Close
Free HTML5 Bootstrap Template

About Me

Francisco Assisi. Maria
Nguyễn Yên CRM

TRUYỆN KỂ VỀ MẸ - TẬP 1                       (Trang 14)

70. Cứu bằng gian lao

Thánh Feronimo Emiliano hồ còn nhỏ đã từng buông thả trong đam mê dục vọng. Bị quân địch bắt, phải giam trong một tháp cao. Gian nan đó đã làm Ngài thức tỉnh. Ðược ánh sáng thiêng liêng soi dẫn, Ngài cải thiện đời sống, và cậy trông Ðức Mẹ. Ðức Mẹ đã tận tình giúp đỡ Ngài. Từ đó Ngài sống một cuộc đời đạo hạnh. Sau cùng Ngài đã hân hạnh được xem thấy trước chỗ Chúa đã dọn sẵn cho mình trên Thiên đàng.

Sau khi đã nhập Dòng Somasques, Ngài chết như một vị thánh và Giáo hội đã đặt Ngài lên bàn thờ.

 

71. Chích máu

Tại Pêrosa, có một thanh niên thề với quỉ sẽ trao linh hồn cho hắn với điều kiện hắn phải giúp chàng phạm một tội quái ác mà chàng hằng ao ước. Chàng đã tự tay viết tờ hợp đồng tự nguyện đó và đã chích máu ký vào.

Vừa phạm tội xong, chàng bị tên quỉ nóng lòng cướp đoạt linh hồn chàng, hắn dẫn chàng đến một bờ giếng rồi ra lệnh cho chàng nhảy xuống tự tử, nếu không hắn sẽ kéo cả hồn xác chàng xuống hỏa ngục. Thất vọng, vì không thoát khỏi tay quỉ, chàng trèo lên thành giếng để nhảy xuống, nhưng nghĩ đến cái chết gần kề, chàng hoảng sợ bảo quỉ rằng, mình không đủ can đảm tự tử, quỉ phải giẩy mình xuống mới được. Rất may cho chàng, chàng đang mang trên mình áo Ðức Mẹ Bảy Sự, nên quỉ bảo:

- Mày phải bỏ áo đó đi đã, tao mới giẩy mày xuống được.

Nghe quỉ nói, chàng thanh niên tội lỗi hiểu là nhờ có áo ấy mà còn được Ðức Mẹ che chở, nên nhất định không chịu bỏ.

Sau nhiều lời tranh cãi to tiếng, quỉ chịu bẽ mặt bỏ trốn. Chàng thanh niên liền vội vã đi cảm tạ Ðức Mẹ đã cứu mình. Chàng hối hận xưng tội, rồi để lưu niệm việc mình được cứu thoát hỏa ngục, chàng đóng khung bán hợp đồng tai hại chàng đã viết và đặt bên cạnh bàn thờ Ðức Mẹ trong nhà thờ Ðức Mẹ tại Pêrosa.

 

72. Chết dưới chân Mẹ

Cha Hêrôđê Dòng Ðaminh, quen gọi là Cha Môn Ðệ đã thuật truyện sau đây:

Một người tội lỗi khốn nạn sau khi giết cha và anh để thêm vào các tội tầy trời khác, đã sống một cuộc đời phiêu lưu lẩn trốn khắp nơi. Gặp một ngày Mùa Chay, chàng nghe một bài giảng về tình thương của Chúa. Cảm động hối hận tận đáy lòng, chàng vào bày tỏ tâm hồn với cha giảng thuyết.

Sau khi nghe những tội gớm ghê của chàng, cha dạy chàng đi cầu nguyện trước bàn thờ Ðức Mẹ Bảy Sự để xin ơn thống hối và tha thứ tội lỗi. Chàng liền vâng lời đến cầu nguyện bỗng nhiên chàng ngã bất tỉnh rồi tắt thở.

Hôm sau, lúc linh mục đang xin giáo dân cầu nguyện cho chàng, thì một con bồ câu trắng xuất hiện tại nhà thờ và trước mắt mọi người, chim thả xuống chân linh mục một mảnh giấy. Cha cầm lên đọc thấy những lời này, "Linh hồn người tội lỗi hôm qua, lúc vừa ra khỏi xác, đã được lên Thiên đàng, phần ca, xin cha cứ tiếp tục rao giảng lòng thương vô biên của Thiên Chúa.

 

73. Chia sẻ khổ đau

Cha Engelgrave thuật truyện một tu sĩ gặp cơn bối rối quá, đôi khi dường như thất vọng. Nhưng thầy có lòng tôn sùng đặc biệt Ðức Mẹ Bảy Sự, nên khi gặp gian nan, không bao giờ thầy quên chạy lại tin tưởng nơi Ðức Mẹ. Suy niệm những đau khổ của Ðức Mẹ đã chịu thầy cảm thấy tâm hồn phấn khởi.

Lúc thầy lâm chung, ma quỉ lại đến nổi lực tấn công thầy dữ dội về mặt bối rối và thất vọng. Nhưng thấy còn phải gian nan thì Ðức Mẹ đầy tình thương đã hiện đến yên ủi thầy.

Hỡi con của Mẹ sao con lại sợ hãi và âu sầu quá như thế? Con đã chẳng từng chia sẻ đau khổ mà yên ủi Mẹ đó sao? Chúa Giêsu sai Mẹ đến yên ủi con đây. Nào vui lên con! Mà vào Thiên đàng với Mẹ.

Nghe lời Ðức Mẹ, tu sĩ đạo đức đó tràn đầy an ủi và hy vọng. Thầy tắt thở bình an trong tay Ðức Mẹ.

 

74. Tác giả gương phúc

Hồi còn là học sinh, Thomas a Kempis, tác giả cuốn Gương Chúa Giêsu chuyên chăm học khoa đời đến nỗi quên lãng cả việc đạo đức thường nhật, nhất là các việc quen làm mọi ngày để tôn kính Ðức Mẹ theo lời mẹ cậu dạy từ thuở mới khôn. Dần dà đã quên hẳn thói lành đó. Dầu vậy, cậu Thomas vẫn còn giữ được tâm hồn gây thơ trong trắng.

Ðức Mẹ muốn cảnh tỉnh Thomas đã cho cậu mơ trong một giác ngủ, thấy mình đang ở trong lớp học với các bạn, bỗng được Ðức Mẹ hiện đến sáng láng đẹp đẽ vô cùng. Ðức Mẹ vòng quanh lớp học âu yếm an ủi từng học sinh. Thomas hồi hộp chờ đợi Ðức Mẹ đến an ủi mình, nhưng cậu đã thất vọng vì khi đến gần mình, Ðức Mẹ không tỏ dấu yêu thương âu yếm mà trái lại bằng cặp mắt nghiêm nghị, Ðức Mẹ trách Thomas:

Con đừng mong cho Mẹ âu yếm, vì con không trung thành với Mẹ. Dầu những việc lành con đã làm, những kinh con đã quen đọc xưa để tôn kính Mẹ. Sao con chóng thay đổi thế?

Quở trách xong, Ðức Mẹ biến đi. Thomas thấy mình xấu hổ lo sợ quá, giật mình thức giấc, quyết chí sửa mình lại, và cố gắng sống đời thánh thiện hơn trước.

 

75. Chó sói nên chiên

Anrê Corsini ngay từ thuở mới sinh đã được cha mẹ giáo dục cách đặc biệt. Mẹ Anrê đã dâng con cách riêng cho Ðức Mẹ và hướng dẫn con trên đường đạo đức. Nhưng vừa khôn lớn, Anrê đã bị ảnh hưởng những trẻ em vô giáo dục mà trở nên hư đốn chơi bời, dâm đãng. Cha mẹ cậu hết sức đau buồn, đêm ngày thiết tha cầu xin cho con mình được cải thiện.

Một hôm, bà vừa khóc vừa bảo con:

Anrê con ơi, con chính là con chó sói mà mẹ đã mơ thấy ngày xưa. Trước khi sinh con mẹ nằm mơ thấy một con chó sói nó chạy vào nhà thờ Ðức Mẹ ở Carmes, khi trở ra, nó đã trở nên hiền lành như con chiên.

Cha mẹ đã hiến dâng con cho Ðức Mẹ. Nhưng cách con ăn ở rõ ràng đúng như giấc mộng mẹ đã thấy, ít là phần đầu của giấc mộng. Ôi mẹ sẽ sung sướng dường nào nếu trước khi nhắm mắt, mẹ được xem thấy thực hiện nốt cả phần hai.

Những lời van tha thiết đó đã làm Anrê cảm động. Biết mình đã thành con riêng của Ðức Mẹ, Anrê lo cải thiện đời sống, tránh xa dịp tội, và ít lâu sau, Corsini đã từ giã thế gian vào dòng Carmes, sau đã trở thành một vị thánh giám mục.

 

76. Kinh truyền tin

Năm 1456, thành Belgrade trên sông Danube bị quân Thổ Nhĩ Kỳ bao vây và đánh phá ròng rã 4 tháng trời, nhưng vẫn không sao chiếm nổi. Thất vọng vì thấy bao nhiêu nỗ lực uổng công, vua Thổ quyết mở một cuộc tấn công đại qui mô. Trong 20 tiếng đồng hồ, đôi bênh đánh nhau kích liệt.

Quân thủ thành nhược sức chán nản vì phải cầm cự lâu ngày quá, họ đã định đầu hàng quân giặc, giữa lúc đó thánh Gioan Capistrano, một tu sĩ đạo đức Dòng Phanxicô xuất hiện, ngài cầm một tượng thánh giá, tiến lên, giơ cao cho binh sĩ xem thấy và cầu nguyện lớn tiếng:

Lạy Nữ Vương quyền phép trên trời, Mẹ bỏ các con cái Mẹ rơi vào tay quân vô đạo để chúng tha hồ làm nhục, ô danh Con Thánh của Mẹ sao? Chúng sẽ dựa vào sự đắc thắng mà nhạo báng: Thiên Chúa của quân Công giáo ở đâu?

Vừa van xin thánh nhân vừa khóc lóc thảm thiết.

Kích thích bởi lời cầu nguyện và nước mắt thánh nhân, binh sĩ Công giáo hăng hái cách lạ, xông vào quân Thổ đã đột nhập vào thành, giết hàng vạn tên, còn bao nhiêu trốt thoát hết.

Ðược tin chiến thắng cách lạ đó, Ðức Thánh Cha Calixto vui mừng hớn hở, truyền cho khắp Giáo Hội các nhà thờ phải hát kính Tạ Ơn Chúa, và ra lệnh từ hôm đó trở đi, vào quãng hai hoặc ba giờ chiều, là giờ chiến thắng, các nhà thờ phải kéo chuông để kỷ niệm, đồng thời nhắc nhủ lòng tin tưởng và quyền phép và lòng thương yêu của Ðức Mẹ.

Về sau, hồi chuông được dịch lên giờ trưa, để chia tay ngày ra hai phần đều nhau, nhưng vẫn có ý kỷ niệm cuộc chiến thắng anh dũng đó.

 

77. Mẹ thích đơn sơ

Cậu Hermann Giuse con nhà nghèo, nhưng rất đơn sơ trong sạch và có lòng yêu mến Ðức Mẹ tha thiết. Mỗi lần đi học, cậu thường vào nhà thờ viếng Chúa và Mẹ.

Một hôm trời lạnh, run cầm cập, cậu vào quì trước tượng Ðức Mẹ, bỗng Ðức Mẹ thỏ thẻ hỏi Hermann.

Trời rét như thế sao con không đi giầy?

Cậu vui mừng đơn sơ đáp lại:

Thưa Mẹ, nhà con nghèo lắm, không có tiền mua giầy.

Vì trong sạch, đơn sơ và chất phát, cậu được Ðức Mẹ thương cách riêng, đã chỉ cho cậu một hòn đá ngoài sân nhà thờ và nhặn: Hễ khi nhà con bị túng thiếu, cứ ra đó, nhắc hòn đá lên mà lấy tiền để mua giầy và các vật dụng cần thiết.

Một lần khác, mẹ cậu cho cậu một trái táo, cậu thích lắm, nhưng nhất định không ăn, bỏ vào túi để khi đến trường, vào nhà thờ tặng cho Ðức Mẹ thay vì dâng hoa đồng nội như mọi ngày. Bất ngờ Ðức Mẹ bế Chúa Con cúi rạp xuống trên Hermann, giơ tay đón nhận quả táo cậu dâng, rồi trao cho Chúa Hài Nhi nắm giữ. Hermann sung sướng hết sức. Từ đó cậu cố gắng sống nết na đạo hạnh hơn để làm đẹp lòng Ðức Mẹ và Chúa Hài Nhi.

 

78. Mở mắt Carrel

Alexis Carrel sinh năm 1873 ở tỉnh Lyon nước Pháp, thuộc gia đình Công giáo giàu có và đạo hạnh. Carrel theo học y khoa, và bị ảnh hưởng các triết thuyết của Taine. Berthelot, Renan, cậu mất Ðức tin dần dần và tôn sùng khoa học một cách quá đáng, tôn khoa học làm thần tượng.

Năm 1903, khi đã 30 tuổi, một bác sĩ có phận sự theo bệnh nhân đi Lộ Ðức bị ngăn trở, bác sĩ Alexis Carrel được cử thay. Nghe nói nhiều đến Lộ Ðức và truyện các bệnh nhân được khỏi, Carrel không tin cho là bịa đặt, mê tín do ngu dốt mà ra. Lần này ông vui mừng vì được dịp mắt thấy, tai nghe để quan sát và sẽ tìm ra sự thật.

Bệnh nhân hôm đó có nhiều và đủ thứ, song có cô Marie Ferrand là được ông để ý cách riêng: Cô mắc bệnh phổi vào thời kỳ chót, tất cả bác sĩ đã chê bỏ. Trước khi đi Lộ Ðức, Carrel đã xem mạch và nhắn nhủ các bác sĩ khác: Sợ cô bị chết dọc đàng. Và Carrel quyết, khi Marie được khỏi ở Lộ Ðức ông sẽ tin phép lạ và có khi còn đi tu nữa. Nhưng ông vẫn tin rằng khi Marie tới Lộ Ðức, cô sẽ chết, từ đó ông theo dõi từng giờ, ghi chép từng hơi thở, từng cử động của Marie. Tới Lộ Ðức, ông cấm không nên cho cô tắm ở suối nước, ông thầm nguyện: Lạy Ðức Mẹ xin chữa cô khốn nạn này, cô đau đớn quá rồi, nếu cô khỏi, con sẽ tin.

Trước mắt ông bệnh nhân bỗng khỏi bệnh, da hồng hào mạch chạy đều, bụng xẹp xuống và kêu lên: Tôi khỏi bệnh. Carrel tuyên bố: Thực là một sự quá sức tưởng tượng, một phép lạ.

Vừa cảm động, vừa chán đời vô tín ngưỡng, ông vào nhà thờ cầu nguyện: Lạy Mẹ Maria hãy cứu giúp kẻ khốn khổ, con tin Mẹ đã làm một phép lạ hiển nhiên để uốn lòng cứng cỏi của con. Vì vậy, con xin trở lại ngay.

Sau 40 năm xa Chúa, gặp biết bao cuộc thăng trầm làm ông thức tỉnh. Carrel cuối cùng đã nhờ cha Alexis Preso bề trên Dòng Xitô ở gần Saint Gildas dẫn về nhà Chúa. Tháng 11 năm 1944, sau khi xưng tội rước lễ và chịu xức dầu, ông qua đời sốt sắng, xác được táng trong nhà thờ Saint Gildas.

 

79. Dâng mình cho Ðức Mẹ

Trong sử Dòng Thánh Ðaminh có chép truyện thầy Leodate quen dâng mình cho Ðức Mẹ mỗi ngày 200 lần. Giờ lâm chung đến thầy thấy hiện bên mình một bà hoàng sang trọng đẹp đẽ mà phán:

Hỡi Leodate! Con có muốn ở cùng Ta và Con Ta không?

Thầy liên hỏi: "Bà là ai?"

Ta là Mẹ Nhân Từ, Ðức Mẹ trả lời, mà con đã kêu đến Ta nhiều lần lúc còn sống, nay Mẹ đến rước con về Thiên đàng.

* Thánh Giêrađô có lòng sùng mến Ðức Mẹ đặc biệt. Một lần rước kiệu Ðức Mẹ, khi kiệu dừng, Giêrađô rút chiếc nhẫn sáng ngời ở túi ra xỏ vào tay Ðức Mẹ và nói:

"Lạy Mẹ, từ nay đến suốt đời con hoàn toàn thuộc về Mẹ."

* Ðức Hồng y Thomasi để nhớ luôn toàn thân mình đã tận hiến cho Ðức Mẹ, Ngài quen đeo chiến nhẫn có đề chữ: "Tôi là con Ðức Mẹ, chớ ai làm gì tôi."

« »