Chào bình minh từ Kolkata Ấn độ ngày Chúa Nhật
truyền giáo 23/10/2022,
Quí THĐC rất dấu yêu trong Lòng Mẹ Đồng Công Thương
Xót,
Thật là hân hoan lần đầu
tiên được cử hành Chúa Nhật Truyền giáo của Giáo hội
và với Giáo hội hoàn vũ ở tại Kolkata Ấn Độ này.
Đối với em, trong các chuyến Hành trình Truyền giáo
Xuyên Việt với Nhóm TĐCTT 2016 và 2018, và Nhóm THĐC
2017, bao giờ cũng vào Tháng 10 hàng năm,
thì Calcutta quả là tột đỉnh, và vì thế nên em mới
nói là tột đỉnh Calcutta.
Thật vậy, nếu sứ vụ tông đồ
và truyền giáo, trên hết và trước hết, là ở đức ái
trọn hảo, một yếu tố vô cùng quan trọng bất khả
thiếu
để có thể làm cho nhân loại
nhận biết Chúa Kitô, thì Calcutta thật sự là tột
đỉnh của bất cứ một vị thừa sai truyền giáo hay tông
đồ nào.
Ngoài ra, Tột đỉnh Calcutta
còn ở chỗ Calcutta được tỏa sáng đức ái trọn hảo
Kitô giáo
bởi Mẹ Têrêsa đã thu
hút được nhiều chim trời đến đậu trên cành tinh thàn
và sứ vụ của Mẹ,
chẳng những tại Calcutta mà còn trên khắp thế
giới, ở 123 quốc gia khi Mẹ qua đời năm 1997,
với 594 nơi truyền giáo (missions), tại 123 quốc
gia, với 3914 nữ tu Thừa sai Bác ái của Mẹ từ 20 năm
trước, hiện nay lên tới 5 ngàn nữ tu.
Ở Calcutta, Mẹ Thánh Teresa
và dòng của Mẹ không hề giảng đạo bằng lời nói về
Chúa Kitô, mà bằng chính đức ái trọn hảo,
qua việc phục vụ những
người anh chị em bần cùng khốn khổ trong xã hội.
Do đó hội dòng Mẹ thiết lập mới mang danh xưng các
Thừa sai Bác ái (Missionaries of Charity).
Mà việc phục vụ của Mẹ cũng
như dòng của Mẹ còn chất chứa sâu xa cả một đời sống
tận hiến thật nghèo khổ,
cả ở nơi bản thân mình,
hoàn toàn tin tưởng vào LTXC trong hết mọi sự, nhất
là về tài chính, không lo lắng gì hết, thế
mà Mẹ và dòng Mẹ
đã luôn luôn và liên lỉ
có đủ phương tiện (cả về tiền bạc và nhân lực) phục
vụ những người anh chị em nghèo nhất trong các người
nghèo.
Thành phố Kolkata hay
Calcutta là thành phố truyền giáo và bác ái xã hội
hơn là du lịch
không thể nào trở thành
lừng danh như hiện nay nếu không có một Mẹ và Dòng
của Mẹ.
Dù không phải là thành phố du lịch, mà là thành phố
hành hương mà khách hành hương hay du lịch đi lạc
lẩn quẩn trong Calcutta
chỉ cần gọi taxi, xich lô đạp hay lambretta và nói
cho tôi về Mother House là xong, nơi ai làm nghề
chuyên chở trong thành phố này đều biết.
Có thể nói nếu Giêrusalem là trung tâm của Thánh địa
Do Thái giáo cũng như Kitô giáo, nơi LTXC đã lên đến
tột đỉnh nơi cuộc Vượt qua của Chúa Giêsu,
một Thiên Chúa ở cùng nhân loại chúng ta, thì Calcutta
là trung tâm của Kitô giáo về đức ái trọn hảo,
mà nơi đâu càng trọn
hảo yêu thương thì vị Thiên Chúa vô cùng nhân hậu
càng hiện diện và tỏ hiện hơn bao giờ hết và hơn ở
đâu hết.
Thật ra trên thế giới này ở đâu cũng có người cùng
khốn, tật nguyền, bị bỏ rơi vô cùng đáng thương,
đôi khi hay nhiều khi còn đáng thương hơn cả ở
Calcutta này nữa, nhưng vấn đề ở đây đó là chỉ khác
với Calcutta ở chỗ đức ái trọn hảo,
nơi "Thiên Chúa là tình
yêu" (1Gioan 4:8,16) tiếp tục tỏ Lòng
thương xót vô cùng bất tận của Ngài một cách hết sức
tuyệt vời
qua một Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta và Dòng Thừa sai
Bác ái được Mẹ thành lập cách đây 72 năm (ngày
7/10/1950),
sau 2 năm Mẹ nhận được một ơn gọi khác, để đáp lại
tiếng gọi "Cha khát" trên
chuyến xe lửa Mẹ đi vào ngày 10/9/1946.
Riêng 2 vợ chồng chúng em, tâm phương và thúy nga,
sau khi kết thúc Hành trình Truyền giáo Thừa sai
Bác ái 2 tuần (11-24/10),
lại sửa soạn lên đường với THĐC 24 ngày
(7-30/11/2022).
Em cảm thấy Hành trình Việt Nam Truyền giáo Đồng
Công II 2022, không hẹn mà hò,
như là một hành trình Việt Nam tiếp nối hành trình
tột đỉnh Calcutta, với tư cách hạ sơn hành hiệp,
sau khi đã được leo lên tới tột đỉnh Calcutta.để nhờ
đó khổ công luyện chưởng thương xót.
Đối với em, thật là diễm phúc và tuyệt vời được đến
phục vụ những người anh chị em nghèo nhất trong các
người nghèo cùng với Dòng Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta.
Nhất là được sơ phụ trách tình nguyện viên sai đến
khu Nirmal Hriday, nghĩa là Khiết Tâm (immaculate
heart), the
first home for the dying destitutes,
nơi mà trong hành lang từ cửa bước vào có hàng chữ "Welcome
to Mother Teresa's First Love", vì khu
Nirmal Hriday này được Mẹ thiết lập đầu tiên từ năm
1952,
đúng 70 năm trước, như một thứ hospice, nơi giúp cho
những ai cùng khổ (destitutes) chết (dying) một cách
xứng đáng với phẩm giá con người.
Đúng vậy, một trong những người anh em cùng khổ, tên
là Kaligat, trước khi chết đã bày tỏ với Mẹ Teresa
rằng:
"Con đã sống như một con
vật ở ngoài đường phố, nay con được chết như một
thiên thần trong yêu thương".
Theo em, Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta cùng với dòng Thừa
sai Bác ái của Mẹ đã và đang trở thành một dấu chỉ
liên quan đến cuộc chung thẩm (xem Mt đoạn 25).
Chính Mẹ, một trong những tâm hồn trong thành phần
chiên đã có thể thưa với Chúa rằng: "Con
có thấy Chúa đâu?"
Bởi gần 50 năm Mẹ đã âm thầm sống trong đêm tăm tối
đức tin mà vẫn vui vẻ sống đức ái trọn hảo hơn bao
giờ hết và hơn ai hết,
trong việc phục vụ những người nghèo nhất trong các
người nghèo, để làm giãn cơn khát núi sọ của Chúa
Kitô.
Trong dòng của Mẹ Têrêsa Calcutta, ở dưới cạnh sườn
Chúa Kitô khổ giá bao giờ cũng có câu: "Ta
Khát" (Gioan 19:28), như khẩu hiệu của
Dòng Mẹ vậy.
Trong khi các dòng tu đang bị khủng hoảng ơn gọi tu
trì, thì Dòng Thừa sai Bác ái MC mới mẻ nhất của Mẹ
Thánh Têrêsa Calcutta,
cùng thời với Dòng Đồng Công ở Việt Nam từ thập niên
1940, lại càng ngày càng hùng hậu hơn bao giờ hết và
hơn bất cứ một dòng tu nào hết,
cho dù sống rất khó nghèo, và khấn thêm lời khấn thứ
4 là khấn dấn thân hy sinh phục vụ người nghèo,
người tàn tật, người bị bỏ rơi trong xã hội v.v.
Quả thực thế giới càng văn minh vật chất và càng
nhân bản nhân quyền càng trở thành vô thần duy vật,
càng hiện sinh hưởng thụ,
đang quay cuồng với văn hóa
chết chóc (culture of death - ĐTC Gioan
Phaolô II) và văn hóa vứt
bỏ (throw away culture - ĐTC Phanxicô)
hiện nay,
hơn bao giờ hết, "cần đến
LTXC biết bao" (ĐTC GP II Balan
17/8/2002) qua chứng từ đức ái trọn hảo của Kitô
giáo hơn bao giờ hết nơi Mẹ Têrêsa và Hội dòng của
Mẹ.
ĐTC Phanxicô, vị giáo hoàng thương xót, mấy lần đã
nói đến việc đụng chạm đến xác
thịt và thương tích của Chúa Kitô,
và chỉ có ở Tột
đỉnh Calcutta này, chúng em
mới được diễm phúc trực tiếp đụng chạm đến Người nơi
thân xác đáng thương của các anh chị em cùng khốn,
khi hai bàn tay chúng em được thực sự sờ đến họ,
không kể các việc phục vụ khác nữa như: lau sàn nhà
ngủ của họ, thu dọn phòng ăn của họ sau bữa trưa:
đem ly bát đi rửa, lau bàn, quét dọn, thu ghế, rửa
sàn nhà v.v. phơi các thứ khăn giường cùng với
quần áo được giặt của họ, rồi gấp cất đi v.v.
Thật vậy, ngày nào em cũng đi một vòng bắt tay
từng người lúc đến cũng như khi về, xin Chúa
chúc lành cho họ.
Em đã đút cho họ ăn chè vào bữa giải lao, và
đút cho họ ăn vào bữa trưa, đã rửa tay cho họ sau
bữa trưa cũng như lau tay cho họ,
đã nâng dẫn họ về giường của họ sau bữa trưa,
đã xoa bóp (massage) cho họ, đã dẫn họ đi tắm rửa, đã cạo
râu cho họ v.v.
Đang khi làm như vậy, em tự nhiên cảm thấy mình
cạo râu cho Chúa Giêsu, đút ăn cho Chúa, rửa và lau
tay cho Người, xoa bóp cho Người, dìu Người bước đi.
Chớ gì việc đụng chạm tự
nhiên đến những người anh em này cũng
là đụng chạm đến xác thịt và thương tich của Chúa
Kitô, như ĐTC Phanxicô nhắc nhở,
chữa lành các thương tích nội tâm của chúng em, để
chúng em xứng đáng là chứng nhân thương xót, là
TĐCTT trong thời điểm thương xót hiện nay,
như người bà được trừ cho 7 quỉ (xem Luca 8:2; Marco
16:9), nhờ động chạm đến Chúa khi rửa chân cho Người
bằng nước mắt và hôn chân Người (xem Luca 7:38),
nhờ đó nàng đã có thể đứng dưới chân Thập giá Chúa
với Mẹ Maria (Gn 19:25) và thậm chí còn trở thành vị
Tông đồ phục sinh cho chính tông đồ đoàn (Gn
20:16-18).
|