” như hoa và lao đao trong gió như bướm! (xem tiếp) |
Suy tư Mùa Chay - BÀI GIẢNG CỦA THÁNH AUGUSTINE |
Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ |
“Cuộc đời luôn tiếp diễn như thế. Hỡi người Kitô hữu; nếu anh chị em không muốn chìm mình trong vũng lầy của thế giới này, thì đừng xuống khỏi thập giá.” (St. Augustine) Hôm nay chúng ta bước vào việc cử hành của Mùa Chay, mùa mà đã được giới thiệu cho chúng ta trong năm phụng vụ. Đây là bài giảng long trọng một cách thích hợp đối với anh chị em, nhờ đó lời của Thiên Chúa đem lại cho anh chị em qua mục vụ của tôi. Hy vọng nâng đỡ tinh thần anh chị em trong khi chay tịnh phần xác, và nhờ đó để con người bên trong, nhờ được đổi mới nhờ vào thức ăn xứng hợp, có thể đồng hành và được bền bỉ một cách can trường trong việc sửa dậy con người bên ngoài (xem tiếp) |
THÁNH GIUSE |
Trần Mỹ Duyệt |
Theo sử sách, Thánh Giuse sinh tại Belem năm 90 trước Công Nguyên, và qua đời ngày 20 tháng 7 năm 18 sau Công Nguyên.1 Ngài được tôn kính trong các giáo hội Công Giáo, Anh Giáo, Chính Thống Nguyên Thủy, Chính Thống Đông Phương và Tin Lành. Lễ kính ngày 19 tháng 3 với tước hiệu Giuse Bạn Đức Maria, và ngày 1 tháng 5 với tước hiệu Giuse Thợ. Ngài được tôn nhận là quan thầy của các giáo hội Croatia, Đại Hàn, Việt Nam và nhiều giáo hội địa phương khác. Đặc biệt, Ngài được Đức Giáo Hoàng Piô IX vào năm 1870 tôn nhận là Bổn Mạng Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ. Khởi đi từ sự phát triển và nghiên cứu về Thánh Mẫu Học, từ năm 1950, Khoa Giuse Học cũng được khai mở và nghiên cứu rộng rãi. 2,3 Thánh Giuse là người được nhắc đến trong Phúc Âm là chồng (phu quân) của Đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu. Trong truyền thống tôn kính của Kitô giáo, Thánh Giuse được tôn kính như người cha của Chúa Giêsu. (xem tiếp) |
TIẾNG NGÁY |
Trần Mỹ Duyệt |
Tháng này tôi phải tiễn chân 4 người bạn về bên kia thế giới. Những người bạn thân thiết đã một thời quen biết già có, trẻ có cứ lần lượt bỏ tôi đi khiến dù muốn hay dù không tôi cũng phải suy nghĩ về thân phận của mình. Nghĩ đến lúc mình phải từ giã cõi đời cũng thấy nao nao và có cái gì xao xuyến. Nhưng nếu là số phận thì biết làm sao, chi bằng nhìn vào cuộc đời để rút ra một vài điều bổ ích cho cuộc sống. Sống tốt để sau khi nằm xuống khỏi hối hận. (xem tiếp) |
XÉ LÒNG HAY XÉ ÁO |
||||
Trần Mỹ Duyệt |
Lời kêu gọi của tiên tri Joel là lời được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi mùa Chay về: “Hãy xé lòng, đừng xé áo” (2:13). Mỗi người hiểu và cắt nghĩa một cách, nhưng phần đông đều chú tâm đến việc “xé lòng”. Vậy thế nào là xé lòng, và thế nào là xé áo? Hai hành động này có liên quan gì đến chay tịnh? Trong lịch sử dân Israel, để tỏ lòng thống hối họ thường cắt (xé) áo của mình để chứng tỏ họ thật lòng thống hối như thế nào. Ngoài ra, bên ngoài họ còn làm bộ mặt rầu rĩ (x. Mt 6: 16-17). Thực ra việc xé lòng thì chẳng ai kiểm chứng được, và cũng chẳng ai tự cắt (xé) ruột gan mình bao giờ. Nhưng nếu xé áo, cắt áo thì mọi người chung quanh đều biết, dù áo đẹp hay áo xấu, áo mới hay áo cũ. Do đó, việc làm này thường mang tính cách hình thức, giả dối, bôi bác. Thiên Chúa không hài lòng về hành động này, nên Ngài đã bảo họ hãy xé lòng mình hơn là xé áo. Tại sao? (xem tiếp) |
|||
|
|
|
|
THA THỨ: YẾU TỐ HẠNH PHÚC CỦA HÔN NHÂN |
Trần Mỹ Duyệt |
Ta không thể sống hạnh phúc trong đời sống hôn nhân nếu không học biết tha thứ cho chính mình và cho người phối ngẫu. Tha cho mình vì đó là việc làm chứng tỏ ta biết mình, chấp nhận giới hạn và những lầm lỡ của mình. Tha cho chồng hoặc cho vợ vì họ cũng chỉ là con người giới hạn với những khuyết điểm tương tự như ta. Hai cuộc khảo cứu thuộc đại học Buffalo và Georgia đã cho thấy tha thứ là một việc làm vừa công bằng, vừa hữu lý, và vừa cần thiết vì nó có thể được coi như những yếu tố quan trọng xác định những lý do đưa đến khủng hoảng trong hôn nhân, cũng như đem lại sự hòa giải cần thiết. (xem tiếp) |
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|