Cho dù Chúa Kitô đă thăng thiên về cùng Cha trên trời, cho đến
khi "Người lại đến trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và
kẻ chết", Người vẫn "ở cùng các con mọi ngày cho đến
tận thế" (Mathêu 28:20). Nghĩa là, Người vẫn tiếp tục là
"ánh sáng thế gian" qua thành phần môn đệ trung thực và sống
động của Người, thành phần Người đă minh định căn tính của họ
rằng: "Các con là ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:14),
phản ánh sứ vụ "Thày là ánh sáng thế gian" (Gioan
8:12), mà đă "là ánh sáng" th́ không thể không chiếu soi vẫn c̣n
là ánh sáng, chẳng khác ǵ như "một thành xây trên núi không
thể khuất được nữa" (Mathêu 5:14).
Có thể định nghĩa Giáo Hội là chứng nhân thừa tác: "Các con
hăy đi tuyên mộ môn đồ nơi tất cả mọi dân nước và rửa tội cho họ
nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, cùng giảng dạy họ những ǵ
Thày đă truyền cho các con" (Mathêu 28:19-20). Thế nhưng sứ
vụ chứng nhân, ở chỗ "tuyên mộ môn đồ", bao giờ cũng
phải đi trước vai tṛ thừa tác và qui về vai tṛ thừa tác, ở chỗ
"rửa tội và giảng dạy". Bởi v́, nếu không là chứng
nhân, không làm cho con người nhận biết Chúa Kitô qua chứng từ
của ḿnh về Chúa Kitô, Giáo Hội sẽ không có môn đồ, nghĩa là sẽ
không ai "tin và chịu phép rửa" (Marco 16:16). Và đó là
lư do ngay đoạn mở đầu cho Sắc Lệnh "Ad Gentes - cho chư dân"
của Công Đồng Chung Vaticanô II, Giáo Hội đă xác tín rằng "tự
bản chất, Giáo Hội lữ hành là truyền giáo" (đoạn 2).
Theo khuôn mẫu nhập thể vào đời truyền giáo của Đấng Sáng Lập
"là ánh sáng thế gian" của ḿnh, Giáo Hội Chúa Kitô, qua Công
Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962 - 8/12/1965), và theo chiều
hướng Giáo Hội trong thế giới ngày nay, như muối đất men bột
(xem Mathêu 5:13,13:31), đă tự nhận thấy căn tính của ḿnh là "Ánh
Sáng Chư Dân - Lumen Gentium", trong Hiến Chế tín lư về
Giáo Hội, một văn kiện ban hành ngày 21/11/1964, và là một văn
kiện bất khả phân ly với Hiến Chế "Vui Mừng và Hy Vọng -
Gaudium et Spes", một văn kiện về mục vụ của Giáo Hội, được
ban hành cuối cùng trong 16 văn kiện, (theo thứ tự cấp trật huấn
quyền là 4 hiến chế, 9 sắc lệnh và 3 tuyên ngôn), ngày
7/12/1965, áp ngày bế mạc công đồng chung thứ 21 này của Giáo
Hội. Hai Hiến Chế này là tất cả cốt lơi của công đồng chung ở
thế kỷ 20, thời điểm thế giới chuyển ḿnh chưa từng thấy về mọi
lănh vực, bao gồm vừa căn tính vừa sứ mệnh của Giáo Hội trong
thế giới ngày nay: Căn tính của Giáo Hội là "Ánh Sáng Chư
Dân", và sứ vụ của Giáo Hội là tỏa làn "Vui Mừng và Hy
Vọng" cho thế giới ngày nay.
"Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày
nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui
mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và
không có ǵ thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng
trong ḷng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng
những con người đă được qui tụ trong Chúa Kitô, được Chúa Thánh
Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đă đón nhận tin
mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người. V́ thế, cộng đoàn ấy mới
nhận thấy ḿnh thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch
sử nhân loại".
(Hiến Chế Gaudium et Spes - 1).
Thế giới văn minh tân tiến của con người càng văn minh càng vô
thần duy vật, do đó càng bạo loạn và càng sát hại nhau hơn bao
giờ hết, cả ở thế giới Ả Rập Hồi giáo lẫn thế giới Tây phương
Kitô giáo, cả hai thế giới đều sử dụng cùng một chiến lược tấn
công khủng bố: một bên th́ nhân danh Thiên Chúa là "Allah vĩ
đại" của họ để khủng bố bất cứ kẻ thù nào của ḿnh, kể cả người
đồng đạo, một bên th́ nhân danh nhân quyền để khủng bố bất cứ
những ǵ họ không thích, kể cả thân nhân ruột thịt vô tội chưa
sinh ra hay yếu bệnh của họ, thậm chí kể cả tôn giáo không hợp
với nhân quyền của họ.
Và đó là lư do thế giới ngày nay đang thực sự sống trong Thời
Điểm Thương Xót, một thời điểm được khởi xướng từ Thánh Giáo
Hoàng Gioan Phaolô II và được đẩy mạnh bởi Đức Thánh Cha
Phanxicô. Trong khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trực giác
thấy Thời Điểm Thương Xót liên quan tới "mầu nhiệm giác ác -
mystery of iniquity" nơi con người văn minh tân tiến, như được
ngài cảm nhận ở 2 bài giảng trong chuyến tông du lần 8 về Balan,
để cung hiến Đến Thờ Ḷng Thương Xót Chúa ở ngay khu vực Ḍng
Đức Bà Thương Xót của Chị Thánh Faustina ở Krakow, vào 2 ngày
Thứ Bảy và Chúa Nhật 17-18/8/2020, trong dịp này ngài hiến dâng
cả loài người cho Ḷng Thương Xót Chúa lần đầu tiên trong lịch
sử Giáo Hội:
Hiến dâng loài người cho Ḷng Thương Xót Chúa trong Thời
Điểm Thương Xót:
"Hôm nay đây,
tại Đền Thánh này, Tôi xin long trọng kư thác thế giới cho Ḷng
Thương Xót Chúa. Tôi làm như vậy với một ḷng thiết tha mong ước
thấy sứ điệp của t́nh yêu nhân hậu Thiên Chúa, được loan báo nơi
đây qua Thánh Faustina, cũng được tất cả mọi dân tộc trên thế
giới biết đến và làm cho ḷng họ tràn đầy niềm hy vọng. Chớ ǵ
sứ điệp này, từ nơi đây, chiếu tỏa ra cho quê hương thân yêu của
chúng ta cũng cho khắp thế giới. Chớ ǵ lời hứa quyết của Chúa
Giêsu được nên trọn, ở chỗ, từ nơi đây phải chiếu giăi ra 'tia
sáng sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha' (x Nhật
Kư, 1732). Tia sáng này cần phải thắp lên bởi ân sủng của Thiên
Chúa. Ngọn lửa t́nh thương này cần phải được chuyền đi cho thế
giới. Trong t́nh thương
của Thiên Chúa thế giới mới t́m thấy ḥa b́nh và nhân loại mới
t́m thấy hạnh phúc! Tôi kư thác công việc này cho
Anh Chị Em thân mến, cho Giáo Hội ở Krakow và ở Balan, cũng như
cho tất cả mọi người ang mộ Ḷng Thương Xót Chúa đến đây từ
Balan hay từ khắp nơi trên thế giới. Chớ ǵ anh chị em là những
chứng nhân cho t́nh thương!" (Bài Giảng 17/8/2002)
Một nhân loại văn minh tân tiến nhưng đang sống trong
'mầu nhiệm gian ác/lỗi lầm':
"Thiên Chúa đă chọn thời đại của chúng ta cho mục đích này. Có
lẽ v́ thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối căi về
nhiều lănh vực, cũng đă bị ghi dấu một cách đặc biệt bởi 'mầu
nhiệm gian ác/lỗi lầm mystery of iniquity'. Chúng ta đă tiến vào
ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này. Những chân trời
mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo
đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có. Con người thường sống
như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt ḿnh vào vị thế
của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho ḿnh quyền hành của một Vị Tạo Hóa
trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người. Họ muốn
định đoạt sự sống con người bằng cách léo lái việc truyền giống
cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết. Khi loại trừ lề luật
thần linh và những nguyên tắc luân lư, họ công khai tấn công cơ
cấu gia đ́nh. Bằng những cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho
Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi tâm can của con người; họ
muốn làm cho Thiên Chúa “hoàn toàn khuất ang” nơi văn hóa và
lương tâm các dân tộc. 'Mầu nhiệm gian ác/lỗi lầm' tiếp tục đánh
dấu cái thực tại của thế giới này". (Bài Giảng 18/8/2002)
Nếu Thời Điểm Thương Xót đối với Thánh Giáo Hoàng
Gioan Phaolô II là do bởi "mầu nhiệm gian ác" nơi con người thời
đại tân tiến, th́ Đức Thánh Cha Phanxicô lại thấy Thời Điểm
Thương Xót liên quan tới các thương tích nơi con người. Và đó là
lư do Đức Thánh Cha Phanxicô chẳng những kêu gọi Giáo Hội mở
cửa, mà c̣n phải tung ḿnh ra bên ngoài nữa, dấn thân xông pha
đi thật xa, đến tận các vùng sâu vùng xa, cả về nhân bản lẫn thể
lư của con người thời đại: "Tôi thích một Giáo Hội
bị bầm dập, đớn đau và lem luốc, v́ xuống đường vào đời, hơn là
một Giáo Hội thiếu lành mạnh, bởi bị giam hăm và dính chặt với
cái an toàn của ḿnh" (Tông Huấn
Niềm Vui Thương Xót - 49).
Sau đây là những lời của vị giáo hoàng đă tông hiệu Phanxicô là
vị Thánh nghèo khó ở Assisi thế kỷ 13, được kêu gọi canh tân nhà
Chúa là Giáo Hội, "Giáo Hội của người nghèo và cho người
nghèo" (Tông Huấn Niềm Vui Thương Xót - 198), đă mở Năm
Thánh Ngoại Lệ về Ḷng Thương Xót Năm 2016 lần đầu tiên trong
Giáo Hội, đă thành lập Ngày Thế Giới Người Nghèo chưa hề có
trong Giáo Hội, khi bế mạc Năm Thánh 2016 này v.v., những lời
làm nên giáo triều của ngài, về: 1- Thời Điểm Thương Xót - được
trực giác thấy bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và 2- t́nh
trạng con người đầy những thương tích - cần
được Giáo Hội như một bệnh viện lưu động chữa lành ở khắp nơi,
để mau chóng cấp cứu bằng bó và chữa lành trong Thời Điểm Thương
Xót hiện nay. Những lời này ngài đă nói với hàng giáo sĩ Roma
ngày 6/3/2014:
Thời Điểm Thương Xót - được trực giác thấy bởi Thánh
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II:
“Chúng ta không phải ở đây để thực hiện một cuộc tĩnh tâm vào
đầu Mùa Chay, mà là lắng nghe tiếng của Vị Thần Linh đang nói
cùng toàn thể Giáo Hội trong thời
điểm của chúng ta đây, thực sự là thời điểm thương xót. Tôi chắc chắn như thế. Nó không phải chỉ trong Mùa Chay. Chúng ta đang sống trong thời điểm thương xót đă 30 năm hay
hơn thế nữa, cho đến hiện nay.
"Đây là thời điểm của t́nh thương trong toàn thể Giáo Hội. Nó
đă được thiết lập bởi Chân Phước Gioan Phaolô II. Ngài đă "trực
giác" thấy rằng đây là thời điểm của t́nh thương. Chúng ta nhớ lại việc phong chân phước và hiển thánh cho Nữ
Tu Faustina Kowalska; sau đó ngài đă lập lễ Ḷng Thương Xót
Chúa. Ngài đă đi từ từ, từ từ, và đă dẫn đầu về điều này. Trong
bài giảng phong Hiển Thánh xẩy ra vào năm 2000, Đức Gioan Phaolô
II đă nhấn mạnh rằng sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô truyền cho Nữ
Tu Faustina đă rơi vào thời điểm giữa hai Thế Chiến và gắn liền
với lịch sử của thế kỷ 20. Tương lai của con người trên trái đất
này sẽ ra sao, ngài nói: "Đó là những ǵ chúng ta không biết
được. Tuy nhiên, thực tế cho thấy là cùng với những tiến triển
mới chúng ta sẽ không thiếu những cảm nghiệm khổ đau. Nhưng ánh
sáng của Ḷng Thương Xót Chúa mà Chúa đă thực sự muốn cống hiến
cho thế giới một lần nữa qua đặc sủng của Nữ Tu Faustina, sẽ
chiếu sáng đường đi nước bước của con người của ngàn năm thứ
ba". Thật là rơ ràng. Nó là những ǵ hiển nhiên vào năm 2000,
nhưng nó đă là một cái ǵ đó đă từng được chín mùi nơi tâm can
của ngài vào một lúc nào đó. Ngài đă có cái trực giác này trong
việc cầu nguyện của ngài……"
Con Người Thương Tích - cần được Giáo Hội như một bệnh
viện lưu động chữa lành:
"Ngày
nay, chúng ta có thể nghĩ về Giáo Hội như là 'một bệnh viện lưu
động/dă chiến - a field hospital'. Điều này, xin tha cho tôi,
tôi xin lập lại, v́ tôi thấy nó như thế, tôi cảm thấy là như
vậy: 'một bệnh viện lưu động/dă chiến'. Cần phải chữa trị các
vết thương, rất ư là nhiều vết thương! Rất ư là nhiều vết
thương! Có rất nhiều người bị thương, bởi các vấn đề về vật
chất, bởi gương mù gương xấu, cả ở trong Giáo Hội nữa... Thành
phần bị thương bởi những ảo tưởng của thế gian... Chúng ta là
các linh mục cần phải ở đó, gần gũi với những con người này.
T́nh thương trước hết là chữa trị các vết thương. Khi một người
bị thương th́ họ cần được chữa trị lập tức, chứ không phải là
các thứ phân tích, như tầm quan trọng của vấn đề cao mỡ, cao
đường... Thế nhưng vết thương ngay đó, hăy chữa trị vết thương
đă, sau đó chúng ta mới lưu ư tới việc phân tích. Bấy giờ người
chuyên viên ra tay chữa trị, thế nhưng cần chữa trị các vết
thương bên ngoài (open wounds) trước. Đối với tôi, vào lúc này
đây, đó là những ǵ quan trọng nhất. Rồi cũng có cả các vết
thương sâu kín nữa, v́ có những con người rời xa khiến không
thấy được các vết thương của họ... Hăy nhớ đến tục lệ về những
người phong cùi thời Chúa Giêsu, theo luật Moisen, là thành phần
bao giờ cũng sống xa cách để khỏi gây lây nhiễm... Có những con
người rời xa v́ hổ thẹn, v́ ngại ngùng để lộ ra vết thương của
họ.... Và họ rời xa có lẽ mang một bộ mặt lầm lỡ khác với Giáo
Hội, nhưng tận thâm tâm họ mang một vết thương đau... Họ cần một
vỗ về nào đó!"
|