Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Vị Kế nhiệm

Từ Giáo đô Roma tối ngày Thứ Sáu mùng 2/5/2025 xin trân trọng kính chào Cộng đồng Dân Chúa,

Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Giáo hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo 

vừa qua đi hôm Thứ Hai 21/4 đầu Tuần Bát Nhật Phục Sinh Năm Thánh 2025, hưởng thọ 88 tuổi, sau 12 năm 1 tháng và 8 ngày (13/3/2013 - 21/4/2025) phục vụ Giáo Hội được Thiên Chúa uỷ thác cho ngài với tư cách thừa kế Thánh Phêrô và đại diện Chúa Kitô trên trần gian này. 

Sau lễ an táng ở Quảng Trường Thánh Phêrô sáng ngày Thứ Bảy 26/4/2025, áp Chúa Nhật Lễ LTXC 27/4/2025, ngài đã được an táng như di nguyện của ngài ở Đền Thờ Đức Bà Cả, gần Nhà nguyện Paolina là nơi có Ảnh Đức Mẹ là Phần rỗi của Dân thành Roma, nơi ngài hằng đến trước và sau mỗi chuyến tông du của ngài để cầu nguyện và tạ ơn Đức Mẹ.

Ngài vừa nằm xuống truyền thông đã bắt đầu suy đoán trong số hơn 120 vị hồng y cử tri ai có thể là Vị Giáo hoàng 267 kế nhiệm ngài. Tất nhiên khi suy đoán người ta thường căn cứ vào tiếng tăm của vị hồng y khả đáng liên quan đến chức vụ quan trọng vị đó đang nắm giữ trong Giáo Hội, cùng với các hoạt động có tính cách toàn cầu nổi nang đáng lưu ý của vị ấy v.v., chứ ít khi chú trọng tới đời sống thánh thiện của vị này.

Đó là lý do truyền thông đã bị hố to khi đột ngột xuất hiện trên ngai tòa Thánh Phêrô một Đức Gioan Phaolô II ngày 16/10/1978, vị Giáo hoàng thứ 264 không phải là người Ý sau 455 năm liên tục, mà là một người Âu Châu, nhưng lại là một nước Balan Âu Châu thuộc khối Cộng sản Đông Âu! Sau đó 35 năm (1978 - 2013), vào ngày 13/3 lại xuất hiện một vị Giáo hoàng không phải "từ một nước xa xôi" (ĐTC GP 2 ngày 16/10/1978) là Balan cách xa Giáo đô Roma hơn là ở Ý gần gũi, mà "từ tận cùng thế giới" là Á Căn Đình, một quốc gia ở tận đáy Mỹ Châu là ĐTC Phanxicô, vị đã hoàn toàn khuất mắt truyền thông.  \

Phải chăng vì thế mà lần này truyền thông càng chú trọng hơn đến các vị hồng y khắp các châu lục, bao gồm cả Á Châu và Phi Châu, những châu lục không phải Âu Châu chính gốc hay Âu Châu nới rộng thành Mỹ Châu và Úc Châu như hiện nay, nhưng lại là những châu lục đang có những vị hồng y được Đức cố Giáo hoàng Phanxicô bất ngờ tuyển chọn, nhất là một số vị hồng y ở 2 châu lục này đang nắm vai trò quan trọng trong Giáo triều Roma? \

Vậy thì vị Giáo hoàng 267 kế nhiệm Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô là ai lần này lại càng khó đoán, không dễ đoán như khi bầu chọn Vị Giáo hoàng Kế nhiệm ĐTC GP 2 là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI vì ngài quá nổi nang về mọi mặt, ở chỗ ngài là một thần học gia, vừa là tổng trưởng thánh bộ tín lý đức tin thâm niên và là người phụ tá thân tín với vị tiền nhiệm của mình hơn ai hết. \

Có một sự lạ xẩy ra giữa 3 đời Giáo hoàng gần đây nhất đó là sự kiện vị giáo hoàng nào cũng qua đời vào một năm đặc biệtĐTC Gioan Phaolô 2 qua đời khi chưa hoàn tất Năm Thánh Thể do chính ngài mở ra; ĐTC Biển Đức XVI qua đời khi Năm Đức Tin do ngài mở ra cũng đang diễn tiến, và ĐTC Phanxicô cũng qua đi khi Năm Thánh 2025 là Năm "Lữ Hành Hy Vọng" đang được ngài phát động và theo đuổi theo chiều hướng tin tưởng vào Chúa Kitô Vượt Qua, như trong bài giảng và Sứ Điệp Phục Sinh cuối cùng của ngài! 

Vấn đề được đặt ra ở đây là giáo triều của 3 vị Giáo hoàng này: Đức GP 2, Đức Biển Đức 16 và Đức Phanxicô có liên hệ gì với nhau chăng hay rời rạc chẳng liên hệ gì với nhau? Thật ra, theo sự an bài thần linh của Đấng đã thiết lập Giáo Hội và ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế thì tiến trình của Giáo Hội được tiếp diễn nhịp nhàng từ Giáo hoàng đời trước đến Giáo hoàng đời sau, theo chiều hướng của "gió muốn thổi đâu thì thổi" (Gioan 3:8). Nếu căn cứ vào yếu tố liên tục và liên hệ giữa các đời Giáo hoàng như thế chúng ta cũng có thể suy đoán vị giáo hoàng tương lai như thế nào dù không biết chắc vị đó là ai, hay nhờ đó cũng có thể suy đoán ra vị nào trong hồng y đoàn nếu vị này đang theo đuổi chiều hướng liên hệ và liên tục này!\

Nếu nói về mối liên hệ trong 3 đời giáo hoàng gần đây nhất giữa ĐTC GP 2, ĐTC Biển Đức XVI và ĐTC Phanxicô thì mối liên hệ và liên tục của các vị là ở chỗ "duc in altum - nước sâu thả lưới" (Luca 5:4), ý tưởng chính trong bức Tông Thư "Mở màn cho một tân Thiên niên kỷ" được ĐTC GP 2 ban bố ngày Lễ Hiển Linh 6/1/2001 sau Đại Năm Thánh 2000. 

Thật vậy, trong khi ĐTC Biển Đức 16 đã thực hiện trong giáo triều 8 năm của mình chiều hướng "nước sâu thả lưới" ở chỗ nội tâm, liên quan đến phụng vụ và tu đức: Về phụng vụ ngài đã cho phép làm lễ Latinh v.v.; về tu đức ngài đã ban bố bộ 3 thông điệp "Thiên Chúa là tình yêu" (2005), "Niềm hy vọng cứu độ" (2007) và "yêu thương trong chân lý" (2009), thì ĐTC Phanxicô đã thực hiện trong giáo triều 12 năm của mình chiều hướng "nước sâu thả lưới" ở chỗ mục vụ thương xót "ngoại biên" (vùng sâu vùng xa). Như thế, vị tân Giáo hoàng 267 của Giáo Hội Công Giáo phải là vị đang theo chiều hướng "nước sâu thả lưới" này... nhưng vị đó là ai trong Hồng y đoàn hiện nay?



Theo người viết này thì vị đó đang là một trong "những chứng nhân của tình yêu"... như được chia sẻ ở video được thâu ngay trong Đền Thờ Gioan Laterano là Vương cung Thánh đường chính tòa của Giám mục Roma cũng là Giáo hoàng sau thánh lễ 5 rưỡi chiều Thứ Năm mùng 1/5/2025 ở cái link sau đây:


TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh