Giáo triều của Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV - Những chứng nhân của tình yêu


Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Ngay sau khi được tới Giáo đô Roma một cách đột xuất để kịp tham dự hậu sự cho Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, và đón mừng vị tân Giáo hoàng thay cho Đức cố Giáo hoàng Phanxicô vừa qua đời, nhất là trong thời gian Mật nghị Hồng y bầu chọn vị tân giáo hoàng thay cho Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, người viết này đã gửi một loạt email chủ đề về các vị Giáo hoàng cận đại, bao gồm Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 và Đức Thánh Cha Phanxicô, để nhờ đó có thể biết được vị tân Giáo hoàng sẽ như thế nào, không cần biết ngài là ai.  

Để làm việc này, cho dù chỉ là những suy đoán và suy diễn cá nhân, người viết cũng đã phải căn cứ vào một văn kiện chính thức của Giáo Hội là Bức Tông Thư "Mở màn cho một tân thiên kỷ" được ĐTC Gioan Phaolô II ban hành ngày Lễ Chúa Hiển Linh mùng 6/1/2001, trong đó, nội dung có 4 phần chính, thứ tự là: "Gặp gỡ Đức Kitô, di sản của Năm Thánh 2000" (1), "Một dung nhan để chiêm ngắm" (2), "Bắt đầu lại từ Chúa Kitô" (3) và "Những chứng nhân của tình yêu" (4). 

Theo người viết thì vì bức Tông thư này được ban hành cho "một tân thiên kỷ" thì cũng không nhiều thì ít, không trực tiếp thì gián tiếp, liên quan đến các vị Giáo hoàng hay các triều đại Giáo hoàng thuộc ngàn năm thứ 3 Kitô giáo, trong đó có 3 vị Giáo hoàng được liệt kê trên đây, bao gồm cả vị tân Giáo hoàng vừa được bầu chọn là Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV. Và người viết đã vắn gọn chứng minh là 3 vị giáo hoàng tiền nhiệm của vị tân Giáo hoàng đều đã trở nên ứng nghiệm với 3 phần đầu của bức Tông Thư này: "Gặp gỡ Đức Kitô" với ĐTC Gioan Phaolô II; "Một dung nhan để chiêm ngắn" với ĐTC Biển Đức 16, và "bắt đầu lại từ Chúa Kitô" với ĐTC Phanxicô. Xin xem các email về 3 vị Giáo hoàng cận đại này ở Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng Tống Cựu Nghinh Tân Nhị Vị Giáo Hoàng Phanxicô và Lêô XIV

Nếu 3 vị giáo hoàng tiền nhiệm của Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV quả thực đã ứng nghiệm với 3 phần đầu của Tông Thư "Mở màn cho một tân thiên kỷ" thì phải chăng Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV cũng được LTXC tuyển chọn để hoàn tất phần thứ 4 của mình như được phác họa bởi bức tông thư có tính cách ngôn sứ này, đó là giáo triều của ngài phải là một giáo triều của "những chứng nhân của tình yêu", bao gồm trước hết và trên hết là chính bản thân của ngài?

Cho dù chúng ta chưa biết giáo huấn và những hoạt động của Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV của chúng ta như thế nào trong tương lai nơi giáo triều của ngài, chúng ta cũng đã có thể thấy được chân trời mới nơi giáo triều của ngài, một giáo triều của "những chứng nhân của tình yêu", bao gồm trước hết và trên hết là chính bản thân của ngài. Ở chỗ nào? Câu trả lời của người viết đó là ở linh đạo của Dòng Augustino của ngài, một linh đạo đã ảnh hưởng sâu xa đến đời sống tu đức và mục vụ của ngài, đến độ khi gia nhập hàng giáo phẩm vào năm 2014 sau 2 khóa phục vụ Dòng ngài với tư cách là tổng quyền, ngài đã lấy câu châm ngôn từ bài giảng của Thánh Augustino: "In Illo uno unum - Trong Đấng duy nhất, chúng ta là một".

Trong bài viết Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV chúng ta đọc thấy những lời rất quan trọng liên quan đến câu châm ngôn được ngài bày tỏ trong cuộc phỏng vấn với Tiziana Campisi của Vatican News ngày 10 tháng 7 năm 2023 như sau: “Như có thể thấy qua châm ngôn giám mục của tôi, sự hiệp nhất và hiệp thông chính là một phần đặc sủng của Dòng Thánh Augustinô, và cũng là cách tôi suy nghĩ và hành động. Tôi nghĩ rằng việc thúc đẩy sự hiệp thông trong Giáo hội là điều vô cùng quan trọng, và chúng ta đều biết rõ rằng hiệp thông, tham gia và sứ vụ là ba từ khóa của Thượng Hội Đồng. Vì thế, với tư cách là một tu sĩ Augustinô, đối với tôi, việc cổ vũ sự hiệp nhất và hiệp thông là điều cốt yếu. Thánh Augustinô đã nói rất nhiều về sự hiệp nhất trong Giáo hội và sự cần thiết phải sống điều đó.”

Đối với người viết, theo mạc khải Thánh kinh "Thiên Chúa là tình yêu" (1Gioan 4:8,16) thì tình yêu là sự sống hiệp thông và vì thế yêu là sống hiệp thông. Vậy với chủ trương của vị tân Giáo hoàng: "việc cổ vũ sự hiệp nhất và hiệp thông là điều cốt yếu", thì không phải hay sao, Giáo triều của Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV phải là "những chứng nhân của tình yêu"! Như thế thì phải chăng mối hiệp nhất Kitô giáo sẽ xẩy ra trong giáo triều của ngài? Phải chăng Do Thái giáo cũng nhận biết Chúa Kitô trong giáo triều của ngài, để lời tiên báo của Chúa Kitô Mục tử được ứng nghiệm: "Chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên" (Gioan 10:16)?? Và phải chăng nhân loại cũng không còn tàn sát nhau và sẽ sống với nhau như con cái của một Cha trên trời??? Nhưng, để được như thế, phải chăng cần có "một người chết thay cho dân..." (Gioan 11:51) như Chúa Kitô "để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối" (Gioan 10:52)!

Đến đây, chúng ta có thể thấy được viễn kiến của Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô về vị Giáo hoàng kế vị của mình đã ứng nghiệm theo nghĩa bóng, khi ngài nói đến vị Giáo hoàng khác thay ngài là "Gioan 24", Vị Tông đồ chú trọng đã liên lỉ và chú trọng đến yêu thương và hiệp nhất đúng như ước vọng của Chúa Kitô trong Lời nguyện hiến tế kết thúc Bữa Tiệc Ly: " vị Giáo hoàng mang tông hiệu chủ trương "hiệp nhất" trong yêu thương: "Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con. (Gioan 17:20-23).
Bởi vậy, cho dù Đức tân Giáo hoàng, vị Giáo hoàng 266 thừa kế Vị Giáo hoàng tiên khởi là Thánh Phêrô, tức là vị Giáo hoàng thứ 267 trong giòng lịch sử của Giáo Hội ngay từ ban đầu, không lấy tông hiệu là "Gioan 24" mà là "Lêô XIV", cũng vẫn theo đúng tinh thần và đường hướng yêu thương hiệp nhất của Thánh Gioan Tông đồ, như chính Thánh Âu Quốc Tinh đã chủ trương và đã được Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV trân trọng tiếp nối cùng thể hiện khi lấy châm ngôn giáo phẩm của mình là "In Illo uno unum - Trong Đấng duy nhất, chúng ta là một". Nếu quả thực vì lý tưởng yêu thương và hiệp nhất này mà ngài có phải trả giá như Chúa Kitô "để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối" (Gioan 10:52) thì lại càng ứng nghiệm hơn nữa về thân phận của Tông đồ Gioan được Chúa Kitô phục sinh tiên báo cho Vị Giáo hoàng tiên khởi Phêrô, vị "sẽ phải chết cách nào" (Gioan 21:19) biết: "Nếu Thày muốn nó ở lại cho tới khi Thày lại đến thì có việc gì tới con" (Gioan 21:22-23).

Tiếp tục tin tưởng vào sự quan phòng thần linh của Đấng đã thiết lập Giáo Hội, đã Vượt Qua "được toàn quyền trên trời dưới đất" (Mathêu 28:18) và "ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế" (Mathêu 28:20), chúng ta tiếp tục hiệp thông cầu nguyện cho Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV để Ngài được nên trọn theo ý muốn tối cao của Đấng an bài tất cả mọi sự đã tuyển chọn ngài cho thời điểm đang chia rẽ và vì vậy mà thế giới loài người đang bị hủy hoại hơn bao giờ hết hiện nay, về cả thể lý, tâm lý, triết lý lẫn luân lý, một "thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao", vì "chỉ trong LTXC thế giới mới có hòa bình và nhân loại mới có hạnh phúc" (ĐTC Gioan Phaolô II - Balan ngày 17/8/2002), một "thế giới ngày nay" đã được vị tân Giáo hoàng Lêô XIV khi vừa ra mắt chiều ngày 8/5/2025 đã lên tiếng bằng lời chào chúc trấn an như sau: 

"Bình an ở cùng tất cả anh chị em! Anh chị em thân mến, đây là lời chào đầu tiên của Đức Kitô Phục Sinh, vị Mục Tử nhân lành đã hiến mạng sống vì đoàn chiên của Thiên Chúa. Tôi cũng mong muốn lời chào bình an này thấm sâu vào lòng anh chị em, lan tỏa đến gia đình của mỗi người, đến mọi người, ở bất cứ nơi đâu, đến mọi dân tộc, đến khắp mặt đất. Bình an ở cùng anh chị em!"

TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh

Trong Tuần san L'Osservatore Romano của Tòa Thánh số phát hành đặc biệt về Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV,

ngay bên trái hình của ngài ở trang bìa có hai nhan đề "La corsa Pietro - Cuộc bỏ chạy của Thánh Phêrô" và "Abbandonarsia Colui che Guida la Chiesa - Cuộc công hãm vị dẫn dắt Giáo Hội",
và ở trang bên trong còn có thêm tấm hình Thánh Phêrô tử đạo ở tư thế bị đóng đanh ngược, không biết có liên quan gì đến Vị tân Giáo hoàng Lêô XIV này hay chăng?