“Hôm nay, tôi muốn nhấn mạnh đến tính chất hữu lư của niềm tin tưởng vào Thiên Chúa”. |
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI loạt bài giáo lư về Đức Tin Thứ Tư 21/11/2012 bài thứ 6 về “tính chất hữu lư của niềm tin tưởng vào Thiên Chúa” |
Anh chị em thân mến,
Chúng ta đang tiến bước trong Năm Đức Tin này, ấp ủ trong ḷng niềm hy vọng tái khám phá ra sự vui mừng biết bao khi tin tưởng và cảm thấy hăng hái truyền đạt cho tất cả mọi người các chân lư đức tin. Những chân lư đức tin này không phải chỉ là một sứ điệp về Thiên Chúa, một mẩu tín liệu về Ngài. Trái lại, chúng cho thấy biến cố về cuộc Thiên Chúa gặp gỡ con người, một biến cố cứu độ và giải phóng, một biến cố viên trọn những ước nguyện sâu xa nhất của con người, những ước muốn sống an b́nh, huynh đệ và yêu thương của họ. Đức tin dẫn đến chỗ khám phá ra rằng cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa ấy tăng bổ, kiện toàn và thăng hóa những ǵ là chân thật, thiện hảo và mỹ lệ nơi con người. Bởi thế mới có chuyện v́ Thiên Chúa tỏ ḿnh ra và làm cho ḿnh được nhận biết, mà con người mới có thể nhận biết Thiên Chúa là Đấng nào, và nhờ nhận biết Ngài họ khám phá ra bản thân của họ, nguồn gốc của họ, định mệnh của họ, tính chất cao cả và phẩm giá của sự sống con người.
Đức tin giúp cho con người có được một kiến thức đích thực về Thiên Chúa bao gồm toàn thể con người: nó là một thứ “nhận thức”, một thứ kiến thức làm đời sống lên hương, một thú vị mới mẻ cho việc hiện hữu, một đường lối hiện diện tươi vui với thế giới. Đức tin được thể hiện nơi việc trao tặng bản thân ḿnh cho người khác, nơi t́nh huynh đệ kiến tạo nên mối đoàn kết, có khả năng yêu thương, chế ngự cái lẻ loi cô độc làm buồn ḷng chúng ta. Bởi thế, kiến thức về Thiên Chúa bằng đức tin này không phải chỉ thuần tri thức mà c̣n có tính chất sống động nữa. Nó là thứ kiến thức về Vị Thiên Chúa – T́nh Yêu, qua t́nh Ngài yêu thương. Bởi vậy t́nh yêu của Thiên Chúa làm cho chúng ta nh́n thấy, nó khiến cho những con mắt mở ra, giúp cho con người biết được tất cả thực tại, vượt lên trên những quan điểm hẹp ḥi của cá nhân chủ nghĩa cũng như của chủ quan chủ nghĩa là những ǵ đánh lạc hướng lương tâm. Do đó, kiến thức về Thiên Chúa này là một cảm nghiệm của đức tin và đồng thời bao hàm cả đường lối tri thức cùng luân lư nữa, ở chỗ, khi được sâu xa tác động bởi sự hiện diện Thần Linh của Chúa Giêsu trong ḿnh, chúng ta có thể vượt lên trên những chân trời vị kỷ của chúng ta và hướng về những giá trị chân thực của sự sống.
Hôm nay, tôi muốn nhấn mạnh đến tính chất hữu lư của niềm tin tưởng vào Thiên Chúa. Ngay từ ban đầu, truyền thống Công giáo đă loại trừ chủ nghĩa duy tín (fideism), một thứ ư muốn tin tưởng nghịch lại với lư trí. Credo quia absurdum (tôi tin tưởng v́ nó vô lư) không phải là một thứ công thức để giải thích đức tin Công giáo. Thật vậy, Thiên Chúa không vô lư; có chăng th́ Ngài mầu nhiệm. C̣n mầu nhiệm th́ không phải là những ǵ phi lư mà những ǵ tràn trề sung măn của cảm thức, của ư nghĩa, của sự thật. Một khi nh́n vào Mầu Nhiệm lư trí con người thấy tối tăm th́ không phải v́ không có ánh sáng trong mầu nhiệm ấy, mà là v́ nó quá mức đối với lư trí. Như khi con người hướng mắt trực tiếp nh́n vào mặt trời th́ họ chỉ thấy toàn là tối tăm; nhưng ai dám nói rằng mặt trời lại không sáng chói chứ? Trái lại, nó là nguồn ánh sáng. Đức tin giúp chúng ta nh́n thấy thứ “mặt trời” là Thiên Chúa, v́ nó là một thứ đón nhận mạc khải của Ngài nơi lịch sử, và có thể nói thực sự lănh nhận tất cả ánh rạng ngời của mầu nhiệm về Thiên Chúa, khi nhận ra phép lạ cả thể này, đó là Thiên Chúa đă tiến đến với loài người và đă mạc khải bản thân ḿnh cho loài người nhận biết, khi đoái thương hạ giáng xuống tới những giới hạn lư trí tạo vật của họ (cf. Vatican Council II, Dogmatic Constitution Dei Verbum, 13). Đồng thời, bằng ân sủng của ḿnh, Thiên Chúa soi sáng trí khôn, mở ra cho lư trí thấy những chân trời mới, khôn lường và bất tận. Đó là lư do đức tin là một động lực mănh liệt trong việc luôn luôn t́m kiếm, không bao giờ ngừng và không bao giờ lắng đọng đối với vấn đề không biết mệt mỏi khám phá sự thật và thực tại. Cái thành kiến của một số tư tưởng gia tân tiến đă sai lầm khi cho rằng lư trí của con người như thể bị khựng lại trước các tín điều đức tin. Ngược lại mới đúng, như các vị đại sư của truyền thống Công giáo đă chứng tỏ cho thấy. Thánh Âu Quốc Tinh, trước khi hoán cải, đă không ngừng t́m kiếm chân lư nơi tất cả mọi thứ triết lư sẵn có, đều thấy chúng không thỏa đáng ǵ hết. Việc chịu khó t́m kiếm về lư trí của ngài, đối với ngài, là một khoa sư phạm quan trọng cho việc gặp gỡ Sự Thật về Chúa Kitô. Khi ngài nói “hăy tin tưởng để hiểu biết, và hăy hiểu biết để tin tương hơn” (Sermons, 43, 9: PL 38, 258) th́ như thể ngài đă nhắc lại kinh nghiệm sống của ngài vậy. Lư trí và đức tin không phải là những kẻ xa lạ hay là những đối thủ trước Mạc Khải thần linh; trái lại, cả hai đều là điều kiện để hiểu được ư nghĩa của mạc khải này, để lănh nhận sứ điệp đích thực của mạc khải ấy, khi tiến đến trước ngưỡng cửa của mầu nhiệm này. Cùng với nhiều tác giả Công giáo khác, Thánh Âu Quốc Tinh làm chứng cho một đức tin được hành sử bằng việc sử dụng lư trí; ngài suy tư và mời gọi chúng ta hăy suy tư. Theo chiều hướng của ngài, Thánh Anselm nói trong cuốn Proslogion của ḿnh rằng đức tin Công giáo là fides quaerensintellectum, tức việc t́m cách hiểu biết là một tác động ở ngay bên trong chính niềm tin. Đặc biệt là Thánh Thomas – cũng theo truyền thống này – là vị giáp mặt với lư trí của các triết gia, khi cho thấy tính chất sinh động phong phú mới mẻ biết bao đối với tư tưởng hữu lư của con người, xuất phát từ việc chắp nối những nguyên tắc và các chân lư của đức tin Kitô giáo.
Bởi vậy, đức tin Công giáo là những ǵ hữu lư và đồng thời nuôi dưỡng niềm tin cậy vào lư trí của con người. Công Đồng Chung Vaticanô I, trong Hiến Chế Tín Lư Dei Filius, đă khẳng định rằng lư trí có thể nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa một cách chắc chắn qua phương tiện thiên nhiên tạo vật, trong khi đó chỉ có đức tin mới có khả năng nhận biết “một cách dễ dàng, tuyệt đối chắc chắn và không sai lầm” (DS 3005) các chân lư liên quan đến Thiên Chúa theo ánh sáng của ân sủng. Ngoài ra, kiến thức của đức tin này không phản lại với lư trí đứng đắn. Thật vậy, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong Thông Điệp Fides et ratio - Đức tin và lư trí đă tóm gọn lại thế này: “Lư trí của con người không hủy bỏ hay hạ giá việc đồng ư với các nội dung của đức tin là những ǵ dầu sao cũng đạt được bằng cách chọn lựa tư do và ư thức” (khoản 43). Nơi ước muốn bất khả chống cưỡng đối với sự thật th́ chỉ có mối liên hệ ḥa hợp giữa đức tin và lư trí mới là đường lối đúng đắn dẫn đến cùng Thiên Chúa và tầm vóc viên trọn bản thân ḿnh mà thôi.
Giáo huấn này có thể dễ dàng nhận thấy ở khắp Tân Ước. Thánh Phaolô, khi viết cho Kitô hữu Côrintô đă nói rằng: “Người Do Thái đ̣i hỏi những dấu lạ, và người Hy Lạp th́ t́m kiếm khôn ngoan, thế nhưng chúng tôi rao giảng Chúa Kitô tử giá là một cớ vấp phạm cho người Do Thái, và là một thứ ngu xuẩn cho Dân Ngoại” (1Cor 1:22-23). Thật vậy, Thiên Chúa đă cứu thế giới không phải bằng một tác động uy quyền, mà là bằng sự khiêm hèn nơi Người Con duy nhất của Ngài: theo tiêu chuẩn con người th́ cách thức bất thường được Thiên Chúa sử dụng này, đụng độ với những đ̣i hỏi của sự khôn ngoan Hy Lạp. Tuy nhiên, thập giá của Chúa Kitô có những lư lẽ của ḿnh, một thứ lư lẽ được Thánh Phaolô gọi là ho logos toustaurou, “ngôn từ của thập giá” (1Cor 1:18). Chữ ‘logos’ vừa có nghĩa là lư trí vừa có nghĩa là ngôn từ, mà nếu nó ám chỉ ngôn từ th́ bởi v́ nó diễn tả bằng lời lẽ những ǵ được lư trí khai triển. Bởi thế Thánh Phaolô thấy nơi thập giá không phải là một biến cố phi lư, mà là một sự kiện cứu độ có tính chất hợp lư riêng của ḿnh, một thứ hợp lư có thể được công nhận theo ánh sáng của đức tin. Đồng thời ngài tin tưởng vào lư trí của con người, tới độ ngài cảm thấy bỡ ngỡ trước sự kiện là nhiều người, trong khi thấy được vẻ đẹp của các việc Thiên Chúa thực hiện mà vẫn nhất định không tin vào Ngài. Ngài viết trong Bức Thư gửi Tín Hữu Rôma rằng: “Thật vậy, nhờ thiên nhiên tạo vật của thế giới này mà những vẻ toàn hảo vô h́nh của Thiên Chúa – quyền năng vĩnh cửu và bản tính thần linh của Ngài – đă được tỏ tường nh́n thấy, được biết đến từ những sự vật Ngài đă dựng nên” (1:20). Theo chiều hướng ấy, Thánh Phêrô cũng kêu gọi các Kitô hữu thuộc cộng đồng Do Thái hăy tôn thờ “Chúa Kitô trong ḷng của anh chị em, lúc nào cũng sẵn sàng đáp lại cho bất cứ ai muốn hỏi anh chị em về lư do của niềm hy vọng ở nơi anh chị em” (1Phero 3:15). Trong một bầu khí bị bách hại và rất cần phải minh chứng cho đức tin, các tín hữu được yêu cầu là hăy biện hộ cho việc họ gắn bó với lời Phúc Âm bằng những lư lẽ vững chắc; cống hiến những lư do về niềm hy vọng của chúng ta.
Mối liên hệ tốt lành giữa khoa học và đức tin được căn cứ vào những cơ bản liên quan tới mối liên hệ hiệu năng giữa việc hiểu biết và tin tưởng. Việc nghiên cứu khoa học bao giờ cũng dẫn đến thứ kiến thức cho thấy các sự thật mới về con người cũng như về vũ trụ. Chúng ta thấy được như vậy. Sự thiện hảo chân thực của nhân loại, một sự thiện hảo có thể vươn tới bằng đức tin, là những ǵ mở ra một chân trời, trong đó hành tŕnh khám phá của nó cần phải được chuyển vận. V́ thế cần phải phấn khích các thứ nghiên cứu này chẳng hạn, những thứ nghiên cứu cần phải mang ra phục vụ sự sống và nhắm tới chỗ loại trừ bệnh nạn. Cũng cần phải thực hiện các cuộc điều tra để khám phá ra những bí mật của hành tinh chúng ta và của vũ trụ, với ư thức rằng con người ở tột đỉnh của thiên nhiên tạo vật không được khai thác nó một cách ngu muội, mà phải canh giữ nó và làm cho nó trở thành nơi khả trú. Vậy đức tin, một khi được sống một cách trung thực, th́ không tương khắc với khoa học; trái lại, nó hợp tác với khoa học, cống hiến những qui tắc căn bản có thể cổ vơ sự thiện của tất cả mọi người, yêu cầu khoa học chỉ loại trừ đi những nỗ lực – phản nghịch với dự án nguyên thủy của Thiên Chúa – có thể gây ra những tác dụng quay ra phản lại chính con người. V́ lư do đó, cũng hợp lư để tin tưởng, ở chỗ, nếu khoa học là một đồng minh có giá của đức tin trong việc hiểu biết dự án của Thiên Chúa trong vũ trụ này th́ đức tin giúp cho mức tiến bộ của khoa học bao giờ cũng xẩy ra cho sự thiện và sự thật của con người, trong khi đó vẫn trung thực với cùng dự án này.
Đó là lư do tại sao dân chúng cần phải cởi mở bản thân ḿnh ra cho đức tin và nhận biết Thiên Chúa cũng như dự án cứu độ của Ngài trong Đức Giêsu Kitô. Một nhân loại mới đă được khai mở trong Phúc Âm là bản “văn phạm” đích thực về con người và về tất cả mọi thực tại. Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo khẳng định rằng: “Sự thật của Thiên Chúa là sự khôn ngoan của Ngài, một sự khôn ngoan chi phối toàn thể trật tự được tạo thành và cai quản thế giới này. Thiên Chúa, Đấng duy nhất ‘đă dựng nên trời đất’ (Thánh Vịnh 115:15), mới có thể là Đấng duy nhất truyền đạt kiến thức đích thực về hết mọi sự được tạo dựng nên trong mối liên hệ với bản thân Ngài” (số 216).
Thế nên chúng ta tin tưởng rằng vấn đề chúng ta dấn thân cho việc truyền bá phúc âm hóa sẽ giúp vào việc cống hiến tính chất chính yếu mới cho Phúc Âm nơi đời sống của nhiều con người nam nữ ở thời đại của chúng ta. Chúng ta hăy nguyện xin để tất cả mọi người thấy được ư nghĩa của đời sống và cái nền tảng của sự tự đo đích thực nơi Đức Kitô: thật vậy, không có Thiên Chúa con người đánh mất bản thân ḿnh. Các chứng từ của những ai đă ra đi trước chúng ta và đă hiến thân ḿnh cho Phúc Âm đều vĩnh viễn khẳng định như thế. Thật là có lư để tin tưởng, cuộc sống chúng ta đang nguy biến. Thật là xứng đáng để hiến thân ḿnh cho Chúa Kitô, Đấng duy nhất có thể thỏa đáng các ước vọng về sự thật và sự thiện sâu xa trong linh hồn của hết mọi con người: hiện nay, trong thời gian đă qua, và vào ngày vô tận của Cơi Vĩnh Hằng vinh phúc. Xin cám ơn anh chị em.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/11/2012 (nhan đề và những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)
Cảm nhận của người dịch
Bài giáo lư về đức tin thứ 6 trong Năm Đức Tin được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chia sẻ trên đây, dường như vẫn c̣n tiếp tục chiều hướng của bài thứ 4 và 5, chiều hướng nhân bản của đức tin, liên quan đến khát vọng thần linh của con người (bài 4) và đến 3 đường lối để nhận biết Thiên Chúa (bài 5).
Đúng thế, nội dung của bài giáo lư thứ 6 về đức tin này liên quan đến lư trí của con người, tức liên quan đến những ǵ hợp với lư trí chứ không nghịch với lư trí, hay nói cách khác, đức tin là những ǵ hữu lư, có lư chứ không vô lư, phi lư kiểu duy tín.
Trước khi đi thẳng vào vấn đề chính yếu của bài giáo lư thứ 6 là tính chất hữu lư của đức tin, như Đức Thánh Cha minh nhiên nói: “Hôm nay, tôi muốn nhấn mạnh đến tính chất hữu lư của niềm tin tưởng vào Thiên Chúa”, ngài đă nói chung đến các sự thật của đức tin: nội dung là ǵ và mối liên hệ tới đời sống của con ngươờ ra sao?
Về nội dung của tất cả chân lư của đức tin, Đức Thánh Cha xác nhận như sau: “Những chân lư đức tin này không phải chỉ là một sứ điệp về Thiên Chúa, một mẩu tín liệu về Ngài. Trái lại, chúng cho thấy biến cố về cuộc Thiên Chúa gặp gỡ con người, một biến cố cứu độ và giải phóng, một biến cố viên trọn những ước nguyện sâu xa nhất của con người, những ước muốn sống an b́nh, huynh đệ và yêu thương của họ”.
Về mối liên hệ của nội dung chân lư đức tin với đời sống con người, Đức Thánh Cha cho biết thế này: “Đức tin dẫn đến chỗ khám phá ra rằng cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa ấy tăng bổ, kiện toàn và thăng hóa những ǵ là chân thật, thiện hảo và mỹ lệ nơi con người. Bởi thế mới có chuyện v́ Thiên Chúa tỏ ḿnh ra và làm cho ḿnh được nhận biết, mà con người mới có thể nhận biết Thiên Chúa là Đấng nào, và nhờ nhận biết Ngài họ khám phá ra bản thân của họ, nguồn gốc của họ, định mệnh của họ, tính chất cao cả và phẩm giá của sự sống con người”.
Về chính tính chất hữu lư của đức tin, Đức Thánh Cha đă chứng minh cả ở lănh vực tự nhiên, truyền thống, huấn quyền và Thánh Kinh.
Tính chất hữu lư của đức tin ở lănh vực tự nhiên, được Đức Thánh Cha so sánh một cách hết sức cụ thể: “Một khi nh́n vào Mầu Nhiệm lư trí con người thấy tối tăm th́ không phải v́ không có ánh sáng trong mầu nhiệm ấy, mà là v́ nó quá mức đối với lư trí. Như khi con người hướng mắt trực tiếp nh́n vào mặt trời th́ họ chỉ thấy toàn là tối tăm; nhưng ai dám nói rằng mặt trời lại không sáng chói chứ? Trái lại, nó là nguồn ánh sáng”.
Tính chất hữu lư của đức tin theo truyền thống, được Đức Thánh Cha dựa vào kinh nghiệm của Thánh Âu Quốc Tinh: “Thánh Âu Quốc Tinh, trước khi hoán cải, đă không ngừng t́m kiếm chân lư nơi tất cả mọi thứ triết lư sẵn có, đều thấy chúng không thỏa đáng ǵ hết. Việc chịu khó t́m kiếm về lư trí của ngài, đối với ngài, là một khoa sư phạm quan trọng cho việc gặp gỡ Sự Thật về Chúa Kitô. Khi ngài nói ‘hăy tin tưởng để hiểu biết, và hăy hiểu biết để tin tương hơn’ (Sermons, 43, 9: PL 38, 258) th́ như thể ngài đă nhắc lại kinh nghiệm sống của ngài vậy. Lư trí và đức tin không phải là những kẻ xa lạ hay là những đối thủ trước Mạc Khải thần linh; trái lại, cả hai đều là điều kiện để hiểu được ư nghĩa của mạc khải này, để lănh nhận sứ điệp đích thực của mạc khải ấy, khi tiến đến trước ngưỡng cửa của mầu nhiệm này”.
Tính chất hữu lư của đức tin theo huấn quyền, được Đức Thánh Cha căn cứ vào Công Đồng Chung Vaticanô I: “Công Đồng Chung Vaticanô I, trong Hiến Chế Tín Lư Dei Filius, đă khẳng định rằng lư trí có thể nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa một cách chắc chắn qua phương tiện thiên nhiên tạo vật, trong khi đó chỉ có đức tin mới có khả năng nhận biết ‘một cách dễ dàng, tuyệt đối chắc chắn và không sai lầm’ (DS 3005) các chân lư liên quan đến Thiên Chúa theo ánh sáng của ân sủng. Ngoài ra, kiến thức của đức tin này không phản lại với lư trí đứng đắn”.
Tính chất hữu lư của đức tin theo Thánh Kinh, được Đức Thánh Cha trưng dẫn như sau: “Thánh Phaolô viết trong Bức Thư gửi Tín Hữu Rôma rằng: ‘Thật vậy, nhờ thiên nhiên tạo vật của thế giới này mà những vẻ toàn hảo vô h́nh của Thiên Chúa – quyền năng vĩnh cửu và bản tính thần linh của Ngài – đă được tỏ tường nh́n thấy, được biết đến từ những sự vật Ngài đă dựng nên’ (1:20). Theo chiều hướng ấy, Thánh Phêrô cũng kêu gọi các Kitô hữu thuộc cộng đồng Do Thái hăy tôn thờ ’Chúa Kitô trong ḷng của anh chị em, lúc nào cũng sẵn sàng đáp lại cho bất cứ ai muốn hỏi anh chị em về lư do của niềm hy vọng ở nơi anh chị em’ (1Phero 3:15)”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL |