Lễ Thánh Giuse,
ngày 01-05 |
VỊ QUAN
THÀY LAO ĐỘNG |
§ Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL |
Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giảng về Thánh Giuse với Lao Động theo Ý Nghĩa các bài đọc của Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Chay 19/3/2006 Anh Chị Em thân mến: Chúng ta đã cùng nhau nghe một đoạn quá quen thuộc của Sách Xuất Hành, đoạn được tác giả thánh trình thuật việc Thiên Chúa ban Thập Giới cho Yến Duyên. Có một chi tiết gây chú ý ngay đó là việc ban bố Bản Thập Giới được dẫn nhập bằng chi tiết quan trọng liên quan tới vấn đề giải phóng cho dân Yến Duyên.. Bản văn viết: ‘Ta là Chúa, Thiên Chúa các ngươi, Đấng đã mang các ngươi ra khỏi đất Ai Cập, ra khỏi nhà nô lệ’ (Ex 20:20). Bởi thế, Bản Thập Giới là việc khẳng định niềm tự do chiếm hữu. Thật thế, nếu Bản Thập Giới này được khảo sát sâu xa thì chúng là phương tiện Chúa ban cho chúng ta để bênh vực tự do của chúng ta cho khỏi cả những thứ chi phối nội tâm của đam mê cũng như những lạm dụng bên ngoài của hiểm độc. Những cái ‘không/đừng’ của Bản Thập Giới này là những cái ‘ưng thuận’ cho việc phát triển niềm tự do đích thực. Còn có một chiều kích thứ hai trong Bản Thập Giới này cũng cần phải được nhấn mạnh nữa, đó là qua Lề Luật được Moisen ban bố, Chúa tỏ ra cho biết rằng Ngài muốn đúc kết một giao ước với Yến Duyên. Thế nên, Lề Luật là một tặng ân hơn là một thứ áp đặt. Lề Luật cho thấy việc Thiên Chúa chọn lựa cho tất cả mọi người hơn là truyền khiến những gì con người cần phải làm: Ngài ở về phía thành phần dân được tuyển chọn; Ngài đã giải thoát họ khỏi cảnh làm tôi và bao bọc họ bằng một lòng từ ái nhân hậu. Bản Thập Giới là chứng từ của một tình yêu ưu ái. Phụng vụ hôm nay còn cống hiến cho chúng ta một sứ điệp thứ hai nữa, đó là lề luật Moisen đã được nên trọn nơi Chúa Giêsu, Đấng tỏ cho thấy đức khôn ngoan và tình yêu của Thiên Chúa qua mầu nhiệm Thập Giá, ‘một vấp phạm cho người Do Thái và điên rồ cho Dân Ngoại’, như Thánh Phaolô nói với chúng ta trong bài đọc thứ hai, ‘thế nhưng, đối với những ai được kêu gọi, cả Do Thái lẫn Hy Lạp, thì Chúa Kitô cũng là quyền năng và là khôn ngoan của Thiên Chúa’ (1Cor 1:23-24). Trang Phúc Âm vừa được công bố thực sự ám chỉ về mầu nhiệm này, đó là việc Chúa Giêsu đánh đuổi những kẻ buôn bán và tay đổi tiền bạc ra khỏi đền thờ. Vị Thánh Ký cho thấy cái then chốt của bài đọc về đoạn quan trọng này qua câu Thánh Vịnh: ‘Lòng nhiệt thành nhà Chúa thiêu đốt tôi’ (Ps 68[69]:10). Chính Chúa Giêsu là vị bị ‘thiêu đốt’ bởi ‘lòng nhiệt thành’ cho ‘nhà Chúa’, là nơi được sử dụng vào các mục đích khác với mục đích được ấn định cho nó. Để đáp lại điều yêu cầu của các vị lãnh đạo tôn giáo về một dấu tỏ ra thẩm quyền của Người, Người đã đáp lại trước sự kinh ngạc của những ai hiện diện bay giờ là: ‘Cứ phá đền thờ này đi, Tôi sẽ dựng lại trong vòng ba ngày’ (Jn 2:19). Những lời lẽ nhiệm mầu này, những lời bấy giờ không thể hiểu thấu, nhưng đã được Thánh Gioan chú giải cho thành phần độc giả Kitô giáo, qua nhận định rằng: ‘Người nói về đền thờ thân xác của Người’ (Jn 2:21). ‘Đền thờ’ ấy sẽ bị thành phần đối phương của Người hủy hoại, thế nhưng, sau ba ngày, Người sẽ tái thiết nó bằng việc phục sinh. Cái chết đau thương và ‘ô nhục’ của Chúa Kitô sẽ được tôn vinh bằng cuộc chiến thắng của việc Người vinh hiển phục sinh. Trong mùa Chay này, khi chúng ta sửa soạn sống lại biến cố chính yếu cứu độ này của mình nơi tam nhật Phục Sinh, chúng ta thấy được Đấng tử giá phản ánh rạng ngời của Đấng phục sinh. Anh chị em thân mến: Phụng vụ Thánh Thể hôm nay, một phụng vụ liên kết những suy niệm của các bài đọc phụng vụ của Chúa Nhật thứ ba Mùa Chay với việc tưởng niệm Thánh Giuse, cống hiến cho chúng ta cơ hội để cứu xét, theo chiều hướng của mầu nhiệm vượt qua, một khía cạnh quan trọng khác của cuộc sống con người. Tôi có ý nói tới thực tại của công việc làm ngày nay đang lọt vào giữa những biến đổi nhanh chóng và phức tạp. Ở những đoạn khác, Thánh Kinh cho thấy tại sao việc làm lại thuộc về thân phận nguyên thủy của con người. Khi Đấng Hóa Công tạo dựng nên con người theo hình ảnh và tương tự như Ngài, Ngài đã mời gọi họ hãy canh tác trái đất (Gen 2:5-6). Chính vì tội lỗi của các vị cha ông chúng ta mà việc làm đã trở thành công khó và khổ đau (Gen 3:6-8), thế nhưng, theo dự án thần linh, nó vẫn giữ được cái giá trị bất đổi thay của mình. Chính Con Thiên Chúa, khi làm cho mình nên giống như chúng ta trong mọi sự, đã nhiều năm hiến mình cho các việc làm tay chân, đến độ Người được biết đến là ‘con của bác thợ mộc’ (Mt 13:55). Giáo Hội đã luôn tỏ ra, nhất là trong thế kỷ vừa qua, chú trọng và quan tâm về lãnh vực xã hội này, như được chứng thực bởi nhiều cuộc can thiệp về xã hội của huấn quyền, cũng như bởi hoạt động của nhiều hiệp hội theo tinh thần Kitô Giáo, một số qui tụ ở đây hôm nay thay mặt cho thế giới lao công. Tôi hân hoan chào đón quí bạn, và ngỏ lời chào chân thành tới từng quí bạn. Tôi đặc biệt nghĩ tới Giám Mục Arrigo Miglio giáo phận Ivrea và là trưởng Ủy Ban của Hội Đồng Giám Mục Ý Quốc Về Các Vấn Đề và Hoạt Động Xã Hội, Công Lý Và Hòa Bình, vị đã bày tỏ những cảm thức chung của quí bạn và những lời chúc mừng tốt đẹp về ngày quan thày của tôi. Tôi rất biết ơn ngài. Việc làm có một tầm vóc quan trọng đối với việc viên trọn của con người và việc phát triển của xã hội, và đó là lý do nó bao giờ cũng cần phải được tổ chức và phát triển hoàn toàn hợp với phẩm vị con người và phục vụ công ích. Vấn đề cũng không thể châm chước là con người không được để mình lệ thuộc vào việc làm, không được tôn sùng nó, với mục đích tìm kiếm nơi nó ý nghĩa tối hậu và trên hết của đời sống. Về khía cạnh này, thật là hợp thời với lời kêu mời trong bài đọc thứ nhất, đó là ‘Hãy nhớ ngày Hưu Lễ, hãy giữ cho nó thánh hảo. Sáu ngày các người làm lụng, và thực hiện tất cả mọi công việc của các người; thế nhưng ngày thứ bảy là ngày Hưu Lễ của Chúa là Thiên Chúa các người’ (Ex 20:8-9). Ngày Hưu Lễ là một ngày thánh hảo, tức là một ngày được hiến dâng cho Chúa, một ngày con người hiểu hơn nữa về ý nghĩa cuộc sống mình cũng như hoạt động việc làm của họ. Bởi thế, có thể khẳng định rằng giáo huấn thánh kinh về việc làm lên đến tuyệt đỉnh của mình nơi giới huấn nghỉ ngơi. Về vấn đề này Cuốn Tổng Hợp Tín Lý Về Xã Hội của Giáo Hội nhận định một cách thích đáng rằng: ‘Vấn đề nghỉ ngơi mở ra trước con người bị ràng buộc với nhu cầu làm việc cái nhãn quan của một thứ tự do trọn vẹn hơn, một nhãn quan về Ngày Hưu Lễ vĩnh hằng (x Heb 4:9-10). Việc nghỉ ngơi giúp con người có thể nhớ tưởng và sống lại các việc làm của Thiên Chúa, từ việc tạo thành tới việc cứu chuộc, chân nhận chúng là việc Ngài làm (x Heb 2:10) để tri ân cảm tạ Ngài là Đấng là tác giả của suự sống và hiện hữu của họ’ (số 258). Sinh hoạt việc làm cần phải phục vụ cho sự thiện thực suự của nhân loại, giúp cho ‘con người, như là một cá nhân và là phần tử của xã hội, vun trồng và làm trọn ơn gọi hoàn toàn của họ” (Hiến Chế Vui Mừng Và Hy Vọng, số 35). Để điều này được thực hiện thì tính chất cần thiết về kỹ thuật và chuyên nghiệp vẫn chưa đủ; cả việc thiết lập một trật tự xã hội chính trực chú trọng tới thiện ích của tất cả mọi người cũng không đủ. Cần phải sống một linh đạo giúp cho thành phần tín hữu thánh hóa bản thân qua việc làm của mình, theo gương Thánh Giuse, vị hằng ngày phải cung cấp các nhu cầu cho Thánh Gia bằng đôi bàn tay của mình, và là vị vị thể đã được Giáo Hội tôn làm quan thày của thành phần lao động. Chứng từ của ngài cho thấy rằng con người là chủ thể và là vai chính của việc làm. Tôi xin ký thác cho ngài giới trẻ là thành phần gặp phải khó khăn trong việc tiến vào thể giới của việc làm, thành phần bị that nghiệp, và những ai phải trải qua những bất thuận lợi gây ra bởi cuộc khủng hoảng lan rộng về nghề nghiệp. Cùng với Mẹ Maria là hôn thể của ngài, xin Thánh Giuse trông coi tất cả mọi người công nhân, và cầu bầu cho các gia đình và toàn thể nhân loại được yean hàn và bình an. Bằng việc chiêm ngưỡng vị đại thánh này, chớ gì Kitô hữu biết làm chứng nơi tất cả mọi lãnh vực của cuộc sống tình yêu Chúa Kitô, Đấng là nguồn mạch của tình đoàn kết chân thực và bình an bean vững. Amen. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời ‘chân thành cám ơn’ những lời chúc mừng quan thày của ngài. Chẳng hạn như tờ nhật báo L’Osservatore Romano số ra chính ngày 19/3, và Đức Giám Mục Arrigo Miglio, chủ tịch Ủy Ban hội đồng Giám Mục Ý Về Các Vấn Đề Xã Hội Và Hoạt Động Xã Hội, Công Lý Và Hòa Bình, cũng đại diện cho khoảng 20 hiệp hội lao động, ngỏ lời chúc mừng Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ do chính Đức Thánh Cha chủ tế.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, |