Sinh hoạt Hội Thân Hữu Đồng Công

Phụng Vụ Tháng 2-2020

Mùa Đại Dịch Covid-19: Mùa Vọng Phục Sinh
Ngày 06 tháng hai 2020   -  Đức Kitô Sai Đi

Hôm nay, Thứ Năm trong Tuần 4 Thường Niên hậu Giáng Sinh chủ đề "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" của chung thời điểm phụng vụ kéo dài cho tới Mùa Chay này vẫn tiếp tục được tỏ hiện trong Bài Phúc Âm hôm nay, bài đọc chính yếu cho phần phụng vụ Lời Chúa mỗi ngày.

Ở chỗ, "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý", trong sự kiện Người "gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi", "Người (đã) ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế", và quả thực cái "quyền trên các thần ô uếnày nơi các tông đồ được Người sai đi như thế đã thực sự có tác dụng: "Các ông trừ nhiều quỷ, xức dầu chữa lành nhiều bệnh nhân".

Thế nhưng, "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" này không phải chỉ được tỏ hiện ở thành quả gặt hái được bởi các tông đồ, mà nhất là ở những gì các tông đồ thực hiện theo lời Người căn dặn các vị nữa, bằng không, cho dù các vị có quyền năng trừ quỉ đấy, quyền năng ấy cũng không có tác dụng gì hay chẳng tác dụng là bao nhiêu từ các vị, như sau này đã có lần các vị đã không trừ được quỉ (xem Marco 9:18,28-29), nếu các vị không sống theo tinh thần được Người chỉ bảo cặn kẽ kỹ càng trong Bài Phúc Âm hôm nay trước khi các vị lên đường thi hành sứ vụ truyền giáo của các vị:

 

. (xem tiếp)


Ngày 23 tháng giêng 2020   -  Đức Kitô Ảnh Hưởng

Bài Phúc Âm cho Thứ Năm trong Tuần 2 Thường Niên hậu Giáng Sinh hôm nay càng phản ảnh chủ đề "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân " của chung Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh, liên quan đến tầm ảnh hưởng hầu như khắp đất nước Do Thái bấy giờ của Người, trong khi Người mới chỉ công khai xuất hiện chưa được bao lâu.

Thật vậy, tầm ảnh hưởng của "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân " này bao gồm một địa dư chẳng những ở miến bắc là Galilêa mà còn xuống tới tận miền nam là Giuđêa của đất nước Do Thái bấy giờ nữa, một vùng đất, theo thứ tự trình thuật của Thánh ký Marco, Người chưa hề đặt chân tới và chỉ sẽ tới sau khi hoàn thành cuộc hành trình Giêrusalem của Người vào những ngày cuối cùng của Người sống trên trần gian này thôi.

Bài Phúc Âm hôm nay đã ghi nhận sự kiện liên quan đến tầm ảnh hưởng của Người đầy ấn tượng xẩy ra như một hiện tượng này ở ngay câu mở đầu như sau: "Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ lui về bờ biển, đám đông từ Galilêa theo Người, và từ Giuđêa, Giêrusalem, Iđumê, bên kia sông Giođan, miền Tyrô và Siđon, nhiều kẻ đến cùng Người, khi nghe biết tất cả những việc Người đã làm". 

Đám đông dân chúng từ khắp nơi đua nhau ùn ùn kéo tới với "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân " này như thế, mà ai tới cũng muốn được gần Người bao nhiêu có thể, thậm chí muốn trực tiếp đụng chạm đến Người, nhất là thành phần bệnh nhân và khuyết tật nhân, chẳng khác gì như đám đông dân chúng nghênh đón Đức Giáo Hoàng vào những lần ngài tông du khắp nơi trên thế giới, ai cũng muốn đến gần và chạm đến vị thừa kế Thánh Phêrô đại diện Chúa Kitô trên trần gian này.

 

. (xem tiếp)


Ngày 22 tháng giêng 2020   -  Đức Kitô Vỹ Đại

Ngày Thứ Tư trong Tuần 2 Thường Niên hậu Giáng Sinh hôm nay, bài Phúc Âm của Thánh ký Marcô vẫn liên tục với bài Phúc Âm hôm qua, chẳng những về bố cục trước sau của cuốn sách Phúc Âm thứ hai này mà còn liên tục cả về ý nghĩa của hai bài Phúc Âm này nữa. 

Bài Phúc Âm hôm nay được Giáo Hội chọn đọc thích hợp với chủ đề chung của Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh "Người Con đến từ Cha ... đầy ân sủng và chân lý", ở chỗ, người chẳng những chữa lành cho "một người khô bại một tay" mà còn mở mắt cho thành phần thông luật nhưng duy luật biệt phái về tinh thần của lề luật, bằng câu hỏi được Người đặt ra cho họ tự suy nghĩ: "Trong ngày Sabbat được làm sự lành hay sự dữ? Ðược cứu sống hay là giết chết?"  

 

Bài Phúc Âm hôm nay cũng như bài Phúc Âm hôm qua đều liên quan đến ngày hưu lễ là thời điểm được chung dân chúng và riêng nhóm biệt phái cùng luật sĩ tuân giữ rất kỹ lưỡng và đã thấy ngứa mắt trước những hành động của các môn đệ Chúa Giêsu bứt lúa mà ăn trong ngày hưu lễ (ở bài Phúc Âm hôm qua) hay của chính Chúa Giêsu chữa lành cho người bị bại tay trong ngày hưu lễ (ở bài Phúc Âm hôm nay). 

Cả hai lần Chúa Giêsu đều nhắc nhở thành phần theo dõi và bắt bẻ các môn đệ của Người cũng như bắt bẻ chính Người về tinh thần chính yếu của lề luật cũng như mục đích của lề luật đối với vị thế cùng giá trị của con người so vị thế và giá trị của lề luật. Vấn đề then chốt này cũng chính là vấn đề then chốt của Giáo Huấn Giáo Hội Công Giáo về xã hội ngày nay, một bộ giáo huấn bắt đầu từ thời Đức Lêô XIII sau khi chủ nghĩa cộng sản xuất hiện. 

Thật vậy, yếu tố chính yếu làm nên trọng tâm của Giáo Huấn của Giáo Hội về xã hội đó là con người, một thực thể phải được coi trọng theo đúng dự án tạo dựng của Thiên Chúa Hóa Công, ở chỗ con người phải làm chủ trái đất chứ không phải làm tôi cho những gì được dựng nên cho họ (xem Khởi Nguyên 1:28), bởi thế, tất cả mọi sự, bao gồm cả sự vật trần thế và sự việc trên đời, tất cả mọi hoạt động của con người, về phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học v.v. đều phải phục vụ con người, chứ không được coi thường họ và lạm dụng họ như chủ nghĩa cộng sản hay văn hóa sự chết. 


. (xem tiếp)


Ngày 21 tháng giêng 2020   -  Đức Kitô Chủ Tể

Ngày Thứ Ba hôm nay, trong Tuần 2 Thường Niên hậu Giáng Sinh, chủ đề "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân " của chung Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh được tỏ hiện ngay lời tuyên bố của Chúa Kitô về chính bản thân Người rằng: "Con Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat".

Thật
 thế, câu tuyên bố này của Người xẩy ra trong trường hợp đưọc bài Phúc Âm hôm nay thuật lại là "vào một ngày Sabbat, Chúa Giêsu đi qua đồng lúa, môn đệ Người vừa đi vừa bứt lúa. Tức thì những người biệt phái thưa Người rằng: 'Kìa Thầy xem. Tại sao ngày Sabbat người ta làm điều không được phép như vậy?'". 

T
rong câu giải đáp của mình cho lời trách móc hơn là vấn nạn của những người biệt phái bấy giờ, Chúa Giêsu bề ngoài có vẻ như biện minh cho hành động các môn đệ của Người làm khiến cho các người biệt phái ấy ngứa cặp mắt duy luật của họ, thế nhưng thật ra Người có ý bênh vực tinh thần của lề luật để giúp cho chính những người biệt phái y thấy được tất cả sự thật về luật lệ mà họ thông thạo và hằng tuân thủ một cách chặt chẽ và nghiêm chỉnh, nhờ đó họ có thể sống đẹp lòng Thiên Chúa hơn.

T
rước hết, như trong bài Phúc Âm hôm nay cho thấy, Người đã dẫn chứng một trường hợp không được phép làm mà vẫn được làm trong trường hợp khẩn cấp ở trong Cựu Ước liên quan đến "điều mà Vua Đavít làm khi ngài và các cận vệ phải túng cực và bị đói ư? Người đã vào nhà Chúa thời thượng tế Abiata thế nào, và đã ăn bánh dâng trên bàn thờ mà chỉ mình thượng tế được ăn, và đã cho cả các cận vệ cùng ăn thế nào?"

. (xem tiếp)


Ngày 20 tháng giêng 2020   -  Đức Kitô Tân Lang

Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Hai đầu Tuần 2 Thường Niên hậu Giáng Sinh, vẫn tiếp tục chủ đề "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân " của chung Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh. Ở chỗ nào?

Bài Phúc Âm Chúa Nhật II Thường Niên hậu Giáng Sinh Chu Kỳ Phụng Vụ Năm C hôm qua về tiệc cưới Cana, một biến cố cần phải có để mở màn cho việc Chúa Kitô tỏ mình ra cho các môn đệ tiên khởi của Người, nhờ đó đã làm cho các vị tin vào Người.

Bài Phúc Âm hôm nay, để trả lời cho vấn nạn được "môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay" đặt ra "Tại sao môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, còn môn đồ Ngài lại không ăn chay?", Chúa Giêsu đã tự ví mình và tự nhận mình là "tân lang", và cho biết lý do các môn đệ của Người được Người ví như là thành phần "các khách dự tiệc cưới", không ăn chay như thành phần đặt vấn đề với Người đó là vì "tân lang còn ở với họ". 

Thật vậy, sở dĩ "các môn đồ Ngài lại không ăn chay?" bởi vì Người "còn ở với họ", tức là Người còn đang cần thời gian để tiếp tục và từ từ tỏ mình ra cho họ để họ có thể hân hoan vui sướng nhận biết Người mỗi ngày một hơn, và càng nhận biết Người họ càng kính phục Người và yêu mến Người, nhờ đó họ mới có thể trở thành chứng nhân tiên khởi của Người và cho Người, đúng như ý nguyện và mục đích Người tuyển chọn họ làm nhóm 12 của Người.

 

. (xem tiếp)


Ngày 19 tháng giêng 2020   -  Đức Kitô tỏ hiện

Hôm nay, Chúa Nhật Tuần 2 Thường Niên hậu Giáng Sinh Chu Kỳ Năm C, phụng vụ Lời Chúa vẫn thật sự phản ảnh chủ đề của Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh là "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý".


Thật vậy, ngay trong Bài Đọc 1 hôm nay, hình như là chính Tiên Tri Isaia (62:1-5), trong phần được gọi là những bài ca của lần trở về đầu tiên từ Babylon (60:1 - 62:12), đã tiên báo về "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" này ở ngay câu mở đầu như thế này: 


"Vì Sion, tôi sẽ không im tiếng, và vì Giêrusalem, tôi sẽ không nghỉ ngơi, cho đến khi Đấng công chính xuất hiện như ánh sáng, Đấng Cứu độ Sion đến như ngọn đuốc sáng ngời. Mọi dân tộc sẽ thấy Người là Đấng công chính của ngươi, và mọi đế vương sẽ thấy vinh hiển Người".


Phải, "Đấng công chính xuất hiện như ánh sáng, Đấng Cứu độ Sion đến như ngọn đuốc sáng ngời... và mọi đế vương sẽ thấy vinh hiển Người" đây còn là ai khác ngoài "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý". Vì Người là "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta, và chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người" (Gioan 1:14), bởi Người là "ánh sáng thật chiếu soi mọi người đã đến trong thế gian" (Gioan 1:9).

 

. (xem tiếp)


Ngày 18 tháng giêng 2020 Đức Kitô Lương Y

Ngày Thứ Bảy cuối Tuần 1 Thường Niên hậu Giáng Sinh hôm nay, bài Phúc Âm tiếp tục chủ đề của Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý", một chủ đề càng sâu sắc và rõ ràng hơn nữa qua sự kiện Chúa Giêsu tuyển chọn một người môn đệ đặt biệt nhất trong thành phần môn đệ của Người:

"Khi ấy Chúa Giêsu đi dọc theo bờ biển, toàn dân đến cùng Người và Người giảng dạy họ. Khi vừa đi qua, Người thấy ông Lêvi con của Alphê, đang ngồi nơi bàn thu thuế. Người bảo ông: 'Hãy theo Ta'. Ông liền đứng dậy theo Người". 

Trong trường hợp của nhân vật Lêvi là chính Tông Đồ Mathêu sau này trong bài Phúc Âm hôm nay lại càng cho thấy hấp lực vô cùng mãnh liệt hầu như bất khả chống cưỡng của "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý".

Thật vậy, trong trường hợp 4 chàng thanh niên môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu là 2 cặp anh em Simon và Anrê cũng như Giacôbê và Gioan, ở bài Phúc Âm Thứ Hai đầu tuần này, đã cho thấy sức thu hút lạ lùng của "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" này rồi, nhưng, so với lần này, hình như chưa mãnh liệt bằng. 

Bởi vì, 4 chàng môn đệ đầu tiên chỉ là thành phần dân chài lưới chất phác mộc mạc đơn sơ chân thành, trong khi đó nhân vật Levi thu thuế được Chúa Giêsu bất ngờ kêu gọi trong bài Phúc Âm hôm nay lại thuộc thành phần vẫn bị xã hội Do Thái nghi kỵ và cho là đồ phản quốc, tội lỗi, tham lam, gian lận v.v., nghĩa là một con người hoàn toàn ngược lại với tinh thần trọn lành và con đường chật hẹp của Chúa Kitô. Ấy thế mà, chỉ cần một lời kêu gọi ngắn gọn "'Hãy theo Ta'. Chàng liền đứng dậy theo Người", Đng mà chẳng biết chàng thanh niên thu thuế này đã từng bao giờ được gặp hay được nghe Người bao giờ chưa.

 

. (xem tiếp)


Ngày 16 tháng giêng 2020   -  "Đức Kitô Lành Sạch" 

Thứ Năm trong Tuần 1 Thường Niên hậu Giáng Sinh hôm nay, bài Phúc Âm của Thánh ký Marcô được Giáo Hội chọn đọc lại có một nội dung hoàn toàn giống như bài Phúc Âm của Thánh ký Luca cho ngày 11/1 hay Thứ Sáu sau Lễ Hiển Linh và một ngày trước Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa.

Thật vậy, nội dung của hai bài Phúc Âm của hai thánh ký khác nhau đều thuật lại về sự kiện Chúa Giêsu chữa lành cho một người phong cùi, với những chi tiết hầu như hoàn toàn giống nhau, nhất là ở các câu đối đáp giữa nạn nhân đương sự và Chúa Giêsu là Đấng chữa lành cho nạn nhân:

1- "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch". 2- "Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh". 3- "Anh hãy ý tứ đừng nói gì cho ai biết, một hãy đi trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê, để minh chứng mình đã được khỏi bệnh".

Ý nghĩa khác biệt của hai bài Phúc Âm có nội dung giống nhau này là ở chỗ, mỗi bài đều phản ảnh chủ đề thích hợp cho mùa phụng vụ của mình. Trong khi bài Phúc Âm của Thánh ký Luca cho ngày 11/1 hay Thứ Sáu sau Lễ Hiển Linh và trước Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa thích hợp với chủ đề "Lời ở giữa chúng tacủa Mùa Giáng Sinh, thì bài Phúc Âm của Thánh ký Marco cho Thứ Năm Tuần I Thưởng Niên hôm nay lại thích hợp với chủ đề "Người Con đến từ Cha ... đầy ân sủng và chân lý" của Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh. 

. (xem tiếp)


Ngày 15 tháng giêng 2020   -  "Đức Kitô Thần Hiệp" 

Bài Phúc Âm Thứ Tư trong Tuần 1 Thường Niên hôm nay được Giáo Hội chọn đọc thích hợp với chủ đề chung của Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh "Người Con đến từ Cha ... đầy ân sủng và chân lý".

Tiếp tục bài Phúc Âm hôm qua về việc trừ quỉ cho một người ở trong hội đường, bài Phúc Âm hôm nay cho biết "Khi ấy Chúa Giêsu ra khỏi hội đường. Người cùng với Giacôbê và Gioan đến nhà Simon và Anrê. Lúc ấy bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường, lập tức người ta nói cho Người biết bệnh tình của bà. Tiến lại gần, Người cầm tay bà, và nâng đỡ dậy. Bà liền khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các Ngài".

Bài Phúc Âm hôm nay cũng cho thấy 4 người môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu, được Người kêu gọi và đã mau mắn bỏ tất cả mọi sự mà theo Người ngay lập tức, ở bài Phúc Âm Thứ hai đầu tuần này, vẫn tiếp tục đi theo Người và luôn ở bên Người, để chứng kiến những việc Người làm, nhờ đó, sau này, cùng với các vị tông đồ được tuyển chọn sau các vị, có thể trở nên thành phần chứng nhân tiên khởi của Người.

. (xem tiếp)


Ngày 14 tháng giêng 2020   -  "Đức Kitô giải thoát" 

Hôm nay, Thứ Ba trong Tuần 1 Thường Niên hậu Giáng Sinh, tiếp tục hôm qua, bài Phúc Âm của Thánh ký Marcô cho biết, sau khi kêu gọi 4 người môn đệ đầu tiên trong bài Phúc Âm hôm qua, rằng "Chúa Giêsu vào giảng dạy trong hội đường vào một ngày nghỉ lễ". 
 

Theo chủ đề chung của Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh là "Người Con đến từ Cha ... đầy ân sủng và chân lýthì quả thực bài Phúc Âm hôm nay đã cho thấy rõ điều ấy, như ngay ở đầu và cuối của cùng bài Phúc Âm: 

"Người ta kinh ngạc về giáo lý của Người, vì Người giảng dạy người ta như Ðấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ... Mọi người kinh ngạc hỏi nhau rằng: 'Cái chi vậy? Ðây là một giáo lý mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả các thần ô uế, và chúng vâng lệnh Người'".

Thật vậy, "Người Con đến từ Cha ... đầy ân sủng và chân lý" này chẳng những làm cho con người bàng hoàng sửng sốt chưa từng thấy như thế mà còn gây cho cả ma quỉ cũng phải kinh hoảng không thể không nhận biết và xưng tụng Người nữa, khi chúng thấy mình gặp phải một siêu đối thủ hoàn toàn cao tay hơn sắp sửa ra tay triệt hạ chúng: "Hỡi Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai: là Ðấng Thánh của Thiên Chúa". 

. (xem tiếp)


Ngày 12 tháng giêng 2020   -  "Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa" 

Sách Tin Mừng thuật lại Chúa tới sông Gio-đan để chịu phép rửa và cũng trong dòng sông đó, Người muốn cho mọi người thấy rằng Người được dành riêng để phục vụ các mầu nhiệm trên trời.
Quả vậy, nếu sau ngày lễ Chúa Giáng Sinh mà chúng ta mừng ngày lễ hôm nay thì cũng là chuyện bình thường, cho dù hai biến cố có cách nhau nhiều năm, nhưng diễn ra cùng một thời kỳ. Theo thiển ý, cũng phải gọi ngày hôm nay là lễ Giáng Sinh nữa….
Vậy Chúa Giê-su đến chịu phép rửa và muốn cho Thân Thể chí thánh của Người được thanh tẩy trong nước.
Biết đâu chẳng có người nói : “Người là Thánh, tại sao lại muốn chịu phép rửa ?” Xin hãy nghe đây ! Đức Ki-tô chịu phép rửa không phải để được nước thánh hoá nhưng là để chính Người thánh hoá nước và dùng sự thanh sạch của Người mà thanh tẩy dòng nước đang bao bọc Người. Quả thật, khi Đức Ki-tô tự thánh hiến trong phép rửa thì Người cũng thánh hiến nước từ trong bản chất của yếu tố thiên nhiên này.
Khi Đấng Cứu Độ dìm mình trong nước, thì mọi nguồn nước cũng được thanh tẩy để dùng thanh tẩy chúng ta sau này : giếng nước được thanh tẩy, để từ nay ơn thanh tẩy được ban phát cho hậu thế. Vậy Đức Ki-tô chịu phép rửa trước, để dân Ki-tô hữu tin tưởng đi theo Người.

. (xem tiếp)


Ngày 13 tháng giêng 2020   -  "Đức Kitô tác động" 

Hôm nay, Thứ Hai trong Tuần 1 Thường Niên, ngay sau Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, chiều hướng và ý nghĩa của phụng vụ Lời Chúa vẫn theo chủ đề chung của Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh về: "Vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14).

Nếu tất cả thời lượng của Mùa Thường Niên theo lịch trình phụng vụ kéo dài tất cả là 34 tuần lễ, và nếu Mùa Thường Niên này được chia ra làm hai phần cũng là 2 giai đoạn: phần đầu là giai đoạn sau Giáng Sinh và phần sau là giai đoạn sau Phục Sinh, thì Mùa Thường Niên ở giai đoạn hậu Giáng Sinh ngắn hơn Mùa Thường Niên ở giai đoạn hậu Phục Sinh.

Mùa Thường Niên ở giai đoạn hậu Giáng Sinh ngắn nhất thường là 5 tuần lễ (như năm 2013 hay 2016) và dài nhất là 9 tuần lễ (như năm 2002 hay 2011), hoặc 6 tuần (như năm 2015 hay 2018), 7 tuần (như năm 2012 hay 2020), 8 tuần (như năm 2014, 2017, 2019, 2022), rất hiếm năm chỉ có 4 tuần lễ (như năm 2008). Và Phúc Âm cho Mùa Thường Niên giai đoạn hậu Giáng Sinh này hoàn toàn theo Thánh ký Marcô.


. (xem tiếp)


Ngày 12 tháng giêng 2020   -  "Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa" 

Sách Tin Mừng thuật lại Chúa tới sông Gio-đan để chịu phép rửa và cũng trong dòng sông đó, Người muốn cho mọi người thấy rằng Người được dành riêng để phục vụ các mầu nhiệm trên trời.
Quả vậy, nếu sau ngày lễ Chúa Giáng Sinh mà chúng ta mừng ngày lễ hôm nay thì cũng là chuyện bình thường, cho dù hai biến cố có cách nhau nhiều năm, nhưng diễn ra cùng một thời kỳ. Theo thiển ý, cũng phải gọi ngày hôm nay là lễ Giáng Sinh nữa….
Vậy Chúa Giê-su đến chịu phép rửa và muốn cho Thân Thể chí thánh của Người được thanh tẩy trong nước.
Biết đâu chẳng có người nói : “Người là Thánh, tại sao lại muốn chịu phép rửa ?” Xin hãy nghe đây ! Đức Ki-tô chịu phép rửa không phải để được nước thánh hoá nhưng là để chính Người thánh hoá nước và dùng sự thanh sạch của Người mà thanh tẩy dòng nước đang bao bọc Người. Quả thật, khi Đức Ki-tô tự thánh hiến trong phép rửa thì Người cũng thánh hiến nước từ trong bản chất của yếu tố thiên nhiên này.
Khi Đấng Cứu Độ dìm mình trong nước, thì mọi nguồn nước cũng được thanh tẩy để dùng thanh tẩy chúng ta sau này : giếng nước được thanh tẩy, để từ nay ơn thanh tẩy được ban phát cho hậu thế. Vậy Đức Ki-tô chịu phép rửa trước, để dân Ki-tô hữu tin tưởng đi theo Người.

. (xem tiếp)


Ngày 07 tháng giêng 2020   -  "Emmanuel Sáng Soi" 

Hôm nay, Thứ Hai sau Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, vẫn còn trong Mùa Giáng Sinh cho tới Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, và chủ đề cho riêng Mùa Giáng Sinh vẫn là "Lời ở cùng chúng ta" (Gioan 1;14), như "ánh sáng thật chiếu soi mọi người đã đến trong thế gian" (Gioan 1:9).
 

Đó là lý do ngay trong bài Phúc Âm hôm nay, Thánh ký Mathêu đã chẳng những thuật lại sự kiện khách quan về hoạt động của Chúa Giêsu "Khi ấy, nghe tin Gioan bị nộp, Chúa Giêsu lui về Galilêa. Người rời bỏ Nadarét, đến ở miền duyên hải thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nephtali", mà còn từ đó chứng tỏ những hoạt động của Người hoàn toàn "ứng nghiệm lời đã phán bởi miệng tiên tri Isaia rằng: 'Hỡi đất Giabulon và đất Nephtali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang! Dân ngồi trong tối tăm, đã thấy ánh sáng huy hoàng, ánh sáng đã xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết'". 

. (xem tiếp)


Ngày 05 tháng giêng 2020   -  "Emmanuel Đông Phương " 

Hôm nay, Chúa Nhật sau Tuần Bát Nhật Giáng Sinh, tức sau Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1, ở Hoa Kỳ cũng như ở hầu như các giáo phận trên thế giới, vì lý do mục vụ cho nhiều giáo dân có thể tham dự, đều mừng Lễ Hiển Linh, tột đỉnh của Mùa Giáng Sinh, vào Chúa Nhật này. 

Thật vậy, Lễ Hiển Linh là tột đỉnh của Mùa Giáng Sinh là vì nếu "Lời đã hóa thành nhục thể và ở cùng chúng ta" (Giona 1:14) như một Đấng Thiên Sai Cứu Thế, Đấng Thiên Sai của dân Do Thái đúng như đã được tiên báo trong lịch sử cứu độ của họ, và vì thế Người cũng là Đấng Cứu Thế của chung nhân loại, như đã được Thiên Chúa hứa ban ngay sau nguyên tội (xem Khởi Nguyên 3:15), thì sự kiện ba chiêm vương gia đông phương theo ngôi sao lạ tìm đến với Người sau khi Người giáng sinh đã bắt đầu hiện thực dự án cứu độ của Thiên Chúa. 
 

Đó là một mầu nhiệm không phải ai trong dân Do Thái cũng có thể biết vào thời ấy, một dân tộc vốn coi thường dân ngoại, cho dân ngoại là những loại người tội lỗi xấu xa nhơ nhớp bởi họ tôn thờ những tà thần và ngẫu tượng nhân tạo giả trá, chứ không phải là vị Thiên Chúa chân thật duy nhất như dân Do Thái, cho dù Thánh Kinh và lịch sử cứu độ của dân Do Thái liên lỉ ám chỉ đến mầu nhiệm cứu độ phổ quát như vậy. Bởi thế, trong Bài Đọc 2 hôm nay, Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại, trong Thư gửi Giáo đoàn Epheso mới dám nói mà không sợ kiêu ngạo rằng: 
 

"Thiên Chúa đã ban cho tôi việc phân phát ân sủng cho anh em, là theo ơn mạc khải cho tôi biết, tôi đã được thấu hiểu mầu nhiệm mà con cái loài người các thế hệ khác không được biết, nhưng nay đã mạc khải cho các thánh Tông đồ của Người, và cho các vị Tiên tri, nhờ Thánh Thần".
 

Phải, mầu nhiệm ấy là gì, mầu nhiệm được Thánh Thần chẳng những tỏ cho riêng vị tông đồ dân ngoại này mà còn tỏ cho các vị tông đồ của Tân Ước và các vị tiên tri trong Cựu Ước nữa, thành phần được sai đi rao giảng tin mừng cứu độ, nếu không phải, như đã cảm nhận và cũng đã được Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô xác định trong Bài Đọc 2 hôm nay: "Nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể và đồng thông phần với lời hứa của Người trong Chúa Giêsu Kitô".

. (xem tiếp)


Ngày 04 tháng giêng 2020   -  "Hãy đến mà xem" - "Chúng tôi đã gặp Ðấng Messia, nghĩa là Ðấng Kitô" 

Hôm nay, vai trò của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, qua Phúc Âm của Thánh ký Gioan sau Tuần Bát Nhật Giáng Sinh và trước Lễ Hiển Linh, vẫn tiếp tục vai trò làm chứng của mình cho Chúa Kitô là Đấng đến sau mình, hơn là vai trò dọn đường cho Người như trong các bài Phúc Âm Nhất Lãm ở hai tuần giữa trong Mùa Vọng hướng về Giáng Sinh.

Nếu trong bài Phúc Âm hôm qua Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đã thực hiện vai trò làm chứng của mình về Chúa Kitô đến sau mình bằng việc giới thiệu Người với chung dân Do Thái thì trong bài Phúc Âm hôm nay ngài giới thiệu Người với riêng thành phần môn đệ của ngài: "Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông nhìn theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: Ðây là Chiên Thiên Chúa".

Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả giới thiệu với các môn đệ của ông về Chúa Giêsu là Đấng đến sau ông cũng bằng một danh xưng như ông đã giới thiệu với chung dân Do Thái đó là danh xưng "Chiên Thiên Chúa", nhưng ở hai môi trường khác nhau: với chung dân chúng thì vào ngày hôm trước còn với các môn đệ của mình thì vào "ngày hôm sau" (Gioan 1:35); với chung dân chúng khi "Chúa Giêsu tiến đến với ông" (Gioan 1:29), còn với các môn đệ của ông khi "Chúa Giêsu đang đi".

. (xem tiếp)

 

Ngày 03 tháng giêng 2020   -  Danh Thánh Chúa Giêsu  

"Chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người": "Người là Con Thiên Chúa"   
 Phụng Vụ Lời Chúa trong những ngày trước lễ Hiển Linh đều theo chiều hướng cứu độ phổ quát. Thật vậy, căn cứ vào ý nghĩa phụng vụ của cả phụng niên và của riêng Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh mở đầu cho toàn phụng niên, thì có thể nói, chủ đề cho cả Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, một Mùa Giáng Sinh bao gồm cả Lễ Hiển Linh và lên đến tột đỉnh nơi Lễ Hiển Linh, một cử hành phụng vụ để tưởng niệm biến cố Hài Nhi Giêsu tỏ mình ra cho dân ngoại, là "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta, chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người: vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14). (xem tiếp)


Ngày 01 tháng giêng 2020   -  ĐTC PHANXICÔ - Giảng Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1/2020 

"Được hạ sinh bởi người nữ"

Người "đã được thụ thai trong lòng dạ" (Luca 2:21).
Chính ở nơi đó mà Người đã làm cho nhân tính của chúng ta thành nhân tính của Người: từng ngày, từng tháng.
Trong lòng dạ của một người nữ, Thiên Chúa và nhân loại được liên kết, không bao giờ còn phân chia nữa.
Thậm chí cho tới hiện nay, ở trên trời, Chúa Giêsu sống trong xác thịt Người đã mặc lấy trong lòng dạ mẹ của Người.
Xác thịt loài người chúng ta ở nơi Thiên Chúa! (xem tiếp)