Moisen Gẫy
Cánh - Trong Thời Điểm Thương Xót
(Bức Ảnh LTXC trên đây người viết đặt một hăng Mỹ làm ở
Florida từ tháng 3/2019 cho Lễ LTXC 28/4/2019)
Thật
vậy, Thời Điểm Maria như là một dạo khúc mở màn chính
thức cho Thời Điểm Thương Xót, v́ Thời Điểm Maria, qua
Biến Cố tột đỉnh Thánh Mẫu Fatima, được kết thúc bằng
thị kiến thương xót năm 1929 trên đây, đă được tiếp nối
ngay, chỉ sau 18 tháng, bởi Thời Điểm Thương Xót, khi
Chúa Giêsu hiện ra với nữ tu Faustina ngày 22/2/1931 để,
trước hết, tỏ ra h́nh ảnh về LTXC của Người, như được
chị thuật lại ở khoản Nhật Kư số 47 như sau:
"Vào buổi tối (ngày
22-2-1931), lúc con đang ở trong pḥng của con, th́ con
đă thấy Chúa Giêsu hiện ra trong chiếc áo trắng. Một bàn
tay giơ lên như thể ban phép lành, c̣n bàn tay kia chạm
vào áo ở trước ngực. Từ bên dưới chiếc áo, hơi xích sang
một bên ngực, có hai luồng sáng lớn phát ra, một luồng
mầu đỏ và một luồng mầu nhạt. Con lặng lẽ dán mắt nh́n
Chúa; linh hồn con run sợ, nhưng cũng rất vui. Một lúc
sau, Chúa Giêsu nói với con rằng: 'Con hăy vẽ
một bức ảnh theo mẫu thức mà con nh́n thấy, kèm theo
gịng chữ: Giêsu ơi, con tin nơi Chúa. Cha mong ước bức
ảnh này được tôn kính, trước hết, tại nguyện đường của
con, sau đó, ở khắp nơi trên thế giới'". (Nhật Kư số 47)
Người
nữ tu Balan thuộc Ḍng Mẹ Thương Xót bất ngờ được LTXC
chọn làm Sứ Giả Thương Xót của Người ấy, không phải chỉ
thực hiện những ǵ Người truyền mà thôi, như thực hiện
và truyền bá Ảnh LTXC, một bức ảnh chỉ liên quan đến
ḷng tôn sùng LTXC có tính cách đạo đức theo cá nhân, và
v́ thế cần phải tiến đến trọng tâm chính yếu của LTXC
nữa, đó là Lễ LTXC, liên quan đến phụng vụ của chung
Giáo Hội và toàn thể Giáo Hội Chúa Kitô, do đó, ngay sau
Ảnh LTXC, Người tiếp tục nói với chị về Lễ LTXC như sau:
"Cha mong có một Lễ Kính T́nh Thương. Cha muốn bức ảnh
mà con vẽ bằng cọ này phải được long trọng làm phép vào
ngày Chúa Nhật Thứ Nhất sau Lễ Phục Sinh; Ngày Chúa Nhật
này phải là ngày Lẽ Kính T́nh Thương. Cha ước mong các
vị linh mục loan truyền t́nh thương vĩ đại này của Cha
cho các linh hồn những tội nhân. Để tội nhân đừng sợ
tiến đến với Cha. Những ngọn lửa t́nh thương đang nung
nấu Cha - bừng bừng muốn toé ra; Cha muốn tuôn đổ những
ngọn lửa t́nh thương này xuống trên các linh hồn ấy". (Nhật Kư số 49).
Lễ LTXC 2020, Chúa Nhật 19/4, do ĐTC Phanxicô
chủ tế và giảng lễ, không phải ở trong Đền Thờ Thánh
Phêrô nữa, như Lễ Lá hay Phục Sinh,
mà là ở một nơi đặc biệt khác, đó là tại Nhà Thờ Thánh
Linh Santo Spirito ở Sassia,
nơi hằng ngày (trước đại dịch Covid-19) vẫn cử hành LTXC
bằng Chuỗi Kinh Thương Xót vào 3 giờ chiều,
do các Sơ Ḍng Đức Mẹ Thương Xót (Our Lady of Mercy),
Ḍng của Chị Thánh Faustina phụ trách,
Nhà Thờ Thánh Linh Santo Spirito ở Sassia
nguyên thủy là một nguyện đường của nhà thương, cho tới
năm 1994 th́ được ĐTC Gioan Phaolô biến thành Trung Tâm
Linh Đạo LTXC,
Vị giáo hoàng đồng hương Balan với Thánh Faustina, trong
lể tôn phong hiển thánh cho chị 30/4/2000 đă thiết lập
Lễ LTXC,
và đă qua đời vào thời điểm của Lễ LTXC: 9:37 pm Thứ Bảy
Đầu Tháng ngày 2/4/2005, áp Chúa Nhật Lễ LTXC.
đă được phong chân phước cũng vào lễ này, Chúa Nhật
1/5/2011, và
được tôn phong hiển thánh cũng vào ngày Chúa Nhật Lễ
LTXC 27/4/2014
ĐTC Phanxicô dâng Lễ LTXC 26/4/2020 trong Mùa Đại Dịch
Covid-19 ở Nhà Thờ Thánh Linh,
nơi có hài tích và di ảnh của nhị vị thánh Balan của
LTXC là Faustina và Gioan Phaolô II, ở 2 tấm h́nh ngay
bên trên h́nh ĐTC Phanxicô
Ngoài
ra, người nữ tu Sứ Giả Thương Xót Faustina này c̣n được
Chúa Giêsu truyền thực hiện 2 việc liên quan đến LTXC
nữa: 1- Chuỗi Kinh Thương Xót (Nhật Kư 476) và 2- Lập
Hội Ḍng LTXC (Nhật Kư 438). Tuy nhiên, trên hết và
trước hết, LTXC muốn sử dụng người nữ tu Sứ Giả Thương
Xót này của Người để làm Tông Đồ Thương Xót, bằng đời
sống hy sinh nguyện cầu của chị cho phần rỗi vô cùng
quan trọng của "các linh hồn cần đến LTXC hơn",
như Chúa đă tỏ cho chị biết về chính LTXC và trao trách
nhiệm cứu các linh hồn về cho LTXC, qua ít là 3 khoản
Nhật Kư tiêu biểu, sau đây:
Ở
nguyện đường Ḍng Đức Mẹ Thương Xót của Chị Thánh
Faustina, ở bàn thờ bên trái (từ dưới lên) có thánh tích
của chị
Tu
pḥng của Chị Thánh khi chị c̣n sống (trên) và nơi an
nghĩ của chị sau khi qua đời (dưới)
448- "Nếu một linh
hồn giống như một thi thể rữa nát, mà theo quan niệm
loài người, không c̣n phục hồi được nữa, mọi sự hoàn
toàn đă tiêu tan, th́ đối với Thiên Chúa, lại không như
vậy. Phép lạ của T́nh Thương Thần Linh phục hồi trọn vẹn
linh hồn đó. Ôi, bất hạnh biết bao những linh hồn không
lợi dụng phép lạ của t́nh thương Thiên Chúa! Các người
sẽ kêu gào vô vọng mà cũng đă quá muộn mất rồi".
1165- “Hỡi con gái của Cha, con hăy biết điều
này: nếu con gắng nên hoàn thiện th́ con sẽ thánh hoá
được nhiều linh hồn; tương tự như thế, nếu con không
chịu nỗ lực trong việc thánh hoá bản thân, nhiều linh
hồn vẫn sẽ bất toàn. Nên biết rằng, sự hoàn thiện của họ
lệ thuộc ở sự hoàn thiện của con, con sẽ phải gánh phần
lớn trách nhiệm đối với những linh hồn này”.
1397- “Việc
hư đi của mỗi linh hồn d́m Cha vào nỗi buồn khổ chết đi
được. Con luôn an ủi Cha khi con cầu cho các tội nhân. Lời
nguyện cầu đẹp ḷng Cha nhất là lời cầu nguyện cho các
tội nhân ăn năn hoán cải. Lời nguyện cầu này lúc nào
cũng được lắng nghe và đáp ứng”.
Bởi
thế, như 3 thiếu nhi Fatima thụ khải, ngay từ đầu đă
được Mẹ Maria kêu gọi gia nhập Đạo Binh Thương Xót được
Mẹ bắt đầu triệu tập thế nào, th́ nữ tu Faustina cũng
thế, cũng được LTXC khẩn cấp kêu gọi và được chị mau mắn
đáp ứng theo đúng ḷng mong ước của Người, ở 2 khoản
Nhật Kư 308 (Lời Chúa) và 309 (Kinh Nguyện), sau đây:
«Cha muốn con thực hiện việc hiến dâng bản thân
con cho tội nhân, nhất là cho những linh hồn đă mất niềm
hy vọng vào t́nh
thương của Cha»
“Trước
trời đất, trước tất cả triều thần Thiên quốc, trước nhan
Rất Thánh Trinh Nữ Maria, trước tất cả mọi Quyền Năng
thiên đ́nh, con xin tuyên hứa cùng Thiên Chúa Duy Nhất
Ba Ngôi là hôm nay, hiệp cùng Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu
Chuộc của các linh hồn, con thực hiện một việc tự nguyện
hiến dâng bản thân ḿnh cho việc hoán cải của các tội
nhân, nhất là cho những linh hồn đă mất niềm hy vọng vào
t́nh thương của Chúa.
"Việc
hiến dâng này là ở chỗ, bằng cách hoàn toàn thuận phục ư
Chúa, con chấp nhận tất cả mọi đau khổ, sợ hăi và kinh
hoàng tràn đầy nơi các tội nhân. Ngược lại, con sẽ hiến
cho họ tất cả mọi niềm an ủi linh hồn con nhận được
từ việc con hiệp thông với Chúa. Tắt một lời, con xin
cống hiến hết mọi sự cho họ: Các Thánh Lễ, những lần
Hiệp Lễ, các việc thống hối, những hăm ḿnh khổ chế, các
lời nguyện cầu.
"Con không sợ những giáng phạt, những giáng phạt của đức
công minh thần linh, v́ con kết hiệp với Chúa Giêsu. Ôi
Chúa Trời con, nhờ đó, con muốn bù đắp cho Chúa thay
thế những linh hồn không tin tưởng vào ḷng nhân lành
của Chúa. Trong tận cùng tuyệt vọng con hy vọng vào t́nh
thương bao la của Chúa. Lạy Chúa con và lạy Thiên Chúa
của con, phần phúc của con – phần phúc muôn đời của con,
con không cậy sức ḿnh để thực hiện việc hiến dâng này,
nhưng dựa vào sức mạnh xuất phát từ các công nghiệp của
Chúa Giêsu Kitô.
"Hằng
ngày con sẽ lập lại việc hiến dâng bản thân này, bằng
việc xướng lên lời nguyện chính Chúa đă dạy con sau đây:
‘Ôi Máu và Nước tuôn ra từ Trái Tim Chúa Giêsu như Mạch
Nguồn Thương Xót cho chúng con, con tin tưởng nơi Chúa’”.
Nữ Tu Maria Faustina Bí Tích Thánh
Thứ Năm Tuần Thánh, trong Thánh Lễ, 29/3/1934
Đúng
thế, như con người, sau nguyên tội, không thể tự cứu
ḿnh thế nào, mà phải nhờ chính Đấng họ đă đâm thâu, đă
phạm đến, mới xứng đáng đền được cả tội lẫn vạ phạm đến
Đấng vô cùng của họ, th́ trong gịng lịch sử của chung
nhân loại cũng thế, chính Chúa Kitô phải tiếp tục và
liên tục chịu khổ nạn cùng tử giá cho phần rỗi đời đời
của họ, chẳng những ở thành phần vô tội, mà c̣n nhất là
qua thành phần chính nhân nữa, như nơi:
- Các
thai nhi vô tội bị sát hại;
- Những
con người dấn thân phục vụ công lư và ḥa b́nh bị sát
hại;
- Các
vị thừa sai truyền giáo bị sát hại;
- Những
người nghèo khổ khắp nơi bị bóc lột và lợi dụng;
- Các
người già yếu bị bỏ rơi;
- Những
trẻ em bị dị tật bẩm sinh ngay từ lúc mới sinh;
- Các
bệnh nhân chưa đến lúc chết theo tự nhiên, đă bị bức tử
bởi triệt sinh trợ tử hoặc trở sinh an tử;
- Những
người phụ nữ bị buôn làm t́nh, nô lệ t́nh dục;
- Các
con người đă nghèo khổ lại c̣n bị thêm thiên tai, gây ra
bởi các nước tân tiến, bất chấp môi sinh, cho lợi ích kỹ
nghệ và kinh tế của họ;
- Những
chính nhân, nhờ đời sống hiệp nhất nên một của họ với
Người, như cành nho hợp với thân nho bị Cha trên trời
cắt tỉa bởi những đau khổ v́ sự công chính giống như
Người.
Điển
h́nh nhất và tiêu biểu nhất cho Thời Điểm Thương Xót là
Chị Thánh Faustina, một Sứ Giả Thương Xót kiêm Tông Đồ
Thương Xót, đă trở thành mồi ngon cho LTXC, như vị giáo
hoàng đồng hương Balan của chị, trong lễ tôn phong hiển
thánh cho chị ngày 30/4/2000, đă nhận định về chị như
thế này:
“Nữ Tu
Faustina Kowalska đă viết trong Nhật Kư của chị như sau:
'Tôi cảm thấy đớn đau kinh khủng khi tôi thấy những
đớn đau của anh chị em tôi. Tất cả mọi khổ đau của anh
chị em tôi đều dội lại nơi trái tim của tôi; tôi ôm ấp
nỗi sầu thương của họ trong trái tim tôi đến độ thậm chí
nó hủy hoại tôi về thể lư. Tôi muốn tất cả mọi nỗi sầu
thương của họ đều đổ xuống trên tôi, để nhẹ gánh cho anh
chị em của tôi' (Nhật Kư, trang 365). Đó là mức độ
cảm thương được t́nh yêu dẫn tới, khi lấy t́nh yêu Thiên
Chúa làm mức đo lường của nó”.
Chính
Chị Thánh Faustina cũng đă thuật lại, ở 3 khoản Nhật Kư
của chị, một trường hợp điển h́nh, gần với thời điểm qua
đời của chị (5/10/1938), chị đă được thông phần thống
khổ với Chúa Kitô cho phần rỗi của "các linh hồn cần đến
LTXC hơn" như sau:
"Ngày 16/9/1937. Con rất
muốn làm giờ Thánh trước Thánh Thể hôm nay. Nhưng Chúa
lại không muốn như thế. Vào lúc 8 giờ con cảm thấy quằn
quại với những cơn đau đớn dữ dội đến độ con phải lên
giường ngay tức khắc. Con bị giật kinh phong đớn đau 3
tiếng đồng hồ; tức là cho đến 11 giờ đêm. Không có một
thứ thuốc nào giúp được con hết, và con nuốt bất cứ ǵ
vào con đều mửa ra. Có những lúc những đớn đau khiến con
không c̣n biết ǵ nữa. Chúa Giêsu cho con nhận thức được
rằng nhờ thế con đă được tham dự vào cuộc khổ ải của
Người trong vườn Cây Dầu, và chính Người đă cho phép
những khổ đau này xẩy ra để đền tạ Thiên Chúa về những
con người bị sát hại trong bụng dạ của những người
mẹ tội lỗi.
"Con đă
trải qua những khổ đau này cho đến nay là lần thứ ba.
Chúng bao giờ cũng bắt đầu xẩy ra vào lúc 8 giờ tối và
kéo dài cho tới 11 giờ đêm. Không có một thứ thuốc nào
có thể làm giảm bớt những khổ đau ấy. Đến 11 giờ th́
chúng tự nhiên hết, và bấy giờ con thiếp ngủ đi. Ngày
hôm sau con cảm thấy rất yếu… Khi con nghĩ rằng con có
thể chịu như thế nữa th́ con cảm thấy rùng ḿnh kinh sợ.
Thế nhưng con không biết rằng con sẽ chịu như thế nữa
hay chăng; con để mặc điều ấy cho Chúa. Những ǵ Chúa
muốn gửi tới con sẽ chấp nhận cách ngoan ngoăn và mến
yêu. Miễn là con có thể cứu được dù chỉ một con người,
khỏi bị sát hại, nhờ những khổ đau này! (Nhật
Kư – 1276)
"Ngày
20/2/1938. Hôm nay Chúa nói với con rằng: 'Cha cần đến
những đau khổ của con để cứu các linh hồn'. Ôi Giêsu ơi,
xin hăy thực hiện những ǵ Chúa muốn nơi con. Con không
có can đảm để xin Chúa Giêsu cho được chịu nhiều đau khổ
hơn nữa, v́ đêm hôm trước con đă chịu khổ quá nhiều đến
nỗi con không thể chịu dựng được thêm chỉ một giọt nữa,
những ǵ Chúa Chúa Giêsu đă trao cho con". (Nhật Kư – 1612)
"Hầu
như cả đêm con đă bị đớn đau dữ dội, đến độ con cảm thấy
tất cả ruột gan của con nát bấỵ Con mửa ra thuốc uống
vào. Khi con cúi đầu xuống đất con không c̣n biết ǵ
nữa, và con cứ ở tư thế đó một hồi, đầu nằm trên đất.
Khi tỉnh lại, con thấy toàn thân con đè lên đầu và lên
mặt con, và mặt mũi đầy những ǵ đă mửa ra. Con đă nghĩ
đến giờ phút cuối đời của con… Chúa Giêsu muốn khổ đau
chứ không phải là cái chết. Ôi Giêsu ơi, hăy làm những
ǵ Chúa muốn nơi con. Ôi các linh hồn, tôi thương mến
các hồn biết bao!" (Nhật Kư – 1613)
Nếu
Balan có 2 vị thánh của LTXC và về LTXC là Thánh
Faustina và Thánh Gioan Phaolô II, th́ Thánh Faustina là
Tông Đồ Thương Xót sống nội tâm trong tu viện, như chính
nhan đề cuốn Nhật Kư của chị cho thấy: LTXC trong Hồn
Tôi - Divine Mercy in My Soul", c̣n Thánh Gioan Phaolô
II là Thừa Sai Thương Xót có sứ vụ loan truyền Sứ Điệp
Thương Xót trên khắp thế giới nói chung và trong Giáo
Hội nói riêng, bằng vai tṛ giáo hoàng của ḿnh, làm sao
để hiện thực sứ điệp ngài kêu gọi ngay trong Lễ Đăng
Quang Khai Triều của ngài ngày 22/10/1978: "Đừng sợ.
Hăy mở rỗng các cửa cho Chúa Kitô", một lời kêu gọi
hoàn toàn phản ảnh và âm vang ư nghĩa của Sứ Điệp Thương
Xót: "Giêsu ơi, con tin nơi Chúa!".
Tuy
nhiên, dù khác nhau về vai tṛ và sứ vụ đối với LTXC, cả
hai vị thánh Balan này đều có chung một thân phận, đó là
trở thành mồi ngon của LTXC, bằng cuộc đời nhuộm đầy đau
khổ. Thật vậy, Thánh Gioan Phaolô II đă bị ám sát chết
hụt ngày 13/5/1981 ở Quảng Trường Thánh Phêrô. Từ đó
ngài bị mất 60% máu trong cơ thể của ngài, phải ra vào
nhà thương cả chục lần, nhưng dù sức yếu hẳn đi, ngài
vẫn hăng say với sứ vụ giáo hoàng của ḿnh, một giáo
triều kéo dài 26 năm rưỡi (16/10/1978 - 2/4/2005). Thế
nên, mỗi ngày ngài càng già yếu hẳn đi, nhất là vào
những tháng cuối đời của ngài, đặc biệt là vào Tuần
Thánh và Tuần Bát Nhật Phục Sinh 2004 cuối tháng 3 đầu
tháng 4. Chúng ta hăy nghe những ǵ được chính vị giáo
hoàng kế vị ngài là ĐTC Biển Đức XVI cho biết,
trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 2/4/2006, kỷ niệm
đúng 1 năm băng hà của vị tiền nhiệm, như sau:
“Vào ngày 2/4 năm
ngoái, một ngày như hôm nay đây, Vị Giáo Hoàng Gioan
Phaolô II yêu dấu của chúng ta đă sống vào những giờ
phút như thế này đoạn hành tŕnh cuối cùng của
đời ngài, một cuộc hành tŕnh đức tin, đức mến và đức
cậy, một cuộc hành tŕnh đă để lại một nét đậm nơi lịch
sủa Giáo Hội cũng như của nhân loại. Cuộc khổ nạn và cái
chết của ngài giống như một giai đoạn kéo dài của Tam
Nhật Phục Sinh.
“Tất cả chúng ta vẫn
c̣n nhớ các h́nh ảnh về cuộc Đi Đường
Thánh Giá cuối cùng của ngài hôm Thứ Sáu Tuần Thánh: V́
không đến được Hí Trường Colosseum, ngài đă theo dơi
đường thánh giá từ nguyện đường riêng của ngài, tay ôm
cây thập giá. Thế rồi, vào Chúa Nhật Phục Sinh, ngài đă
ban phép lành ‘urbi et orbi’, song không thể nói lên lời
nào, mà chỉ lấy tay ra dấu mà thôi. Đó là một phép lành
đớn đau và cảm kích được ngài lưu lại cho chúng ta như
chứng từ cao cả nhất về việc ngài cương quyết hoàn thành
sứ vụ của ngài cho tới cùng…..
“Trong
những năm cuối cùng của ngài, Chúa đă dần dần tước lột
ngài khỏi tất cả mọi sự, để làm cho ngài hoàn toàn nên
giống Người. Và khi ngài không c̣n tông du được nữa, sau
đó thậm chí không c̣n bước đi được nữa, sau cùng đến nỗi
không c̣n nói được nữa, th́ cử chỉ của ngài, việc loan
báo của ngài được biến thành những ǵ thiết yếu, đó là
việc ban tặng bản thân ḿnh cho đến cùng….”
Vị giáo hoàng thiết lập Lễ LTXC ngày 30/4/2000, dịp tôn
phong hiển thánh cho nữ tu Faustina,
đă qua đi vào Thứ Bảy Đầu Tháng 2/4/2005, lúc 9:37 pm,
áp Lễ LTXC CN 3/4/2005,
được phong chân phước vào chính CN Lễ LTXC 1/5/2011 và
được phong hiển thánh vào CN Lễ LTXC 27/4/2014
XIN ĐÓN XEM TIẾP
Moisen Gẫy Cánh - Trong Giáo Hội
Hiện Thế Mùa Đại Dịch 2020