Ðể chu toàn sứ
mạng khó khăn, nặng nhọc, là bảo vệ Ấu Chúa và Mẹ Ngài, Thánh Giuse
đã thực thi cách tuyệt vời hai nhân đức khôn ngoan và dũng cảm.
Khôn ngoan kỳ diệu
Ðọc Phúc âm, ta
thấy Giuse rất khôn ngoan trong lời nói, việc làm. Về lời nói, Phúc
âm không ghi lại một lời nào của ông. Nhưng không có nghĩa là ông
không nói bao giờ. Hẳn ông đã phải nói khi tuyên nhận Trinh Nữ Maria
làm bạn Trăm năm. Ông đã phải nói khi đặt tên Giêsu cho Ấu Chúa. Ông
đã phải nói khi giao dịch với khách hàng. Chắc một điều là ông ít
nói, cẩn trọng trong lời nói. Ðó là tiêu chuẩn sự khôn ngoan do
Thánh Kinh đề xướng: "Kẻ biết giữ miệng là người khôn" (Cng 17, 27).
"Hãy lo sao cho mau nghe, chậm nói" (Gb 1, 17). Túi khôn Việt Nam
cũng có câu: "Vàng thì thử lửa, thử than, Chuông kêu thử tiếng,
người khôn thử lời".
Về hành
động, Giuse đã khôn ngoan khi kén chọn Maria, giữa muôn vàn trinh nữ
Sion khác, để gá ngãi trăm năm. Ðành rằng cuộc kỳ duyên ấy là do
Thiên Chúa an bài, nhưng Ngài cũng để cho Giuse được xữ dụng quyền
tự do lựa chọn.
Khi thấy bà
có thai, ông đã không dám hỏi tra, không đành tố giác, nhưng chỉ
định âm thầm rút lui, phó mặc Chúa Quan phòng định liệu, nhớ lời dạy
của tiền nhân: "Chưa chắc thì đừng!"
Sự khôn
ngoan của Giuse càng tỏ rõ trong việc ông cứu Hài Nhi thoát tay bạo
Hêrôđê cách vô cùng êm thắm. Phải chăng đó là sự khôn ngoan kín mịn
của loài rắn, mà Chúa Giêsu sau này đã bảo môn đệ phải học theo? (Mt
10, 16).
Ðến phương
xa nước lạ, mà ông đã khéo xử sự để Thánh gia luôn được sung túc,
thanh bình. Ðúng , Giuse là con người khôn ngoan, Chuia đã đặt cai
quản Nhà Ngài (Mt 24, 45).
Dũng cảm bất
biến
Chẳng những khôn
ngoan, Giuse còn dũng cảm nữa, vì "có cứng mới đứng đầu gió" được.
Ðọc Phúc
âm, ta thấy trong mọi biến cố nguy nan, Giuse đã tỏ ra điềm tĩnh,
quyết tâm và lẹ làng ứng phó, với một nghị lực bền bỉ, coi thường
những sự khó khăn.
Khi ấy bà
có thai, lẽ tự nhiên là ông phải thắc mắc, có thể là ghen tương, và
chắc chắn là lo sợ, vì Thiên Thần có khuyên ông đừng sợ. Nhưng một
khi biết được ý Chúa do Thiên Thần bảo cho, thì ông quyết định cưới
bà, và lập tức "thức dậy, ông rước bà về xum họp" (Mt 1, 18-).
Nhưng biến
cố làm nổi bật đức dũng cảm của Giuse hẳn là vụ trốn qua Ai Cập. Cơ
nguy thực là thiết bách. Kìa gươm Hêrôđê đã hươi lên sàng quắc. Nọ
tiếng trẻ Bêlem đang vọng lại não nề! Tính mạng Hài Nhi như treo
bằng sợi chỉ. Sống chết là ở tay Giuse. Sợ thìø có sợ, nhưng ông đã
trấn tĩnh lập tức ra đi: "Và chỗi dậy, ông đem Hài Nhi và Mẹ Ngài
trốn qua Ai Cập"(Mt, 13-).
Giai thoại
cuối cùng về thời thơ ấu của Chúa Giêsu, trong đó Giuse xuất hiện
lần sau hết, là tích Chúa Con lạc Ðền Thánh (Lc 2,41- 51).
Lễ xong,
ông bà về được một ngày đàng mới biết Con lạc. Lòng cha mẹ nào chẳng
quặn đau? Hôm sau, trời chưa sáng, Giuse và Ðức Mẹ đã tức tốc trở
lại Giêrusalem. Dọc đường, không người nào không hỏi, không quán nào
không vào. Ngày thứ ba mới thấy Con trong Ðền Thánh. Biết ông bà vui
sướng dường bao! Ðức Mẹ có quở yêu Con. Nhưng lạ lùng thay là sự
điềm tĩnh của Giuse! Giá có phải là ông cha khác thì Hài đồng đó, dù
là Con Thiên Chúa cũng đã được một bài học. Giuse phải có một nghị
lực tinh thần lớn lao thế nào mới tự chủ được như vậy.
Cái trí của
Giuse không phải là cái trí của Triết gia. Cái dũng của Giuse chẳng
phải là cái dũng của danh tướng. Cái trí dũng ấy tuy phi thường mà
lại rất bình thường, cái trí dũng của đạo Kitô, mà mọi người chúng
ta đều có thể và phải gắng công học tập.
Lạy Thánh
Giuse rất khôn ngoan, dũng cảm, xin cầu cho chúng con.
Chứng tích:
Em Bé Khỏi Bệnh Bẩm Sinh
Vợ chồng chúng tôi
có một con trai tám tháng, tên là Giuse Ngô văn Trọng.
Chẳng may,
cháu mắc tật bẩm sinh nơi xương cổ, đầu ngoẹo về bên phải, ngả trên
vai như một trái dưa. Bà con xóm ngõ thấy vậy đều thương cháu.
Chúng tôi
đưa cháu đến hỏi bác sĩ thì ông bảo cháu mắc tật nơi xương cổ, không
làm gì được lúc này. Phải đợi khi cháu lớn mới giải phẫu được, nhưng
kết quả cũng mong manh. Chúng tôi hết sức lo buồn.
Nhưng chúng
tôi không nhả lòng. Liền cầu khấn Thánh Giuse, vì gia đình chúng tôi
đã từng nhận được nhiều ơn nơi Ngài.
Nhân ngày
lễ Giáng sinh năm 1968, sau khi chúng tôi viếng máng cỏ tại nhà thờ,
thì Linh mục Gisue bồng cháu dâng cho Chúa Hài Ðồng và Thánh Cả. Về
tới nhà, đêm ấy thì cháu được khỏi tật, đầu cổ ngay ngắn như các trẻ
em khác.
Xóm ngõ đã
chứng kiến tích này đều tạ ơn Thánh Cả và chung vui với gia đình
chúng tôi.
Nguồn : namlo.conggiao.net |