Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế: Thời Khoảng 12-15/9/2024

Xin chào bình minh Cộng đồng Dân Chúa từ San Jose Bắc California Chúa Nhật 15/9/2024 Lễ Đức Mẹ Sầu Bi,

Trong thời khoảng 4 ngày vừa qua, tình hình Giáo Hội Hiện Thế vẫn liên quan đến chuyến Tông du 45 của ĐTC Phanxicô,

và liên quan đặc biệt đến thiên tai trên khắp thế giới, đặc biệt ở Trung Âu và đông Âu, bao gồm cả Phi Châu,

nhất là ở Á Châu với cơn bão Yagi tấn công khủng bố Miền Bắc Việt Nam, 

1 nước có thể nói thiệt hại nhất về cả nhân mạng lẫn sản vật trong 8 nước bị ảnh hưởng

là Phi Luật Tân, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Ấn độ và Bangladesh.

Bão Yagi tại Việt Nam: Làng mạc chìm trong biển nước, ít nhất 179 người chết

Việt Nam : Bão và lũ lụt ở miền bắc làm 336 người chết và mất tích

Tìm được 30 thi thể sau vụ lũ vùi lấp, cuốn trôi nhiều xe ở Cao Bằng

Nếu so sánh với bão lụt Miền Trung thường xuyên xẩy ra trong Tháng 10 hằng năm, 

nhất là trận bão lụt Miền Trung năm 2020 kéo dài gần 2 tháng với cả chục đợt tấn công,

thì trận bão Yagi này trong vòng mấy ngày không thể nào sáng bằng, nhưng lại được quốc tế cứu trợ nhiều nhất

Thậm chí còn được chính ĐTC Phanxicô quan tâm đến nữa:

Chúa Kitô thật sự tiếp tục mầu nhiệm Vượt Qua của Người cho đến tận thế, ở chỗ

Người vẫn chịu khổ giá nơi thành phần nạn nhân thời cuộc, bởi cả thiên tai lẫn nhân tai,

nhưng Người cũng phục sinh nơi những tâm hồn biết cảm thương nối vòng tay lớn cứu trợ.

Tin tưởng vào Đấng Quan Phòng Thần Linh làm chủ lịch sử loài người và là Đấng có thể biến dữ thành lành cho con người tội lỗi,

chúng ta tiếp tục theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế trong 4 ngày qua ở những đường kết nối tùy nghi sau đây:

GIÁO HỘI

Phỏng vấn ĐTC Phanxicô trên chuyến bay từ Singapore trở về Roma

Giáo hoàng chỉ trích Harris và Trump, khuyên người Công giáo Mỹ hãy chọn điều ‘ít ác hơn’

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc chuyến tông du dài nhất

HIỆN THÊ

Tình báo Ukraina : Bắc Triều Tiên là mối đe dọa lớn nhất đối với Kiev

Nga phản công quân Ukraina, giành lại hơn chục địa điểm trong vùng Kursk

Mỹ tố cáo kênh truyền hình Nga RT phá hoại dân chủ, gây bất ổn trên thế giới

Trung Quốc dọa « đập tan » mọi hành động xâm phạm "chủ quyền" ở Biển Đông

Tàu Đức đi qua eo biển Đài Loan, Trung Quốc lên án Berlin đe dọa an ninh

Biển Đông : Philippines rút tàu hải cảnh khỏi bãi cạn Sa Bin trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc

Chưa đầy 1 tuần, 3 đám cháy rừng lớn ở Nam California thiêu rụi hơn 100,000 mẫu

Bão Boris ở Trung Âu : CH Séc cảnh báo mưa gây lũ lụt kỷ lục

Thiên tai : Đông Âu đối mặt với trận bão Boris

Mưa lũ do bão Yagi : Chính quyền quân sự Miến Điện kêu gọi quốc tế cứu trợ


Kinh Truyền Tin 15/9: Chúa Giêsu là ai đối với tôi?

Trưa Chúa Nhật 15/9, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha có một bài huấn dụ ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật 24 thường niên.

Vatican News

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trước khi đọc Kinh Truyền Tin

Anh chị em thân mến, chúc Chúa Nhật tốt lành!

Tin Mừng phụng vụ hôm nay cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu, sau khi hỏi các môn đệ về suy nghĩ dân chúng về Người, Người đã hỏi thẳng họ: “Nhưng các con nói Thầy là ai?” (Mc 8,29). Phêrô thay mặt cả nhóm trả lời: “Thầy là Đấng Kitô” (c. 30). Tuy nhiên, khi Chúa Giêsu bắt đầu nói về sự đau khổ và cái chết đang chờ đợi Người, thì cũng chính Phêrô đã phản đối, và Chúa Giêsu quở trách ông một cách gay gắt: “Satan, hãy lui lại đằng sau Thầy! Vì suy nghĩ của anh không phải của Thiên Chúa mà của loài người” (c. 33).

Nhìn vào thái độ của tông đồ Phêrô, chúng ta cũng có thể tự hỏi chính mình về việc biết Chúa Giêsu thực sự có ý nghĩa gì đối với tôi. Biết Chúa Giêsu có nghĩa là gì?

Thực ra, một mặt Phêrô trả lời một cách hoàn hảo khi nói với Chúa Giêsu rằng Người là Đấng Kitô. Tuy nhiên, đằng sau những lời đúng đắn này vẫn còn một lối suy nghĩ “theo kiểu con người”, một não trạng tưởng tượng về một Đấng Mêsia mạnh mẽ và Mêsia chiến thắng, Đấng không thể chịu đau khổ và chết. Vì vậy, những lời của Phêrô là “đúng”, nhưng cách suy nghĩ của ông vẫn không thay đổi. Ông vẫn phải thay đổi não trạng, vẫn phải hoán cải.

Đây cũng là một thông điệp quan trọng đối với chúng ta. Thật vậy, chúng ta cũng đã học được điều gì đó về Thiên Chúa, chúng ta biết giáo lý, chúng ta đọc đúng kinh và có lẽ khi được hỏi “Chúa Giêsu là ai đối với bạn?” chúng ta trả lời tốt với một số công thức chúng ta đã học trong sách giáo lý. Nhưng chúng ta có chắc chắn rằng điều này có nghĩa là chúng ta thực sự biết Chúa Giêsu không? Thực tế, để biết Chúa, chỉ biết đôi điều về Người thôi thì chưa đủ, nhưng cần phải theo Người, để cho Tin Mừng của Người lay động và thay đổi chúng ta. Nghĩa là, cần có một mối tương quan với Người. Tôi có thể biết nhiều điều về Chúa Giêsu, nhưng nếu tôi không gặp Người, thì tôi không biết Chúa Giêsu là ai. Vì vậy, cần một cuộc gặp gỡ làm thay đổi cuộc đời: nó thay đổi cách sống, cách suy nghĩ, thay đổi những mối tương quan chúng ta có với anh chị em mình, sự sẵn sàng đón nhận và tha thứ của chúng ta, những lựa chọn về những gì chúng ta làm trong cuộc sống. Mọi sự sẽ thay đổi nếu bạn thực sự biết Chúa Giêsu! Thay đổi tất cả.

Anh chị em thân mến, nhà thần học và mục sư Tin lành Luther Bonhoeffer, nạn nhân của chủ nghĩa Quốc xã, đã viết như thế này: “Vấn đề không bao giờ khiến tôi hết thao thức là vấn đề biết Kitô giáo thực sự có ý nghĩa gì đối với chúng ta ngày nay hoặc ngay cả Chúa Kitô là ai” (Resistenza e Resa. Lettere e scritti dal carcere, Cinisello Balsamo 1996, 348). Thật không may, nhiều người không còn tự hỏi mình câu hỏi này nữa và vẫn “tĩnh tại”, ngủ quên, ngay cả khi ở xa Chúa. Ngược lại, điều quan trọng là tự hỏi: tôi có để cho mình bị đánh thức, tôi tự hỏi Chúa Giêsu là ai đối với tôi và Người chiếm vị trí nào trong cuộc sống của tôi không?

Xin Mẹ Maria giúp chúng ta thực sự biết về Chúa Giêsu.