Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế: Thời Khoảng 5-7/8/2024

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Thế giới một lần nữa lại nín thở trước tinh hình chiến tranh ở Trung Đông, nhất là giữa Israel và Iran.

Đến độ đang lôi kéo các cường quốc nhập cuộc:

Báo Israel: Nga đưa tên lửa Iskander và vũ khí "sát thủ vô hình" sang Iran

Mỹ điều tàu chiến tới sát Israel, sẵn sàng đương đầu xung đột

Đó là lý do sau Bài Giáo Lý cho buổi triều kiến chung Thứ Tư hàng tuần vừa tái tấu vào đầu Tháng 8/2024 hôm nay, theo Vatican News Việt ngữ:

Đức Thánh Cha cho biết ngài theo dõi với rất nhiều lo ngại về tình hình ở Trung Đông. 

Ngài lặp lại lời kêu gọi các bên liên quan để xung đột không lan rộng và chiến tranh tại các mặt trận sẽ chấm dứt ngay lập tức, 

bắt đầu từ Gaza, nơi tình cảnh nhân đạo rất trầm trọng, không thể chịu đựng được.

Đức Thánh Cha cầu nguyện để sự chân thành tìm kiếm hòa bình dập tắt những tranh chấp, tình yêu chiến thắng hận thù và sự tha thứ làm tan biến việc trả thù. 

Hiệp ý cầu nguyện với ĐTC bằng tất cả lòng tin tưởng của mình, 

chúng ta tiếp tục theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế trong thời khoảng 3 ngày qua ở những đường kết nối tùy nghi sau đây:

GIÁO HỘI

Tiếp kiến chung 7/8/2024 - ĐTC Phanxicô: Không có gì mà Thiên Chúa không làm được

ĐTC Phanxicô cầu nguyện để hòa bình dập tắt các cuộc chiến ở Trung Đông

Vatican khẳng định Elenita de Jesus là nhân vật quan trọng nhưng không phải là Đức Mẹ

Đức Thánh Cha tham dự Kinh chiều lễ Đức Mẹ Xuống Tuyết tại Đền thờ Đức Bà Cả

Thế vận hội: Toà Thánh lấy làm tiếc về một số cảnh xúc phạm tôn giáo

Đức Thánh Cha: Văn chương giáo dục trái tim và tâm trí, mở ra lắng nghe người khác

Kinh Truyền Tin 4/8: Của cải vật chất không lấp đầy cuộc sống

Bộ Loan báo Tin Mừng lưu ý về Cửa Thánh của Năm Thánh 2025

Hai cuộc tấn công Nhà thờ Công giáo ở Indonesia được ngăn chặn

Các nữ tu khiếm thị ở Kenya trình bày chứng tá cho dân Chúa

Khoảng 700.000 người sẽ tham dự Thánh lễ do Đức Thánh Cha chủ sự tại Đông

Giới trẻ tổng giáo phận Mẹ Thiên Chúa ở Mátxcơva gặp gỡ chuẩn bị Năm Thánh

Cha Joseph Fitzgerald, từ vận động viên đến linh mục tuyên uý tại Olympic Paris

Có ít Kitô hữu Iraq di tản ở hải ngoại trở về lại quê hương

Giáo hội Colombia và Cộng hòa Dominica cầu nguyện cho dân tộc Venezuela

Các Giáo hội Kitô Thế giới kêu gọi cầu nguyện cho sự hoà giải giữa Bắc và Nam Hàn

HIỆN THẾ

Iran tìm cách siết gọng kìm với Israel bằng "vành đai lửa"

Iran đổi kế hoạch "trả thù" Israel sau cuộc đua ngoại giao của Mỹ?

Đọ sức mạnh trên không giữa Israel và Iran

Israel - Iran cận kề trận chiến khiến "thùng thuốc súng" Trung Đông bùng nổ

Iran gián tiếp thông báo họ đã quyết định sẽ tấn công Israel

Mệnh lệnh gấp rút của quân đội Israel khi "lửa" xung đột cận kề 

Kho vũ khí Iran mạnh cỡ nào để tung đòn đáp trả Israel?

"Trục kháng chiến" đáp trả Israel như thế nào sau vụ ám sát thủ lĩnh Hamas?

Israel dọa tung đòn với "trục ma quỷ" Iran, cảnh báo đối phương trả giá đắt

An ninh Israel chuẩn bị hầm trú ẩn cho lãnh đạo cấp cao

Tấn công khủng bố ở Tel Aviv, Israel khuyến khích dân mang theo súng

Israel không kích trường học ở Gaza, ít nhất 30 người chết

Phiến quân Myanmar chiếm căn cứ quân sự lớn, bắt các sĩ quan cấp cao

Bạo loạn nổ ra khắp nước, chính phủ Anh họp khẩn

Thủ tướng tháo chạy, biểu tình khắp nơi, chuyện gì đang xảy ra tại Bangladesh?

Bà Kamala Harris trở thành đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ, sẽ đối đầu với ông Trump vào tháng 11

Người nhập cư đóng góp nhiều cho Hoa Kỳ nhưng vẫn bị kỳ thị

Sát hại hàng xóm vì liên tục bị hỏi 'sao chưa lấy vợ'


Tiếp kiến chung 7/8/2024 - ĐTC Phanxicô: Không có gì mà Thiên Chúa không làm được

Trong bài giáo lý có chủ đề “Chúa Thánh Thần trong việc nhập thể của Ngôi Lời”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến hai động từ trong trình thuật thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ: Đức Mẹ “thụ thai” và “sinh hạ” Chúa Giêsu. Ngài giải thích rằng Đức Mẹ đã đón nhận Chúa vào tâm hồn và vào cung lòng mình, rồi làm chứng cho Người bằng cả cuộc đời mình. Do đó, chúng ta cũng được mời gọi, giống như Đức Mẹ, nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần hành động trong chúng ta, đón nhận Chúa và loan báo cho mọi người.

Vatican News 

Sáng thứ Tư ngày 7/8/2024, Đức Thánh Cha đã trở lại buổi tiếp kiến chung hàng tuần sau tháng 7 nghỉ mùa hè và tiếp tục loạt bài giáo lý về Chúa Thánh Thần. Với bài giáo lý thứ 5 trong loạt bài giáo lý này, ngài đưa các tín hữu đi vào giai đoạn thứ hai của lịch sử cứu độ, chiêm ngưỡng Chúa Thánh Thần trong công cuộc cứu chuộc, cụ thể là của Chúa Giêsu Kitô.

Trong bài giáo lý có chủ đề “Chúa Thánh Thần trong việc nhập thể của Ngôi Lời”, Đức Thánh Cha giải thích rằng Đức Trinh Nữ Maria, nhờ đức tin và sự vâng phục, đã hạ sinh chính Con Thiên Chúa và nhờ tiếng “xin vâng” của Mẹ, chúng ta có thể gọi Mẹ là “Hiền thê của Chúa Thánh Thần” và là “hình ảnh của Giáo hội”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến hai động từ trong trình thuật thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ: Đức Mẹ “thụ thai” và “sinh hạ” Chúa Giêsu. Ngài giải thích rằng Đức Mẹ đã đón nhận Chúa vào tâm hồn và vào cung lòng mình, rồi làm chứng cho Người bằng cả cuộc đời mình. Do đó, chúng ta cũng được mời gọi, giống như Đức Mẹ, nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần hành động trong chúng ta, đón nhận Chúa và loan báo cho mọi người.

Và Đức Thánh Cha nhắc rằng khi chúng ta trải qua những hoàn cảnh khó khăn, chúng ta cần canh tân niềm tin tưởng vào Chúa bằng cách ghi nhớ lời thiên thần nói với Đức Mẹ: “Không có gì mà Thiên Chúa không làm được”.

Tin Mừng theo Thánh Luca (1,30-31.34-35)

Sau khi Đức Thánh Cha làm Dấu Thánh Giá và đọc lời chào phụng vụ, cộng đoàn cùng nghe đoạn Tin Mừng theo Thánh Luca (1,30-31.34-35):

Sứ thần liền nói [với Đức Maria]: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. [...] Đức Maria thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà”.

Bài giáo lý

Và Đức Thánh Cha bắt đầu bài giáo lý như sau:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Với bài giáo lý hôm nay, chúng ta bước vào giai đoạn thứ hai của lịch sử cứu độ. Sau khi chiêm ngắm Chúa Thánh Thần trong công trình Sáng tạo, trong vài tuần lễ chúng ta sẽ chiêm ngắm Người trong công trình Cứu chuộc, cụ thể là của Chúa Giêsu Kitô. Vì vậy, chúng ta chuyển sang Tân Ước và chúng ta xem xét hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Tân Ước.

Bởi phép Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu nhập thể trong lòng Trinh nữ Maria

Chủ đề hôm nay là Chúa Thánh Thần trong sự kiện Nhập Thể của Ngôi Lời. Chúng ta đọc trong Tin Mừng Thánh Luca: “Chúa Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà” (1,35). Thánh sử Mátthêu xác nhận sự kiện cơ bản này, liên quan đến Đức Maria và Chúa Thánh Thần, khi nói rằng Đức Maria “mang thai do quyền năng của Chúa Thánh Thần” (1,18).

Giáo hội đã thu nhận sự kiện được mặc khải này và sớm đặt nó vào trung tâm biểu tượng đức tin của mình. Trong Công đồng Đại kết Constantinople vào năm 381 - công đồng xác định thiên tính của Chúa Thánh Thần - đề tài này đã được đưa vào công thức của “Kinh Tin Kính”.

Do đó, đây là một sự kiện đức tin có tính đại kết, bởi vì tất cả các Kitô hữu cùng nhau tuyên xưng cùng một tín biểu. Lòng đạo đức Công giáo, từ thời xa xưa, đã rút ra từ đó một trong những lời cầu nguyện hàng ngày, Kinh Truyền Tin.

Đức Maria như Hiền thê tuyệt hảo, là hình ảnh của Giáo hội

Tín điều này là nền tảng cho phép chúng ta nói về Đức Maria như Hiền thê tuyệt hảo, là hình ảnh của Giáo hội. Thực vậy, Chúa Giêsu - Thánh Leo Cả viết – “như Người đã được sinh ra nhờ tác động của Chúa Thánh Thần bởi một người mẹ đồng trinh, thì Người cũng làm cho Giáo hội, Hiền Thê không tì vết của Người, sinh hoa kết quả bằng hơi thở sống động của cùng một Thánh Thần”. Sự song song này được đưa vào Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium (Ánh sáng Muôn dân), trong đó nói như sau: “Bởi đức tin và sự vâng phục, Đức Maria đã sinh chính Con Thiên Chúa nơi trần gian mà không hề biết đến người nam, nhưng được Chúa Thánh Thần bao phủ. […] Vâng, Giáo hội, khi chiêm ngưỡng sự thánh thiện mầu nhiệm và noi gương đức ái của Đức Maria và khi trung thành thực hiện ý muốn của Chúa Cha, Giáo hội cũng được làm mẹ nhờ Lời Thiên Chúa mà Giáo hội trung thành lãnh nhận, vì nhờ việc rao giảng và ban phép Thánh Tẩy, Giáo hội sinh hạ những người con được thụ thai bởi Chúa Thánh Thần và được sinh ra bởi Thiên Chúa, để họ lãnh nhận một cuộc sống mới và bất diệt”. (ss.63,64).

Đức Maria thụ thai và hạ sinh Chúa Giêsu - Giáo hội đón nhận Lời Chúa và loan báo

Chúng ta kết thúc bằng một suy tư thực tế cho cuộc sống của chúng ta, được gợi ý bởi sự nhấn mạnh của Kinh Thánh về các động từ “thụ thai” và “sinh con”. Chúng ta đọc thấy trong lời tiên tri của ngôn sứ Isaia: “Này đây, một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai”, (7,14); và Thiên thần nói với Đức Maria: “Bà sẽ thụ thai và sinh một con trai” (Lc 1,31). Trước tiên, Đức Maria thụ thai, sau đó sinh ra Chúa Giêsu: đầu tiên Mẹ đón nhận Người vào trong mình, trong trái tim và trong xác thịt mình, sau đó Mẹ hạ sinh Người.

Điều này cũng xảy ra đối với Giáo hội: trước hết Giáo hội đón nhận Lời Chúa, để Lời Chúa “nói với tâm hồn mình” (xem Os 2,16) và “làm cho mình no thỏa” (xem Ed 3,3), theo hai cách diễn đạt trong Kinh Thánh, để hạ sinh Lời Chúa bằng cuộc sống và lời rao giảng. Hoạt động thứ hai sẽ không có hiệu quả nếu không có hoạt động đầu tiên.

“Không có gì là không thể đối với Thiên Chúa”

Ngay cả Giáo hội, khi phải đối mặt với những nhiệm vụ vượt quá khả năng của mình, cũng tự nhiên đặt ra câu hỏi tương tự: “Làm sao điều này có thể thực hiện được?”. Làm sao có thể loan báo Chúa Giêsu Kitô và ơn cứu độ của Người cho một thế giới dường như chỉ tìm kiếm hạnh phúc? Câu trả lời cũng giống như lúc đó: “Các con sẽ nhận được sức mạnh từ Chúa Thánh Thần” (Cv 1,8).

Những gì nói về Giáo hội nói chung đều có giá trị đối với chúng ta, với từng người đã được rửa tội. Mỗi người trong chúng ta đôi khi gặp những tình huống trong cuộc sống vượt quá sức mình và tự hỏi: “Tôi có thể giải quyết tình huống này như thế nào?”. Trong những trường hợp này, thật hữu ích khi lặp lại với chính mình những gì thiên thần đã nói với Đức Trinh Nữ: “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể ” (Lc 1,37).

Anh chị em thân mến, chúng ta cũng hãy tiếp tục cuộc hành trình của mình, mọi lúc, với niềm tin chắc đầy an ủi này trong tâm hồn: “Không có gì là không thể đối với Thiên Chúa”. Và nếu chúng ta tin điều này, chúng ta sẽ thực hiện những điều kỳ diệu. Không gì là không thể đối với Thiên Chúa. Cám ơn anh chị em.