Hôm nay, Thứ Tư mùng 7/5/2025, là ngày đầu tiên Mật nghị Hồng y bầu chọn vị tân Giáo hoàng kế nhiệm Đức cố Phanxicô vừa qua đời. Theo các quy định trong tông hiến "Universi Dominici Gregis" của Đức Gioan Phaolô II, được Đức Biển Đức XVI cập nhật bằng Tự sắc ngày 11/6/2007 và bằng Tự sắc vào ngày 22/2/2013 thì lễ an táng cho vị giáo hoàng tiền nhiệm quá cố từ 4 đến 6 ngày sau khi vị tiền nhiệm qua đời, và mật nghị hồng y bầu chọn tân giáo hoàng kế nhiệm bắt đầu từ 15 đến 20 ngày sau khi vị giáo hoàng tiền nhiệm qua đời, nghĩa là sau tuần chín ngày cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho Đức cố Giáo hoàng. Bởi thế, sau khi Đức cố Giáo hoàng Phanxicô qua đời hôm 21/4 thì ngài được an táng ngày 26/4/2025 (tức 5 ngày sau, trong thời khoảng 4-6 ngày), và mật nghị hồng y bầu chọn tân giáo hoàng kế nhiệm vào ngày 7/5/2025 (tức 16 ngày sau, trong thời khoảng 15-20 ngày).
Thường thì ngày đầu tiên của mật nghị hồng y bầu chọn vị tân Giáo hoàng kế nhiệm hầu như là một vòng bầu thử nghiệm sơ khởi, kể như không tính, nhưng sang đến ngày thứ hai có thể đã xuất hiện tên tuổi và hình ảnh lờ mờ vị tân giáo hoàng ở số phiếu vượt trội nhưng chưa tới 2/3 để khỏi cần kéo dài thêm tiến trình bầu chọn, nên ống khói ở nóc Nhà nguyện Sistine, nơi mật nghị hồng y bầu chọn giáo hoàng chưa tới lúc bốc lên khói trắng, thường phải mất trung bình 2 ngày sau ngày khai mạc đầu tiên mới có kết quả về vị tân giáo hoàng, như đã xẩy ra cho cả 3 mật nghị bầu chọn 3 vị giáo hoàng cận đại: Gioan Phaolô 2, Biển Đức 16 (dù ngài nổi tiếng và sáng giá nhất) và Phanxicô.
Thực tế chiều hôm nay cho thấy, 4 giờ bắt đầu diễn tiến Mật nghị Hồng y bầu chọn vị tân Giáo hoàng, phần đầu bao gồm nghi thức tuyên thệ của từng vị hồng y cử tri đã kéo dài 1 tiếng 45 phút, từ 4 tới 5:45 pm, sau đó là cánh cửa Nhà nguyện Sistine khép lại, chỉ còn các vị hồng y cử tri, và cộng đồng dân Chúa tràn ngập ở Quảng trường Thánh Phêrô đừng đợi suốt 3 tiếng 15 phút, từ 5:45 tới 9:15 pm. Có một số, như chúng tôi tận mắt thấy khoảng một chúc anh chị em trong đó có một số trong phái đoàn VN từ Úc sang không thể chờ đợi ống khói trên nóc Nhà nguyện Sistine nhả khói đời người mới có một lần đã phải bỏ về, số còn lại trong họ về sau thì tự liệu chuyên chở.
Vấn đề ở đây là hầu như ai cũng nghĩ là khói đen chứ không thể nào có khói trắng, ấy thế mà vẫn ráng chờ hơn 3 tiếng đồng hồ dưới bầu trời càng về đêm càng lạnh. Họ cố chờ vì biết đâu lại là khói trắng thì sao? Họ chờ cũng có thể hầu hết chưa bao giờ được thấy cảnh tượng lịch sử này của Giáo Hội của họ.
Các Hồng y bầu chọn Vị Giáo hoàng 267: Cộng đồng Dân Chúa ở Quảng trường Thánh Phêrô trước Mật nghị
Các Hồng y Bầu chọn Vị Giáo hoàng 267: Nghi thức dẫn nhập, nhất là việc từng vị tuyện thệ
Tuy nhiên, không phải thực tế như thế mà Cộng đồng Dân Chúa ở khắp nơi qua truyền thông, nhất là đang đích thân túc trực ở Quảng trường Thánh Phêrô, lơ là 2 ngày đầu mà chỉ tập trung vào ngày thứ 3. Ai cũng mong biết được kết quả của việc chọn bầu vị tân giáo hoàng của mật nghị hồng y, bao gồm cả thành phần ngoài Giáo Hội Công Giáo, một thực tại cho thấy vai trò cùng ảnh hưởng của vị Giáo hoàng Roma có tính cách toàn cầu mà không một lãnh tụ đạo đời nào, dù chính trị hay tôn giáo, trên thế giới này có được.
Các Hồng y bầu chọn Vị Giáo hoàng 267: Cộng đồng Dân Chúa ở Quảng trường Thánh Phêrô chờ khói bốc lên
Các Hồng y bầu chọn Vị Giáo hoàng 267: Khói đen bốc lên như hiện thực
Các Hồng y bầu chọn Vị Giáo hoàng 267: Khói đen bốc lên qua màn ảnh
Thế nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là, nếu người viết cho rằng: không ai có thể biết chắc được vị hồng y nào sẽ là tân giáo hoàng 267 của Giáo Hội Công Giáo, vẫn có thể căn cứ vào tính cách liên hệ giữa các đời giáo hoàng cận đại và tính cách liên tục của các giáo triều để suy đoán vị tân giáo hoàng sẽ như thế nào, dù là vị nào chăng nữa, dù lấy tông hiệu gì đi nữa.
Tính cách liên hệ giữa và liên tục của các đời giáo hoàng cận đại thuộc thiên kỷ thứ 3 Kitô giáo, theo người viết đều theo chiều hướng "duc in altum" (Luca 5:4), và mỗi vị đều đã thứ tự ứng nghiệm từng phần trong 4 phần của Tông Thư "Mở màn cho một tân thiên kỷ" của ĐTC Gioan Phaolô 2, như người viết đã vắn gọn nhận định và phân tích trong các emails trước. Vậy có phải vị tân giáo hoàng ở phần thứ 4 trong Tông Thư "Mở màn cho một tân thiên kỷ" này là vị giáo hoàng cuối cùng của lịch sử Giáo Hội Công giáo hay chăng?
Xin đón xem tiếp trong email ngày mai: "Tân giáo hoàng 267 - Bí Mật Fatima phần 3".
Trong khi chờ đợi, xin đọc thêm nhiều chi tiết quan trọng bất khả thiếu và bỏ qua về chính cuộc bầu chọn của Mật nghị Hồng y cho tới khi xuất hiện vị tân Giáo hoàng ở bài viết sau đây: