Trần Mỹ Duyệt

https://giadinhnazareth.org/

CÒ CHA, CÒ ME, CÒ CON CÁY - Suy niệm Lễ Các Thánh

Câu truyện được nghe kể từ hồi còn rất nhỏ nhưng cho đến hôm nay nó vẫn còn âm vang trong tâm trí tôi mỗi lần suy niệm về ngày Lễ Các Thánh.
Ở vào những giai đoạn đầu khi ánh sáng Tin Mừng được truyền vào Việt Nam, phần đông các cố Tây – những nhà truyền giáo người Tây Phương như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, và Pháp – đến với đất nước mình rao giảng Phúc Âm, và truyền bá đạo Công Giáo. Vốn liếng ngoại ngữ hạn hẹp, lại thêm tiếng Việt Nam với vần, với dấu, nói và đọc rất khó.
 (xem tiếp)

CON CHƯA BAO GIỜ XIN CON CỦA MÌNH SỰ THA THỨ!

Tôi đã đọc câu truyện này trong khi tôi ngồi suy niệm trước thánh lễ. Một câu truyện đã khiến tôi thật sự xúc động. Nó nhắc nhở tôi về một tình trạng đang xảy ra trên khắp thế giới, đó là hiện tượng rất đau lòng, rất tàn ác, vô nhân đạo; một hiện tượng vô tâm, vô tình, đánh mất nhân tính. Đó là hiện tượng phá thai.  (xem tiếp)

THEO ĐẠO VÀ CHÚA THƯỞNG PHẠT NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHẾT

Thưa chú, hôm nay cháu có mấy câu hỏi nhờ chú giúp ý kiến:
Con của cháu nó hỏi con: “Một người tin vào Chúa thì được lên Thiên đàng? Nhưng nếu một người sinh ra ở North Korea nơi bị cấm giảng đạo thì làm sao họ biết Chúa được, không lẽ họ không được lên Thiên đàng sao?” TN Ph.
 (xem tiếp)

“HÃY ĐI KHẮP THẾ GIỚI VÀ RAO GIẢNG TIN MỪNG CHO MUÔN DÂN.”

“Hãy đi khắp thế giới và rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.” (Mk 16:15). Và,
“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.” (Mt. 28:19)
 (xem tiếp)

TÔI KHÔNG NHƯ THỨ NGƯỜI NÀY

Những thứ người này là ai? Tại sao lại bị khinh bỉ?
Dụ ngôn mà Chúa Giêsu nói đến lần này cũng liên quan đến cầu nguyện, cách sống và cách đối xử với những người khác. Trong khi tuần trước Ngài đưa ra một mẫu người kiên trì và lỳ lợm khi cầu nguyện, qua dụ ngôn lần này (Luca 18:9-14), Chúa lại đưa ra một lối nhìn khác về cầu nguyện: cầu nguyện với lòng khiêm nhường khi so sánh một ông Pharisiêu và một người thu thuế. Cả hai đều cầu nguyện, nhưng kết quả rất khác nhau mà yếu tố chính là sự khiêm nhượng.
 (xem tiếp)

BẦU CỬ GIỮA KỲ VÀ TRẬN CHIẾN PHÁ THAI

Ngày 8 tháng 11 năm 2022 tới là ngày bầu cử toàn quốc giữa nhiệm kỳ. Cuộc vận động đang chạy đua gấp rút, và được các đối thủ chính trị sử dụng bằng mọi phương cách và thủ đoạn, kể cả những hình thức mua phiếu một cách rất tinh vi hầu hạ gục đối phương để dành chiến thắng. Mặc dù đây không phải là cuộc bầu cử tổng thống, nhưng những chiếc ghế thống đốc, thượng viện, và hạ viện lần này chính là dọn đường cho sự thành công của hai năm kế tiếp trong kỳ bầu tổng thống.  (xem tiếp)

CHỤP LẠI NHỮNG TẤM HÌNH CỦA SATAN

Những tấm hình đầu tiên của Satan là những tấm hình của một Lucifer sáng láng. Thần linh này sau khi phản lại cùng Thiên Chúa đã bị đày xuống hỏa ngục. Lucifer biến thành Satan từ đó (x. Khải Huyền 12: 7-9).   (xem tiếp)

BẦU CỬ GIỮA KỲ VÀ TRẬN CHIẾN PHÁ THAI

Ngày 8 tháng 11 năm 2022 tới là ngày bầu cử toàn quốc giữa nhiệm kỳ. Cuộc vận động đang chạy đua gấp rút, và được các đối thủ chính trị sử dụng bằng mọi phương cách và thủ đoạn, kể cả những hình thức mua phiếu một cách rất tinh vi hầu hạ gục đối phương để dành chiến thắng. Mặc dù đây không phải là cuộc bầu cử tổng thống, nhưng những chiếc ghế thống đốc, thượng viện, và hạ viện lần này chính là dọn đường cho sự thành công của hai năm kế tiếp trong kỳ bầu tổng thống.  (xem tiếp)

LÒNG SÙNG KÍNH KINH MÂN CÔI - (Hiệu đính tài liệu Kinh Mân Côi) [1]

“Nếu Phanxicô muốn lên thiên đàng, thì phải siêng năng lần hạt”. Ðọc và suy ngắm Kinh Mân Côi cách sốt sắng là cầu nguyện. Và hôm nay, Phanxicô đã về trời và đã được tuyên phong hiển thánh vì đã thực hành theo lời khuyên của Đức Mẹ. Ngày 13 tháng 7 năm 1917, tại Fatima, Ðức Mẹ đã hiện ra lần thứ ba với Lucia, Giaxinta, và Phanxicô, cho ba em nhìn thấy hỏa ngục và những hình phạt mà các linh hồn phải chịu trong đó. Lucia đã hỏi Ðức Mẹ về số phận của mình, của hai em Phanxicô và Giaxinta. Ðức Mẹ đã cho biết đối với Phanxicô, nếu muốn lên thiên đàng thì em phải siêng năng lần hạt.  (xem tiếp)

TU HÀNH VÀ TÌNH BẠN KHÁC PHÁI

Nếu được hỏi ý kiến là giữa ba lời khấn hay hứa của bậc tu hành Công Giáo: Vâng Lời, Khiết Tịnh và Khó Nghèo, điều nào khó giữ hơn, theo tôi, Khiết Tịnh là khó giữ hơn. Theo dõi sinh hoạt của Giáo Hội, đặc biệt những tai tiếng mà Giáo Hội đang phải gánh chịu hiện nay, thì nạn lạm dụng tình dục, nạn ấu dâm của hàng giáo sỹ là một tội ác ghê tởm, đáng khinh bỉ, khốn nạn và tai tiếng nhất mà Giáo Hội đang phải đối diện, loay hoay tìm phương thức giải quyết. Satan hiểu điều này và nó khai thác rất kỹ kẽ hở này.  (xem tiếp)

MỤC TỬ SAI LẦM DẪN CHIÊN LẠC LỐI

Những lý do đưa đến chia rẽ như: Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Chính Thống Giáo. Phong trào ly giáo của Martin Luther (1483-1546). Rồi các phong trào tranh đấu cho giáo sỹ lập gia đình, đồng tính trong hàng giáo sỹ, tu sỹ, phong chức cho các nam giáo dân đã có gia đình. Đặc biệt, ngày 8 tháng 4 năm 2020, Vatican đã tuyên bố Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập một ủy ban nghiên cứu việc phong chức phó tế cho nữ giới. [1]  (xem tiếp)

TU HÀNH VÀ TÌNH BẠN KHÁC PHÁI

Nếu được hỏi ý kiến là giữa ba lời khấn hay hứa của bậc tu hành Công Giáo: Vâng Lời, Khiết Tịnh và Khó Nghèo, điều nào khó giữ hơn, theo tôi, Khiết Tịnh là khó giữ hơn. Theo dõi sinh hoạt của Giáo Hội, đặc biệt những tai tiếng mà Giáo Hội đang phải gánh chịu hiện nay, thì nạn lạm dụng tình dục, nạn ấu dâm của hàng giáo sỹ là một tội ác ghê tởm, đáng khinh bỉ, khốn nạn và tai tiếng nhất mà Giáo Hội đang phải đối diện, loay hoay tìm phương thức giải quyết. Satan hiểu điều này và nó khai thác rất kỹ kẽ hở này.  (xem tiếp)

HƯƠNG KHÓI SATAN VÀ THỊ KIẾN CỦA ĐỨC LEO XIII

Nhân loại ngày nay đang trải qua thời kỳ đen tối và đảo lộn về những giá trị luân lý, đạo đức, cũng như xã hội. Chiến tranh, thiên tai, động đất, hỏa hoạn, sóng thần, và gần đây nhất là đại dịch Vũ Hán (Covid 19). Cơn đại dịch bùng phát ngày 12 tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc và kéo dài đến tận bây giờ, gieo kinh hoàng, chết chóc, khiếp sợ, và thiệt hại cho nhân loại. Nếu chỉ nhìn những biến cố này bằng con mắt bình thường, người ta sẽ cho đây là những sự kiện tự nhiên của đất trời, của thay đổi khí hậu, của tiến hóa về suy tư, và về văn minh con người. Nhưng  (xem tiếp)

KHÔN NGOAN NƯỚC TRỜI

Suy niệm và sống Tin Mừng-Luca 16:1-13
Đọc và suy niệm trích đoạn Tin Mừng hôm nay (Luca 16:1-13), chúng ta thấy Thánh Luca đã vẽ lên chân dung một người quản gia khôn lanh, mưu mẹo. Ông đã dùng tất cả những thủ đoạn để trục lợi và sống cho cá nhân mình, đúng với suy nghĩ và quan niệm “khôn ngoan thế gian”. Những gì ông toan tính và những gì ông làm ngay cả đến Chúa Giêsu cũng cảm thấy phải thán phục. Và Ngài đã có lời khen ông: “Quả thế, con cái đời này khôn ngoan hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.”(8)
 (xem tiếp)

MẸ SẦU BI DƯỚI CHÂN THÁNH GIÁ

Chúc mừng anh em con Mẹ dịp mừng lễ Quan Thầy
Tước hiệu Mẹ Sầu Bi gắn liền với nỗi đau khổ và sự cay đắng của cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa chúng ta. Theo truyền thống, những đau khổ và cay đắng này của Mẹ không chỉ giới hạn trong cuộc thương khó và khổ nạn của Chúa Giêsu, mà hơn nữa, nó bao gồm trong bảy niềm đau, hoặc bẩy sự khổ sầu như những lưỡi gươm đâm thấu và để lại những vết cắt suốt đời trong Trái Tim Mẹ. Bẩy niềm đau: -Lời tiên tri của Simêon: “Ðây trẻ này được đặt lên, khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần Bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà, để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ.” (Luca 2:34-35)
 (xem tiếp)

THÁNH DANH MARIA - Lễ kính ngày 12 tháng 9

Thiên Chúa đã sáng tạo một thế giới cho con người; Ngài đã sáng tạo cho riêng Ngài một thế giới mà Ngài đặt cho tên gọi là “Maria.” (Thánh Louis M. Monfort).
Ngoài trừ tiếng Do Thái phát âm là Myriam, tiếng Pháp là Marie, tiếng Anh là Mary, còn lại các tiếng như Việt Nam, Tây Ban Nha, hay tiếng Ý đều phát âm dựa trên gốc Latin và gọi tên của Đức Mẹ là MARIA. Giáo Hội đã liên kết 3 lễ trọng để nhắc nhớ con cái Giáo Hội về người Mẹ cao sang, quyền phép và rất mực thương yêu con cái mình là Rất Thánh Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Giáo Hội và cũng là Mẹ toàn thể nhân loại.
 (xem tiếp)

PROP 1: DỰ LUẬT CHO PHÉP GIẾT THAI NHI

Ngày 8 tháng 11, 2022 tới là ngày bầu cử toàn quốc. Người dân California sẽ phải chọn lựa “chấp thuận” hay “không chấp thuận” Dự Luật 1 (Prop 1). Đây là Dự Luật với chủ đích Phá Thai. Nếu phần đông cử tri chọn “yes” (chấp thuận), Dự Luật này sẽ thành luật, đồng nghĩa với việc phá thai hợp pháp tại California. Những Dự Luật tương tự cũng được cử tri quyết định tại các tiểu bang Kansas, Kentucky, Montana, và Vermont. Quyền được phá thai toàn thời gian mang thai, ngay cả khi bào thai đã được chín tháng, mà không bị ràng buộc bởi bất cứ một điều kiện hay giới hạn nào.  (xem tiếp)

SINH NHẬT ĐỨC TRINH NỮ MARIA

Chúng ta không biết chắc ngày sinh của Mẹ Thiên Chúa, nhưng trải dài suốt 15 thế kỷ và cho đến nay, Giáo Hội Công Giáo vẫn tiếp tục mừng ngày này vào ngày 8 tháng Chín hằng năm gọi là Lễ Sinh Nhật Trinh Nữ Maria Rất Thánh. Theo truyền thống, việc cử hành mừng ngày sinh nhật của Trinh Nữ Maria Rất Thánh vào ngày 8 tháng Chín, vì ngày 8 tháng Mười Hai là ngày kính Mẹ Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Ngay từ thế kỷ thứ sáu, Giáo Hội đã bắt đầu cử hành mừng Sinh Nhật Đức Mẹ.
 (xem tiếp)

VĂN HÓA VONG THÂN VỀ GIỚI TÍNH, PHÁI TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI

Hơn 50 năm trước, những từ ngữ như ly dị, ngừa thai, phá thai, đồng tính là những gì nghe rất xa lạ, khó hiểu, và nhậy cảm. Chúng ít được đề cập tới, và nếu có thì cả người nói lẫn người nghe đều rất dè dặt, kín đáo. Tóm lại, đây là những từ ngữ cấm kỵ dưới ảnh hưởng văn hóa và đạo đức xã hội.  (xem tiếp)

“COME OUT” MANG Ý NGHĨA GÌ ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ HIỆN NAY?

Tại các nước Âu Mỹ, việc thừa nhận phái tính và tiết lộ giới tính không còn là cái gì mới mẻ, cấm cản và bị xã hội phê phán nữa. Nhưng dường như những hành động này đang được cho là mới mẻ, hiện đại và thu hút thành phần giới trẻ Việt Nam. Thành ngữ “come out” đang được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông giải trí. Tuổi trẻ Việt Nam, nhất là thành phần tự nhận mình là những người thuộc cộng đồng đồng tính rất ưa nói về từ ngữ này. Một số phụ huynh đã bắt đầu lo lắng, đặt câu hỏi, và muốn biết về mấy chữ này có nghĩa là gì?  (xem tiếp)

VĂN HÓA VONG THÂN VỀ GIỚI TÍNH, PHÁI TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI

Hơn 50 năm trước, những từ ngữ như ly dị, ngừa thai, phá thai, đồng tính là những gì nghe rất xa lạ, khó hiểu, và nhậy cảm. Chúng ít được đề cập tới, và nếu có thì cả người nói lẫn người nghe đều rất dè dặt, kín đáo. Tóm lại, đây là những từ ngữ cấm kỵ dưới ảnh hưởng văn hóa và đạo đức xã hội.  (xem tiếp)

MỘT ĐIỀM LẠ XUẤT HIỆN TRÊN TRỜI

“Một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên trời: một người Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao.” (Rev 12:1)
Người nữ mà thánh Gioan nhìn thấy trong cơn xuất thần không ai khác đó chính là Đức Nữ Trinh Maria, Nữ Vương trời đất. Hình ảnh này cũng là hình ảnh đã thấy xuất hiện ngay ở buổi đầu sáng tạo. Khi Thiên Chúa tuyên án phạt Satan, con rắn già hỏa ngục vì sự dối trá của nó, cùng với Nguyên Tổ là Adong, Evà vì tội không vâng lời mà ăn trái cấm:
 (xem tiếp)

THA BAO NHIÊU? THA CHO AI?

Suy niệm và sống Phúc Âm Mt 18:21-35
Chủ điểm trích đoạn Tin Mừng của Thánh Mátthêu hôm nay nói về tha thứ. Một chuyên viên thuế khóa nên sở trường về nợ nần và tha thứ, chính vì thế, ông đã ghi lại câu hỏi của Phêrô với Thầy mình về vấn đề này: “Lạy Thầy, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần không?” Và Chúa Giêsu đã trả lời: “Ta không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy.”
 (xem tiếp)

CON CÁI ĐƯỢC MIỄN THUẾ

Suy niệm và sống Phúc Âm Mt Mt 17:22-27
Đọc trích đoạn Tin Mừng của Thánh Mátthêu hôm nay, chúng ta có cảm tưởng là thánh ký mang cái bệnh nghề nghiệp khi viết những dòng này. Trong khi vừa đề cập đến thái độ buồn bã của các môn đệ vì nghe Chúa Giêsu nói đến những gì sẽ xảy ra cho Ngài, ông đã chuyển đề tài qua thuế khóa.
 (xem tiếp)

“HỠI ĐOÀN CHIÊN NHỎ BÉ, ĐỪNG SỢ”

Đọc đoạn Tin Mừng hôm nay, phần đông nhiều người vẫn chú tâm vào thái độ và tư thế phục vụ của người quản gia. Thánh Luca đã diễn tả cách đầy đủ và chi tiết về nhiệm vụ, cách thức hoàn thành công việc, cũng như phần thưởng và hình phạt của hai mẫu người này: Thứ nhất là người chăm chỉ, trung thành và nghiêm túc với công việc. Người này coi việc phục vụ chủ là một hạnh phúc và vinh dự.  (xem tiếp)

“TÔI KHÔNG CÒN YÊU NỮA”: CÂU NÓI NGỤY BIỆN HAY MỘT LỜI TỰ BÀO CHỮA?

Tâm Lý Hôn Nhân
Theo kinh nghiệm nghề nghiệp, và cũng căn cứ vào những trường hợp thường xảy ra chung quanh cuộc sống, phần đông các trường hợp ngoại tình, bất trung trong hôn nhân bao giờ người chủ động cũng luôn hay nói một câu: “Tôi không còn yêu anh/em nữa”. Hoặc “Trái tim tôi đã chết rồi!” Nhưng nếu tình yêu không còn, trái tim đã chết thì sao? Còn có lý do nào khác để giải thích cho cái chết ấy, cho tình yêu đã cạn kiệt ấy không? Hay đó chỉ là những lời biện hộ mang tính cách tự bào chữa? Câu trả lời thì hầu như ai cũng biết.
 (xem tiếp)

DAO KÉO HAY SẮC LỆNH

Đạo đức xã hội

Trần Mỹ Duyệt

Hai tuần sau khi Tòa Án Tối Cao lật ngược phán quyết vụ Roe v Wade, hôm 8 tháng 7, ông đã ban hành “Sắc Lệnh Hành Pháp Bảo Vệ Quyền Tiếp Cận Các Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản” (Executive Order Protecting Access to Reproductive Health Care Services.) Ông gọi đây là một biện pháp ngăn chặn cho đến khi Quốc Hội có thể bỏ phiếu để luật hóa quyền phá thai trên toàn quốc. Theo ông, phán quyết của Tối Cao Pháp Viện rõ ràng đã tước đi “quyền” của người dân Mỹ mà họ đã công nhận trong gần 50 năm. Ông tự cho mình bổn phận phải lấy lại những quyền lợi ấy, thứ mà theo ông, là cho phép những người phụ nữ được đưa ra các quyết định chăm sóc sức khỏe trong quá trình sinh sản, cũng như các quyền cơ bản: quyền riêng tư, quyền tự chủ, quyền tự do và bình đẳng của họ.  (xem tiếp)


VÂNG LỜI NHƯ BỘ XƯƠNG KHÔ

Riêng tặng anh em CRM

Trần Mỹ Duyệt

 

Nhớ lại thời còn “ăn cơm nhà Chúa”, trong một ngày cấm phòng, linh mục giảng phòng đã rất lớn tiếng, hùng hổ hỏi mọi người trong nhà nguyện: -Anh em hãy xuống hỏa ngục mà hỏi xem quỷ thần và các linh hồn hư mất, lý do gì mà chúng phải giam cầm trong đó? Câu trả lời là KHÔNG VÂNG LỜI. Quay vào luyện tội, nhà giảng thuyết hỏi: -Hãy vào luyện tội mà hỏi xem các linh hồn đang bị giam trong đó, lý do gì mà giờ này chưa được lên thiên đàng? Câu trả lời là THIẾU VÂNG LỜI. Rồi hướng lên thiên đàng, ngài lại lớn tiếng và giơ tay chỉ lên trời:  (xem tiếp)


CHẠNH LÒNG THƯƠNG!

Trần Mỹ Duyệt

Trong một trích đoạn Tin Mừng, Thánh Sử Luca đã ghi lại một bức tranh cảm động, diễn tả một người lữ hành giữa đường bị rơi vào tay bọn cướp. Người này bị chúng đánh nửa sống, nửa chết nhưng may nhờ có người hảo tâm cứu sống. Những nét chính của đoạn Phúc Âm này có thể được tóm lại như sau: Có người thông luật kia đứng lên hỏi Chúa Giêsu để thử Ngài: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp.” Khi biết rõ điều mình phải làm đó là thương yêu anh chị em mình, luật sỹ này còn muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?”  (xem tiếp)


CHỌN LỰA CỦA TÔI

(My choice)

Trần Mỹ Duyệt

Thân thể của tôi (My body). Chọn lựa của tôi (My choice). Phò phá thai (Pro-Choice). Những từ ngữ này đang được nghe trên các phương tiện truyền thông cánh tả, trong các cuộc biểu tình rầm rộ tại nhiều thành phố trên đất Mỹ sau ngày Tối Cao Pháp Viện bằng cuộc bỏ phiếu vào sáng hôm thứ Sáu, 24 tháng 6, đã chính thức đảo ngược phán quyết của án lệ Roe v. Wade (Roe kiện Wade) năm 1973. Thẩm phán Samuel Alito đã chấp bút cho dự thảo luật này cùng với sự tham gia của 5 thẩm phán bảo thủ khác. Theo ông, đa số các vị thẩm phán trong Tối Cao Pháp Viện tin rằng án lệ Roe kiện Wade đã được phán quyết sai lầm cách đây 49 năm. Nó không phù hợp với Hiến Pháp Hoa Kỳ và phải được trả lại quyền quyết định cho mỗi tiểu bang.  (xem tiếp)


KHIẾT TỊNH VÀ TÌNH YÊU THÁNH HIẾN

(Riêng tặng các chị em Đaminh Tam Hiệp)

Trần Mỹ Duyệt

 

Thân thể của tôi (My body). Chọn lựa của tôi (My choice). Phò phá thai (Pro-Choice). Những từ ngữ này đang được nghe trên các phương tiện truyền thông cánh tả, trong các cuộc biểu tình rầm rộ tại nhiều thành phố trên đất Mỹ sau ngày Tối Cao Pháp Viện bằng cuộc bỏ phiếu vào sáng hôm thứ Sáu, 24 tháng 6, đã chính thức đảo ngược phán quyết của án lệ Roe v. Wade (Roe kiện Wade) năm 1973. Thẩm phán Samuel Alito đã chấp bút cho dự thảo luật này cùng với sự tham gia của 5 thẩm phán bảo thủ khác. Theo ông, đa số các vị thẩm phán trong Tối Cao Pháp Viện tin rằng án lệ Roe kiện Wade đã được phán quyết sai lầm cách đây 49 năm. Nó không phù hợp với Hiến Pháp Hoa Kỳ và phải được trả lại quyền quyết định cho mỗi tiểu bang.  (xem tiếp)


HÌNH ẢNH CỦA BỐ NHÂN NGÀY TỪ PHỤ

Trần Mỹ Duyệt

Chúa nhật, 8 tháng 5 hằng năm là ngày tôn vinh, tưởng nhớ mẹ. Ngày “Hiền Mẫu”. Chúa nhật, 19 tháng 6 hằng năm là ngày tôn vinh, tưởng nhớ cha. Ngày “Từ Phụ”. Sao không gom hai ngày này thành một ngày nào đó trong năm để tôn vinh, tưởng nhớ cả cha và mẹ, gọi là ngày “Song Thân Kính Yêu.”  (xem tiếp)


CHÚA Ở TRONG TA BAO LÂU SAU KHI RƯỚC LỄ?

Trần Mỹ Duyệt

Trong một buổi sinh hoạt nhóm, khi anh chị em đang trao đổi với nhau về cách thức hành đạo và sống đạo, đặc biệt nhấn mạnh đến việc tham dự thánh lễ và rước lễ. Một anh trong nhóm đã trích dẫn lời Chúa: “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy” (Gioan 6: 57), rồi hỏi mọi người: “Như vậy thì Chúa Giêsu Thánh Thể ở trong ta bao lâu sau khi rước lễ?”  (xem tiếp)


CẢNH BÁO THẾ CHIẾN III VÀ CẦU CHO THẾ GIỚI

chuyển ngữ : Trần Mỹ Duyệt

Anh chị em trong Chúa Kitô,
Điều quan trọng là phải hiểu rằng chúng ta đang ở trong Thế Chiến III (WWIII), và thời gian thanh bình mà chúng ta hiện có. Trận chiến này không phải là một trận chiến quy ước như chúng ta đã biết từ những cuộc chiến khác.  (xem tiếp)


TỘI ÁC XÃ HỘI VÀ ẢNH HƯỞNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

Trần Mỹ Duyệt

Ngày 24 tháng Năm 2022, khoảng 11 giờ 32 phút sáng, Salvador Ramos một thanh niên 18 tuổi vào trường tiểu học Robb ở Uvalde tiểu bang Texas với khẩu súng trường AR-15, xả súng giết chết 19 học sinh, 2 giáo viên, và gây thương tích cho nhiều người khác. Như được lấy cảm hứng từ hành động này, liên tiếp gần đây đã xảy ra những vụ bắn giết bừa bãi tương tự trên một số tiểu bang.  (xem tiếp)


Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống

Trần Mỹ Duyệt

Có câu truyện kể rằng:
Vừa khi Chúa Giêsu về trời, thiên đàng mở tiệc ăn mừng. Cả triều đình thiên quốc vui mừng, hân hoan, chăm chú nghe Ngài kể lại cuộc sống 33 năm dưới trần gian, đặc biệt, ba năm sau cùng rao giảng Tin Mừng, cuộc khổ nạn, phục sinh và về trời. Trong lúc Ngài đang nói, bỗng một cánh tay giơ cao, đó là cánh tay của tổ phụ Abraham:
- Lạy Chúa, con nghe nói trước ngày về trời, Chúa có thiết lập một giáo hội ở trần thế, vậy tình hình giáo hội ấy như thế nào?
- Đúng vậy, Cha có lập một giáo hội, cắt đặt một nhóm 12 người gọi là tông đồ rồi giao cho họ, truyền cho họ ra đi loan báo Tin Mừng, và phát triển giáo hội ấy.
- Lạy Chúa, đây có phải là nhóm người mà trong đó gồm kẻ chối Chúa, phản bội Chúa, bán Chúa, và ngang ngang, bướng bướng đòi hỏi này khác rồi mới tin không ạ?  (xem tiếp)


ÁI MỘ NHỮNG SỰ TRÊN TRỜI

Mừng Chúa lên trời

Trần Mỹ Duyệt

Trong cuộc hành hương dõi theo vết chân Chúa năm 2019, tôi đã đến nơi được cho là ở đó Chúa Giêsu từ giã các môn đệ và lên trời. Tại đây, tôi cũng có dịp nhìn thấy hòn đá có vết chân người, mà theo người hướng dẫn cắt nghĩa, đó là dấu chân của Chúa Giêsu. Đứng ở nơi này, tôi cũng có cảm giác lâng lâng, bâng khuâng, lưu luyến với tâm trạng Thầy trò ly biệt như các môn đệ năm xưa. Lời thánh sử Luca đã ghi đang lập lại trong tôi: “Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ, và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa.” (Lc 24:50-53)  (xem tiếp)


SỰ SỐNG CON NGƯỜI BẮT ĐẦU KHI NÀO?

Tâm lý đạo đức

Trần Mỹ Duyệt

Chọn phá thai (pro choice) hay chọn phò sự sống (pro life). Ủng hộ phá thai hay ủng hộ sự sống các thai nhi, mỗi bên đều có những lập luận để biện minh cho quyết định và chọn lựa của mình. Những người chủ trương phá thai cho rằng họ có quyền làm như vậy, vì đó là quyền tự do chọn lựa: my body, my choice. Ngược lại, những người chống phá thai thì coi đó như những chọn lựa chết người, giết chết một bào thai, một mạng sống. Những bào thai cũng có quyền sống, có quyền được làm người, mặc dù không có tiếng nói để tự biện minh cho chính mình. Nhưng "khi nào một sự sống bắt đầu?"  (xem tiếp)


"CHỒNG GIÀ VỢ TRẺ LÀ TIÊN"?!

Tâm lý hôn nhân: Vợ chồng cách biệt tuổi tác

Trần Mỹ Duyệt

"Chồng già vợ trẻ là tiên, vợ già chồng trẻ là duyên nợ nần." Dù là duyên hay nợ khi đã về chung một nhà là nên nghĩa vợ chồng. Nhưng cái duyên, cái nợ ấy liệu sẽ kéo dài được bao lâu và trong những điều kiện nào còn tùy thuộc nhiều yếu tố, trong đó có tuổi tác. Thực tế, tuy không chứng minh được sự chênh lệch tuổi tác sẽ gây nên những khó khăn cho hạnh phúc hôn nhân như thế nào, nhưng chắc chắn nó có ảnh hưởng đến sự lâu bền của một cuộc tình. [1]  (xem tiếp)


Ngoại Tình #9 - Vô Tâm, Vô Tình Trở Nên Vô Trách Nhiệm!

Tâm Lý Hôn Nhân

 


CON TÔI LÀ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH!..

Tâm lý xã hội - tài liệu giáo dục

Trần Mỹ Duyệt

Nếu có một ngày, người con của bạn nói với bạn: “Con không muốn cưới vợ, hoặc con không muốn lấy chồng. Nhưng con muốn sống với người bạn trai hay người bạn gái của con.” Chắc chắn khi nghe như vậy, bạn sẽ rất sửng sốt, khủng hoảng, và thất vọng! Nhưng đây không phải là phản ứng của riêng bạn mà là của phần đông những cha mẹ, phụ huynh khi biết mình có một người con thuộc thành phần đồng tính.

NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH LÀ AI?

LGBTQ là chữ viết tổng hợp của Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (lưỡng tính), Transgender (đổi giống), and Queer/Questioning (kỳ dị/nghi ngờ).

Đây là những người tự cảm thấy bên trong mình ẩn hiện phái tính của mình. Thí dụ, bên ngoài là một cậu trai hay một cô gái, nhưng trong người cậu trai ấy là một cô gái, hoặc ngược lại. Và trong cách sống, những người này thường thể hiện qua những cảm tình, như hành động, nói năng, áo quần. Tiếng chuyên môn gọi là Gender identity.  (xem tiếp)


PRO-CHOICE HAY CHỈ LÀ LỰA CHỌN MANG TÍNH ÍCH KỶ?!

Trần Mỹ Duyệt

 

Tình hình xã hội tại Hoa Kỳ đang phải lao đao với đại dịch Vũ Hán (covid-19), xăng dầu và vật giá leo thang, ảnh hưởng việc Mỹ tham gia vào cuộc chiến tại Ukraine, nay bỗng nổi lên sóng gió liên quan đến nguồn tin rò rỉ là Tối Cao Pháp Viện với đa số thẩm phán bảo thủ sẽ thay đổi phán quyết Roe v. Wade. Các cuộc biểu tình, xuống đường ồ ạt được tổ chức, phe ủng hộ, phe phản đối.

Theo tin của The Pillar, một bản dự thảo phán quyết của Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ do Chánh án Samuel Alito soạn nhằm hủy bỏ phán quyết Roe v. Wade đã được “rò rỉ” cho báo chí.[1] Bản dự thảo dài 98 trang này là một tài liệu sẵn sàng lật ngược hai quyết định mang tính bước ngoặt đã định hình luật phá thai và chính trị quốc gia trong nhiều thập kỷ. Đó là phán quyết Roe kiện Wade, hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc vào năm 1973, và Planned Parenthood kiện Casey, nhằm khẳng định phán quyết Roe vào năm 1992. [2]  (xem tiếp)


NƯỚC MẮT MẸ CHẢY XUÔI

Trần Mỹ Duyệt

Mẹ tôi là vậy, cũng giống như bao người phụ nữ Việt Nam truyền thống, bà thương chồng, thương con, luôn hy sinh hết mình, lo lắng cho người mình yêu. Dĩ nhiên, bà cũng mang cái bản tính muôn thuở của phụ nữ là hay nói và hay càm ràm. Dầu vậy, hai đức tính này không phải lúc nào cũng làm người khác khó chịu, bực bội; mà ngược lại, nó là một cái gì mà không thể thiếu trong sinh hoạt gia đình. Nói theo kiểu nói của thầy (bố) tôi, “Không có thì thiếu mà có thì thừa”. Chính vì vậy mà mỗi lần mẹ tôi có chuyện phải vắng nhà vài ba bữa là từ bố tới con, ai ai cũng cảm thấy căn nhà trở nên vắng vẻ và thiếu thiếu một cái gì.  (xem tiếp)


PHÙ HOA NỐI TIẾP PHÙ HOA

Sống Đạo

Trần Mỹ Duyệt

 

Anh Duyệt thân mến,
Nghe bài giảng của Cha Michael tối qua và trước sự ra đi đột ngột của chị bạn, vợ của một bác sỹ rất nổi tiếng trị bệnh Azheimer, tôi càng thấy câu “phù vân, ôi phù vân. Tất cả chỉ là phù vân...” thật thấm thía. Nếu câu nầy có thể là một gợi ý để anh viết một bài để độc giả suy nghĩ về sự ngắn ngủi của kiếp người, và để chúng ta, từ đó, biết hoàn toàn phó thác vào Tình yêu Chúa Giêsu giàu lòng thương xót? Chúc anh và gia đình một cuối tuần vui vẻ và tràn đầy Ơn Chúa.
Augustinô  (xem tiếp)


Ngoại Tình #8: Trách Nhiệm Người Phụ Nữ trong Hôn Nhân

Tâm Lý Hôn Nhân"

Tiến sĩ Trần Mỹ Duyệt

 

 


NHỮNG PHỤ NỮ NÊN LẤY LÀM VỢ

Tâm lý hôn nhân

Trần Mỹ Duyệt

Sau khi bài “Những Người Không Nên Lấy Làm Chồng” vừa được phổ biến, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến từ phía độc giả, đa số phái nam đều đề nghị là phải có một bài khác viết về phụ nữ cho công bằng. Sau đây là một trong số những ý kiến đó:
Chào tác giả TMD. Để thực thi đức công bằng mong tác giả sẽ có bài “những người phụ nữ không nên lấy làm vợ”. Cảm ơn nhiều.
Vũ Hoàng  (xem tiếp)


NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NÊN LẤY LÀM CHỒNG

Tâm lý hôn nhân

Trần Mỹ Duyệt

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Con gái mười hai bến nước” ám chỉ con đường hôn nhân tương lai “trong nhờ đục chịu” của nữ giới. Nhưng nếu ứng dụng vào hoàn cảnh hôm nay, con thuyền hôn nhân của người con gái Việt Nam có thể sẽ trôi vào một bến khác nữa, đó là bến “chồng nước ngoài”. Riêng ở bến này, với kinh nghiệm nghề nghiệp, theo tôi, có lẽ đục nhiều hơn trong. Tại sao? Tại vì ở đây, tình yêu và hôn nhân sẽ gặp những thử thách rất lớn do ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh từ giáo dục, văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ và xã hội.  (xem tiếp)


“NHÂN LOẠI SẼ KHÔNG ĐƯỢC BÌNH AN CHO ĐẾN KHI QUAY VỀ VỚI SUỐI NGUỒN TÌNH THƯƠNG CỦA CHA”

Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa (Divine Mercy) 24 April 2022

Trần Mỹ Duyệt

Thương xót (mercy), theo tự điển Anh-Việt của Nguyễn Văn Khôn dịch là: Lòng thương người, thương hại, thương xót, lân ái, từ bi.

Theo Longman Dictionary of American English. New Edition định nghĩa: Mercy: kindness, pity, and a willingness to forgive. Nhưng những định nghĩa trên, chỉ diễn tả về các hành động mà con người có thể làm để bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ, hoặc an ủi với những mất mát, đau thương, buồn phiền của nhau. Nó chú trọng nhiều đến lãnh vực thể lý, tâm lý, hoặc vật chất. Nhưng khi nói đến Lòng Thương Xót Chúa (Misericordia, Mercy, Miséricorde) là nói về một hồng ân đặc biệt của Thiên Chúa đối với nhân loại.  (xem tiếp)


ĐƯỜNG VỀ EMMAU

Sống đạo

Trần Mỹ Duyệt

Trong những hình ảnh sau biến cố Phục Sinh, có lẽ đối với tôi hình ảnh hai môn đệ trên đường về Emmau gợi lại nhiều suy tư với ứng dụng trong đời sống đạo nhất. Hành trình cuộc sống của tôi cũng giống như những gì đã xảy ra trên con đường Emmau buổi chiều hôm ấy. Có bóng dáng của hy vọng, nhưng cũng có bóng dáng của thất vọng. Có bóng dáng của niềm tin, nhưng cũng có bóng dáng của thử thách.

Tin Mừng theo Luca (Lc 24:13-35) kể lại sau những giờ phút huy hoàng được rước vào thánh thánh Giêrusalem, Chúa Giêsu đã bị môn đệ phản bội, bị bắt, bị đánh đòn, đội mão gai, và bị xử tử hình trên thập giá tại đồi Golgotha. Nhưng rồi tin đồn Ngài đã sống lại càng tạo thêm hoang mang không chỉ đối với dân cư quanh vùng lúc bấy giờ mà còn ảnh hưởng cả đến những kẻ đã tin theo Ngài, trong đó có người như Tông Đồ Tôma, như Cleopas và bạn ông. Thất vọng và hoang mang, hai ông này đã bỏ giấc mộng theo thầy và trở về làng cũ.  (xem tiếp)


CUỘC THƯƠNG KHÓ VÀ CÁI CHẾT CỦA NGÀI TRỞ NÊN
CỦA CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ

Chúa Giêsu đã bước vào cuộc khổ nạn và đã bị đóng đanh trên Thánh Giá. Là những Kitô hữu, chúng ta đã đón nhận hồng ân cứu độ của Người như thế nào? Những việc Người đã làm, những đau khổ Người đã chịu có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm linh của chúng ta? Làm cách nào chúng ta có thể đem nó vào cuộc sống? Sau đây là những suy tư mang ý nghĩa thần học của Lm. Timothy V. Vaverek.

***

Tường thuật của Thánh Gioan về cuộc Thương Khó bắt đầu bằng cách đưa chúng ta về với tâm trí và trái tim của Chúa Giêsu: “Người biết rằng giờ mình đã đến để rời thế gian về với Chúa Cha. Người đã yêu những kẻ thuộc về Người còn ở lại thế gian này và Người đã yêu họ cho đến cùng.”  (xem tiếp)


SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THÚ VUI VÀ NIỀM VUI

Tâm lý ứng dụng

Ts. Trần Mỹ Duyệt & Bs. Lương Huỳnh Ngân

Một trong những vấn nạn đôi lúc dẫn đến tâm trạng bối rối đối với những người có sự nhạy bén về luân lý và đạo đức. Đó là làm thế nào để phân biệt giữa hai quan niệm sống : Thú vui và niềm vui. Thú vui thường được nhìn với cái nhìn tiêu cực, ngầm ý qua những lôi cuốn, hấp dẫn theo bản năng. Niềm vui, trái lại, là một cảm xúc lành mạnh, tốt đẹp, và trong sáng. Nhưng cả hai đều được cảm xúc, và ham muốn tự nhiên chi phối. Sự lẫn lộn này nhiều khi khiến chúng ta mất cảm hứng tốt lành về một điều gì đó thuộc lãnh vực tâm linh, tâm lý và cả thể lý. Thí dụ, cảm thấy ngon, thích thú và sung sướng đối với một món ăn mà mình được mời trong một bữa tiệc. Tình cảm này, sự thích thú này có làm cho một người mất đi tư tưởng đạo đức, luân lý hay không? Hoặc ngược lại, bị thu hút và say mê trước vẻ đẹp của một phụ nữ mà vô tình gặp phải trên đường. Bị thu hút về vẻ đẹp kia có gì là sai trái ? Hoặc có chính đáng không ?  (xem tiếp)


ĐẠO ĐẤM NGỰC

Chuyên mục:"Huế - Sàigòn - Hànội"

Tiến sĩ Trần Mỹ Duyệt

 

Thưa chú, cháu được rửa tội, có giấy chứng nhận rửa tội đàng hoàng chính danh người Công Giáo, nhưng mấy đứa bạn của cháu mỗi lần nghe cháu nói mình đi lễ, đi nhà thờ, hoặc đọc kinh thì chúng nó cười và bảo cháu là người theo “Đạo Đấm Ngực”. Chúng nó bảo cháu là bọn tao không hiểu mày như thế nào mà mỗi lần đến nhà thờ thì đọc: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa và cùng anh chị em, tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng...” Rồi bọn nó đấm ngực 3 lần và cười có vẻ như chế nhạo. Có đứa còn nói, mày thú nhận cùng tao đi, vì tao cũng là chị em với mày đây nè. Gớm tội gì mà nhiều tội thế! Theo chú, cháu phải giải thích với tụi bạn tinh quái này như thế nào? Thú thật mỗi lần nghe chúng nói nhạo như vậy, cháu thấy nhột dạ lắm... Cám ơn chú, TPh  (xem tiếp)


CON CÓ BIẾT KHI NGƯỜI TA ĐÓNG ĐINH CHA?!

Suy niệm Tuần Thánh

Trần Mỹ Duyệt

Tuần Thánh (Holy Week), tiếng Latin là Hebdomas Sancta hay Hebdomas Maior. Tuần lễ trọng đại này đối với người Kitô Giáo là tuần trước Phục Sinh. Theo Tây Phương, nó bắt đầu bằng tuần lễ sau cùng của Mùa Chay, bao gồm Chúa Nhật Lễ Lá, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bẩy tuần Thánh. Nhưng nếu có ai đó hỏi trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá và Ngày Thứ Sáu Chúa chịu nạn tôi ở đâu. Tôi thấy những gì lúc bấy giờ ở Giêrusalem? Thì bằng với trí tưởng tượng và lui về hơn 2000 năm trước, tôi sẽ trả lời: Tôi đứng ở bên đường cùng với đoàn người đông đúc chen lấn đón một đại tiên tri tiến vào thành thánh. Và tôi cũng có mặt trước dinh Philatô để cùng mọi người gào thét lên án đóng đanh ông Giêsu. Tôi thấy Đấng Tiên Tri cao cả vào Giêrusalem khiêm tốn ngồi trên lưng con lừa con. Từng đoàn người đông đảo hoan hô, chúc tụng: “Vạn tuế, vạn tuế con vua Đavít. Hoan hôn đấng nhân danh Thiên Chúa. Hoan hô trên các tầng trời.” (Mt 21:9)  (xem tiếp)


CỜ BẠC LÀ BÁC THẰNG BẦN!

Tâm lý xã hội

Trần Mỹ Duyệt

Cờ bạc thuộc trong “tứ đổ tường”, gồm: Tửu, Sắc, Tài, Khí. Hay còn được gọi là Cờ Bạc, Rượu Chè, Trai Gái, Nghiện Hút. Chúng là những thói xấu từng làm tan nát cửa nhà, thân bại danh liệt của nhiều người, phá vỡ hạnh phúc nhiều gia đình mà nôm na trong lối diễn tả của văn chương bình dân như sau: · Cờ bạc là bác thằng bần, Cửa nhà bán hết ra thân ăn mày. · Cờ bạc là bác thằng bần, Ruộng nương bán hết xỏ chân vào cùm. · Cờ bạc là bác thằng bần, Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm. Cửa nhà, ruộng vườn bán hết, vào tù ra khám hoặc đi ăn mày là cái kết cuối cùng của nạn nghiện cờ bạc. Đây không phải là những suy nghĩ tưởng tượng để hù dọa, mà là một thực tế thường tình. Mới đây, người viết nhận được một cuộc gọi:  (xem tiếp)


NHỮNG THÁCH THỨC VÀ NHU CẦU GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

Chuyên mục:"Huế - Sàigòn - Hànội"

Tiến sĩ Trần Mỹ Duyệt

 

 

YÊU NHAU KHI TUỔI ĐÃ VỀ CHIỀU

Chuyên mục:"Huế - Sàigòn - Hànội"

Tiến sĩ Trần Mỹ Duyệt

 

“Sau khi ba chết, con hãy tìm cho mẹ con một người bạn đời để cùng với mẹ con tiếp tục cuộc hành trình trong lúc tuổi xã về chiều.”
Đây là lời trăn trối có thật và cũng là một lời trăn trối mà ít người đã nói. Nó khiến nhiều người phải suy nghĩ. Và dĩ nhiên, cũng có những người phản đối. Đặc biệt, những người Việt Nam với ảnh hưởng của “tam tòng, tứ đức” đối với phụ nữ: “Tạ gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”.  (xem tiếp)


SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2013

Của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI

Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ

“Tin vào đức bác ái mời gọi lòng nhân ái”

“Chúng ta biết và tin vào tình yêu Thiên Chúa đã dành cho chúng ta” (1 Jn 4:16)
Anh chị em thân mến,

Cử hành mùa Chay, trong bối cảnh của Năm Đức Tin, cho chúng ta một cơ hội quí báu để suy niệm về mối tương quan giữa đức tin và đức mến: giữa việc tin vào Thiên Chúa – Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô – và tình yêu, chính là hoa trái của Chúa Thánh Thần và để hướng dẫn chúng ta trên con đường tận hiến cho Thiên Chúa và người khác. 1.Đức tin như lời đáp trả với tình yêu của Thiên Chúa  (xem tiếp)


NHỮNG THÁCH THỨC VÀ NHU CẦU GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

Trần Mỹ Duyệt

Nếu bạn hỏi một em bé khoảng 5 tuổi trở lên “Lớn lên em sẽ làm già?” Câu trả lời tùy vào ảnh hưởng gia đình, ảnh hưởng môi trường và học đường. Các em nhỏ ở Mỹ trước thường thích lớn lên làm cảnh sát, lính chữa lửa. Nhưng sở thích đó giờ đây đang thay đổi dựa theo đà phát triển của xã hội, khoa học. Bây giờ có em thích làm cô giáo, phi công, phi hành gia, khoa học gia, bác sỹ, y tá, nha sỹ, dược sỹ, luật sỹ hoặc bác sỹ thú y…Tóm lại, những hình ảnh về một nghề trong tương lai của các em không phản ảnh quan niệm trước đây là con cái thường theo gót của cha mẹ.  (xem tiếp)


GIÁO DỤC TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

Chuyên mục:"Huế - Sàigòn - Hànội"

Tiến sĩ Trần Mỹ Duyệt

 

Chị là người mẹ quán xuyến và điều hành mọi việc trong gia đình từ trong nhà ra đến ngoài ngõ. Chồng chị, 3 đứa con của chị đều răm rắp vâng lời và hầu như không ai cãi lời chị, làm sai ý chị. Mọi chuyện xem như êm đẹp, và ai cũng khen chị là người vợ đảm đang, tài đức, người mẹ gương mẫu biết cách dạy dỗ con cái. Nhưng đời không như là mơ. Và cái nhưng đó đã xảy ra khi đứa con gái lớn 15 tuổi đã đánh em, cãi mẹ và đánh luôn cả mẹ. Không những thế, nó còn vào phòng dùng dao cắt tay lấy máu viết lời thề, và cắt luôn mái tóc đẹp óng ả của nó. Hành động của em là để tỏ dấu thống hối, để phản đối, hoặc bày tỏ sự bất mãn với cha mẹ; đặc biệt là mẹ, và các em?!!! Sự việc vừa xảy ra đã khiến cho cả nhà phải lo lắng. Câu chuyện trên cũng chính là một phần hoặc nhiều phần phản ảnh hiện tượng giáo dục gia đình, cách riêng trong môi trường xã hội ngày nay. Nó đang nói gì với chúng ta, những nhà luân lý, đạo đức, những nhà giáo dục, và các bậc phụ huynh?  (xem tiếp)


ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG LO ÂU TRONG CUỘC SỐNG

Trần Mỹ Duyệt

 

Thoắt sinh ra thì đà khóc choé,

Trần có vui, sao chẳng cười khì?

Khi hỉ nộ, khi ai lạc, khi ái ố, lúc sầu bi,

Chứa chi lắm một bầu nhân dục![1]


Uy Viễn Tướng Công đã luận cảnh nhàn dưới một cái nhìn vừa triết lý, vừa thực tế về số kiếp nhân sinh. Mọi người đều khóc khi lọt lòng mẹ. Khóc cho số phận đời mình. Khóc cho những vất vả, lao đao, nghiệt ngã, và cũng khóc cho những hạnh phúc, vui mừng. Nhưng những giọt nước mắt vì vui mừng, sung sướng, và hạnh phúc thường không nhiều, mà phần lớn là những giọt nước mắt của bất hạnh. Vì khổ lụy nên nhà Phật đã gọi đời là “bể khổ”, là chốn “trầm luân”. Ngay trong cái nhàn của Nguyễn Công Trứ cũng vẫn tiềm ẩn cái khổ: “Chứa chi lắm một bầu nhân dục!” [2]  (xem tiếp)


NGÀY XUÂN TẢN MẠN CHUYỆN BÓI TOÁN

Trần Mỹ Duyệt

Sáng nay trên đường đi cầu kinh, người ngồi bên cạnh bỗng nhiên hỏi:
-Năm nay là năm gì của Âm Lịch vậy anh?
-Năm Nhâm Dần.
Nghe vậy, nàng liền đáp:
-Năm nay ai mà sinh con gái thì không tốt. Con gái mang tuổi dần thường có tướng sát phu, đàn ông con trai ít ai dám bén bảng tới!  (xem tiếp)


PHỤ NỮ NÓI NHIỀU TỐT HAY XẤU?

Trần Mỹ Duyệt

“Đàn ông rộng miệng thì sang. Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà”. Đây là một thành kiến bất công và không có bằng chứng khoa học đối với nữ giới. Rộng miệng hay hẹp miệng là thuộc phần cơ thể học, nó không liên quan gì đến tâm lý và tư cách sống của một người. Và nó cũng chẳng có ảnh hưởng gì đến việc tan hoang cửa nhà. Ngược lại, lớn tiếng chửi bới vợ con, đánh đập người trong nhà theo lối sống gia trưởng, theo quan niệm “trọng nam khinh nữ” mới làm cho gia đạo trở nên bất an. Có lẽ vì muốn che dấu những thói hư tật xấu của mình nên đàn ông con trai, đặc biệt, với quan niệm xã hội phong kiến xưa đã gán ghép câu tục ngữ bất công đối với phụ nữ như trên.  (xem tiếp)


TÂM LÝ ẢNH HƯỞNG TƯ CÁCH SỐNG NHƯ THẾ NÀO?

Trần Mỹ Duyệt

Có người nói năng, hành động một cách khoan thai từ tốn. Có người nói năng, hành động một cách nóng nảy, vội vàng, hấp tấp. Cũng có người cả ngày không nói một câu, ruồi đậu mép không thèm đuổi. Cái gì đã làm cho họ trở nên khác biệt, và điều này có ảnh hưởng gì đến đời sống tâm lý, tình cảm, hoặc cuộc sống thường ngày của chúng ta hay không?
Câu trả lời là có và không?
Sống chung với những người mà tính tình và cách cư xử khác nhau như vậy, không thể không gây ra những suy nghĩ và phản ứng tiêu cực. Nhiều khi một câu nói, một hành động của người này lại khiến người kia cảm thấy sao sao ấy, hoặc mất cả ngày phải suy nghĩ. Cũng vậy, một câu nói, một việc làm của người kia, có khi lại bị coi như hồ đồ, bất cập, hoặc chậm chạp, vô cảm đối với người khác. Những khác biệt đó, dĩ nhiên đến từ nhiều khía cạnh, và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau mà tâm lý chiếm phần quan trọng.  (xem tiếp)


CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO NGÀI XUẤT HIỆN

Suy niệm lễ Hiển Linh

Trần Mỹ Duyệt

Chúa Cứu Thế giáng trần. Ngài đến đem bình an, ơn cứu độ và giải thoát con người khỏi ách thống trị của Satan. Nhưng Ngài đã hạ sinh nơi một chuồng nuôi súc vật ngoài thành Giêrusalem, trong một đêm trường tuyết rơi, lạnh giá. Vậy làm cách nào chúng ta có thể nhận biết Ngài? Có những biến cố gần nhất liên quan đến mầu nhiệm giáng trần của Ngài mà Thánh Kinh đã kể, Tin vui mà thiên sứ đã loan báo cho các mục đồng: “Thiên thần Chúa đứng trước mặt họ, và vinh quang Chúa bao phủ họ khiến họ bỡ ngỡ. Nhưng thiên thần nói với họ, “Đừng sợ! Đây ta mang cho các ngươi một tin vui lớn, và cũng là tin vui cho toàn dân: Hôm nay trong thành Đavít một Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho các ngươi. Ngài là Đấng Kitô, Đức Chúa.” (Luc 2: 9-11) Tin vui này đã được công bố trong Đêm Giáng Sinh, khi chào đón Chúa Cứu Thế ra đời.  (xem tiếp)


MARIA, NGƯỜI MẸ VÀ LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Trần Mỹ Duyệt

“Mẹ Maria đã chịu thai Chúa Giêsu trong trái tim mình trước khi người mang Ngài trong dạ.” Lời Thánh Augustine đem lại cho chúng ta ý tưởng về vai trò và thiên chức làm mẹ của Đức Maria. Qua việc thụ thai Ngôi Lời Nhập Thể, Mẹ đã trở nên mẹ Chúa Giêsu, mẹ Thiên Chúa, và mẹ nhân loại. Thiên chức làm mẹ này không chỉ ảnh hưởng đến mỗi người chúng ta, mà còn bao trùm toàn thể lịch sử nhân loại.
Trong trình thuật về cuộc Thăm Viếng, Thánh Luca đã ghi lại hình ảnh Đức Maria vội vã lên đường giữa vùng đồi núi Giuđêa (x. Luca 1:39) đến thăm Isave, người mà tưởng chừng không bao giờ có thể thụ thai được (x. Luca 1:7), nhưng giờ đây lại đang mang thai. Trường hợp tương tự cũng xảy ra cho chính Maria trong ngày Truyền Tin, một cuộc thụ thai mà người đang có thai cũng không có ý định mang thai, “Việc ấy xảy ra thế nào được, vì tôi giữ mình đồng trinh.” (Luca 1:34)  (xem tiếp)


SATAN VỚI CUỘC CHIẾN HÔN NHÂN

Trần Mỹ Duyệt

Lucia là khải thụ nhân cuối cùng trong ba trẻ em Fatima được nhìn thấy Đức Mẹ. Trước khi qua đời, chị đã tiết lộ rằng cuộc chiến sau cùng giữa Satan và Thiên Chúa là cuộc chiến xoay quanh ơn gọi và đời sống hôn nhân. Lời cảnh báo trên phù hợp với những gì mà chúng ta đang thấy trong bối cảnh xã hội ngày nay. Nó đã hỗ trợ cho những kinh nghiệm nghề nghiệp của tôi trong lãnh vực hôn nhân gia đình.
Bối cảnh hiện tại
Tại văn phòng tôi hôm đó, hai người phụ nữ đã đem một em nhỏ đến để chẩn đoán và lượng định tình trạng tâm lý. Một người là nhà hóa học, và người kia cũng cùng dạy chung ở một đại học nổi tiếng thuộc miền Nam California nước Mỹ. Em nhỏ mà tôi thẩm định hôm đó mang mọi bệnh lý liên quan cả về tâm lý lẫn thể lý. Theo kinh nghiệm thì em không thể phát triển và sống một đời sống bình thường như các trẻ em khác. Lý do vì em gặp vấn đề trong thai kỳ và qua đường lối thụ tinh nhân tạo. Người mẹ đã mua tinh trùng từ nhà băng cất giữ tinh trùng, và thực tế thì cũng chẳng biết tinh trùng ấy từ đâu mà đến và của ai.  (xem tiếp)


MỤC ĐỒNG VỘI VÃ ĐẾN BELEM

BÀI GIẢNG THÁNH LỄ NỬA ĐÊM Của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI
Tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô
Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ và đặt tựa đề

 

Anh chị em thân mến!
Lại một lần nữa, vẻ đẹp này của Phúc âm chạm đến trái tim của chúng ta: một vẻ đẹp rực rỡ của chân lý. Rồi lại một lần nữa nó làm chúng ta sửng sốt, đó là Thiên Chúa hóa thân thành một trẻ nhỏ để chúng ta có thể yêu mến Ngài, và để chúng ta can đảm yêu Ngài. Và như một đứa bé, một cách tin tưởng để mình được bồng ẵm trong vòng tay của chúng ta. Nó như Thiên Chúa đang nói với chúng: Cha biết rằng vinh quang của Cha làm các con hoảng sợ, và rằng các con đang cố gắng ép mình trong khi đối diện với vinh hiển của Cha. Vì thế giờ đây, Cha đến với các con trong thân phận một trẻ nhỏ, để các con có thể đón tiếp và yêu mến Cha.  (xem tiếp)


NGƯỜI BẠN NGHÈO TRONG MÙA GIÁNG SINH

Trần Mỹ Duyệt

Mùa Giáng Sinh năm nay đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid vẫn đang hoành hành trên khắp thế giới, gieo kinh hoàng, và chết chóc! Người nghèo khổ, vô gia cư, bệnh tật, và thất nghiệp; các gia đình ly tán do ảnh hưởng của dịch bệnh… như đang thách thức lương tâm nhân loại.  (xem tiếp)


ĐI TÌM 10 NGƯỜI CÔNG CHÍNH *

Theo cái nhìn Sáng Thế Ký (18:16-33)

Trần Mỹ Duyệt

Thế giới có lẽ đang trải qua thời gian đen tối nhất trong lịch sử. Đại dịch Vũ Hán (Covid-19) vừa tạm ổn thì lại có biến thể Delta, và Omicro. Lần này sự khó khăn không đến từ Trung Cộng mà phát xuất do những biến thể của virus Covid và sự lây lan tại nhiều nơi trên thế giới.

Hậu quả của đại dịch Vũ Hán cho đến nay vẫn liên tục kéo theo những khủng hoảng, bất ổn. Cộng thêm những mâu thuẫn, căng thẳng của các cuộc tranh chấp chủng tộc, biên giới, thương mại, kinh tế, những bất đồng chính kiến, tôn giáo, ý thức hệ. Tất cả như những viên than hồng âm ỉ chỉ chờ thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh bom đạn. Nhiều suy diễn còn dẫn đến đại chiến thứ ba, hoặc xa hơn nữa là ngày thế mạt!  (xem tiếp)


AUGUSTINE: VỊ THÁNH VỚI MỘT QUÁ KHỨ ĐẦY SÔI NỔI

Trần Mỹ Duyệt

Augustine: Thanh thiếu niên bướng bỉnh, người tình, người cha, giáo sư, rối đạo.

Augustine: Hối nhân, linh mục, giám mục, giáo phụ, thần học gia, triết gia, tiến sỹ Hội Thánh. Là một trong 4 giáo phụ nổi tiếng của giáo hội Latin. Được phong danh hiệu Tiến Sỹ Ân Sủng. Và là số ít những nhà tư tưởng lớn. Để lại bao gồm 100 tác phẩm, với 5.000.000 chữ! [1]

Lịch sử tổng quát của Augustine nói lên một con người thông minh, tài ba, kiến thức sâu rộng, nội tâm phức tạp. Một con người với quá khứ đầy sôi nổi, phóng túng, vô đạo. Nhưng cũng qua con người tự nhiên ấy đã làm nổi bật giá trị của ơn thánh, của sự cải hóa và quyết tâm thánh hóa bản thân của Augustine: “Ông kia, bà nọ làm thánh được, tại sao tôi không?” Cuộc đời của Augustine mô tả đúng câu nói: “Mỗi tội nhân đều có một quá khứ. Mỗi vị thánh đều có một tương lai.” Và khi nói về Augustine, người ta không thể bỏ qua một người, mà nhờ người này mà Augustine đã được ơn chuyển hóa từ một tội nhân thành một thánh nhân. Đó là người mẹ hiền, thánh nữ Monica.  (xem tiếp)


ĐI TÌM Ý NGHĨA MÙA VỌNG

Trần Mỹ Duyệt

“Trời cao hãy đổ sương xuống

Và ngàn mây hãy mưa đấng chuộc tội.

Trời cao hãy đổ sương xuống

Và ngàn mây hãy mưa đấng cứu đời”.

(Trời Cao. Duy Tân)

Những tâm tình trên đã diễn tả niềm mong đợi, thao thức của dân Chúa về sự xuất hiện của đấng cứu tinh, đấng đến để giải thoát dân Israel khỏi vòng nô lệ. Tuy Chúa đã đến, đã giải thoát Israel và toàn nhân loại nhưng không với ý nghĩa mà con người sắp đặt cho Ngài. Ngài đã đến để giải thoát nhân loại khỏi vòng nô lệ của tội lỗi, để chuộc lại nhân loại tội tình, và đem họ về làm con Thiên Chúa. Như vậy thì chúng ta còn chờ đợi gì? Còn mong đợi gì? Bốn tuần lễ, bốn cây nến Mùa Vọng đang nói gì với chúng ta?  (xem tiếp)


GIUSE: VỊ THÁNH ẨN DẬT NHƯNG TỎA SÁNG VINH QUANG

Trần Mỹ Duyệt

Ngày 8 tháng 12, 2021 lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, cũng là ngày kết thúc Năm Thánh Giuse. Tôi muốn lợi dụng dịp này để suy niệm về một hình ảnh của vị thánh cao cả này: Giuse: Vị Thánh Ẩn Dật Nhưng Tỏa Sáng Vinh Quang. Giuse thuộc dòng tộc Đavít. Nhưng theo Mátthêu thì Giuse là hậu duệ đời thứ 27 tính từ vua Đavít, trong khi đó, theo Luca thì từ Đavít đến Giuse là 42 đời. Cả hai thánh sử đã tỏ ra không đồng nhất với nhau về ai là cha đẻ của Giuse. Theo Mátthêu, cha đẻ của Giuse là Giacob, trong khi theo Luca thì cha của ông là Heli. Tóm lại, nếu nhìn Thánh Giuse dưới cái nhìn của một nhà sử học, hoặc ngay với cái nhìn của một người đọc Thánh Kinh, thì những gì mà chúng ta biết về Ngài cũng chỉ là ước đoán, chỉ là giả thuyết, hoặc suy luận, vì Thánh Kinh không phải là bộ sách lịch sử. Nhưng tại sao Giáo Hội lại đề cao Ngài và tôn vinh Ngài trên mọi hàng thần thánh? Có thể nói, trên trời sau Đức Trinh Nữ Maria, thì Thánh Giuse là đấng được cao quang, tôn vinh và gần gũi với Thiên Chúa nhất.  (xem tiếp)


GIUĐA RƯỚC LỄ - BIDEN CŨNG RƯỚC LỄ?

Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ

Trong những ngày gần đây tin tức về cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden, và những công bố của truyền thông liên quan đến việc Đức Phanxicô khuyến khích ông rước lễ. Sự thật như thế nào vẫn không ai biết, nhưng vì ảnh hưởng và vai trò của ông Biden đã rấy lên một làn sóng tranh luận, hoài nghi có ảnh hưởng đến đức tin đối với những ai đang tin vào Thiên Chúa, vào Giáo Hội, và vào Phép Thánh Thể.  (xem tiếp)


SỐNG MỘT MÌNH KHÔNG TỐT

Trần Mỹ Duyệt

Đọc lại trình thuật sáng tạo, khi Thượng Đế tạo dựng muôn loài, Ngài đem đến cho Adam, ông đã đặt tên cho tất cả, chỉ trừ một tên gọi “đàn bà” là ông chưa đặt cho bất cứ tạo vật nào. Cũng vì thiếu tên này nên ông buồn. Và Thượng Đế đã cứu ông ra khỏi nỗi buồn cô đơn ấy khi dựng cho ông một tạo vật lấy từ chính xương thịt ông.[4] Ông đã reo vui khi đón nhận tạo vật này: “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra.” (2:23)  (xem tiếp)


KHẨU NGHIỆP!

Trần Mỹ Duyệt

Câu truyện sau đây được một người thân kể lại có liên quan đến hai chữ “khẩu nghiệp”, với lời nhắn là ai đó, xin đừng tạo nghiệp cho mình bằng cách làm tổn thương người khác. Chị sinh ra trong một gia đình giầu có và đông anh chị em. Tuy cùng cha, nhưng gia đình có nhiều “mẹ”, nên mặc dù anh chị em thương yêu nhau, vẫn không tránh khỏi những khác biệt về tâm lý, suy nghĩ, và hành động. Điều này dễ hiểu vì mỗi dòng con đều thừa hưởng tính di truyền cả cha lẫn mẹ.  (xem tiếp)


TRẠNG THÁI THIẾU TỰ TIN

Trần Mỹ Duyệt

Tự ty mặc cảm, sống khép kín, ngại ngùng hoặc lẩn trốn khi phải giao tiếp với những người chung quanh… Đó là một trong những dấu hiệu mà thường ngày chúng ta thấy đôi khi xảy ra với chính mình, với con cái, hoặc với những người mình quen biết. Trạng thái này được gọi là thiếu tự tin (Low Self-Esteem). Tuy không phải là một hội chứng tâm lý hoặc tâm thần, nhưng nếu chúng kéo dài mà không kịp thời chữa trị, nó sẽ dẫn đến những bất ổn về tâm sinh lý như trầm cảm, giận hờn, bực tức, ăn uống bất thường (anorexia), hoặc trở thành nguyên nhân đưa đến những thói quen không lành mạnh như nghiện hút, rượu bia, hoặc xì ke, ma túy.[1]  (xem tiếp)


CHA MẸ SINH CON, AI SINH TÍNH?

Tâm lý giáo dục theo Ca dao, tục ngữ

Trần Mỹ Duyệt

Trên những chương trình, những diễn đàn xã hội, thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy đề cập đến các đề tài như thai giáo, dưỡng nhi, sinh con ra và nuôi con làm sao cho hợp với khoa học. Thí dụ, cho con bú mấy lần trong ngày, sữa mẹ tốt hay không tốt, thay tã lót, và cách chọn lựa dinh dưỡng làm sao cho con chóng lớn, phát triển, và khỏe mạnh. Nhưng ít thấy những đề tài đề cập đến giáo dục dựa trên ảnh hưởng tâm lý phát triển nơi các em. Hậu quả là tuổi thơ, tuổi trẻ được lớn lên, phát triển theo một chiều hướng tích cực về thể lý, trí óc, mà thiếu những hướng dẫn về tâm lý, đặc biệt, tâm lý giáo dục.  (xem tiếp)


TRÀNG CHÂU MÂN CÔI HUYỀN NHIỆM

Trần Mỹ Duyệt

Trong tháng 10, tháng Mân Côi, tháng tràng châu huyền nhiệm các con cái Mẹ có thể dâng lên Mẹ. Mỗi hạt kinh là một hạt châu sa xuất phát từ lời Tổng Thần Gabriel kính chào Mẹ. Từ lời thánh nữ Isave chúc mừng Mẹ. Và từ lời Giáo Hội dạy chúng ta cầu xin với Mẹ. Mỗi chục kinh Mân Côi lại được nối kết bằng một mầu nhiệm trong đó Con Mẹ và Mẹ đã đi qua trong những vui, mừng, sầu khổ, và ánh sáng. Miệng đọc, tâm suy những mầu nhiệm này, tâm trí chúng ta sẽ được dẫn vào những chân trời huyền nhiệm của Tin Mừng sự sống.  (xem tiếp)


CHÚA CÓ LẦM ĐƯA CON QUA ĐÂY?!

Trần Mỹ Duyệt

Trong buổi họp mặt thân hữu, một người bạn từ San Diego lên lâu ngày mới gặp nhau, anh em tay bắt mặt mừng, hàn huyên tâm sự. Bất chợt anh nửa đùa, nửa thật hỏi tôi một câu mà anh lấy ý từ nhạc phẩm “Lầm” của nhạc sỹ Lam Phương: “Anh đã lầm đưa em sang đây, để đêm trường nghe tiếng thở dài.”

-Chúa không lầm đưa anh em mình qua đây chứ?  (xem tiếp)


ĐỆ TỬ VIỆN VÙNG TRỜI KỶ NIỆM

Trần Mỹ Duyệt

 

Tặng tất cả những người anh em thân thương đã một thời với nhau dưới cùng mái nhà

Vào một buổi sáng đẹp trời thuộc tháng Năm năm 1962, chiếc xe thổ mộ lóc cóc từ chợ Thủ Đức đến Châu Bình đã chở mình đến trước cổng Dòng Đồng Công để nhập đệ tử viện, lúc đó còn gọi là Đội Magnificat. Các anh lớn - linh mục và tu sỹ - gọi tụi mình là các chú “ma-nhít” (Magni), đội trưởng Magnificat lúc bấy giờ là anh Nguyễn Trung Giáo. Ngày 2 tháng 7 năm 1962, Lễ Mẹ Thăm Viếng, Đội Magnificat được nâng lên thành đệ tử viện với giám đốc tiên khởi là anh Nguyễn An Trị. Như vậy, mình thuộc thành phần đệ tử sinh đầu tiên của Dòng Đồng Công, và hiện nay được đổi tên thành Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc. Nhưng chỉ một thời gian sau khi rời Đệ Tử Viện, mình lại được hân hạnh trở về với mái nhà xưa trong vai trò của một Phụ Trách. Có thể nói Đệ Tự Viện Đồng Công đã chiếm trọn tuổi trẻ và tuổi thanh xuân của mình. Một khung trời đầy kỷ niệm. (xem tiếp)


MẸ SẦU BI DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ

Trần Mỹ Duyệt

Chúc mừng lễ Bổn Mạng những anh em con của Mẹ Đồng Công
Nếu có tấm hình nào diễn tả được sự đau khổ của một người mẹ, thì đó là tấm hình chụp hoặc vẽ khi bà đang ngồi bất lực nhìn con hấp hối và chết trên tay của bà! Những tấm hình này đôi khi cũng được ghi lại đâu đó, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh, hoặc trong mùa đại dịch Vũ Hán (Covid-19) hiện nay. Trong Phúc Âm cũng có một bức hình do Thánh Gioan chụp được giữa những khoảnh khắc khi Đức Maria đứng lặng lẽ, bất lực, và đau khổ nhìn Chúa Giêsu chết dần chết mòn trên thập giá!  (xem tiếp)


“HÃY HÃNH DIỆN, VÌ BẠN LÀ NGƯỜI CÔNG GIÁO”

Trần Mỹ Duyệt

Lời trần tình:
Trước đây 3 năm, sau câu chuyện của cựu Hồng Y Tổng Giám Mục Washington, báo cáo của bồi thẩm Pennsylvania và một lá thư đang gây xôn xao của một vị cựu Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ chức đã khiến mọi người bị tổn thương, không chừa ra bất cứ ai. Đối với những ai còn trung thành với Giáo Hội, với đức tin tin vào sự thánh thiện của Giáo Hội, thì đây là một thử thách lớn lao do quan niệm và nếp sống quá tự do, phản ảnh tinh thần thế tục. Đặc biệt, khi nghe nhận định về lời kêu gọi từ chức này, một vị hồng y đã trả lời: “Tôi không thể nói điều đó là sai trái.”  (xem tiếp)


LỜI CẦU TRONG CƠN ĐẠI NẠN

Trần Mỹ Duyệt

18 tháng qua là một thời gian khó khăn – và đối với một số trong chúng ta, những khó khăn vẫn còn tồn tại. Hàng ngày truyền thông tràn ngập tin tức mới nhưng vẫn không có gì thay đổi. Tuy nhiên, những điều này lại như một lời mời gọi chúng ta đến gần Chúa hơn, và nhấn chìm đời chúng ta trong kinh nguyện. Ngài là “Đá tảng” (Isaiah 26:4) – niềm hy vọng của chúng ta, sự an toàn duy nhất của chúng ta. Để khỏi bị nghi ngờ và thất vọng, chúng ta cần phải tái khám phá hoặc tiến sâu vào mối quan hệ này. Ngài là đấng qua mọi gian nan, khốn khó đã tỏ ra gần gũi hơn với chúng ta. Ngài là đấng duy nhất yêu thương chúng ta bằng tình yêu vô tận, nâng đỡ, và khích lệ chúng ta. (xem tiếp)


MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI

Trích từ bài giảng của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, 15 tháng 8 năm 2005

Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ

Tâm tình người dịch:

Lễ Mẹ Lên Trời đã qua, nhưng lòng sùng kính và noi gương Mẹ mãi mãi là tâm tình của người con yêu mến Mẹ. Trong bài giảng lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời năm 2005, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã nêu lên những nét nổi bật về thần học Thánh Mẫu liên quan đến việc Đức Mẹ luôn lắng nghe, suy niệm, và sống với Lời của Thiên Chúa. Điều này được ghi lại trong Thánh Kinh qua bài ca Magnificat, một thánh thi mà Đức Thánh Cha đã ca ngợi là rất tuyệt vời, mô phỏng hoàn toàn con người và linh hồn của Mẹ đối với Thiên Chúa.

Khi chuyển ngữ bài giảng đầy ý nghĩa này, tôi cũng mong gửi đến những độc giả thân yêu với ước vọng, chúng ta cùng nhau noi gương Mẹ để sống và để chiếm hữu Thiên Chúa như tuyệt đỉnh đời mình. Và sau cùng, được về hưởng vinh quang Thiên Quốc, cùng Mẹ ca tụng tình yêu Thiên Chúa đến muôn muôn đời. (xem tiếp)


TÔI LÀ GIÁO HỘI

Trần Mỹ Duyệt

Nếu bạn hỏi tôi: “Có tin Thiên Chúa không?” Câu trả lời của tôi sẽ là “có”. Còn nếu bạn hỏi làm sao tôi tin vào điều đó? Tôi sẽ nói: “Đây là câu trả lời đòi sự cảm thông, chia sẻ, và nhất là một tâm hồn thiện chí muốn tìm hiểu. Có thể tôi và bạn, chúng ta cần ngồi lại với nhau nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng để trao đổi, có khi nhiều năm để chia sẻ và cùng nhau học hỏi.”

Và sau cùng, nếu bạn lại hỏi tôi: “Vậy bạn theo tôn giáo nào?” Tôi sẽ không ngần ngại, và cũng không cần suy nghĩ trả lời ngay: “Công Giáo”.

Tại sao lại Công Giáo? Vì đối với tôi, Công Giáo có những điểm mà tôi không tìm thấy ở các tôn giáo khác. Đó là: (xem tiếp)


NGƯỚC NHÌN LÊN MẸ DƯỚI LŨNG CHÂU LỤY

Trần Mỹ Duyệt

Những âm thanh du dương thoát bay qua từng nốt nhạc trầm bổng đưa tâm hồn con cái Mẹ bay cao về cõi thiên cung, hòa cùng với muôn thần thánh cung nghinh, đón rước Nữ Vương Thiên Đàng khải hoàn vào Thiên Quốc.

Chúa đưa Mẹ cả hồn lẫn xác về Thiên Quốc, nhưng liệu có mấy ai muốn theo Mẹ về trời hôm nay?

Những tâm hồn yêu mến Mẹ, tận hiến cho Mẹ, và hăng say bắt chước sống theo gương Mẹ. Họ là những người rất muốn theo Mẹ, cùng với Mẹ về trời. Nhưng số đông có lẽ muốn lưu lại trần gian. Vì sao? Bởi vì danh vọng chưa đạt, quyền lực không muốn dứt bỏ, thú vui và những ham muốn dục vọng vẫn còn đầy hấp dẫn, lôi kéo. Trong số những người muốn ở lại trần thế trong dịp này chắc phải kể đến những con buôn, những kẻ hoạt đầu chính trị làm giầu bằng cơn đại dịch Vũ Hán. Khảo cứu cho rằng trong khi thế giới nghèo đi, nhân loại khốn khổ, đau thương vì đại dịch hoành hành thì vẫn có một số đang giầu lên. Họ sống rất xa hoa, sung túc, và hào nhoáng! (xem tiếp)


THÁNH LỄ VÀ SỐNG ĐẠO

Trần Mỹ Duyệt

“Et antiquum documentum. Novo cedat ritui.” (Nghi lễ cũ nhường nghi lễ mới). Trong kinh Tantum Ergo được hát trước khi ban phép lành Thánh Thể, Thánh Tôma Aquinas đã ca tụng nghi lễ hiến tế Thánh Thể thay cho các nghi lễ trong Cựu Ước. Chúa Giêsu đã trở nên tâm điểm của mọi nghi lễ. Trong Thánh Thể, Ngài là lễ vật và là Đấng tế lễ.

Nhưng một trong những thay đổi gần đây có liên quan tới Phụng Vụ của Giáo Hội đang gây nhiều tranh cãi là việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngày 16 July 2021 đã ban hành Tông Thư dưới dạng Tự Sắc Traditionis Custodes - Những người bảo vệ truyền thống - nhằm thống nhất và hệ thống hóa việc cử hành thánh lễ theo Công Đồng Trent (1545 và 1563) đã được Đức Bênêđíctô XVI trước đây cho phép.  (xem tiếp)


NGOẠI TÌNH CÓ THỂ THA NHƯNG KHÓ QUÊN!

Trần Mỹ Duyệt

Rất khó để có một thống kê chính xác về ngoại tình. Tuy nhiên, con số đàn ông ngoại tình nhiều hơn so với con số đàn bà ngoại tình. Tính chung, có khoảng 15-20% những người đã có gia đình ngoại tình.

Một khảo cứu khác cũng cho thấy trong số những người ngoại tình, có đến 350% cơ hội sẽ ngoại tình trở lại. Không phải chỉ tuổi trẻ, những người ngoại tình bao gồm ở tuổi 50 và 60. Phần lớn họ đã sống trong đời sống hôn nhân từ 20 đến 30 năm. [1]

Hậu quả của ngoại tình dĩ nhiên là tồi tệ, vì nó phá hoại hạnh phúc hôn nhân, gia đình, và tương lai con cái. Nhưng câu hỏi ở đây là trong những trường hợp lỡ lầm, gạo thổi thành cơm, hay ván đã đóng thuyền, có nghĩa là chuyện ngoại tình đã xảy ra rồi thì phải làm gì để cứu vãn, để sửa sai? (xem tiếp)


NGOẠI TÌNH CÓ THỂ THA NHƯNG KHÓ QUÊN!
Ngoại Tình: Tha Dễ, Quên Khó. Phần 6

Trần Mỹ Duyệt

 


LƯƠNG TÂM THỜI ĐẠI

Trần Mỹ Duyệt

Đối diện với những người vô cảm, lạnh lùng và thờ ơ trước những nỗi đau của đồng loại; hoặc những kẻ cố tình gây ra những thương tổn thể chất, tinh thần và tài sản cho người khác, tiếng bình dân gọi họ là những người “không có lương tâm”. Nói một cách khác, người đời gọi họ là những người “lương tâm không có răng”.

Vô tâm là một hội chứng tâm lý phát xuất từ tính ích kỷ, chỉ biết mình, và mọi sự đều qui về cái tôi của mình. Có lương tâm mà “lương tâm không có răng” là hình thức chỉ những người tuy tiếng lương tâm có thức tỉnh, có cắn rứt việc làm sai trái của họ, nhưng họ lờ đi như không nghe, không biết gì. (xem tiếp)


TÔI TIN GIÁO HỘI DUY NHẤT “THÁNH THIỆN”

Trần Mỹ Duyệt

Bạn tôi là một nhà trí thức, khoa bảng và nhiệt thành với Giáo Hội. Sau khi đọc bài “Hãy hãnh diện, vì bạn là người Công Giáo” của Sam Miller - một người Do Thái không phải Công Giáo viết - đã nêu lên câu hỏi: “Tại sao một số báo chí và dư luận tấn công một cách bất công đạo CG ? Anh em trả lời ra sao ?” Tôi tuy không có câu trả lời, nhưng Đấng sáng lập Giáo Hội này đã có câu trả lời một cách rất rõ ràng: (xem tiếp)


NHỮNG GÌ CÁC VỊ GIÁO HOÀNG ĐÃ NÓI VỀ CHỦ THUYẾT XÃ HỘI

What the Popes Really Say About Socialism

Trần Mỹ Duyệt

“Ghê tởm” (Hideous), “phá hủy” (destructive), “hung ác” (wicked), và “lầm lạc” (perverted) chỉ là một số những tĩnh từ đã được các vị Giáo Hoàng dùng để diễn tả về chủ nghĩa xã hội (socialism). Từ Đức Piô IX đến Đức Bênêđíctô XVI, các vị Giáo Hoàng đã một cách liên tục lên án chủ nghĩa này. Sau đây là một số những tư tưởng chọn lọc của các ngài đã được TFP Student Action trích dẫn. Chúng tôi chuyển dịch với hy vọng để có một cái nhìn trung thực thế nào là những giáo huấn và lập trường của Giáo Hội trong khi thế giới xem như đang muốn hướng tầm nhìn về chủ nghĩa này.  (xem tiếp)


PHÁ THAI LUẬT CON NGƯỜI. CẤM GIẾT NGƯỜI LUẬT THIÊN CHÚA

Trần Mỹ Duyệt

Gần đây tôi vẫn theo dõi chương trình Chat Với Mẹ Bỉm Sữa do Ngọc Lan & Tiến sỹ Tâm Lý Tô Nhi A dẫn. Tôi cho đây là một chương trình rất thực tế, ứng dụng và có giá trị về mặt tâm lý giáo dục, đặc biệt là những kiến thức cần thiết giúp cho những người chuẩn bị làm cha, làm mẹ trong quá trình mang thai, sinh nở, và chăm lo cho các em nhỏ. Qua chương trình này, tôi cũng cảm nhận được phần nào niềm vui, hạnh phúc của các chị em khi biết rằng mình sẽ làm mẹ, những vất vả, hy sinh, nguy hiểm mà họ phải chấp nhận trong suốt thai kỳ, và trong những giờ phút sinh nở.  (xem tiếp)


 


ĐẠI DỊCH COVID, NHỚ ĐẾN HỒNG THỦY

Tiến Sỹ Trần Mỹ Duyệt - Bác Sỹ Lương Huỳnh Ngân

“Đức Chúa thấy rằng sự gian ác của con người qủa là nhiều trên mặt đất, và lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu suốt ngày. Đức Chúa hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất, và Người buồn rầu trong lòng. Đức Chúa phán: “Ta sẽ xóa bỏ khỏi mặt đất, con người mà Ta đã sáng tạo… vì Ta hối hận đã làm ra chúng.” (St 6: 5-7)

Biến cố sáng thế lần thứ hai như vậy đã xảy ra vào thời kỳ Nô-ê khi Thiên Chúa cho phép “tất cả các mạch nước của vực thẳm vĩ đại bật tung, các cống trời mở toang. Mưa đổ xuống đất bốn mươi ngày bốn mươi đêm.” (St 7:11-12) Ngài đã quét sạch nhân loại cũ, thế giới cũ và một nhân loại mới, một bộ mặt trái đất mới đã được tái sinh. (xem tiếp)


NHỮNG QUAN NIỆM SỐNG LÀM ĐẢO LỘN GIÁ TRỊ CỦA HÔN NHÂN

Trần Mỹ Duyệt

Cuộc sống các ông hoàng, bà chúa, cậu ấm, cô chiêu dư tiền, nhiều của đôi khi cũng đưa đến những hậu quả bất thường. Người đời thường mỉa mai gọi đó là “no cơm rửng mỡ”, hay “nhàn cư vi bất thiện”. Một trong những cái “bất thiện” ấy là sống với nhau một thời rồi chán bỏ nhau. Trong những vụ ly dị gây nhiều giấy mực, tốn nhiều công sức bàn luận ấy có vụ hoàng tử Charles ly dị công nương Diana bên Anh, Cựu phó tổng thống Al Gore bên Hoa Kỳ, và bây giờ đến tỷ phú Bill Gates. Ngoài họ ra thì thành phần trong giới showbiz, chuyện yêu đương, tình cảm, cưới hỏi và ly dị là chuyện cơm bữa!  (xem tiếp)


KINH MÂN CÔI TRONG CƠN ĐẠI DỊCH

Trần Mỹ Duyệt

LTS: Con số tử vong tại Ấn Độ, tính cho đến sáng 30 Tháng Tư đã lên đến 208.313 trong số 18.754.984 trường hợp nhiễm coronavirus. Tình hình đại dịch tại Ấn Độ đã vượt xa mức độ kinh hoàng. Ngoài ra, còn có khả năng lây lan qua các quốc gia chung quanh.

Đức Thánh Cha Phanxicô, trong một diễn biến chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, đã huy động 30 đền thánh Đức Mẹ lớn nhất trên thế giới tham gia vào một chiến dịch cầu nguyện khẩn thiết cho tình hình nguy ngập tại Ấn Độ và trên thế giới. Đích thân Đức Thánh Cha đã khai mạc tháng cầu nguyện đặc biệt vào ngày thứ Bẩy 1 tháng Năm, trước ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, đặt ở phía trên bàn thờ Thánh Leone, tại nhà nguyện Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô, bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô. (xem tiếp)


YÊU HAY “CHIẾM ĐOẠT” NGƯỜI MÌNH YÊU?!

Tiến Sỹ Trần Mỹ Duyệt - Bác Sỹ Lương Huỳnh Ngân

Trước hết, xin độc giả đừng ngạc nhiên khi đọc hai chữ “chiếm đoạt”. Động từ nghe rất khiếm nhã nhưng chủ đích là để gây chú ý người đọc về một đề tài cũ như trái đất, với cái nhìn thực tế và nghiêm túc hơn đề tựa. Chúng tôi muốn tận dụng những nhận xét mắt thấy tai nghe hơn 40 năm hành nghề tâm lý lâm sàng và bác sĩ gia đình để trao gửi đến các bạn trẻ chưa lập gia đình một số những kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến tình yêu, hôn nhân, và gia đình với hy vọng các bạn không cảm thấy mình bị hối hận khi bước vào khu vườn tình yêu nhiều hoa thơm cỏ lạ, nhưng cũng nhiều gai góc. Đây là những suy tư chân thành, như những người anh nói với các em, gái cũng như trai, vì thế rất thực tế. Chúng chính là những viên đá đầu tiên xây nền móng kiến tạo một gia đình yêu thương hạnh phúc bền vững.

Tình yêu là một tặng vật cho và nhận giữa hai người yêu nhau. Nhưng ở một nghĩa nào đó, để “ chiếm hữu ” được tình yêu, chúng ta phải “ tranh dành ”, phải nỗ lực, phải dùng đến lý trí. (xem tiếp)


SỰ IM LẶNG CỦA THÁNH GIUSE PHẢN ẢNH TÂM LÝ TÍCH CỰC?

Trần Mỹ Duyệt

Ngoại trừ một số ít thánh nhân đã để lại các bút tích, sách vở, các bài giảng thuyết, hay những câu nói thời danh, nhưng đa số các vị khác người đời sau biết rất ít về các ngài. Điều này dễ hiểu vì có vị sống cách chúng ta hàng thế kỷ, hàng thiên niên kỷ nên việc xác định các ngài đã sinh hoạt ra sao, nói năng, hành động như thế nào là điều hầu như không dễ dàng. Thánh Giuse cũng không ngoại lệ.

Trường hợp im lặng của thánh Giuse khiến chúng ta nêu lên câu hỏi: “Liệu đây có phải là một sự im lặng tiêu cực?” Ngài là người công chính. Là một trong ba vị của Gia Đình Nazareth. Ngài sống giữa Đức Maria và Chúa Giêsu. Ngài cũng sống giữa anh em và đồng hương, bạn bè. Thế nên, sự im lặng của Ngài phải có một ý nghĩa quan trọng. Nó chắc chắn đem lại cho chúng ta một bài học trong cuộc sống, và trên con đường tu đức của mỗi người. Và điều này sẽ giúp chúng ta noi gương Ngài sống tốt, sống nên cuộc sống mình dù trong ơn gọi độc thân, hôn nhân, gia đình, hay tu trì. (xem tiếp)


NGOẠI TÌNH VÌ MUỐN CHINH PHỤC

TS Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt Phân Tích: Ngoại Tình Vì Muốn Chinh Phục - Phần 4

 


HỆ LỤY NGOẠI TÌNH DẪN ĐẾN LY DỊ

BS Lương Huỳnh Ngân MD – TS Trần Mỹ Duyệt hiệu đính

Tôi đã nghe bài phỏng vấn trong chương trình Gia Đình Tôi trên Youtube Clara, và đọc bài Tâm Lý Hôn Nhân, trong www.giadinhnazareth.org . Cả hai : Cuộc phỏng vấn và bài viết, vừa thú vị vừa có ích cho nhiều gia đình. Tôi đã chuyển cho các bạn ở Việt Nam.

Hôm nay như một tiếng vang, tôi xin chia sẻ vài ý kiến.

Nội dung đề tài này, nếu nhìn về hai lực đối kháng nhau, muốn chiếm đoạt hay không muốn chiếm đoạt, trên nhiều phương diện : thể lý, lý trí, tâm lý, và tâm linh có lẽ giúp hiểu thêm.  (xem tiếp)


HỆ LỤY CỦA NGOẠI TÌNH DẪN ĐẾN LY DỊ

Trần Mỹ Duyệt

Trong buổi ghi hình cho chương trình Gia Đình Tôi tại Clara Studio số mới nhất, anh chị em chúng tôi đã tiếp tục trao đổi với nhau về một số hệ lụy liên quan đến đề tài “ngoại tình”. Thí dụ, ảnh hưởng đến vợ, chồng, con cái, và danh dự... Nhưng một trong những hệ lụy được cho là quan trọng nhất, đó là ngoại tình có thể dẫn đến ly dị!

Nhiều người, nhất là nam giới thường cho rằng thói trăng hoa chỉ là chút hương sắc cho đời sống tình cảm. Ngược lại, nhiều phụ nữ lại quá ngây thơ nghĩ rằng đàn ông đi đâu thì đi, nhưng cuối cùng rồi cũng về lại căn nhà của mình. Nhưng thực tế đã không như vậy, Tú Xương đã diễn tả về con người cũng như thói trăng hoa của ông:

“Một trà, một rượu, một đàn bà,

Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.

Chừa được thứ nào hay thứ nấy,

Có chăng chừa rượu với chừa trà”.  (xem tiếp)


TRẦM CẢM DO ẢNH HƯỞNG CỦA COVID

Trần Mỹ Duyệt

Nhiều ít trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta gặp những biến cố đặc biệt mà khi đối mặt với chúng, chúng ta thường cảm thấy mình khó chịu, càu nhàu, bực bội, cô đơn, buồn bã, mất ăn, mất ngủ, và mệt mỏi cả tinh thần lẫn thân xác. Đôi khi trong những khó khăn dồn nén đó, chúng ta có những ý nghĩ chán đời, buông thả, rút kín, cô lập, và không muốn sống nữa. Tâm lý học gọi đó là những triệu chứng của trầm cảm.

Sau hơn một năm tác oai tác quái trên trái đất, Covid-19 (dịch Vũ Hán) đã để lại không biết bao nhiêu hậu quả tiêu cực bao gồm từ lãnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, chính trị, và tôn giáo. Riêng trong lãnh vực tâm thần và tâm bệnh, nó đã và đang tạo ra một hậu chấn tâm lý gây hoang mang, sợ hãi và bất ổn. (xem tiếp)


THỤ THAI DO CON NGƯỜI ĐẶT TAY

Trần Mỹ Duyệt, Ph.D., Lương Huỳnh Ngân, M.D.

Gần đây tại khu vực Bảo Lộc, Đalạt, Việt Nam đang dấy lên một phong trào mang mầu sắc mê tín, và không phù hợp với khoa học. Phong trào này được nhiều người gọi bằng cái tên là Nhóm Trừ Qủy Bảo Lộc (NTQBL). Nhóm được khởi xướng và đứng đầu bởi một linh mục nay đã tự ý rời khỏi hàng ngũ tư tế, và với sự cộng tác của 3 linh mục khác hiện đang làm mục vụ tại Úc và Đài Loan. Về phía giáo dân có vợ chồng ông bà Quảng và Thương là những cộng tác viên chính, cùng một số đông người khác tin và theo phong trào này. (xem tiếp)


HÌNH ẢNH PHỤC SINH QUA CHIẾC KHĂN LIỆM

Huấn từ của Đức Bênêđíctô khi thăm viếng mục vụ Khăn Liệm Turin 2010

Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ và đặt tiêu đề

Anh chị em thân mến: Đây là thời khắc mà tôi đã hằng mong đợi. Tôi đã đứng trước Khăn Liệm Thánh trong nhiều cơ hội khác nhau, nhưng lúc này tôi đang cảm nghiệm về nó qua cuộc Hành Hương này và giây phút này bằng một cường độ đặc biệt: Có lẽ vì những năm vừa qua đã cho tôi cảm xúc nhiều hơn đối với thông điệp của Hình Ảnh phi thường này; có lẽ và tôi có thể nói trên tất cả bởi vì tôi ở đây giờ này như Đấng Kế Vị của Phêrô, và tôi mang trong tim tôi toàn thể Giáo Hội, đúng ra, toàn thể nhân loại.

Người ta có thể nói rằng Khăn Liệm là một Hình Ảnh của mầu nhiệm này, Hình Ảnh của Thứ Bẩy Tuần Thánh. Thật ra, nó là một tấm khăn liệm được dùng liệm xác của một người đã bị đóng đinh, như cách thức mà những gì các Phúc Âm đã nói với chúng ta về Chúa Giêsu. (xem tiếp)


NHỮNG NGÔI MỘ TRẮNG

Trần Mỹ Duyệt

Có khi nào chúng ta đã tự đặt mình vào số những người vây quanh Chúa Giêsu mỗi khi Ngài rao giảng không? Và thái độ của chúng ta lúc đó như thế nào: Hăm hở nghe lời Ngài, suy tôn và thần tượng Ngài về những lời giảng dạy khôn ngoan; hoặc ngược lại, cảm thấy chói tai, mỉa mai Ngài rồi bỏ đi?

Đối với nhiều người thì câu hỏi trên là một câu hỏi khó trả lời, vì cũng phải tùy thuộc vào bài giảng, nội dung của nó ra sao, và phản ứng chung của những người nghe hôm đó? Và nhất là nó có động chạm đến ai không? Thí dụ, có lần Ngài mắng bọn giả hình: “Khốn cho các ngươi bọn ký lục, Pharisiêu giả hình. Các ngươi bề ngoài trông như những mồ mả quét vôi đẹp đẽ, nhưng bên trong chứa đựng toàn xương người chết, hôi thối.” (Mt. 23:27-28) Những lời như thế quả động chạm không ít đối với rất nhiều người trong đó có tôi. Phải chăng Ngài đi quá xa khi kết án như vậy? Và phải chăng vì những lời này đã lột tả sự thật phũ phàng về chính tôi?  (xem tiếp)


RỬA CHÂN CHO NHAU

Trần Mỹ Duyệt

Trong phụng vụ của Thứ Năm Tuần Thánh, nghi thức gây được nhiều ấn tượng, đó là việc chủ tế khiêm tốn rửa chân cho một số người. Hành động này phản ảnh việc chính Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Ly đã rửa chân cho 12 môn đệ của Ngài. Ý nghĩa việc làm này của Chúa đã được chính Ngài giải thích: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (Gioan 13: 15)  (xem tiếp)


HAI TIẾNG XIN VÂNG

Trần Mỹ Duyệt

Xin vâng (Fiat) là hai tiếng huyền nhiệm đã được Đức Trinh Nữ Maria nói lên trong cuộc đối thoại giữa Người và Tổng Lãnh Thiên Thần Gabririen. Có thể khi đáp lại lời thiên sứ Mẹ vẫn không hiểu hoàn toàn thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa, nhưng vì lòng tùng phục và yêu mến thẳm sâu đối Ngài nên Mẹ đã thưa “xin vâng”. Nhưng đó lại là hai tiếng đã làm Thiên Chúa vui lòng. Và ngay sau những lời này, Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể trong lòng Mẹ. (xem tiếp)


CHÚA CỠI LỪA VÀO THÀNH

Trần Mỹ Duyệt

Suy Niệm Tuần Thánh - Chúa Nhật Lễ Lá

Truyền thống Công Giáo bắt đầu một tuần lễ cực thánh, chấm dứt 40 ngày chay tịnh bằng việc cử hành tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu vinh quang tiến vào thành Giêrusalem, để rồi sau đó Ngài bị bắt, bị đánh đòn, tra tấn, bị kết tội vác thập giá lên núi Sọ, bị đóng đinh và chết trên thập tự giá, nhưng ngày thứ ba Ngài đã Phục Sinh.

Qua Thánh Kinh, Chúa Giêsu vinh quang khải hoàn vào thành thánh. Ngài không ngồi trên một con chiến mã, nhưng là trên lưng một con lừa. Những người tham dự vào cuộc khải hoàn ấy không phải là những đoàn quân anh dũng, với đầy đủ khí giới theo hầu, bảo vệ, nhưng lại là những thường dân, những em nhỏ, những con người đơn sơ và chất phát. Và điều này gợi lên trong ta ý nghĩa gì? Riêng đối với những tâm hồn yêu mến và muốn theo bước chân Ngài, chúng ta suy nghĩ gì qua biến cố rất đặc biệt này?  (xem tiếp)


ẢNH HƯỞNG THÁNH GIUSE TRONG CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU

Trần Mỹ Duyệt

Con cái khi nhìn vào đời sống của cha mẹ, thông thường chúng sẽ bắt chước và phản ảnh qua hành động sau này khi khôn lớn. Điều này xảy ra thường xuyên trong bất cứ chuyện lớn, chuyện nhỏ, và ai trong chúng ta cũng đều có kinh nghiệm này trong cuộc sống.

Vậy câu hỏi được nêu lên là: Trong những việc mà Chúa Giêsu làm hay những lời Ngài nói, có gì phản ảnh từ những việc mà Thánh Giuse đã nói và đã làm hay không?  (xem tiếp)


CÁNH BƯỚM PHỤC SINH

Trần Mỹ Duyệt

Trời đã sang xuân, ngàn hoa khoe sắc thắm như mời gọi những cánh bướm muôn màu tụ về bay lượn nhởn nhơ, tô thêm và làm tăng vẻ đẹp của thiên nhiên trong khu vườn sau nhà. Tản bộ trong vườn vào những buổi sáng hít thở bầu khí trong lành và ngắm cảnh bình minh, hoặc chiều về thưởng thức cảnh đẹp thơ mộng của những cánh bướm nhởn nhơ trên những cánh hoa đang rung rinh trước gió là một thú vui tao nhã.

Hoa và bướm. Cả hai diễn tả những gì là đẹp, là thơ, là thanh thoát, huyền hoặc. Phải có giờ cho những thưởng thức này, ta mới thấy những điều kỳ diệu của bàn tay Tạo Hóa. Tiếc thay số phận của chúng lại rất mong manh, “sớm nở tối tàn” như hoa và lao đao trong gió như bướm! (xem tiếp)


Suy tư Mùa Chay - BÀI GIẢNG CỦA THÁNH AUGUSTINE

Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ

“Cuộc đời luôn tiếp diễn như thế. Hỡi người Kitô hữu; nếu anh chị em không muốn chìm mình trong vũng lầy của thế giới này, thì đừng xuống khỏi thập giá.” (St. Augustine)
(St. Augustine of Hippo: Live always in this fashion, O Christian; if you do not wish to sink into the mire of this earth, do not come down from the cross.)

Hôm nay chúng ta bước vào việc cử hành của Mùa Chay, mùa mà đã được giới thiệu cho chúng ta trong năm phụng vụ. Đây là bài giảng long trọng một cách thích hợp đối với anh chị em, nhờ đó lời của Thiên Chúa đem lại cho anh chị em qua mục vụ của tôi. Hy vọng nâng đỡ tinh thần anh chị em trong khi chay tịnh phần xác, và nhờ đó để con người bên trong, nhờ được đổi mới nhờ vào thức ăn xứng hợp, có thể đồng hành và được bền bỉ một cách can trường trong việc sửa dậy con người bên ngoài (xem tiếp)


THÁNH GIUSE

Trần Mỹ Duyệt

Theo sử sách, Thánh Giuse sinh tại Belem năm 90 trước Công Nguyên, và qua đời ngày 20 tháng 7 năm 18 sau Công Nguyên.1 Ngài được tôn kính trong các giáo hội Công Giáo, Anh Giáo, Chính Thống Nguyên Thủy, Chính Thống Đông Phương và Tin Lành. Lễ kính ngày 19 tháng 3 với tước hiệu Giuse Bạn Đức Maria, và ngày 1 tháng 5 với tước hiệu Giuse Thợ. Ngài được tôn nhận là quan thầy của các giáo hội Croatia, Đại Hàn, Việt Nam và nhiều giáo hội địa phương khác. Đặc biệt, Ngài được Đức Giáo Hoàng Piô IX vào năm 1870 tôn nhận là Bổn Mạng Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ. Khởi đi từ sự phát triển và nghiên cứu về Thánh Mẫu Học, từ năm 1950, Khoa Giuse Học cũng được khai mở và nghiên cứu rộng rãi. 2,3

Thánh Giuse là người được nhắc đến trong Phúc Âm là chồng (phu quân) của Đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu. Trong truyền thống tôn kính của Kitô giáo, Thánh Giuse được tôn kính như người cha của Chúa Giêsu. (xem tiếp)


TIẾNG NGÁY

Trần Mỹ Duyệt

Tháng này tôi phải tiễn chân 4 người bạn về bên kia thế giới. Những người bạn thân thiết đã một thời quen biết già có, trẻ có cứ lần lượt bỏ tôi đi khiến dù muốn hay dù không tôi cũng phải suy nghĩ về thân phận của mình.

Nghĩ đến lúc mình phải từ giã cõi đời cũng thấy nao nao và có cái gì xao xuyến. Nhưng nếu là số phận thì biết làm sao, chi bằng nhìn vào cuộc đời để rút ra một vài điều bổ ích cho cuộc sống. Sống tốt để sau khi nằm xuống khỏi hối hận. (xem tiếp)


XÉ LÒNG HAY XÉ ÁO

Trần Mỹ Duyệt

Lời kêu gọi của tiên tri Joel là lời được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi mùa Chay về: “Hãy xé lòng, đừng xé áo” (2:13). Mỗi người hiểu và cắt nghĩa một cách, nhưng phần đông đều chú tâm đến việc “xé lòng”. Vậy thế nào là xé lòng, và thế nào là xé áo? Hai hành động này có liên quan gì đến chay tịnh?

Trong lịch sử dân Israel, để tỏ lòng thống hối họ thường cắt (xé) áo của mình để chứng tỏ họ thật lòng thống hối như thế nào. Ngoài ra, bên ngoài họ còn làm bộ mặt rầu rĩ (x. Mt 6: 16-17). Thực ra việc xé lòng thì chẳng ai kiểm chứng được, và cũng chẳng ai tự cắt (xé) ruột gan mình bao giờ. Nhưng nếu xé áo, cắt áo thì mọi người chung quanh đều biết, dù áo đẹp hay áo xấu, áo mới hay áo cũ. Do đó, việc làm này thường mang tính cách hình thức, giả dối, bôi bác. Thiên Chúa không hài lòng về hành động này, nên Ngài đã bảo họ hãy xé lòng mình hơn là xé áo. Tại sao? (xem tiếp)


XU THẾ MỚI

Trần Mỹ Duyệt

Sau cuộc bầu cử mang tiếng gian dối, thủ đoạn, và lừa lọc nhất lịch sử của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, cuối cùng thì một người cũng đã thắng. Kẻ khen, người chê. Nhưng có lẽ khen ít mà chê nhiều, vì đó là kết quả của một sự gian lận, dối trá.

Trong số 75 triệu cử tri có sự lựa chọn đứng đắn và nhiều người thiện tâm, đã tỏ ra thất vọng. Một số người quay lại phiền trách Thiên Chúa. Sao Ngài để cho kẻ gian, người ác thắng? Sao lại để những điều tồi tệ ấy xảy ra trong lúc bao lời cầu xin tha thiết được dâng lên Ngài! Là Đấng Toàn Năng, giầu lòng thương xót, nhưng Thượng Đế cũng đã không làm gì cưỡng lại với tự do mà Ngài đã ban cho con người, mặc dù Ngài biết sẽ có những điều phàn nàn, chê trách khi những quyết định ấy không đem lại như ý con người. (xem tiếp)


NHỮNG NÉT TIÊU BIỂU CỦA NGÀY TẾT

Trần Mỹ Duyệt

Xuân đã về. Xuân đã về.

Kìa bao ánh Xuân hồng tràn lan mênh mông…

Đã nói đến Xuân, đã nghĩ đến Xuân là phải nói, phải nghĩ đến Tết. Tết Việt Nam. Tết rộn xóm làng.

Việt Nam và Trung Hoa cùng với một số quốc gia Đông Á và Đông Nam Á đều mừng Tết vào ngày 1 tháng Giêng Âm Lịch, khác với các quốc gia theo văn hóa Âu Mỹ mừng tết vào ngày 1 tháng 1 Dương Lịch. Tuy nhiên Tết Việt Nam không phải là Tết Trung Hoa như nhiều người ngoại quốc, cũng như giới trẻ ngày nay thường gọi là Tết Trung Hoa (Chinese New Year). Mặc dù Tết Việt Nam cũng có một số lễ hội và phong tục phản ảnh văn hóa Trung Hoa. (xem tiếp)


Ý NGHĨA “MỘT NHỊN CHÍN LÀNH” TRONG HÔN NHÂN

Trần Mỹ Duyệt

Chúng ta thường nghe nói: “Một nhịn chín lành”. Câu nói được áp dụng cho những mối tương quan xã hội, bạn hữu, hôn nhân và gia đình, Đặc biệt trong đời sống hôn nhân, mỗi khi vợ chồng có chuyện xích mích, bất hòa người ta thường khuyên: “Một nhịn chín lành”.

Nhiều người khi nghe câu nói trên đều cho rằng đó chỉ là một câu nói nhằm khuyên nhủ và giải hòa giữa hai người trong khi cãi vã, hay trong lúc nông nổi, giận hờn. Nhưng nếu bình tâm suy nghĩ, phân tích sâu hơn, và nhất là có dịp so sánh kết quả của những cuộc tranh cãi, chúng ta mới nhận ra giá trị của chân lý này.  (xem tiếp)


COVID-19 NÓI GÌ VỚI THẾ GIỚI

Trần Mỹ Duyệt

Hôm rồi qua cuộc trao đổi trên điện thoại, anh bạn là bác sỹ mới về hưu khuyên tôi cần phải cẩn thận với Covid (dịch Vũ Hán), anh cho biết, em của một người bạn cùng khóa với anh cũng là bác sỹ nhưng vừa qua đời vì Covid-19. Như vậy là tại quận Cam (Orange County) chỗ chúng tôi ở gần đây đã có ít nhất 2 bác sỹ chết vì Covid-19. Qua câu chuyện, anh hỏi tôi một câu khá bất ngờ: “Thế anh nghĩ gì về Covid. Nó có mang sứ điệp gì đối với thế giới?” Tôi trả lời anh: “Theo tôi, Covid-19 là một lời cảnh cáo đối với thế giới. Bởi vì, nhân loại ngày nay đã quay lưng lại với Thượng Đế.” (xem tiếp)


THA THỨ: YẾU TỐ HẠNH PHÚC CỦA HÔN NHÂN

Trần Mỹ Duyệt

Ta không thể sống hạnh phúc trong đời sống hôn nhân nếu không học biết tha thứ cho chính mình và cho người phối ngẫu. Tha cho mình vì đó là việc làm chứng tỏ ta biết mình, chấp nhận giới hạn và những lầm lỡ của mình. Tha cho chồng hoặc cho vợ vì họ cũng chỉ là con người giới hạn với những khuyết điểm tương tự như ta.

Hai cuộc khảo cứu thuộc đại học Buffalo và Georgia đã cho thấy tha thứ là một việc làm vừa công bằng, vừa hữu lý, và vừa cần thiết vì nó có thể được coi như những yếu tố quan trọng xác định những lý do đưa đến khủng hoảng trong hôn nhân, cũng như đem lại sự hòa giải cần thiết. (xem tiếp)


ĐỨC CÔNG CHÍNH CỦA THÁNH GIUSE

Trần Mỹ Duyệt

Qua Tông Thư “Patris corde” (Với Trái Tim của Người Cha), kỷ niệm 150 năm ngày Thánh Giuse được Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX công nhận là Quan Thày của Giáo Hội, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố “Năm Thánh Giuse” bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 năm 2020, đến ngày 8 tháng 12 năm 2021. (xem tiếp)


GIÁNG SINH LÀ QUÀ TẶNG BÌNH AN

Trần Mỹ Duyệt

Thọat nhìn Giáng Sinh năm nay có thể nói là một Giáng Sinh buồn! Một nỗi buồn mang mang không lời giải thích. Không biết Hài Đồng Giêsu nghĩ thế nào, nhưng nhìn chung đại dịch Vũ Hán (Covid-19), đã và đang làm cho cả thế giới lo lắng, hoang mang, sợ hãi. Ảnh hưởng của nó lan rộng, bao trùm trên mọi lãnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, y tế, và tôn giáo. Vui làm sao được khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vẫn chưa kết thúc nhưng đã để lại nhiều hoài nghi, bất an, chia rẽ và những suy nghĩ tiêu cực về một nền dân chủ văn minh nhất thế giới! Nhưng bài ca mà các thiên sứ hát trong đêm trường tại đồng quê Belem năm xưa trong giờ phút Con Chúa giáng trần lại là một bài ca mang đầy ý nghĩa, âm hưởng của vui mừng, hy vọng, và bình an. “Vinh danh Chúa cả trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm.” (Luca 2:14). (xem tiếp)


NHỮNG CÂY NẾN MÙA VỌNG

Trần Mỹ Duyệt

Giáo Hội đã bước vào Mùa Vọng, 4 Chúa Nhật chuẩn bị đón mừng biến cố trọng đại là kỷ niệm ngày hạ sinh của Chúa Cứu Thế. Ngài đến với trần gian qua hình hài một trẻ sơ sinh, và mang thân phận con người. Ngài chính là Emmanuel (Mt 1:23), có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Thánh Phaolô Tông Đồ diễn tả về Ngài: “Ngài trở nên giống như con người ngoại trừ tội lỗi” (Hebrews 4:15). Biến cố lịch sử ấy đã diễn ra giữa đêm đông giá lạnh tại đồng quê Belem, hơn 2000 năm trước. (xem tiếp)


HÔN NHÂN CHA MẸ ẢNH HƯỞNG HÔN NHÂN CON CÁI

Trần Mỹ Duyệt

Nhiều bạn trẻ ngày nay sống chung với nhau mà không cần hôn thú. Chậm kết hôn, và khi kết hôn lại không muốn sinh con, hoặc có thì chỉ sinh một hay hai đứa con là cùng. Theo những ước tính mới nhất của Văn Phòng Thống Kê Hoa Kỳ (the U.S. Census Bureau) năm 2017, tuổi trung bình lần đầu của phụ nữ kết hôn là 27,4 tuổi, nam giới là 29,5 tuổi. Thống kê của viện Gallup cũng cho biết, một nửa người lớn tuổi quan niệm rằng 2 đứa con là con lý tưởng cho một gia đình, tuy nhiên, khoảng 26% ý kiến chung cho rằng ba con là tốt. Hai con cũng là ý kiến của chung thuộc các quốc gia Âu Châu. [1] Một số còn đi xa hơn nữa, họ quan niệm đời sống hôn nhân chỉ là một kết hợp giữa hai người bất kể trai hay gái, nam hay nữ, đàn ông hay đàn bà. Ngoài ra, số khác cho rằng hôn nhân chỉ là một đáp ứng tình cảm. Yêu hay không yêu chẳng qua chỉ là những cảm xúc, những rung động của một người dành cho một người khi họ thích và thấy cần nhau. (xem tiếp)


TÂM THẦN HAY QỦY ÁM?

Lương Huỳnh Ngân, M.D & Trần Mỹ Duyệt, Ph.D

Sau khi chết không phải hồn con người muốn đi đâu thì đi, hoặc hiện về quấy nhiễu, nhập vào người này, người khác tùy tiện. Mỗi người, ngay sau khi chết, lãnh nhận trong linh hồn bất tử của mình sự trả công muôn đời cho mình trong một phán xét riêng. Cuộc phán xét đó quy chiếu đời sống họ với Đức Kitô, để rơi vào một trong ba trường hợp: trải qua thanh luyện, được vào hưởng phúc vĩnh hằng, bị luận phạt muôn đời. [1] Tuy nhiên, tín ngưỡng dân gian vẫn tin vào tà ma, ác qủy, vào những vong hồn bên kia thế giới đang vất vưởng đâu đó. Do đó, thỉnh thoảng chúng ta nghe những câu truyện như nhà ma, người bị ma nhập, người bị qủy ám, hoặc có người nhờ quyền năng siêu phàm đặt tay mà người được đặt tay có thai dù không có những quan hệ vợ chồng với chồng. Những điều này khiến nhiều người hoang mang và tự hỏi “Qủy ma có thật không? Thế giới của chúng hoạt động như thế nào?”  (xem tiếp)


Ngoại Tình: Nhu Cầu Tâm Sinh Lý - Thực Trạng hay Não Trạng? Phần 3

Trần Mỹ Duyệt

 


Ngoại tình - Nhàm chán - Chinh phục hay chiếm đoạt? Phần 2

Trần Mỹ Duyệt

 


62% Đàn Ông Ngoại Tình. 57% Đàn Bà Ngoại Tình. Căn Bệnh Hôn Nhân!

Trần Mỹ Duyệt

 


TÂM LÝ THA THỨ TRÊN HÀNH TRÌNH TÌM HẠNH PHÚC

Trần Mỹ Duyệt

Truyện kể một lữ hành mồ hôi nhễ nhãi vác trên vai một cái bao đựng đầy sỏi đá. Bước đi của người này như bị ghì lại bởi sức nặng của thời gian và sức nặng trong chiếc bao. Có người nhìn thấy đã khuyên anh ta bỏ đi những viên sỏi đá đó, nhưng anh không nghe. Sau cùng vì thấy không thể tiếp tục đi được nữa, nên anh đành lòng ngồi xuống bên vệ đường, mở chiếc bao, lựa tìm những viên nhỏ nhất bỏ đi. Như một phép mầu, anh thấy nhẹ nhõm và bước đi những bước mạnh mẽ hơn. Điều này khiến anh tự suy nghĩ, tại sao không bỏ hết mà còn giữ lại làm gì những sỏi đá trong bao. Nhưng có một thôi thúc nào đó từ bên trong nên anh vẫn không muốn bỏ hết. Chấp nhận bước đi những bước nặng nề, vất vả nhưng không đành buông bỏ. Cho đến cuối cùng vì quá mệt mã, anh quyết định ngồi lại vứt bỏ tất cả những sỏi đá còn lại. Và cũng từ đó, anh bước đi những bước nhẹ nhàng, vui vẻ, hạnh phúc hơn. Anh còn có thời giờ thưởng thức những cảnh đẹp bên đường cho đến khi về tới đích.

Người lữ hành đó có thể là tôi, là bạn, là chúng ta. Cái bao sỏi đá đó là những hận thù, tranh chấp, giận hờn, ghen ghét, thù oán, và những xúc phạm đến thể xác, tinh thần mà người khác đã làm cho nhau, hoặc do chính chúng ta đã làm, đã gây ra cho người khác. Những thứ đó đã tạo nên một khối nặng đè trên lương tâm cũng như cuộc sống của con người. Trên lý thuyết, ai cũng nhận ra và cũng biết điều này, nhưng do cái tôi của mình nên đành chấp nhận bước đi với những nặng nề đó hơn là buông bỏ, tha thứ để nhẹ nhàng trên hành trình cuộc sống.  (xem tiếp)


TÔN TRỌNG NHAU LÀ BÍ QUYẾT HẠNH PHÚC HÔN NHÂN

Trần Mỹ Duyệt

Nếu hỏi những ai đã sống trong đời sống hôn nhân, hoặc những thanh thiếu niên nam nữ sắp sửa bước vào đời sống này: “Bí quyết hạnh phúc hôn nhân là gi?” thì tùy theo mỗi người, mỗi hoàn cảnh câu trả lời sẽ khác nhau, nhưng một trong những bí quyết ấy là:

TÔN TRỌNG NHAU
Trong lời hứa hôn nhân theo nghi thức tôn giáo đã phản ảnh trung thực những giá trị cũng như bí quyết căn bản của hạnh phúc hôn nhân, bao gồm sự tôn trọng lẫn nhau: “Anh (em) nhận em làm vợ (chồng), và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em (anh), khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng nhu lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em (anh) mọi ngày suốt đời anh (em).”[1] (xem tiếp)


THÁNG 11 VÀ ĐẠO HIẾU

Trần Mỹ Duyệt

Truyền thống Giáo Hội Công Giáo về tháng 11 có liên quan đến điều mà người Việt Nam chúng ta gọi là đạo hiếu. Theo đó, Giáo Hội dành riêng tháng 11 để kính nhớ các tín hữu đã qua đời, còn gọi là tháng các linh hồn. Một tháng dành riêng để tưởng nhớ và cầu nguyện cho cha mẹ, ông bà, tổ tiên, anh chị em và mọi người thân yêu, bạn hữu đã ra đi về bên kia thế giới. Việc làm này khiến chúng ta liên tưởng đến chữ hiếu, đạo hiếu, và việc thờ cúng ông bà, tổ tiên vẫn thường được thực hành theo quan niệm tâm linh người Việt Nam.

Vậy hiếu đạo là gì? Hiếu là hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. Noi theo chí khí của cha ông. Tang cha mẹ. Hiếu dưỡng hay báo hiếu là việc chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ chu đáo. Hiếu còn được coi như một đạo sống, hiếu đạo hay đạo phụng thờ cha mẹ: “Hiếu đạo là Bổn phận (đạo) phụng thờ cha mẹ.”[1] Hiếu được chia làm hai loại: hiếu thảo đối với cha mẹ, và hiếu đễ đối với anh em. [2] (xem tiếp)


PHONES* VÀ TRẺ EM DƯỚI CÁI NHÌN GIÁO DỤC (2)

Tâm Lý Ứng Dụng

Trần Mỹ Duyệt

Bài viết PHONES VÀ TRẺ EM DƯỚI CÁI NHÌN GIÁO DỤC sau khi phổ biến đã nhận được nhiều ý kiến khích lệ từ phía độc giả. Một trong những ý kiến đó theo tôi, đã phản ảnh đúng với những gì mà bài viết muốn chuyển tải: “Con em thường bị kém suy nghĩ, kém thông minh, kém toán học nếu dùng nhiều Cellphones, TV, computers... từ khi còn nhỏ tới khi khôn lớn, và cha mẹ cần khóa những chương trình You Tube độc hại, kiểm soát Wi Fi và các games trong nhà của mình, cũng như quan tâm hướng dẫn con em cách xử dụng... nếu không, thì hậu quả sau này vợ chồng chỉ còn ôm mặt mà khóc than!” (Phạm Văn Bản)

Một người bạn của tôi trong ngành khoa học và y tế, trong một lần phỏng vấn về ảnh hưởng giáo dục trẻ em sử dụng những tiến bộ của khoa học, anh nói: “Muốn giáo dục con cái, phụ huynh phải kiểm soát được chiếc điện thoại và việc dùng điện thoại của chúng.” Tôi muốn anh cho biết thêm ý kiến, anh tiếp: “Có nghĩa là phụ huynh phải cứng rắn khi nào mới cho con dùng điện thoại. Tiếp theo đó là phải kiểm soát được giờ giấc cũng như các chương trình mà chúng thường sử dụng”. (xem tiếp)


15 LỜI HỨA ĐỨC MẸ CHO NHỮNG AI

TRUNG THÀNH LẦN HẠT MÂN CÔI
(Đức Mẹ ban cho Thánh Đaminh và Chân Phước Alan de la Roche)

Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ

1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng việc đọc Kinh Mân Côi sẽ được lãnh nhận những ơn báo trước giờ chết.

2. Mẹ hứa ban ơn che chở đặc biệt và các phúc lành lớn lao cho những ai đọc kinh Mân Côi.  (xem tiếp)


CON HƯ TẠI MẸ CHÁU HƯ TẠI BÀ?!

Trần Mỹ Duyệt

Chào Chú con đang lo lắng cho con của mình cháu được 2 tuổi và đang ở nhà với bà nội. Vì nó còn nhỏ và ông nội mới mất vì thế mà cháu chưa cho con đi học, xong chồng cháu đang tự dưng mất viêc nghỉ ở nhà một mình cháu đi làm nên về đến nhà là cảm thấy uể oải và mệt mỏi rồi con thì lì mà quậy mà Bà nội bênh mà chiều một cách vô lí cháu đánh phạt thì Bà bênh nên tối đến nó đòi ngủ với Bà nhưng cháu không chịu. Nói ban ngày con ngủ Bà tối ngủ với mẹ, nhưng cháu thấy Bà hơi buồn. Cháu có thói quen đi ngủ hay nói chuyện và dạy con. Nhưng Bà lại muốn cháu ngủ với Bà. Vậy Cháu phải làm sao cho tốt cả hai bên.

Con cám ơn chú,

Th. L

Câu hỏi có thể được tóm lại 3 điểm chính như sau:

-Một đứa bé 2 tuổi, được bà nội chiều nên lì và quậy.

-Bà nội bênh cháu khi bị mẹ sửa phạt.

-Bà nội muốn cháu ngủ với mình.

Ca dao Việt Nam có câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Có hai mâu thuẫn giữa bà nội và mẹ trong trường hợp này. Cả hai nếu không sử sự khôn ngoan và khéo léo sẽ làm “hư” đứa trẻ, mặc dù cả hai đều nhân danh tình yêu và sự chăm sóc dành cho đứa trẻ.

Trước khi tìm câu trả lời cho tính lỳ lợm, quậy phá và khó bảo, là hai mâu thuẫn căn bản có thể dẫn đến tình trạng “hư” của đứa bé 2 tuổi: Mâu thuẫn về phương pháp giáo dục, và mâu thuẫn về quyền “sở hữu” em bé.  (xem tiếp)


PHONES VÀ TRẺ EM DƯỚI CÁI NHÌN GIÁO DỤC

Trần Mỹ Duyệt

Nuôi dạy con cái ở thế kỷ 21 đồng nghĩa là phải biết hướng dẫn chúng làm quen với những tiến bộ của khoa học, với truyền thông, và với những kinh nghiệm của nền văn minh hiện đại. Vai trò phụ huynh, cha mẹ thời nay không giống như những thế hệ của cha ông thuộc các thế kỷ trước như mang thai, sinh con, nuôi con, hướng dẫn con về luân lý, đạo đức theo truyền thống, và gửi con tới trường. Đó cũng là lý do tại sao nhiều bạn trẻ ngày nay ngại không muốn tiến tới hôn nhân, mà nếu có lấy nhau lại không muốn sinh con, hoặc nếu có sinh thì chỉ 1 hoặc 2 đứa là cùng.

Trong một khảo cứu của Common Sense Media nhắm vào thói quen trẻ con dưới 8 tuổi tại Hoa Kỳ cho biết, các em dùng iphone, ipad, smartphone, cellphone… tăng gấp 5 lần chỉ trong vòng 2 năm trước đây. Smartphone tăng từ 52 lên 75%. Thời gian các em dành sử dụng tăng gấp ba, mặc dù thời gian thông thường cho một đứa trẻ dùng những phương tiện như TV là dưới 30 phút một ngày. Vẫn theo kết quả khảo cứu, 38% trẻ con dưới 2 tuổi ngày nay đã biết sử dụng iphone, smartphone, mặc dù chúng không hiểu ý nghĩa của những thông tin trong đó. Con số này chỉ khoảng 10% vào năm 2011. (xem tiếp)


MẸ SẦU BI DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ

Trần Mỹ Duyệt

Nếu có tấm hình nào diễn tả được sự đau khổ của một người mẹ, thì đó là tấm hình chụp hoặc vẽ khi bà đang ngồi bất lực nhìn con hấp hối và chết trên tay của bà! Trong Phúc Âm, Thánh Gioan cũng đã chụp được những khoảnh khắc về một bà mẹ. Bà rất đau khổ theo con trên đường tới pháp trường, chứng kiến con bị đóng đinh, và đứng dưới chân thập giá để nhìn người ta dùng đòng đâm thấu trái tim của con bà, rồi đau đớn ôm lấy xác con trong vòng tay của mình (x. Gioan 19: 17-42). Người đàn bà đau khổ đó không ai khác hơn là Đức Trinh Nữ Maria, người Mẹ của chúng ta.

Linh mục Kim Long với cảm xúc phong phú của một nhạc sỹ cũng đã ghi lại hình ảnh bà mẹ ấy qua những nốt nhạc của ngài:

Mẹ đứng đó khi hoàng hôn tím màu. Nhạc thương trầm buông hắt hiu đồi cao u hoài loang máu đào. Con Chúa đau thương treo trên thập giá, hiến thân vì nhân loại tội tình. Mẹ đứng đó tâm hồn tê tái sầu, đồng công cùng Con dấu yêu, vì thương nhân loại bao khốn cùng. Xin dẫn đưa bao tâm hồn lạc hướng về bên Mẹ, Mẹ ơi. (xem tiếp)


HAPPY BIRTHDAY MOM

Trần Mỹ Duyệt

“Happy Birthday mom”. Những lời đầy cảm xúc, chân tình và yêu thương này các con tôi mỗi năm một lần chúng đã nói, và đã hát mừng mẹ của chúng trong ngày mừng sinh nhật của nàng, mỗi khi chiếc bánh sinh nhật được đem ra. Mom – mẹ là người đã cưu mang, sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục chúng. Người đã cùng với tôi đem chúng vào đời, cho chúng một hình hài, chia sẻ với chúng những di sản tinh thần cũng như thể chất của chúng tôi. Riêng tôi, vì mang thân phận xa quên, sống cô đơn nơi miền đất tạm dung kể như hơn nửa đời người, nên cũng chỉ được vài lần nói với mẹ thân yêu của mình: “Happy Birthday mom” – Chúc mừng sinh nhật mẹ, mỗi khi có dịp về thăm mẹ.

Những lần như vậy, mặc dù là ngày vui, nhưng phần đông những người mẹ lại có những giọt nước mắt lăn tăn trên gò má. Những giọt nước mắt hạnh phúc, những giọt nước mắt buồn vui lẫn lộn. Vui vì thấy những hoa trái của mình ngày nay đã lớn khôn, đã vào đời, và đã thành đạt. Buồn vì nghĩ đến những đứa con bệnh tật, những đứa con không may mắn, và những đứa con vẫn còn đang lang thang chưa tìm được cho mình một bến đỗ, chưa thành công, cũng như chưa có được một tương lai hứa hẹn, ít là dưới con mắt của người mẹ. (xem tiếp)


TÔN TRỌNG VÀ BÀN HỎI TRONG TỪNG VẤN ĐỀ
TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH
Tâm lý ứng dụng trong hôn nhân

Trần Mỹ Duyệt

Chồng của em rất thương yêu em và lo lắng cho gia đình, nhưng anh ấy có thói quen thích cái gì là tự đi làm mà không bàn hỏi với em một vấn đề gì hết, và em là người sau cùng biết chuyện ấy khi nó đã xảy ra bất luận tốt hay xấu. Những lúc như vậy em hỏi tại sao anh không bàn với em, thì anh ấy nóng giận và bỏ đi không thèm nghe em phân tích đúng hay sai.  

Trong trường hợp này em phải làm gì, và anh ấy phải làm gì để vợ chồng có sự hòa hợp và biết tôn trọng nhau, hiểu nhau nhiều hơn?

Vấn nạn vừa nêu trên có lẽ nhiều người trong chúng ta đã từng nghe qua, và cũng có thể đã xảy ra cho chính mình, trong gia đình mình. Để giải quyết vấn nạn này, thiết tưởng nên ôn lại lời khuyên và kinh nghiệm của người xưa trong tương quan vợ chồng. Cha ông ta vẫn thường khuyên: “Tương kính như tân”. Có nghĩa là cả vợ lẫn chồng đều phải tế nhị, nhún nhường, đối xử với nhau như những ngày đầu mới quen biết, mới là vợ chồng. Kinh nghiệm sống quí giá này không hề lỗi thời so với thực tế và đời sống vợ chồng ở thời đại chúng ta. Trong lời thề hôn ước, trước khi trở thành vợ chồng, chúng ta đã thề hứa “yêu thương và tôn trọng nhau”. Hai chữ yêu thương và tôn trọng là hai yếu tố cốt lõi làm nên ý nghĩa của hôn nhân. (xem tiếp)


MONICA XƯA VÀ NAY

Trần Mỹ Duyệt

Monica là vị thánh nữ được tôn kính trong Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo từ thế kỷ thứ Tư. Lễ kính vào ngày 27 tháng 8 hàng năm. Thánh nữ sinh năm 331 hoặc 332 AD tại Thagaste, Phi Châu nay là Souk Ahras, Algeria, và qua đời năm 387 AD. Cũng có sử liệu ghi thánh nữ sinh năm 322 AD và qua đời năm 387 AD tại Ostia Antica, Ý trên đường trở về quê hương sau khi Augustine con bà được ơn trở lại. Thánh nữ được an táng tại Ostia.

Thời thanh xuân, thánh nữ kết hôn sớm với Patricius, một quan chức ngoại đạo người Roma tại Thagaste. Thánh nữ có ba người con gồm 2 trai là Augustine và Navigius, và người gái út là Perpetua.

Dựa theo lịch sử của thánh nữ, bề ngoài bà được cho là một trong những phu nhân, mệnh phụ nhân đức, giầu lòng bác ái và thương người. Bà và một số phụ nữ khác thường xuyên thăm viếng, an ủi và giúp đỡ những người nghèo khổ, túng thiếu và bệnh tật. Nhưng sâu thẳm trong tâm hồn, thánh nữ là một người vợ, người mẹ đã phải chịu đựng, hy sinh và cầu nguyện liên lỷ cho người chồng ngoại đạo, cao ngạo, nóng nảy, gia trưởng và ngoại tình. Cùng với người con đầu lòng Augustine, một thanh niên thông minh xuất chúng, giỏi giang, nhưng cũng như cha mình, rất cao ngạo, ăn chơi, đàng điếm và sống buông thả. (xem tiếp)


MẸ ƠI LÊN TRỜI

Trần Mỹ Duyệt

Mẹ lên trời giữa một ngày rực sáng,

Áo mặt trời chói lọi ánh quang vinh,

Và mặt trăng dưới chân Mẹ uy linh,

Muôn thần thánh đón chào nơi Thiên quốc.

Mẹ lên trời hưởng muôn vàn ơn phước,

Hào quang ân sủng toả khắp nơi nơi,

Ôi triều thiên muôn tinh tú rạng ngời,

Và muôn điệu nhạc thần tiên diệu vợi.

(Mẹ Lên Trời. GM. Vũ Văn Thiên)

Cùng với Đức Giám Mục Vũ Văn Thiên, nhạc sĩ Phanxicô cũng bồng bềnh trên phím nhạc để ru hồn người trần gian khi hướng nhìn Mẹ được đưa về trời trong vinh quang thiên quốc:

“Trên phiến mây bềnh bồng Mẹ lên trời ngời sáng trong vạn hào quang rực rỡ giữa trời thênh thang, Mẹ lên trời giữa ngàn thần thánh tung hô, xin thương đến chốn gian trần lao đao trong kiếp tội tình trầm luân. Trọn đời Mẹ đã tin yêu, một lòng nguyện ước trung kiên, dù đau thương khổ trăm lần, suốt đời Mẹ vẫn xin vâng, suốt đời Mẹ vẫn xin vâng.”

(Mẹ Lên Trời. Phanxicô)

Tôi không phải là thi nhân và tôi cũng không có tâm hồn nhạc sĩ để dệt lên những vần thơ, những nốt nhạc ca tụng vinh quang diệu vợi của Mẹ mình, đặc biệt, trong ngày mừng Mẹ được Chúa sai các thiên thần đưa về trời cả hồn lẫn xác. Và trên cao xanh kia, Thiên Chúa Ba Ngôi đã đội mũ triều thiên, phong cho Mẹ làm Nữ Vương trời đất. Nhưng tôi may mắn được nhìn lại, đi trên những phần đất mà Mẹ đã sống, đã một thời ghi dấu chân của Mẹ. Điều này có một kỷ niệm thật diệu kỳ đối với tôi qua cuộc viếng thăm đất thánh mùa chay 2019.(xem tiếp)


MẸ VỀ TRỜI SAO LÒNG CÒN MÃI VẤN VƯƠNG!

Trần Mỹ Duyệt

“Mẹ lên trời giữa một ngày rực ánh sáng.
Đàn ca, các thánh tung hô,
nhân loại vui hát mừng,
vì xác hồn vẹn tuyền Mẹ về thiên cung.
Mẹ lên trời, ngày mừng vui cho thiên quốc.

Hào quang Mẹ Chúa Ba Ngôi,

sáng ngời khắp chín tầng,

vì xác hồn vẹn tuyền Mẹ tới Thiên Đàng.”

(Mẹ lên trời. Triệu Hà)

Những âm thanh du dương qua từng những nốt nhạc trầm bổng được hát lên trong tâm tình vui tươi, hân hoan, kính mừng Mẹ hồn xác về trời. Những dòng nhạc đưa tâm hồn nhiều tín hữu bay bổng vào cõi thiên thai, hòa cùng với muôn thần thánh cung nghinh, đón rước Nữ Vương của mình, khải hoàn vào Thiên Quốc.(xem tiếp)


PHẢI CHUẨN BỊ GÌ SAU COVID-19

Trần Mỹ Duyệt

Trong Tâm Lý Học có hội chứng Post-Traumatic Disorder (Hậu chấn tâm lý sau một khủng hoảng), diễn tả về sinh hoạt tâm lý, tâm sinh lý của một người sau khi đã trải qua một biến cố kinh hoàng, khủng khiếp và sợ hãi. Thí dụ, sau một thời gian dài bị cầm tù, tra tấn, đối xử dã man, sau một cuộc ly dị đầy đắng đót, tranh cãi, sau một tai nạn giao thông tưởng chừng đã chết, sau một lần bị cướp hãm hiếp, tra tấn, sau lần trên đường vượt biên bị hải tặc, lênh đênh trên biển cả nhiều ngày trong vô vọng, hoảng sợ, hoặc sau một cơn động đất, sóng thần... Đối với thế giới, cơn đại dịch Vũ Hán (đại dịch Covid-19) hiện nay chính là một biến cố lịch sử kinh hoàng, mà khi nó đi qua, chắc chắn sẽ để lại những hậu chấn tâm lý (post-traumatic) bao gồm những khía cạnh tâm lý, xã hội, văn hóa, chính trị, giáo dục cũng như tâm linh trên bình diện cá nhân, quốc gia và quốc tế (xem tiếp)


QUÂN CẤM ĐẠO

Trần Mỹ Duyệt

Chính quyền Trung Cộng triệt hạ các nhà thờ, các tượng thánh giá, cho nhân viên đến nhà các tín hữu bắt gỡ bỏ hình Chúa Mẹ xuống, thay thế bằng hình Tập Cận Bình, hình các đảng viên Đảng Cộng Sản. Nhà nào từ chối sẽ gặp rắc rối, và mất sự trợ cấp. Cũng tại Trung quốc, người dân bị cưỡng bức phải phá thai theo kế hoặch hóa gia đình của nhà nước. Những tin tức về dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, đan viện Thiên An Huế, dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà tại Việt Nam. Đốt nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô và Phaolô tại Nantes, nước Pháp. Bắt và hãm hiếp các nữ tu. Đối xử bất công với các Kitô hữu ở Ấn Độ, tại các nước Trung Đông. Đòi loại bỏ năng quyền bất khả xâm phạm của bí tích Hòa Giải tại Úc. Đặc biệt, nhân danh sức khỏe công cộng trong mùa dịch Vũ Hán (Covid-19), các chính quyền địa phương tại Hoa Kỳ ra lệnh đóng cửa các nhà thờ, hạn chế việc thờ phượng, nhưng lại mở cửa nhà tù, cho phép những cuộc tụ họp, biểu tình, bạo loạn. Giữa những biến cố này, một cụm từ “Quân Cấm Đạo”.đã xuất hiện trong tâm trí tôi.

(xem tiếp)


KINH CẦU CHO HIỆP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
Do Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò soạn

Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ

Lạy Thiên Chúa toàn năng, hằng hữu. Vua các vua và Chúa các chúa. Xin hãy ghé mắt khoan dung nhìn đến chúng con, đang cầu xin Chúa với lòng cậy tin.

Xin chúc lành cho chúng con, những con dân của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Xin ban bình an và thịnh vượng cho quê hương của chúng con. Xin soi sáng những nhà lãnh đạo chúng con để họ có thể đem lại thiện ích chung, trong việc tôn trọng Lề Luật Thánh Thiện của Chúa. (xem tiếp)


BÁCH ĐẠO TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Trần Mỹ Duyệt

Công Giáo là một tôn giáo có nguồn gốc bị bách hại, trù dập và ghét bỏ. Ngay từ ban đầu. Chúa Giêsu, Đấng sáng lập và là đầu của Giáo Hội này đã nói tiên tri: “Vì danh Thầy, người ta sẽ ghét bỏ anh em, nhưng ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu độ” (Mt 10:22). - You will be hated by everyone on account of My name, but the one who perseveres to the end will be saved. Bản thân Ngài, Chúa Giêsu cũng chịu cùng số phận.

Qua dòng lịch sử, với lời tiên tri của Đấng sáng lập, người ta thấy rằng ngay từ ban đầu và trải qua hơn 2000 năm, định mệnh Giáo Hội Công Giáo luôn gắn liền với bắt bớ, cấm cách, thử thách, tù tội, và tử đạo. (xem tiếp)

ĐI TÌM 10 NGƯỜI CÔNG CHÍNH
Theo cái nhìn Sáng Thế Ký (18:16-33)

Trần Mỹ Duyệt

Nước Mỹ đang trải qua thời gian đen tối trong lịch sử. Đại dịch Vũ Hán (Covid-19) vừa tạm ổn thì vụ George Floyd bỗng nhiên bùng nổ. Lần này sự khó khăn không đến từ Trung Cộng mà phát xuất ngay tại quê hương mình, ở Mineapolis, Minnesota.

Ngày 25 tháng Năm, 2020, George Floyd, 46 tuổi một người da đen bị bắt, chống cự và bị cảnh sát đè cổ khiến anh chết vì ngạt thở. Những cuộc biểu tình rầm rộ đã xảy ra trên khắp cả nước. Tiếp theo là bạo loạn, cướp của và giết người. Nhiều thánh đường, di tích lịch sử bị đốt phá. Nhiều tượng đài lịch sử bị giật đổ. Người biểu tình quá khích còn đe dọa giật sập các pho tượng Chúa Giêsu, tượng các Thánh, và đòi phá vỡ các cửa kính màu có hình Chúa Mẹ hoặc hình các thánh tại các thánh đường. Họ lý luận là vì tất cả những thứ đó đều biểu tượng cho hình thức thượng tôn người da trắng, là những dấu hiệu của kỳ thị chủng tộc. Giữa lúc rối ren như vậy, thình lình bệnh dịch lại tái phát. (xem tiếp)


VIẾT VỀ NGƯỜI CHA NHÂN NGÀY HIỀN PHỤ

Trần Mỹ Duyệt

Cũng như vợ ông, ông là người có nhiều tên gọi: Cha, bố, ba, tía, thầy, hoặc cậu... Tất cả đều qui về một người, mà thiếu người này gia đình không còn mang ý nghĩa của một sự kết hợp vợ chồng đúng nghĩa và đầy đủ. Hôn nhân không còn là một cuộc phối hợp tự nhiên, truyền thống, luân lý và đạo đức giữa một người nam và một người nữ. Gia đình nếu thiếu vắng bóng dáng người này, nó cũng không còn là nền tảng vững chắc cho quốc gia và xã hội. Ngày Hiền Phụ, cũng như ngày Hiền Mẫu, là ngày các người con dùng để bày tỏ tình cảm, lòng yêu mến và tri ân người đàn ông này.

Dùng từ “hiền” - hiền mẫu - để diễn tả tương quan tình cảm giữa mẹ và con nghe thuận tai hơn dùng từ này - hiền phụ - để nói về mối quan hệ cha con. Bởi vì dưới cái nhìn của các con, người cha thường là không hiền, đôi khi còn nghiêm khắc, kỷ luật và khó tính.(xem tiếp)


Yêu Hay Chỉ Là Ngoại Tình?

Trần Mỹ Duyệt

Tình cờ người viết đọc được một tâm sự trên VNExpress về chuyện tình vụng trộm mà kẻ ngoại tình đã viết ra với thông điệp “Tôi viết ra cho nhẹ nhõm và để cho những người đã, đang có tình cảm giống mình biết để có cái nhìn xa hơn.” Và sau đây là những gì người đàn ông này đã tâm sự với độc giả của anh ta:

Tôi đến với em khi đã có gia đình, không lừa dối vì tay luôn đeo nhẫn cưới, tất nhiên không bao giờ bảo “gia đình anh không hạnh phúc” để lừa dối em. Ngay từ đầu tôi đến với em là do bản tính đàn ông với sự thể hiện mình và trên hết là dục vọng của bản thân. Đến tận giờ tôi cũng không hiểu được tại sao em lại dễ dàng với tôi đến thế, tôi mất 2 tuần để có tất cả của em. Giờ đây khi mối tình ngang trái này kéo dài 5 năm, em bảo với tôi dừng lại, tôi gật đầu đồng ý vì có lẽ em đã suy nghĩ rất nhiều khi đưa ra quyết định này. Không ngờ rằng tôi dành cho em nhiều tình cảm đến vậy mà bấy lâu không nhận ra. Tôi nghĩ đến rất nhiều vấn đề mà khi bên nhau chưa bao giờ có suy nghĩ. Tôi biết mình yêu em nhiều quá rồi. Cả em cũng không bao giờ nghĩ người níu kéo mối quan hệ này lại là tôi, nhưng rồi em bảo không còn tình cảm với tôi nữa, lý do gì em không nói chỉ bảo đó là phần dồn nén của em từ khi yêu tôi đến giờ và tôi là người không “tế nhị” (xem tiếp)


IS GOD A VIOLENT PERSON?

Trần Mỹ Duyệt

Chào anh, đã rất lâu không liên lạc. Nhưng em vẫn hay thường đọc những bài viết của anh. Những bài viết về đạo, em viết riêng nếu có thể anh có thể gỡ rối cho những sự suy nghĩ của em như sau: Does God is a violent person? Nhìn lại cuộc đời, thành tâm suy nghĩ, mình thấy mọi sự điều thiện không thấy đâu, nhưng điều ác xảy ra quá nhiêu. Nghĩ đi nghĩ lại, Thương Đế tạo dựng mọi vật một để diệt trừ lẫn nhau. Thượng Đế violently tạo ra vũ trụ - big bang theory, black hole với sức hút kinh hồn, nuốt và phá hủy những vũ trụ bị nó thư hút. Cho tới nay, những sự bùng nổ vẫn xảy ra trong vũ trụ. Nhìn lại trái đất, mọi sự cũng diễn ra một cách rất bạo lực, động đất, thiên tai, sống thần, v.v. Nhìn lại vật sống, God tạo ra vật sống để chém giết lẫn nhau. Kể mạnh đàn áp kể yếu, nước mạnh đàn áp nước yếu. Loài vật mạnh, chấn áp loài vật yếu. Điểm đau khổ nhất, God tạo dựng vật sống là phải ăn. Mình cảm thấy, đây là nhược điểm của Thượng Đế khi tạo ra sự sống. Chính vì phải ăn, mọi loài trở thành murderers, tàn sát lẫn nhau. Cọp ăn người, nai, bò, gà, v.v., Người tàn sát người và ăn mọi thứ khác. Vi trùng, Coronavirus eat us, etc. Mọi sự đều là sự tàn nhẫn, xung đột và đau thương.

(xem tiếp)


SAO CÒN ĐỨNG NHÌN TRỜI?

Trần Mỹ Duyệt

“Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa. Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói : “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời?” (TĐCV 1:9-11)
“Sao còn đứng nhìn trời?” Câu hỏi không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn bao gồm cả tính nhân văn, và phản ảnh tâm lý sống nữa.

Nhìn trời. Trong ngắm thứ Hai mùa Mừng chúng ta suy niệm: “Thứ Hai Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời”. Đó là điều mà các Tông Đồ được nghe từ hai người mặc áo trắng: “Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời.” (TĐCV 1: 11).

Ao ước được về trời với Chúa cũng là niềm vui mừng và hy vọng của tất cả những ai đang trông cậy nơi Ngài. Đây mới chính là lý tưởng sống và là động lực giúp con người chấp nhận hy sinh, thắng vượt thử thách, cũng như vất vả trên cuộc đời dương thế: “Vì chúng ta đã được phục sinh với Chúa Kitô, hãy tìm kiếm những sự trên trời, nơi Chúa Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” (Col 3: 1). (xem tiếp)


CHÚNG TA PHẢI CHUẨN BỊ GÌ CHO HẬU COVID-19

Trần Mỹ Duyệt

Trong Tâm Lý Học có hội chứng Post-Traumatic Disorder (Hậu chấn tâm lý sau khủng hoảng), dể diễn tả về sinh hoạt tâm lý, tâm sinh lý của một người sau khi đã trải qua một biến cố kinh hoàng, khủng khiếp và sợ hãi. Thí dụ, sau một thời gian dài bị cầm tù, tra tấn, đối xửa dã man, sau một cuộc ly dị đầy đắng đót, tranh cãi, sau một tai nạn giao thông khủng khiếp, sau một lần bị cướp hãm hiếp, tra tấn, sau một lần trên đường vượt biên bị hải tặc, bị lênh đênh trên biển cả nhiều ngày trong vô vọng, hoảng sợ, hoặc sau một cơn động đất, sóng thần... Đối với thế giới, cơn đại dịch Vũ Hán (đại dịch Covid-19) hiện nay cũng chính là một biến cố kinh hoàng lịch sử, và khi nó qua đi sẽ để lại những hậu chấn tâm lý (post-traumatic) với những ảnh hưởng trong sinh hoạt tâm lý, xã hội, văn hóa, chính trị, giáo dục cũng như tâm linh cho nhân loại ở đầu thế kỷ 21. (xem tiếp)


CÒN HƠN CẢ SATAN

Trần Mỹ Duyệt

Trong những tháng ngày này cả thế giới hốt hoảng, bận rộn lo chuyện virus Vũ Hán (Covid-19) nên có lẽ không mấy quan tâm đến một hiện tượng mà tưởng chừng chỉ có Tập Cận Bình và Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới dám nghĩ, và dám làm. Đó là viết lại Kinh Thánh theo đường lối của Đảng Cộng Sản, triệt hạ các thánh giá trên các giáo đường, đưa ảnh họ Tập lên cao hơn tượng ảnh của Chúa Mẹ trong các nơi thờ phượng, và công khai đàn áp các Kitô hữu, đàn áp Công Giáo một cách hung hăng, dữ dằn bất chấp dư luận quốc tế.

 

Cộng đồng thế giới cũng đang từ từ vạch trần bộ mặt nham hiểm, nhơ bẩn, ích kỷ, tham lam, và kiêu ngạo của họ Tập cũng như đồng bọn. Thì ra, họ muốn dùng Covid-19 như một hình thức chiến tranh sinh học hầu xóa sổ thế giới để thu tóm nhân loại về một mối dưới quyền thống trị của Tập và của ĐCSTQ. Tham vọng tuy hơi ngông cuồng, hơi hư ảo, và vô vọng của ông Tập tuy vậy có thể chỉ giá trị dưới khía cạnh con người, nhưng nếu ông ta muốn ăn thua đủ với Đấng Tối Cao, muốn bằng và hơn cả Thiên Chúa thì đây là một tham vọng quá kiêu căng còn hơn cả Satan nữa.
(xem tiếp)


KINH MÂN CÔI

Trần Mỹ Duyệt

“Nếu Phanxicô muốn lên thiên đàng, thì phải siêng năng lần hạt”. Ðọc và suy ngắm Kinh Mân Côi cách sốt sắng là cầu nguyện. Và hôm nay, Phanxicô đã về trời và đã được tuyên phong hiển thánh vì đã thực hành theo lời khuyên của Đức Mẹ.
Ngày 13 tháng 7 năm 1917, tại Fatima, Ðức Mẹ đã hiện ra lần thứ ba với Lucia, Giaxinta, và Phanxicô, cho ba em nhìn thấy hỏa ngục và những hình phạt mà các linh hồn phải chịu trong đó. Lucia đã hỏi Ðức Mẹ về số phận của mình, của hai em Phanxicô và Giaxinta. Ðức Mẹ đã cho biết đối với Phanxicô, nếu muốn lên thiên đàng thì em phải siêng năng lần hạt.
Không thấy Ðức Mẹ nói lý do tại sao lại đòi Phanxicô phải lần hạt nhiều. Nhưng có thể hiểu một cách đơn sơ rằng, đối với Phanxicô lần hạt nhiều có nghĩa là cầu nguyện nhiều, bởi vì việc lần hạt Mân Côi không vượt quá khả năng một em nhỏ như Phanxicô. Đối với Phanxicô lần hạt chính là một hình thức cầu nguyện.
Với mỗi Kitô hữu hôm nay, nếu có hỏi Ðức Mẹ một câu tương tự về số phận đời đời của mình như Ba Trẻ Fatima xưa: “Còn số phận con thì sao?”, chắc chắn cũng sẽ được nghe Ðức Mẹ trả lời: “Nếu muốn lên Thiên Ðàng, con phải năng lần hạt”.
KINH NHẬT TỤNG NGƯỜI KITÔ HỮU
Như các linh mục và các thầy phó tế đã lãnh chức thánh, như các tu sĩ thuộc các dòng tu, thường ngày đọc kinh Nhật Tụng để đại diện cho Giáo Hội dâng lời ca ngợi Thiên Chúa, người tín hữu giáo dân mỗi ngày cũng dùng lời kinh nguyện của mình ca tụng Thiên Chúa. Kinh nguyện đó là Kinh Mân Côi. Là Lectio Divina của các Kitô hữu.


(xem tiếp)


“Lòng thương xót không bỏ rơi những ai bị lãng quên!”.

BÀI GIẢNG LỄ CHÚA TÌNH THƯƠNG Của ĐTC Phanxicô Church of Santo Spirito in Sassia, 19 April 2020

 

Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ

Chúa Nhật tuần qua, chúng ta đã cử hành cuộc phục sinh của Chúa; hôm nay chúng ta chứng kiến sự phục sinh của các môn đệ của Ngài. Đã qua một tuần, một tuần từ khi các môn đệ nhìn thấy Chúa Sống Lại, nhưng thay vào đó, họ vẫn sợ hãi, khép nép sau “những cánh cửa đóng kín” (Jn 20:26), ngay cả đến không có thể chinh phục được Thomas, người duy nhất vắng mặt, về sự phục sinh. Chúa Giêsu đã làm gì trong khi đối diện với sự rụt rè yếu kém niềm tin này? Người trở lại, và đứng cũng tại một chỗ, “ở giữa” các môn đệ, Người lập lại lời chào: “Bình an cho anh em” (Jn 20:19,26). Người bắt đầu lại tất cả. Và sự phục sinh của các môn đệ bắt đầu từ đây, từ sự lòng thương xót trung tín và nhẫn nại này. từ việc khám phá ra rằng Thiên Chúa không bao giờ mỏi mệt trong việc đưa tay ra để nâng chúng ta lên khi chúng ta sa ngã. Ngài muốn chúng ta nhìn Ngài, không phải như một người phân phối những vai trò mà chúng ta được chỉ định, nhưng như một người Cha luôn luôn nâng chúng ta lên. Trong cuộc sống chúng ta đang đi tới một cách không chắc chắn, ngờ vực, giống như một đứa trẻ bắt đầu những bước chập chững và những vấp ngã, vừa bước đi một bước lại ngã, và mỗi lần như vậy cha em lại nâng em đứng lên. Bàn tay luôn nâng đỡ sau lưng chúng ta trên những bước chân chúng ta là lòng thương xót: Thiên Chúa biết rằng ngoài tình thương, chúng ta sẽ nằm bẹp dưới đất, và để tiếp tục bước, chúng ta cần được nâng dậy.


  (xem tiếp)


“NHÂN LOẠI SẼ KHÔNG ĐƯỢC BÌNH AN CHO ĐẾN KHI QUAY VỀ
VỚI SUỐI NGUỒN TÌNH THƯƠNG CỦA CHA”.

Suy niệm Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa (Divine Mercy)

 

Trần Mỹ Duyệt

Chúng ta thường nghe kể về tình cảm tốt, thái độ tử tế, và tấm lòng rộng rãi của người này người kia đối với những kẻ sa cơ, thất thế, hoặc gặp khốn khó giữa đường.

 

Mercy theo tự điển Anh-Việt của Nguyễn Văn Khôn dịch là:
Lòng thương người, thương hại, thương xót, lân ái, từ bi.
Divine Mercy: Lòng lân mẫn của Thượng Đế.
Nhứt tội nhứt xá, vạn tội vạn xá, tội gì cũng có thể lấy lòng từ bi mà khoan xá được.

 

Theo Longman Dictionary of American English. New Edition định nghĩa: 
Mercy: kindness, pity, and a willingness to forgive.
 

Nhưng những định nghĩa trên, chỉ trực tiếp nói về những cái mà con người có thể làm cho nhau để bày tỏ sự thương cảm, cảm thông, tử tế và chú trọng nhiều trong lãnh vực thể lý, hoặc tâm lý. Nó không nói lên được ý nghĩa sâu thẳm của “mercy” dưới cái nhìn tâm linh. Chỉ có Thiên Chúa mới thấu hiểu và lột tả được ý nghĩa “xót thương” vì Ngài là Thiên Chúa của tình thương. Chúng ta có thể tìm thấy và hiểu phần nào tình yêu này qua câu truyện mà chính Chúa Giêsu đã dùng để trả lời câu hỏi của người thông luật vì muốn biết giới răn trọng nhất là giới răn nào? Và ai là anh em của ông ta? Câu truyện được kể trong Phúc Âm Thánh Luca (10:25-37), về một người đi từ Giêrusalem tới Giêricô, giữa đường bị cướp trấn lột và đánh nửa sống, nửa chết. Có thầy tư tế và thầy Levi cả hai bất ngờ đi qua con đường, và cả hai đều nhìn thấy cảnh tượng này, nhưng lần lượt cả hai đã bỏ đi. Cuối cùng có một người Samarita đi qua, ông đã thấy và đã ra tay giúp đỡ. Trước hết ông xuống ngựa, lau sạch các vết thương bằng dầu và rượu. Sau đó đã vực nạn nhân lên ngựa đến một quán trọn gần nhất, ông đã chi trả trước số tiền cần thiết cho chủ quan để ông này chăm sóc cho người bị cướp, ngoài ra còn dặn rằng, với số tiền ứng trước đó nếu thiếu hụt bao nhiêu, khi về ông sẽ hoàn trả.
 

Qua câu truyện này, Chúa Giêsu đã có ý nói về tình thương vô biên, tình thương vượt qua mọi nguy cơ và ảnh hưởng của tội lỗi, có thể làm chết một linh hồn bằng cuộc trả giá giữa Người với Chúa Cha trên thập tự giá. (xem tiếp)

 


ĐỪNG SỢ! ĐỪNG ĐẦU HÀNG SỢ HÃI

Bài giảng Lễ Vọng Phục Sinh 2020

của ĐTC Phanxicô - Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ

“Sau ngày Sabbath” (Mt 28:1), những phụ nữ ra mộ. Tin Mừng của thánh lễ Vọng đã bắt đầu như thế: với ngày Sabbath. Nó là một ngày của Tam Nhật Phục Sinh mà chúng ta muốn bỏ quên khi chúng ta chờ đợi một cách nôn nóng đi qua từ thập giá Thứ Sáu đến vui mừng Alleluia của Chúa Nhật Phục Sinh. Mặc dù năm nay chúng ta đang trải nghiệm, hơn bao giờ hết, một sự im lặng bao trùm Thứ Bảy Tuần Thánh. Chúng ta có thể tưởng tượng chính mình trong vị trí của những người phụ nữ ngày hôm đó. Các bà, giống như chúng ta, đã nhìn thấy trước mắt một bi kịch đau thương, một thảm trạng không lường trước đã xảy đến một cách quá bất ngờ. Họ đã chứng kiến cái chết và điều này đã đè nặng tâm hồn họ. Đau đớn hòa nước mắt: Phải chăng họ đau khổ với cùng một số phận như Thầy mình? Rồi sợ hãi nữa về tương lai, và tất cả những gì cần được xây dựng lại. Một kỷ niệm đau đớn, một hy vọng bị dập tắt. Đối với họ, cũng như chúng ta, nó là một thời khắc đen tối nhất.

Nhưng trong tình huống ấy, những phụ nữ này đã không cho phép họ bị tê liệt. Họ không để bị rơi vào tình trạng đen tối của buồn bã và hối hận, họ không để sư phiền muộn gần gũi mình, hoặc trốn chạy thực tế. Họ đang làm một số việc đơn sơ nhưng mãnh liệt: chuẩn bị tại nhà những hương liệu để xức xác Chúa Giêsu. Họ không chấm dứt tình yêu trong bóng đen của trái tim mình, họ đã đốt lên ngọn đuốc của lòng thương xót. Đức Mẹ cũng đã trải qua ngày Thứ Bảy hôm đó, ngày biệt kính Mẹ, trong cầu nguyện và hy vọng. Mẹ đã đáp lại nỗi sầu bi bằng sự tín thác vào Chúa. Không biết được điều gì đối với những phụ nữ này, họ đang có những chuẩn bị, trong  buổi tối ngày Thứ Bảy đó, cho “hừng đông của một ngày đầu tuần”, ngày mà nó làm thay đổi lịch sử. Chúa Giêsu như hạt giống được gieo vào lòng đất đang sắp sửa làm trổ sinh một đời sống mới trong thế giới, và những người phụ nữ này, do lời cầu nguyện và tình yêu, đang giúp cho hy vọng đó được trổ hoa. Có bao nhiêu người, trong những ngày buồn thảm này, đã làm và vẫn đang làm những gì mà các phụ nữ ấy đã làm, là gieo hạt giống của hy vọng! Bằng những cử chỉ săn sóc, cảm thông, và lời cầu nguyện.

Vào bình minh những phụ nữ đã đến mộ. Có vị thiên sứ đã nói với họ: “Đừng sợ. Người không còn ở đây, vì Người đã sống lại” (vv.5-6). Các bà đã nghe những lời của sự sống ngay khi họ đứng trước mồ… Và rồi họ đã gặp Chúa Giêsu, Đấng ban cho mọi niềm hy vọng, Đấng xác định thông điệp và nói: “Đừng sợ” (v.10). Đừng có sợ, đừng đầu hàng sợ hãi. Đây là thông điệp của hy vọng. Nó được công bố cho chúng ta hôm nay. Đây là những lời mà Thiên Chúa nhắc lại cho chúng ta chính trong đêm hôm nay.(xem tiếp)

 


NGƯỜI CHỈ XIN ANH EM HÃY ĐỂ NGƯỜI RỬA CHÂN CHO ANH EM

Thánh Thể. Phục vụ. Xức dầu. Sự thật phụng vụ chúng ta sống hôm nay là Chúa muốn được ở lại với chúng ta trong Thánh Thể. Và chúng ta luôn luôn trở thành những nhà tạm của Chúa. Chúng ta mang Chúa với chúng ta đến nỗi chính Người nói với chúng ta rằng, nếu chúng ta không ăn thịt Người và uống máu Người, chúng ta sẽ không được vào Vương Quốc Nước Trời. Đây là một mầu nhiệm của bánh và rượu của Chúa đối với chúng ta, trong chúng ta, và giữa chúng ta.

Phục vụ. Dấu hiệu này chính là một điều kiện để bước vào Vương Quốc Nước Trời. Phục vụ. Đúng vậy, phục vụ mọi người, nhưng Chúa - trong những lời trao đổi Người nói với Phêrô - khiến cho ông hiểu rằng để vào Vương Quốc Nước Trời, chúng ta phải để Chúa phục vụ chúng ta, rằng Người Đầy Tớ của Thiên Chúa là người hầu hạ chúng ta. Và đây là điều khó hiểu. Nếu tôi không để Chúa làm người đầy tớ của tôi, cho phép Chúa rửa chân tôi, để giúp tôi lớn lên, để tha thứ cho tôi, tôi sẽ không vào được Vương Quốc Nước Trời.

Và chức linh mục. Hôm nay cha muốn được gần gũi với các linh mục. Tất cả các linh mục – vừa mới đây được thụ phong cho tới giáo hoàng, tất cả chúng ta đều là những linh mục. Các giám mục, tất cả… chúng ta đã được xức dầu, được xức dầu bởi Thiên Chúa; được xức dầu để cửa hành Thánh Thể, được xức dầu để phục vụ.(xem tiếp)

 


BÀI GIẢNG ĐTC PHANXICÔ TRONG BUỔI CỬ HÀNH CHÚA NHẬT LỄ LÁ CỦA CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA

Chúa Giêsu đã “đã trút bỏ chính mình, mặc lấy thân phận của một tôi tớ’ (Phil 2:7). Chúng ta hãy để cho những lời này của Tông Đồ Phaolô dẫn chúng ta vào những ngày thánh này, khi lời của Thiên Chúa, như một điệp khúc, giới thiệu Chúa Giêsu như người tôi tớ: trong Thứ Năm Tuần Thánh, Người đã đóng vai của người đầy tớ rửa chân cho các môn đệ của mình, Thứ Sáu Chịu Nạn, Người đã được giới thiệu như một người tôi tớ đau khổ và chiến thắng (cf. Is52:13); và ngày mai chúng ta sẽ nghe lời tiên tri của Isaiah về Người: “Này đây tôi tớ của ta, kẻ ta nâng đỡ” (Is 42:1). Thiên Chúa đã cứu chuộc chúng ta bằng cách phục vụ chúng ta. Chúng ta thường nghĩ mình là những kẻ phục vụ Thiên Chúa. Không phải vậy. Người là Đấng hoàn toàn tự do chọn lựa để phục vụ chúng ta, vì Người yêu thương chúng ta trước. Thật là khó để yêu mà không được yêu. Và nó càng trở nên khó khăn hơn để phục vụ nếu chúng ta không để mình được phục vụ bởi Thiên Chúa...

(xem tiếp)

NGÀI CỠI LỪA VÀO THÀNH

Truyền thống Công Giáo bắt đầu một tuần lễ cực thánh, chấm dứt 40 ngày chay tịnh bằng việc cử hành tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu vinh quang tiến vào thành Giêrusalem, để rồi sau đó Ngài bị bắt, bị đánh đòn, tra tấn, bị kết tội vác thập giá lên núi Sọ, bị đóng đinh và chết trên thập tự giá, nhưng ngày thứ ba Ngài đã Phục Sinh.

 

Cũng qua Thánh Kinh, Chúa Giêsu vinh quang khải hoàn vào thành thánh không phải ngồi trên một con chiến mã, nhưng là trên lưng một con lừa. Những người tham dự vào cuộc khải hoàn ấy không phải là những đoàn quân anh dũng, khí giới tối tân, nhưng lại là những thường dân, những em nhỏ, những con người đơn sơ và chân thật. Và điều này gợi lên trong ta ý nghĩa gì? Riêng đối với những tâm hồn yêu mến và muốn theo bước chân Ngài, chúng ta suy nghĩ gì qua biến cố rất đặc biệt này? 

(xem tiếp)

CAN ĐẢM LÊN! NHỮNG ANH HÙNG CỦA TÌNH THƯƠNG

Tôi muốn dành cho người nữ bác sỹ trong câu truyện dưới với tất cả lòng ngưỡng mộ, yêu quí, cùng với lời cầu tha thiết nhất của tôi. Tôi gọi những người như cô là “anh hùng”, những chiến sỹ trên tuyến đầu trong cơn đại dịch Covid-19 này.

 

CÁC BÁC SĨ VÀ NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT THỜI CORONAVIRUS

 

Hôm nay, có một người bạn là bác sĩ gọi điện cho tôi và van xin: cha ơi, con không chịu đựng được nữa rồi. Con phải bỏ cái nghề này thôi. Thật ra, nó không còn là nghề nữa, mà là nghiệp - nghiệp chướng.

 Cha có biết không, hai tháng nay con không dám về gia đình. Mỗi lần quá nhớ con, nhớ chồng, con trốn về thăm, nhưng chỉ đứng ngoài cổng nhìn vào. Đứa con trai duy nhất của con, năm nay đã được 9 tuổi đã biết hết tình hình. Nó không dám ra ôm con, mặc dầu con biết nó nhớ con như con nhớ nó. Con chỉ nhìn nó một lúc, rồi lặng lẽ biến mất về cuối đường phố, nơi đó các bệnh nhân đang bị nhiễm virus Corona đang chờ con giúp đỡ.

 Cha ơi, khi cha đọc tin tức, nếu biết con bị lây nhiễm con virus này, xin cha đọc cho con một vài kinh và dâng cho con một vài thánh lễ, được không? Xin cha nói với đứa con trai của con rằng: con yêu nó vô cùng.

 Vừa tới đó, tôi nghe bên kia rớt điện thoại và chỉ còn những tiếng khóc nức nở. Nhìn vào bản thân mình, hai hàng lệ đã chảy ướt áo chùng thâm lúc nào không hay! Tình người mà! “Vui với người vui, khóc với người khóc.” Chỉ có những trái tim vô cảm, chai đá mới không có cảm xúc trong bối cảnh bi đát này.

 Các bác sĩ là người tội nghiệp nhất. Ta là người đã được ở an toàn trong nhà. Còn họ thì sao? Phai liều thân trực tiếp với con Corona. Lẽ nào bạn vô cảm, không cầu xin Thiên Chúa mời lời kinh, không động viên an ủi họ một vài lời! (Lm Jos Trần Chính Trực)

(xem tiếp)

HÃY ĐỂ CHÚA KITÔ PHỤC SINH

VÀO TRONG ĐỜI SỐNG CỦA CHÚNG TA

Trong Thánh Lễ Vọng Phục Sinh, 2016. Đức Thánh Cha mời gọi “Hãy để Chúa Kitô Phục Sinh vào trong đời sống của chúng ta.”
“Phêrô chạy đến mồ” (Lk 24:12). Chúng ta tự hỏi, những gì đang xẩy ra trong đầu của Phêrô và đang thôi thúc trái tim ông khi ông chạy đến mồ? Tin Mừng kể cho chúng ta rằng, trong số mười một người, kể cả Phêrô đã không tin tưởng vào chứng từ của những phụ nữ khi họ loan báo về Phục Sinh. Ngược lại, “những lời nói ấy xem như vớ vẩn đối với họ” (v.11). Mặc dầu thế, nó cũng đã đem lại một sự hoài nghi trong lòng Phêrô, cùng với những tâm tư khác: buồn vì cái chết của bậc Thầy kính yêu, và sự hồi tưởng lại ba lần mình đã chối Thầy trong cuộc Thương Khó.
(xem tiếp)

ĐẠI DỊCH COVID-19 VỚI CÁI NHÌN TÂM LINH

“Tất cả là hồng ân”. Tôi muốn nhìn cơn đại dịch với cái nhìn tâm linh này. “And we know that God works all things together for the good of those who love Him, who are called according to His purpose.” (Chúng ta biết rằng, Thiên Chúa làm cho mọi sự để sinh lợi cho những kẻ được Ngài kêu gọi theo như ý Ngài định.) (Rom 8: 28)

(xem tiếp)

CHÚA AN ỦI PHỤ NỮ GIÊRUSALEM

Trong Mùa Chay, mỗi lần viếng đàng thánh giá, có lẽ chúng ta nên dừng lại ở nơi thứ VIII lâu hơn để thấu hiểu ý nghĩa của lời suy niệm mà chúng ta vẫn thường đọc, nhưng đôi khi vội vàng, qua loa, chiếu lệ: “Lạy ơn Đức Chúa Giêsu, chẳng nề chịu trăm nghìn sự thương khó, cho được đứng lại yên ủi con thành Giêrusalem như Cha yên ủi con trong cơn khóc lóc. Xin Đức Chúa Giêsu yên ủi linh hồn con cùng các con chiên nước này, như yên ủi con thành Giêrusalem vậy, chớ để chúng con mồ côi làm chi.” Ngoài việc giúp chú tâm đến những gì đã xảy ra trong buổi gặp gỡ hôm ấy giữa Chúa Giêsu và những phụ nữ đứng bên đường khóc thương Ngài. Nó còn khơi lên một suy nghĩ thêm về những gì đã và đang xảy ra trong thế giới hôm nay, đặc biệt, đối với nữ giới.

 

Câu hỏi được nêu lên khi đứng trước chặng đàng thánh giá này là: Tại sao Chúa Giêsu phải dừng lại để an ủi những phụ nữ đang đứng bên đường khóc thương Ngài? Ai cần được an ủi ở vào thời khắc đó. Và ai an ủi ai: Chúa Giêsu hay những phụ nữ ấy? Trích đoạn Tin Mừng của Thánh Luca sau đây đã hé mở cái lý do khiến Chúa quên đi những đau đớn của mình để hướng cái nhìn về những phụ nữ này.

(xem tiếp)

TƯỞNG NHỚ NGƯỜI ANH ĐÁNG MẾN
Đaminh Maria Trần Đình Thủ

 

Anh Cả rất đáng mến,

 

Em xin được gọi tên anh một lần cuối, vì từ nay trên cõi đời này sẽ không ai xứng hợp để em gọi hai chữ “Anh Cả”. Đối với em hai chữ “Anh Cả” mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt, vì nó biểu hiện cho vai trò làm cha, làm thầy, và làm một người anh của anh. Và đó là lý do với em hai tiếng “anh cả” thân thương sẽ không được dùng để gọi một ai khác, ngoài anh. Và sự ra đi của anh đã để lại nơi em một mất mát, một nuối tiếc, và một nhớ thương vô vàn.

Ngày 20 tháng 5 năm 1962, em được nhận vào Đệ Tử Viện Đồng Công. Ngày hôm đó, em coi là ngày em được tái sinh trong ơn gọi Đồng Công. Anh là người cha tinh thần đã cho em một cuộc sống mới, một ơn gọi mới này. Chúa và Mẹ đã tác động qua anh để em được sinh ra trong ơn gọi Đồng Công, một ơn gọi mà tuy sau này em không còn đi cùng đường với anh và các anh em của em nữa, nhưng mãi mãi nó vẫn là một dấu ấn của cuộc đời tâm linh của em. Nhờ anh mà em được nuôi dưỡng và lớn lên trong đường lối tu đức, ân sủng, và bình an của Chúa Mẹ. Nhờ anh mà em biết Chúa, yêu Chúa, và biết cách phục vụ Ngài. Nhờ anh mà em biết Mẹ Maria, hiểu Mẹ Maria, và yêu mến Mẹ Maria. Bao lâu em còn sống, còn hơi thở, còn nghĩ đến Chúa Mẹ, còn có khả năng làm một việc gì cho sáng danh Chúa Mẹ, anh vẫn mãi mãi là người cha tinh thần rất đáng kính của em.

Anh không những là người cha tinh thần, mà còn là một người cha thật sự đã nuôi em bằng cơm, áo, và đã lo lắng cho em từng những nhu cầu nhỏ mọn. 16 năm trong ơn gọi Đồng Công là một chuỗi dài những ngày em được nuôi dưỡng và lo lắng đầy đủ.

(xem tiếp)

THAM DỰ HỒI TÂM, NGHE GIẢNG VỚI TÂM LÝ NÀO?!

Trong những dịp đặc biệt như Mùa Vọng, Mùa Chay, mừng bổn mạng, mừng ngân khánh, kim khánh… các giáo xứ, các hội đoàn thường chuẩn bị bằng những buổi hồi tâm, tĩnh tâm, hội thảo. Trong những trường hợp này, người tham dự luôn luôn được nghe những bài giảng, bài nói chuyện với những chủ đề hấp dẫn, và dĩ nhiên, được trình bày do những thuyết trình viên, những nhà chuyên môn đạo đức, có bằng cấp, uy tín và địa vị.

 

Nguyên việc những dịp như vậy được gọi là đặc biệt, và nghe danh những thuyết trình viên, những nhà giảng thuyết tên tuổi, những đề tài hấp dẫn như vậy đã khiến cho tâm lý người nghe nổi lên nhiều háo hức, tò mò và mong được tham dự. Tâm lý ấy cũng tạo nên điểm tích cực trong việc đón nhận những nội dung được trình bày. Mặt khác nó cũng làm cho nhiều người có cảm giác ảo mộng về những gì mình được nghe, và từ đó dễ dẫn đến những điều tiêu cực.

 

Sau đây là một thí dụ, Mùa Vọng vừa qua, giáo xứ chúng tôi mời được vị giảng thuyết từ Việt Nam qua. Trên tờ thông tin liên lạc của giáo xứ cả tháng trước đã giới thiệu tiểu sử của ngài, đề tài của 3 buổi tĩnh tâm.  Trong các thánh lễ trước đó cũng đã được cha xứ, cha phó, các vị chủ tịch nhắc nhở, mời gọi, tạo nên không khí chờ đợi, mong ngóng. Giáo dân thì kháo láo với nhau về nhà giảng thuyết và đề tài qua những trao đổi, và nhận định khác nhau. Ngày khai mạc, vô tình tôi gặp một người bạn được cho là “trí thức” và cũng có đôi chút ảnh hưởng trong cộng đồng. Chúng tôi chào hỏi nhau theo cách thức bình thường, rồi ai nấy tìm cho mình một chỗ ngồi trong thánh đường. Hôm sau tôi không thấy anh, và hôm sau nữa cũng không thấy anh. Giáng Sinh tôi lại tình cờ gặp anh và hỏi tại sao không thấy anh tiếp tục tham dự hồi tâm Mùa Vọng. Anh mỉm cười và không trả lời. Nhưng tôi hiểu qua ánh mắt và nụ cười ấy anh muốn nói gì?!

(xem tiếp)

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

00-Lời Giới Thiệu
 
 01-Phần#1-Bài#1-Chúng ta được tạo dựng để làm gì?,

Bài#2-Con tôi bỏ đạo và muốn theo Tin Lành,

Bai#3-Đặc ân Thánh Phaolô
 02-Phần#2-Bài#4-Đàn ông được tạo dựng hay được sinh ra?, 

Bai#5-Đạo gốc đạo theo,

Bài#6-Đạo theo
 03-Phần#3-Bài#7-Đường, sự thật, và sự sống,

Bài#8-Làm cho cha, Bai#9-Lấy vợ xong định bỏ đạo,

Bài#10-Mặt nhật nhiều mầu sắc, 

Bài#11-Máu huyết thịt chết ngạt
 04-Phần#4-Bài#12-Người ngoại đạo tham dự các thánh lễ Công Giáo,

Bài#13-Niềm tin khác tôn giáo hay đạo nào cũng là đạo, 

Bài#14-Phán xét chung và riêng,

Bài#15-Theo đạo được gì?
 05-Phần#5-Bài#16-Theo đạo và đạo theo,

Bài#17-Tiêu Chuẩn để Chọn Cha Mẹ Đở Đầu,

Bai#18-Tôi bị ép theo đạo nên tôi bỏ đạo, 

Bài#19-Vợ chưa cưới em ngoại đạo 

nghĩ gì qua biến cố rất đặc biệt này? 

(xem tiếp)