Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế: Thời khoảng 1-2/5/2025

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Hôm nay là ngày 30/4/2025, thời điểm Tháng 4 đen của dân nước Việt Nam nói chung và của Người Việt Hải ngoại nói riêng.Tuy nhiên, về lãnh vực tôn giáo, thì lại là thời điểm trong Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng theo chiều hướng của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô của Giáo Hội Công giáo nói chung và của tin hữu Công giáo Việt Nam nói riêng.

"Anh chị em thân mến, đặc biệt những ai đang đau khổ và lo âu, tiếng kêu thầm lặng của anh chị em đã được lắng nghe, những giọt nước mắt của anh chị em đã được thu lại, không một giọt nào bị mất đi! Trong cuộc Khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã gánh lấy mọi sự dữ của thế giới và bằng lòng thương xót vô biên, Người đã chiến thắng: Người nhổ bỏ tính kiêu ngạo ma quỷ đang đầu độc lòng người và gieo rắc khắp nơi bạo lực cùng tham nhũng. Chiên Thiên Chúa đã chiến thắng! Vì thế, hôm nay chúng ta reo lên: “Đức Kitô, niềm hy vọng của tôi, đã sống lại!» (Bài Ca Tiếp Liên Phục Sinh).

"Vâng, sự phục sinh của Đức Giêsu là nền tảng của niềm hy vọng: từ biến cố này trở đi, hy vọng không còn là ảo tưởng. Không. Nhờ Đức Kitô chịu đóng đinh và phục sinh, hy vọng không làm thất vọngSpes non confundit! (x. Rm 5,5). Và đó không phải là thứ hy vọng chạy trốn, nhưng là hy vọng dấn thân; không phải là thứ hy vọng xa rời thực tế, nhưng là hy vọng đầy trách nhiệm.

"Những ai đặt hy vọng nơi Thiên Chúa sẽ đặt bàn tay yếu đuối của mình vào bàn tay lớn và mạnh mẽ của Người, để được Người nâng dậy và bước đi: cùng với Đức Giêsu phục sinh, họ trở thành những lữ khách của hy vọng, chứng nhân của sự chiến thắng của Tình Yêu, của sức mạnh không bạo lực của Sự Sống."

Bởi thế, theo chủ đề "hy vọng" của Năm Thánh 2025 được Vị Giáo hoàng Thừa sai Thương xót do LTXC tuyển chọn và sai đến cho chung nhân loại và riêng Giáo Hội Công giáo phát động và trấn an, đặc biệt trong Bài giảng cho Lễ Đêm Phục Sinh cuối cùng của đời ngài như trên đây, chúng ta cùng nhau theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế trong thời khoảng 3 ngày vừa qua sau đây:: "

Giáo hoàng

Tang lễ ĐTC Phanxicô: Một làn sóng tình cảm thực sự, không chỉ là một sự kiện truyền thông

400.000 tín đồ đến đưa tiễn giáo hoàng Phanxicô tại Roma

Trực tiếp Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn ĐTC Phanxicô - Ngày II trong Tuần Cửu Nhật

Các tín hữu xếp hàng thâu đêm để tham dự lễ tang ĐTC Phanxicô

Khoảng 40 người di dân, người nghèo, tù nhân sẽ từ biệt Đức Thánh Cha lần cuối

Người nghèo ở Quảng trường Thánh Phêrô thương tiếc Đức cố Giáo hoàng

ĐTC Phanxicô và thế giới Hồi giáo: Di sản của đối thoại và tình huynh đệ

Thánh lễ tại Nhà nguyện Thánh Marta và các bài giảng của ĐTC Phanxicô

Giáo hội 

Mật nghị bầu Giáo hoàng sẽ bắt đầu vào ngày 7/5/2025

Đức Hồng Y của Philippines: Không chính trị hóa Mật nghị bầu Giáo hoàng

Đức Hồng y Becciu sẽ không tham dự Mật nghị bầu Giáo hoàng

Thủ đô Buenos Aires tiễn biệt Đức Thánh Cha Phanxicô

Đông Timor tuyên bố để tang Đức Thánh Cha Phanxicô trong 7 ngày

Sẽ ra sao nếu thế giới có tân Giáo hoàng là người Đông Nam Á hay châu Phi?

Hoa kỳ

Chính quyền Trump kỳ vọng Mật nghị Hồng y chọn một giáo hoàng nhu nhược và dễ kiểm soát

Putin tuyên bố 3 ngày ngừng bắn: Zelensky tố Nga « lừa đảo », Trump muốn đình chiến « lâu dài »

Đông Âu

Tia hy vọng từ cuộc gặp ngắn ngủi Trump-Zelensky ở Vatican

Trump nghi ngờ Putin không thực tâm muốn chấm dứt chiến tranh tại Ukraina

Nga "bắt đầu đàm phán trực tiếp không điều kiện tiên quyết" với Ukraine

Nga lên tiếng trước đề xuất ngừng bắn 30 ngày của Ukraine

Khoáng sản Ukraina : « Trước hết là một nước cờ địa chiến lược của Mỹ »

Chiến tranh Ukraina : Vì sao Putin chính thức công nhận sự tham chiến của lính Bắc Triều Tiên ?

Đông Á

 Ngoại trưởng Trung Quốc: Nếu nhượng bộ, 'kẻ bắt nạt sẽ được đằng chân lân đằng đầu'

Trung Quốc ‘sẽ không quỳ gối’ trong thương chiến với Mỹ

Ở thế thượng phong, Tập Cận Bình làm chủ thương chiến với Donald Trump

Việt Nam

Cựu binh Mỹ tại Việt Nam: 'Chúng tôi vẫn đang gây ra rất nhiều khó khăn cho người Việt'

Hành quyết tại Sài Gòn - nỗi đau dai dẳng suốt gần 60 năm

30/4/1975 có phải là ngày giải phóng?Những phóng viên nước ngoài với thời khắc lịch sử 30-4-1975

Cựu CIA Frank Snepp và 'cuộc tháo chạy hỗn loạn' trong thời khắc cuối của Sài Gòn

Hậu Chiến tranh Việt Nam: Hòa giải từ những nấm mồ

Cái chết không thể tránh khỏi của Việt Nam Cộng hòa, tại sao?

Nhân chứng chiến tranh Stephen Young: 'Nước Mỹ thua bởi một người!'

Chiến tranh Việt Nam và cuộc xung đột trong gia đình McNamara qua lời kể của người con trai

Lời nói dối của cha tôi

Lại có thông tin về việc 'Mỹ không tới dự kỷ niệm 30/4'

Tổng Bí thư Tô Lâm nói gì về chiến thắng 30/4?

50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam : « Đồng minh » của Mỹ, người trong cuộc nghĩ gì ?

Quần đảo Trường Sa: Hải cảnh Trung Quốc cắm cờ trên đá Hoài Ân mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền

30/04 : Pháp và mối liên hệ với “Lực lượng thứ ba” ở miền Nam Việt Nam

Anh và giải pháp công nhận hai nước Việt Nam sau Hòa đàm Paris 1973

Hòa hợp dân tộc: 100 tiếng nói đồng bào - Bài 1: Cuộc chiến ký ức

Hàn Quốc và Thái Lan tận dụng Chiến tranh Việt Nam để phát triển như thế nào?

Chật vật rời Hà Nội trước kỳ nghỉ lễ 30/4

50 năm, chiến sĩ VNCH nằm xuống: Còn đó những nỗi đau

50 năm, chiến sĩ VNCH nằm xuống: Các anh vẫn chưa yên nghỉ

Tai Họa

Mất điện chưa từng có ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha do hiện tượng khí quyển hiếm gặp?Trung Quốc: cháy nhà hàng dữ dội khiến 22 người chết, ông Tập Cận Bình ra chỉ thị quan trọngNhiều nơi châu Âu trải qua mùa hè nóng nhất 2.000 năm

Gia đình gốc Việt thiệt mạng trong vụ tông xe vào hội chợ Philippines ở Vancouver

 

Mật nghị bầu Giáo hoàng sẽ bắt đầu vào ngày 7/5/2025

Vào sáng thứ Hai ngày 28/4/2025, trong phiên họp chung thứ 5, 180 Hồng y hiện diện, trong đó có hơn 100 Hồng y cử tri, đã chọn ngày 7/5/2025 là ngày bắt đầu Mật nghị bầu Giáo hoàng.

Vatican News

Các quy định của tông hiến "Universi Dominici Gregis"
Thời điểm bắt đầu Mật nghị Hồng y được thiết lập theo các quy định của tông hiến "Universi Dominici Gregis" của Đức Gioan Phaolô II, được Đức Biển Đức XVI cập nhật bằng Tự sắc ngày 11/6/2007 và bằng Tự sắc vào ngày 22/2/2013.
Theo Tông hiến, Mật nghị Hồng y bắt đầu từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 20 sau khi Đức Giáo hoàng qua đời, sau tuần chín ngày cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho Đức cố Giáo hoàng.
Cụ thể hơn, kể từ thời điểm "trống tòa", các Hồng y cử tri có mặt phải đợi tròn 15 ngày để chờ những người vắng mặt, tối đa là 20 ngày, nếu có lý do nghiêm trọng. Tự sắc "Normas nonnullas" cũng trao cho Hồng y đoàn quyền quyết định bắt đầu Mật nghị sớm hơn thời gian quy định nếu chắc chắn rằng tất cả các cử tri đều có mặt.
Trong những ngày này, các Hồng y ở các nước xa vẫn đang được chờ đợi đến Roma. Trong thời gian họp Mật nghị, các Hồng y sẽ cư ngụ tại Nhà Thánh Marta, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô cư ngụ trong 12 năm làm Giáo hoàng.
Thánh lễ "pro eligendo Pontifice"
Sáng thứ Tư ngày 7/5, tất cả các Hồng y sẽ đồng tế trong Thánh lễ trọng thể "pro eligendo Pontifice" - để bầu Giáo hoàng -, do Đức Hồng y Niên trưởng Hồng y đoàn chủ tế.
Vào buổi chiều, các Hồng y cử tri tiến hành một cuộc rước long trọng đến Nhà nguyện Sistine, nơi Mật nghị bắt đầu bầu Giáo hoàng mới.
Sau khi đã vào bên trong Nhà nguyện Sistine, mỗi Hồng y cử tri tuyên thệ theo quy định tại đoạn 53 của Tông hiến "Universi Dominici Gregis".
Thông qua lời tuyên thệ này, các Hồng y cam kết, nếu được bầu, sẽ trung thành thực hiện Sứ vụ Phêrô như là Mục tử của Giáo hội Hoàn vũ.
Các ngài cũng cam kết giữ bí mật tuyệt đối về mọi thứ liên quan đến cuộc bầu cử Giáo hoàng và không ủng hộ bất kỳ nỗ lực can thiệp bên ngoài nào vào cuộc bầu cử.
Vào thời điểm này, Trưởng ban Nghi lễ Phụng vụ Giáo hoàng tuyên bố "extra omnes", nghĩa là tất cả những cá nhân không tham gia Mật nghị phải rời khỏi Nhà nguyện Sistine. Chỉ có vị Chưởng nghi và vị được chỉ định phụ trách bài suy niệm thứ hai ở lại.
Bài suy niệm này tập trung vào trách nhiệm quan trọng của các cử tri và sự cần thiết phải hành động với ý định trong sáng vì lợi ích của Giáo hội Hoàn vũ, chỉ hướng mắt về Chúa.
Sau khi bài suy niệm kết thúc, cả vị giáo sĩ và Trưởng ban Nghi lễ Phụng vụ Giáo hoàng đều rời khỏi nhà nguyện Sistine.
Tiến trình bầu Giáo hoàng
Sau đó, các Hồng y cử tri đọc kinh theo "Ordo Sacrorum Rituum Conclavis" - Nghi thức phụng vụ của Mật nghị - và lắng nghe Đức Hồng y Niên trưởng. Ngài sẽ hỏi các Hồng y đã sẵn sàng tiến hành bỏ phiếu hay có bất kỳ giải thích nào về các quy tắc và thủ tục hay không.
Tất cả các thủ tục bầu cử hoàn toàn diễn ra tại Nhà nguyện Sistine trong Dinh Tông tòa ở Vatican; nơi này hoàn toàn được niêm phong cho đến khi cuộc bầu cử kết thúc.
Trong suốt quá trình bầu cử, các Hồng y cử tri không gửi thư hoặc tham gia vào các cuộc trò chuyện, bao gồm cả cuộc gọi điện thoại, trừ những trường hợp cực kỳ cấp bách.
Các ngài không được phép gửi hoặc nhận bất kỳ loại tin nhắn nào, nhận báo hoặc tạp chí dưới bất kỳ hình thức nào hoặc theo dõi các chương trình phát thanh hoặc truyền hình.
Để bầu được một Giáo hoàng hợp luật, cần phải đạt được từ hai phần ba số phiếu của các cử tri có mặt. Nếu tổng số cử tri không chia hết cho ba, thì cần phải có thêm một phiếu bầu.
Nếu cuộc bỏ phiếu bắt đầu vào buổi chiều của ngày đầu tiên, thì sẽ chỉ có một lần bỏ phiếu. Vào những ngày tiếp theo, sẽ có hai lần vào buổi sáng và hai lần vào buổi chiều.
Sau khi kiểm phiếu, tất cả các lá phiếu sẽ được đốt. Nếu lần bỏ phiếu không có kết quả, một ống khói đặt trên Nhà nguyện Sistine sẽ phát ra khói đen. Nếu một Giáo hoàng được bầu, khói trắng sẽ bốc ra từ ống khói.
Nếu các cử tri không đạt được thỏa thuận về một ứng cử viên sau ba ngày bỏ phiếu không có kết quả, thì được phép nghỉ tối đa một ngày để cầu nguyện, thảo luận tự do giữa các cử tri và lời khuyên tinh thần ngắn gọn của Hồng y trưởng đẳng Phó tế (hiện là Hồng y Dominique Mamberti).
Sau khi bầu được Giáo hoàng
Sau khi các Hồng y bầu được Giáo hoàng mới, Hồng y cuối cùng của các Hồng y Phó tế sẽ gọi Thư ký của Hồng y đoàn và Trưởng ban Nghi lễ Phụng vụ Giáo hoàng vào Nhà nguyện Sistine.
Đức Hồng y Giovanni Battista Re, Niên trưởng của Hồng y đoàn, thay mặt cho tất cả các cử tri, yêu cầu sự đồng ý của ứng cử viên được bầu bằng những lời sau: "Ngài có chấp nhận việc bầu chọn ngài theo giáo luật làm Giáo hoàng không?"
Sau khi nhận được sự đồng ý, Đức Hồng y Niên trưởng hỏi thêm: "Ngài muốn được gọi bằng tên gì?"
Các chức năng của một công chứng viên, với hai quan chức của ban Nghi lễ làm chứng, được thực hiện bởi Trưởng ban Nghi lễ Phụng vụ Giáo hoàng; ngài soạn thảo văn bản chấp thuận và ghi lại tên đã chọn.
Từ thời điểm này, Giáo hoàng mới được bầu có toàn quyền và quyền tối cao đối với Giáo hội hoàn vũ. Mật nghị kết thúc ngay tại thời điểm này.
Tiếp đến, các Hồng y cử tri bày tỏ lòng tôn kính và tuyên thệ vâng phục Giáo hoàng mới, và tạ ơn Chúa.
Sau đó, Hồng y trưởng đẳng Phó tế thông báo cho các tín hữu về cuộc bầu cử và danh tính của Giáo hoàng mới bằng câu nói nổi tiếng: “Annuntio vobis gaudium magnum; Habemus Papam" - Tôi thông báo với anh chị em một tin mừng trọng đại; chúng ta có Giáo hoàng.
Ngay sau đó, Giáo hoàng mới ban Phép lành Tòa thánh Urbi et Orbi từ ban công chính của Đền thờ Thánh Phêrô.
Bước cuối cùng cần thực hiện là sau nghi lễ khai mạc sứ vụ của Giáo hoàng và trong thời gian thích hợp, Giáo hoàng mới chính thức tiếp quản Đền thờ Thánh Gioan Latêranô.