Close
Free HTML5 Bootstrap Template

About Me

Francisco Assisi. Maria
Nguyễn Yên CRM

Trở Lại Trang

BÀI SUY NIỆM VỀ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI

HĂM VIẾNG VÀ BÀI CA NGỢI KHEN

Gia Nhân

I. VÀI ÐIỂM CHÚ GIẢI

1. Cuộc gặp gỡ giữa hai phụ nữ

Trong câu chuyện Truyền tin, Luca vừa trình bày Ðức Maria như một Kitô hữu tiên khởi khi nhiệt thành đáp trả Lời Thiên Chúa, giờ đây, ông lại cho chúng ta thấy Mariạ chỗi dậy lên đường, hình ảnh của Giáo hội ra đi đem Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô cho mọi người.
Sứ thần Chúa kết luận: "Kìa Ê -li-sa-bét, chị họ của bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm muộn... " Biết được tin này, Maria "vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa, cũng như chẳng bao lâu sau, các mục đồng vội vã đi xem chuyện gì đã xảy ra theo lời sử thần đã báo. Theo cách diễn tả rất gợi hình của L. Legrand, chúng ta đi từ "người tín hữu nhận lãnh Lời (TC) đến người "nữ tỳ" hành động hay đúng hơn qua người nữ tỳ đó, Lời (TC) hành động." (" Truyền tin cho Marla', Cerf, 1 981, Lectio divina số 106, tr.222). Trong Maria, Lời (TC) đã bắt đầu lên đường, và cuộc hành trình này sẽ dẫn Ngài tới tận cùng bờ cõi trái đất.

Tại sao Maria đến nhà chị họ của mình? Có lẽ là vì bác ái: giúp Ê-li-sa-bét? Thánh Luca không thoả mãn tính tò mò của chúng ta vì khi kể câu chuyện này, điều ngài quan tâm không phải là một giai thoại, nhưng là sự mạc khải nhân dịp hai người mẹ tương lai này gặp nhau. Về điều này, L. Legrand đã nhận xét đúng: Khi đọc chính bản văn, hầu như chúng ta có thể tin rằng Maria chỉ đến đó để nhận lời chào của ê-li-sa-bét và hát bài ca ngợi khen. " (sách đã dẫn, tr.21 9)

2. và cuộc gặp gỡ giữa hai đứa con họ đang cưu mang

Khi vào nhà Gia-ca-ri-a, Maria chuyển đến chị họ mình lời chào bà đã nhận từ sứ thần. Lời chào của Maria là dấu nối cho tiến trình. Khi lời chào này vang lên bên tai ê-li-sa-bét, con trẻ trong lòng bà đã nhảy mừng ngay trước khi bà mở miệng; theo tiếng Hy lạp, từ "nhảy mừng " có nghĩa: "Nhảy bật lên", "nhảy lên", "nhảy múa".
Như thiên thần đã báo tin cho Gia-ca-ri-a, Gioan được đầy Thánh Thần ngay trước khi sinh" (1,15) nên Gio-an nhận ra thời buổi mới đã ló dạng và thấy trước sứ mạng của mình. Bởi đó, ông đã nói tiên tri về sự xuất hiện của Ðấng muôn người trông đợi, không phải bằng lời nói mà bằng cách nhảy mừng.

Ðược "đầy Thánh Thần" nên Ê-li-sa-bét hiểu ý nghĩa của việc con bà nhảy mừng trong lòng và cả ý nghĩa của cuộc gặp gỡ là bà đang trải qua.

- Khi cất tiếng thán phục, Ê-li-sa-bét nhìn nhận Maria và "đứa con trong lòng"được Thiên Chúa chúc phúc.

Rồl, Ê-li-sa-bét tuyên xưng đức tin khi công bố đứa con của cô em họ chính là Ðấng Thánh vịnh 109,1 đã loan báo: là Ðức Kitô, và bà chào Maria bằng tước hiệu "Mẹ Chúa tôi".
Cuối cùng, sau khi đã biểu dương chức vị là Mẹ, bà ca tụng lòng tin của Maria bằng công thức chúc phúc: "Em thật có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì người đã nói với em."; "Ðây là mối phúc đầu tiên của Tin Mừng. Mối phúc thánh Luca dành cho một tên khác của Maria: "Người đã tin"' (Cahiers- Evangile, số 77, tr.45).

3. Cuộc gặp gỡ là dịp để Maria ca tụng Thiên Chúa thực hiện những lời đã hứa.
Bài ca "Ngợi khen" là một suy niệm chứa chan tình cảm của Maria về tất cả những gì Thiên Chúa vừa thực hiện nơi Mẹ. Nó thực sự đánh dấu: "theo lối văn kể chuyện... một câu hỏi khiến ai đang hành động cũng phí dừng lại trong giây lát, nó giống như đoạn hát sô-lô trong một vở nhạc kịch opéra, hoặc đoạn ca đoàn hát xen vào trong một vở bi kịch cổ điển. Từ thời xưa, người ta đã lưu ý rằng câu chuyện sẽ gắn bó hợp lý hơn nếu đọc thẳng từ câu 45 qua câu 56. Rất có thể bài ca này có nguồn gốc riêng không có trong câu chuyện nguyên thuỷ, nhưng đã được thêm vào sau này. Khi đặt bài ca trên miệng của Maria, Luca cho chúng ta thấy hình ảnh đẹp ông có về Mẹ. " ("Cahiers-evangile', số 77, tr. 45)
Các câu 46 và 47 chi phối tất cả phần còn lại của bài ca: đó là một bài ca tạ ơn.

Liền sau đó là lý do tạ ơn:

a/ Trước hết, vì những kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện nơi Mẹ: Thiên Chúa đã can thiệp làm cho Mẹ trở nên "Mẹ Chúa". Ở đây Luca diễn tả bản văn đầy cảm hứng này qua sự đối lập giữa lòng khiêm tốn của người "nữ tỳ" và sự cao cả của Ðấng "quyền uy", đã thực hiện những điều kỳ diệu.

b/ Nhưng cũng vì những kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện nơi dân nghèo. Và ở đây, bài ca "nhẹ nhàng tự nhiên chuyển từ nhân (Maria) tới tập thể (Israel); từ sự nghèo khó của Maria (1, 48) tới dân nghèo (1, 52); từ người nữ tỳ (1,48) tới Israel tôi tớ (1, 54)" ("Cahiers-evangilel số 77, tr.47).

Những kỳ công này là gì? Ðó là sự sáng tạo, là phép lạ của cuộc Xuất hành, là Lề Luật, nhưng trên hết, đó là kỳ công đã
hoàn tất nơi Maria: sự giáng sinh của Con Thiên Chúa, nơi Người con này, Thiên Chúa hoàn tất mọi lời đã hứa.

Ðón nhận Ðấng Cứu Thế đến với lòng tin tưởng không phải một giáo thuyết, nhưng là một sức mạnh chuyển lay nhằm đổi thay và cứu độ thế giới. Ở đây, Maria xuất hiện như: "người phát ngôn về sự đảo ngược tình thế. Sự đảo ngược này là một phần trọng yếu của Tin Mừng." ("Cahiers-evangile", số 77, tr. 48)

II. BÀI ÐỌC THÊM

1. "Thăm viếng: cảnh tượng nói lên niềm vui và ân huệ Chúa Thánh Thần lan toả".
(nhóm Dombes, "Maria trong chương trình của Thiên Chúa và trong sự các thánh cùng thông công", Bayardlcenturion, 1997, tr. 81-82)

158. Thăm viếng là cảnh tượng nói lên niềm vui và ân huệ Chúa Thánh Thần lan toả. Vừa được sứ thần báo tin, Ðức Maria vội vã đi thăm người chị họ để chia sẻ với chị mình ơn Chúa Thánh Thần Mẹ vừa lãnh nhận, một ơn huệ đánh dấu sự khai mở một kỷ nguyên mới. Sự thăm viếng của Ðức Maria là một hành động đáp trả ân sủng Thiên Chúa đã ban cho Mẹ trong đức tin.

159. Khi Ê-li-sa-bét nhận lời chào của Maria, con trẻ trong lòng bà và Gioan Tẩy Giả đã nhảy lên vui mừng, một cử chỉ diễn tả sự rung động vì được chúc phúc (xem Lc 6,23); trong khi ấy, người mẹ được tràn đầy Thánh Thần đã nói tiên tri. Tiếng nói tiên tri đầu tiên trong Tân ước là tiếng nói của một phụ nữ, cũng như sau này chính phụ nữ là những sứ giả đầu tiên loan báo Tin Mừng Chúa sống lại.

160. Lời tiên tri của Ê-li-sa-bét trước tiên là một lời chúc phúc. Trong tất cả các phụ nữ, Ðức Maria là đối tượng được chúc phúc đặc biệt, vì Mẹ là Mẹ Ðấng Cứu Thế, Ðấng được chúc phúc cách tuyệt hảo. Chính Ê-li-sa-bét đã thực hiện một hành vi đức tin khi nhận ra mẹ của Gtêsu cũng là Mẹ Chúa mình. Bà cũng thốt ra mối phúc đầu tiên, mối phúc về đức tin: Maria có phúc vì đã tin mình sẽ trở nên mẹ Ðấng Cứu Thế.

161. Lúc ấy, Ðức Maria hát bài ca Ngợi khen. Bài ca này lập lại bài ca của Anna (1 Samuel 2,1-10), lời các tiên tri và các thánh vịnh; trước hết tuy Mẹ nói đến việc của riêng mình nhưng lại bằng lời ca tụng và tạ ơn vượt ra khỏi chính mình, bởi vì điều xảy đến cho Mẹ chính là vì lợi ích cho cả nhân loại từ thế hệ này tới thế hệ kia. Do đó, Mẹ mới công bố mọi thế hệ sẽ khen Mẹ là người có phúc. Giáo hội đã dựa vào những lời này mà ca ngợi kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện nơi Ðức Maria.

162. Rồi Ðức Maria ca ngợi Thiên Chúa vì đã ban sự công chính của Ngài cho nhân loại tội lỗi và vì sự trung tín của Ngài với dân Israel. Mẹ đọc lại lịch sử cứu độ và gắn kết nó với những điều đã xảy ra với mình. Mẹ chiêm ngưỡng chương trình có vẻ nghịch lý của Thiên Chúa, Ðấng vữa đến viếng thăm những người khiêm tốn, nghèo khổ và đói khát, để làm trọn lời đã hứa với Abraham nơi họ và qua họ".

2. "Cuộc hội ngộ kín đáo giữa Thiên Chúa và nhân loại".
(G. Bessière, "Thiên Chúa râr gần. Năm B', DDB, tr. 187-188.)
"Không nên coi Maria là người đặc biệt, ở trên chín tầng trời rồi quên rằng hằng ngày bà vẫn làm bếp, giặt giũ, may vá, hái nho và vả, chuyện trò, cười vui với hàng xóm dưới ánh nắng mặt trời Tin Mừng dù rất ít nói đến bà, cũng kể cho chúng ta biết bà đến thăm người chị bà con có thai đã sáu tháng. Người ta thấy bà "vào trong nhà".

Ðứa con Ê-li-sa-bét đang cưu mang "nhảy mừng trong lòng khi Ðấng cưu mang Ðức Giêsu tất. Hai người phụ nữ, hai đứa trẻ hiện diện: cuộc hội ngộ kín đáo giữa Thiên Chúa và nhân loại cùng thân xác mảnh mai, mỏng dòn. Không có gì lạ lùng: tất cả đều xảy ra ngay trong giây phút trao đổi lời chào và những câu nói đầu tiên.
Và còn cuộc sống rất thực, rất nặng nề mà những lời nhức nhối của bài ca "Ngợi khen" gợi lên. Maria nói bà vui mừng vì Thiên Chúa đã chọn những người hèn mọn, dẹp tan bọn kiêu căng, hạ bệ những ai quyền thế, nâng cao những kẻ khiêm nhu, ban dư đầy cho người đói nghèo, đuổi người giàu trở về tay không... Thiên Chúa đến không phải để duy trì hiện trạng đời sống con người, nhưng khi Ngài đến, mọi tường vách của xã hội sụp đổ và một đời sống khác bắt đầu.

Maria thuộc về những kẻ hèn mọn Thiên Chúa đã chọn. Nơi bà, sự phong phú của Thiên Chúa được thể hiện. Bà là hoa trái của những con người đi lên, là đoá hoa tượt thắm của nhân loại mới.
Ngày mai, bà cũng làm những cử chỉ như vậy. Ði lấy nước, chảy cối xay, nhóm lửa, thăm người bệnh. Và Thần L.inh Thiên Chúa yêu mến những cử chỉ này.

Một ngày kia, Thiên Chúa "sẽ đưa bà vào trong vinh quang của Ngài ": Ngài sẽ hoàn tất khát vọng của người công chính khấn nài Ngài đừng để mình lâm cảnh hư nát trong mồ. Nhưng trong cái nhìn và con tim của Maria, Thiên Chúa đang ra đời, khi bà làm trọn bổn phận hằng ngày, khi bà run lên vì giận dữ trước những kẻ kiêu căng và quyền thế, khi bà đòi lại phẩm giá cho những người bé nhỏ và cơm bánh cho người nghèo khổ".

3. "Thiên Chúa của bài ca Ngợi khen".
(J. Dupont, trong " Ca hiers - Evangile, số 77, " Maria của Tin Mừng; tr. 48)
"Ơn cứu độ Thiên Chúa hứa ban cho mọi người không loại bỏ những hoàn cảnh cụ thể trong đời sống của họ: Ðiều thiết yếu đối với Ngài là phải đảo ngược những hoàn cảnh bất công xã hội đã tạo ra cho những người yếu kém và trơ trọi. Thiên Chúa của bài ca Ngợi khen không bay lượn tít thiên cao, xa hẳn thực tại xã hội chính trị: Ngài đứng cùng hàng ngũ với những người nghèo và không có quyền lực. Chính danh dự của tên cực thánh Ngài được hay mất ở điểm này, đó và lòng xót thương của Ngài phải được tỏ lộ qua sức mạnh chống lại cường quyền và người giầu có."

4. "Sự sùng kính Maria cách đích thực".
(F. Deleclos, trong "Cầm và ăn Lời Chúa", Duculot-centurion, tr.70.)
Sự sùng kính đích thực dành cho Ðức Maria không hệ tại gia tăng và phát triển những lời ngợi khen và thán phục về những ân huệ Mẹ đã nhận lãnh, nhưng là học nơi Mẹ cách trở nên người; có niềm tin và cách là người có niềm tin hơn nữa cần phải nói thêm rằng người ta chỉ có thể đề cập đến đức trinh nữ trong đức tin, nghĩa là qua Mẹ chúng ta tìm chính Thiên Chúa hoặc rõ hơn Ðức Giêsu con Chúa". Chính Grignon de Monfort, người nổi tiếng về việc tôn sùng đức Maria, đã viết: "Nêú chúng ta kêu đến Maria, một tiếng vọng trả lời chúng ta: "Ðức Giêsu".

Maria đã theo con đường đầy cam go của con Mẹ và nhiều trang Tin Mừng cho ta thấy để theo con mình với lòng tin, Mẹ đã phải chấp nhận những đau thương xé lòng. Mẹ đã sống bằng đức tin và Ê-li-sa-bét, người chị họ, đã thán phục nhấn mạnh đến điều này khi bà chúc mừng Maria: "Phúc cho em vì đã tin". Giáo Hội Công đồng Vaticanô II, phụng vụ, đều đi ngược lại với chiều hướng tự nhiên thúc đẩy chúng ta muốn "đề cao Ðức Maria một cách quá đáng khi gán cho Mẹ những vầng hào quang quá lạ thườg làm như thế, phải chăng chúng ta đã chẳng đi cùng một chặn đường của Mẹ! " Ðức cha Garrone tự hỏi.

Lộ trình thiêng liêng của Maria có thể là lộ trình của chúng ta. Theo Mẹ, chúng ta tiến gần Ðức Giêsu hơn. Có được cái nhìn đức tin của Mẹ, chúng ta sẽ học nhìn Ðức Giêsu như chính Mẹ đã chiêm ngắm và từ từ khám phá về Ngài. Như Mẹ, chúng ta có thể tiến triển trong đức tin qua khổ nhọc và niềm vui, qua những khám phá và những việc lạ lùng kỹ diệu, và thường là phải chấp nhận khổ đau cùng những điều không hiểu thấu như Mẹ và Giuse đền thờ (Lc 2,50). Ðức cha Garrqne giải thích, cái nhìn của Maria về con mình thực sự tương hợp với những giai đoạn "lớn lên" dần của Ðức Giêsu mà Luca đã nói rõ ràng: Maria đã thấy Giêsu: "cùng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và mọi người..." (Lc 2,52). Do đó, chúng ta sẽ đi đúng đường và suy nghĩ đúng như Maria khi cùng với Mẹ làm lại cuộc hành trình chính Mẹ đã trải qua".