Niềm Vui Yêu Thương - Thực Trạng Hôn Nhận Gia Đ́nh

Trọng Kính Cộng đồng Dân Chúa,

 

Trong tiến tŕnh của Năm Gia Đ́nh Niềm Vui Yêu Thương này,

Chúng ta đă có dịp đọc bài dịch hay nghe mp3 về t́nh trạng hôn nhân gia đ́nh cách đây 40 năm,

qua nhan đề "Niềm Vui Yêu Thương - Chập Chờn Sáng Tối" được phổ biến hôm mùng 8/7/2021,

theo văn kiện Tông Huấn T́nh Nghĩa Gia Đ́nh - Familiaris Corsortio của ĐTC Gioan Phaolô II 1981.
 

Sau đó, chúng ta đă đọc hay nghe câu chuyện thực sự về Niềm Vui Yêu Thương - Cổ Tích Đời Thường, 

được phổ biến hôm kia mùng 9/7/2021, hôm nay, để tiếp theo, chúng ta trở lại với Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương,

để thấy được ĐTC Phanxicô và Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thường lệ 2015 và ngoại lệ 2014 đă nhận thấy ǵ
 

về Thực Trạng Hôn Nhân Gia Đ́nh 35 năm sau Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới 1980 cũng về Hôn Nhân Gia Đ́nh.
 

Xin kính mời Cộng đoàn dân Chúa theo dơi ở những cái links tùy ư thích hợp dươi đây:
 


 

Xin đọc bài dịch của HĐGMVN dưới đây:
 

CHƯƠNG II

THC TRẠNG VÀ NHNG THÁCH ĐỐ CỦA GIA Đ̀NH 

1.               Thiện ích của gia đ́nh là điều có tính quyết định đối với tương lai của thế giới và Hội thánh. Đă có rất nhiều phân tích về hôn nhân và gia đ́nh, về những khó khăn và thách đố đối với gia đ́nh hiện nay. Chúng ta nên tập chú vào thực tế cụ thể, v́ “những đ̣i hỏi và những lời mời gọi của Thần Khí cũng vang lên ngay trong những biến cố lịch sử”, qua đó “Hội thánh có thể được dẫn đến chỗ hiểu biết thâm sâu hơn đối với mầu nhiệm khôn ḍ về hôn nhân và gia đ́nh”[1]. Ở đây, tôi không có tham vọng tŕnh bày toàn bộ những ǵ có thể nói về những đề tài khác nhau liên quan đến gia đ́nh trong bối cảnh hiện thời. Nhưng, v́ các Nghị phụ Thượng Hội đồng đă đưa ra một cái nh́n thực tế về các gia đ́nh trên toàn thế giới, nên tôi thấy thật là phù hợp để thâu thập lại đôi điều trong những đóng góp mục vụ của các ngài, thêm vào đó những bận tâm khác từ chính cái nh́n của tôi.

 

Thực trạng của gia đ́nh 

2.               “Trung thành với giáo huấn của Đức Kitô, chúng ta hăy nh́n vào thực tế của gia đ́nh hiện nay trong toàn cảnh phức tạp, với ánh sáng và bóng tối của nó. […] Những thay đổi về nhân học và văn hóa ngày nay đang tác động lên mọi khía cạnh của đời sống và đ̣i phải có một lối tiếp cận có tính phân tích và đa dạng”[2]. Trong bối cảnh cách đây vài thập niên, các Giám mục Tây Ban Nha đă nhận ra một thực tế là trong các gia đ́nh đă có được sự tự do nhiều hơn, “bằng sự phân công hợp t́nh hợp lí hơn các gánh nặng, trách nhiệm và công việc. […] Khi càng đề cao sự thông giao nhân vị giữa vợ chồng, người ta càng góp phần làm cho toàn thể cuộc sống chung trong gia đ́nh có tính nhân văn hơn. […] Cả xă hội ngày nay trong đó chúng ta đang sống, cũng như xă hội mà chúng ta đang hướng đến đều không cho phép tiếp tục tồn tại những h́nh thức và mẫu mực gia đ́nh như trong quá khứ mà thiếu sự phân biệt”[3].Nhưng “chúng tôi ư thức xu hướng chính của những thay đổi về nhân học và văn hóa đó đang dẫn các cá nhân đến chỗ ngày càng ít được hỗ trợ hơn so với quá khứ từ các cấu trúc xă hội, trong đời sống t́nh cảm và gia đ́nh của họ”[4]. 

3.               Đàng khác, “cũng cần phải xét đến nguy cơ ngày càng tăng về một thứ khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa cực đoan làm biến chất các mối liên kết gia đ́nh và kết cục coi mỗi thành viên gia đ́nh như một ốc đảo cô lập, đôi khi c̣n nổi lên tư tưởng cho rằng con người tạo nên chính ḿnh bởi các ước muốn riêng tư vốn được xem như tuyệt đối[5]“Những căng thẳng xâm nhập từ một thứ văn hóa mang đậm tính cá nhân chủ nghĩa coi trọng chiếm hữu và hưởng thụ, làm nảy sinh trong ḷng các gia đ́nh những hành xử thiếu kiên nhẫn và hung hăng”[6]. Tôi muốn kể thêm vào đó cả nhịp sống gấp rút hiện nay, những áp lực, cơ cấu tổ chức xă hội và làm việc, v́ đó cũng là những nhân tố văn hóa gây nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng có được những chọn lựa lâu dài. Đồng thời, chúng ta cũng thấy ḿnh đang đối diện với những hiện tượng hàm hồ. Chẳng hạn, người ta đề cao tư tưởng về một thứ nhân vị tôn vinh tính chân thực đối lại với cung cách xử sự rập khuôn. Đó là một giá trị có thể phát huy những tài năng và tính bộc phát tự nhiên; nhưng nếu định hướng sai lạc, nó có thể tạo ra những thái độ ngờ vực thường xuyên, tránh né dấn thân, khép ḿnh trong tháp ngà tiện nghi và kiêu căng. Sự tự do chọn lựa giúp ta tự hoạch định đời sống của ḿnh và phát triển bản thân ḿnh tốt nhất, nhưng nếu không có những mục tiêu cao thượng và kỉ luật cá nhân, tự do đó sẽ khiến người ta ngày càng mất dần đi khả năng quảng đại tự hiến chính ḿnh cho tha nhân. Thực tế tại nhiều nước, nơi mà con số các cặp kết hôn đang giảm, th́ ngày càng có nhiều người chọn sống độc thân, hay chung chạ như vợ chồng mà không sống chung một nhà. Chúng ta cũng có thể nêu lên một ư thức đáng khen ngày nay về đức công bằng; nhưng nếu hiểu không đúng, điều này sẽ biến các công dân thành những khách hàng chỉ quan tâm mỗi việc cung ứng các dịch vụ cho ḿnh mà thôi. 

4.               Nếu những nhân tố nguy hiểm này ảnh hưởng đến quan niệm về gia đ́nh, th́ gia đ́nh có thể biến thành một trạm quá cảnh, nơi người ta chỉ chạy đến nương nhờ khi cần, hoặc nơi người ta đến để đ̣i hỏi những quyền lợi, c̣n các quan hệ th́ phó mặc cho những thay đổi thất thường của những ước muốn riêng và hoàn cảnh. Thực ra, ngày nay người ta dễ lẫn lộn giữa sự tự do đích thực và tư tưởng cho là mỗi người có thể phán quyết thế nào tùy ư, như thể ngoài cá nhân chẳng c̣n đâu là chân lư, giá trị và nguyên tắc định hướng cuộc đời, người ta xem như thể mọi thứ đều như nhau, và mọi sự đều phải được phép. Trong bối cảnh đó, lí tưởng hôn nhân, vốn là một sự dấn thân trọn vẹn và bền vững suốt đời, rốt cuộc sẽ bị tiêu tan bởi những sở thích tùy hứng hoặc bởi những thói thất thường dựa trên cảm tính. Người ta sợ sự cô đơn, người ta ước muốn được sống trong một môi trường được che chở và chung thủy, nhưng đồng thời càng ngày người ta càng sợ bị vướng nhiều hơn vào mối quan hệ có thể cản trở việc thực hiện những khát vọng cá nhân của ḿnh. 

5.               Là Kitô hữu, chúng ta không thể chối bỏ lí tưởng hôn nhân, chỉ v́ lí do không muốn đi ngược ḍng cảm thức của con người ngày nay, v́ muốn  hợp thời, hoặc v́ mặc cảm tự ti trước t́nh trạng suy thoái về đạo đức và nhân bản. Như thế chúng ta sẽ làm cho thế giới thiếu mất đi những giá trị mà chúng ta có thể và phải góp phần. Hẳn là, chẳng có ư nghĩa ǵ khi cứ ngồi một chỗ mà chỉ trích những điều xấu xa của thời đại, như thể làm vậy chúng ta có thể thay đổi được điều ǵ. Cũng chẳng ích ǵ khi cố dùng quyền bính áp đặt luật lệ lên người khác. Điều chúng ta cần là một nỗ lực với sự quảng đại và trách nhiệm nhiều hơn để tŕnh bày các lí do và các động cơ cho việc chọn lựa hôn nhân và gia đ́nh, và bằng cách này giúp người ta sẵn sàng đáp trả hơn nữa ân sủng mà Thiên Chúa ban cho họ. 

6.               Đồng thời chúng ta cũng phải khiêm tốn và thực tế nh́n nhận rằng, đôi khi cách chúng ta tŕnh bày niềm tin Kitô giáo của ḿnh, và cách chúng ta cư xử với người khác đă góp phần tạo ra t́nh trạng mà chúng ta đang than văn như ngày nay, bởi thế chúng ta cần phải tự phê b́nh một cách thích đáng. Đàng khác, chúng ta thường tŕnh bày hôn nhân theo cách nào đó khiến cho mục đích kết hợp của hôn nhân, lời mời gọi triển nở trong t́nh yêu và lí tưởng tương trợ lẫn nhau bị lu mờ đi, trong khi quá nhấn mạnh về bổn phận sinh sản như thể đó là mục đích duy nhất. Chúng ta cũng đă không đồng hành tốt với các cặp vợ chồng mới cưới trong những năm đầu hôn nhân của họ, không có những đề xuất thích hợp với giờ giấc của họ, với ngôn ngữ của họ, với những ưu tư cụ thể nhất của họ. Nhiều khi chúng ta cũng đă tŕnh bày một thứ lí tưởng thần học hôn nhân quá trừu tượng, được xây dựng hầu như nhân tạo, xa rời hoàn cảnh cụ thể và các khả năng thực tiễn của các gia đ́nh. Việc lí tưởng hóa quá mức như vậy, nhất là khi chúng ta không đánh thức đủ niềm tín thác vào ơn Chúa, đă không giúp làm cho hôn nhân trở thành hấp dẫn hơn và đáng khao khát hơn, mà hoàn toàn đi ngược lại. 

7.               Từ khá lâu rồi, chúng ta vẫn cứ tin rằng chỉ cần nhấn mạnh những vấn đề đạo lí, đạo đức sinh học và luân lí, mà không cần khuyến khích người ta mở ḷng ra với ân sủng, cũng là điều đă nâng đỡ các gia đ́nh, củng cố mối dây liên kết vợ chồng và mang lại cho cuộc sống chung của họ một ư nghĩa. Chúng ta đă gặp khó khăn khi tŕnh bày hôn nhân như một hành tŕnh năng động của phát triển và thực hiện hơn là một gánh nặng phải chịu đựng suốt cả cuộc đời. Chúng ta cũng cảm thấy khó khăn khi muốn dành chỗ cho lương tâm của các tín hữu, là những người rất thường đáp lại lời mời gọi của Tin mừng cách tốt nhất ngay giữa những giới hạn của họ, và họ cũng có khả năng phân định cá nhân tốt trước những t́nh huống khi mọi kế hoạch bị đổ vỡ. Chúng ta được mời gọi để đào tạo các lương tâm chứ không thay thế các lương tâm. 

8.               Chúng ta phải biết ơn v́ phần lớn người ta vẫn c̣n quí trọng giá trị các mối tương quan gia đ́nh với ước mong những giá trị này sẽ kéo dài măi và được ghi dấu bằng sự kính trọng lẫn nhau. Bởi thế, người ta cảm kích việc Hội thánh đồng hành và hỗ trợ người ta trong các vấn đề liên quan đến việc làm triển nở t́nh yêu, việc khắc phục những xung đột hay việc giáo dục con cái. Nhiều người quí trọng sức mạnh của ân sủng mà họ đă cảm nhận nơi Bí tích Giao Ḥa và Thánh Thể, ân sủng này giúp họ vượt qua được những thách đố trong đời sống hôn nhân và gia đ́nh. Tại một số nước, đặc biệt nơi nhiều vùng của Châu Phi, chủ nghĩa thế tục vẫn không làm suy yếu được một số giá trị truyền thống, và các cuộc hôn nhân vẫn tạo nên một liên kết vững chắc giữa hai đại gia đ́nh thông gia, trong đó người ta vẫn c̣n giữ được một cơ cấu khá rơ ràng nhằm giải quyết những tranh chấp và những khó khăn. Trong thế giới hiện nay, chúng ta cũng cảm kích chứng tá của các đôi hôn phối không những kiên tŕ theo thời gian mà c̣n vẫn tiếp tục sống dự phóng chung và bảo toàn được t́nh yêu của họ. Điều đó mở ra một hướng mục vụ tích cực, ân cần, có thể từng bước giúp các đôi bạn đào sâu hơn những đ̣i hỏi của Tin mừng. Thế nhưng, chúng ta rất thường ở trong tư thế tự vệ, và phung phí năng lượng mục vụ cho việc lên án một thế giới suy đồi, mà ít có khả năng đề ra cho người ta những con đường mang lại hạnh phúc. Nhiều người cảm thấy rằng sứ điệp của Hội thánh về hôn nhân và gia đ́nh không phản chiếu rơ ràng lời rao giảng và thái độ của Đức Giêsu, Người đồng thời vừa đề xuất một lí tưởng rất đ̣i hỏi vừa không bao giờ từ chối gần gũi và cảm thương với những con người yếu đuối, như người phụ nữ xứ Samaria hay người phụ nữ ngoại t́nh. 

9.               Điều đó không có nghĩa là không c̣n nhận ra sự suy đồi văn hóa không cổ vơ t́nh yêu và sự hiến dâng nữa. Những ư kiến tham khảo trước hai Thượng Hội đồng gần đây cho thấy rất nhiều triệu chứng khác nhau của một thứ “văn hóa tạm bợ”. Tôi nghĩ đến, chẳng hạn, lối sống tốc độ trong đó người ta thay đổi từ quan hệ t́nh cảm này sang quan hệ t́nh cảm khác. Người ta tưởng rằng t́nh yêu, cũng giống như các mạng xă hội, có thể kết nối hay ngưng kết nối tùy theo sở thích của người tiêu dùng và cũng có thể nhanh chóng “bị chặn”. Tôi cũng nghĩ tới nỗi sợ mà người ta cảm thấy bởi viễn cảnh của một sự dấn thân vĩnh viễn khơi lên, nghĩ tới nỗi sợ không c̣n thời gian tự do, nghĩ tới những mối tương quan tính toán thiệt hơn, người ta băn khoăn liệu chúng có bù đắp được sự cô đơn, có được một sự bao bọc chở che, hay được phục vụ thế nào đó hay không. Người ta chuyển đổi cách sống các quan hệ t́nh cảm giữa con người thành thái độ sống như khi ứng xử với các đồ vật và môi trường, đó là xem mọi sự đều có thể vứt bỏ, mỗi người dùng xong rồi bỏ, mua và hủy, khai thác và vắt kiệt. Rồi th́ chia tay! Chứng tự yêu ḿnh thái quá khiến người ta không c̣n khả năng nh́n thấy được ǵ ngoài bản thân ḿnh, ngoài những khao khát và những nhu cầu của ḿnh. Nhưng ai sử dụng người khác như các đồ vật, th́ sớm hay muộn, sẽ bị người khác sử dụng, bị thao túng và bỏ rơi như thế. Một điều đáng lưu ư là hôn nhân đổ vỡ thường xảy ra nơi những người lớn tuổi mà thích t́m một lối sống “độc lập và từ chối lí tưởng chung sống với nhau cho đến tuổi già, để chăm sóc và nâng đỡ nhau.