Chúa Nhật IV Mùa Vọng - Năm C |
CUỘC VIẾNG THĂM CỦA ĐỨC MARIA |
Lm Giuse Đinh lập Liễm |
A. DẪN NHẬP
Chúng ta bắt đầu bước vào tuần lễ thứ 4 của Mùa Vọng, được coi là thời gian chót của Mùa Vọng. Trong các Chúa nhật trước, tiên tri Isaia đã loan báo cho dân chúng về Đấng Thiên sai, tiếp đến thánh Gioan Tẩy giả thúc giục mọi người hãy sám hối để được ơn tha tội trong khi đón chờ , đồng thời mách bảo cho mọi người cách thức dọn đường cho Chúa đến.
Chúa nhật thứ 4 Mùa Vọng này có thể được gọi là Chúa nhật của Đức Mẹ vì bài Tin mừng của ba năm đều nói đến Đức Mẹ. Như vậy, Giáo hội muốn nhắc nhở chúng ta nhớ đến vai trò của Đức Mẹ trong việc Chúa Cứu thế giáng sinh. Đặc biệt bài Tin mừng hôm nay nói đến việc Đức Maria đi thăm viếng bà chị họ Elizabeth để vị Tiền hô và Đấng Cứu Thế gặp nhau ngay khi còn trong bụng mẹ.
Trong tâm tình dọn lòng mừng lễ Giáng sinh, chúng ta hãy để ra thời gian vắn để suy niệm về cuộc thăm viếng của Ngài. Qua bài Tin mừng hôm nay, Đức Maria để lại cho chúng ta nhiều bài học để thực hành : Đức Maria là mẫu gương của niềm tin, của bác ái và khiêm nhường. Noi gương sáng ngời của Đức Mẹ, chúng ta hãy tập sống bác ái theo phương châm của thánh Phaolô Tông đồ đã đề ra :”Nên mọi sự cho mọi người”(1Cr 9,19).
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1 : Mica 5,2-5.
Tiên tri Mica là người đồng thời với tiên tri Isaia và cũng là thừa kế tinh thần của Isaia. Ông loan báo cho biết Đấng Emmanuel (Is 7,14) sẽ sinh ra tại Belem (cũng gọi là Epratha), một thôn làng bé nhỏ và nghèo nàn nhưng đã trở nên quan trọng vì Thiên Chúa đã chọn thôn làng này làm quê hương của Đấng Thiên Sai (Mt 2,6). Ông còn cho biết Đấng Emmanuel này rất cao trọng, Ngài sẽ thống lĩnh Israel và đem lại cho Israel sự thống nhất và bình an trong khi dân Israel bị chia rẽ và cơ cực.
+ Bài đọc 2 : Dt 10,4-10.
Tác giả bức thư gửi cho Do thái mô tả Đấng Messia như một vị Thượng tế , và chức Thượng tế của Ngài trổi vượt chức thượng tế Cựu ước. Ngài đã vâng phục Đức Chúa Cha đến nỗi hy sinh mình trên thập giá. Lễ tế Ngài sẽ dâng lên không phải là lễ toàn thiêu hay là lễ xá tội của Cựu ước, mà là chính thân thể Ngài và thực thi thánh ý Thiên Chúa. Thánh vịnh 39/40 đã thể hiện sự hy sinh và vâng phục của Đức Giêsu đối với thánh ý của Thiên Chúa.
Lễ tế của Đức Giêsu trong thân phận làm người được dâng trên bàn thờ thập giá không cần phải dâng lên nhiều lần, mà một lần duy nhất có giá trị vĩnh viễn.
+ Bài Tin mừng : Lc 1,39-45.
Trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca cho biết hai bà mẹ đang mang thai thăm viếng và chúc tụng nhau. Maria sau khi được thụ thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, đã vội vã lên đường viếng thăm người chị họ Elizabeth để cho vị Tiền hô cũng nhận được Thần khí và được xức dầu làm tiên tri.
Luca có ý viết câu chuyện này giống với chuyện Đavít mang hòm bia về Giêrusalem (2Sm 6), để nói rằng Đức Maria chính là Hòm Bia Tân ước. Như Đavít ngày xưa nhảy múa trước Hòm Bia, nay Gioan nhảy mừng trước Maria, Hòm bia Giao ước mới đang mang nặng trong mình Đấng Cứu độ. Chính bà Elizabeth, khi gặp Maria, cô em họ đang mang nặng Đức Giêsu đã gọi cô là “Thân mẫu Chúa tôi” vì Maria đã hoàn toàn tin vào lời Chúa hứa.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Tâm tình cuộc viếng thăm.
I. CUỘC VIẾNG THĂM CỦA ĐỨC MARIA.
1. Hai chị em gặp nhau.
Theo ý định ngàn đời của Thiên Chúa, Trinh nữ Maria đã được chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Và đặc biệt là Trinh nữ thụ thai, sinh con mà vẫn còn đồng trinh vì đây là việc làm đặc biệt của Thiên Chúa toàn năng; và cũng là một dấu hiệu để Maria tin : bà chị họ Elizabeth của cô đã thụ thai trong lúc tuổi già và đã mang thai được sáu tháng. Vừa nghe tin mừng này Maria liền vội vã lên đường đến thăm và chia vui với chị.
Bà Elizabeth ở miền núi, chắc chắn cuộc hành trình của Maria lên miền núi không tránh được mệt nhọc vất vả. Theo lời truyền tụng từ thế kỷ thứ 5, gia đình Giacaria ở triền núi, trong một thành thuộc xứ Giuđa, tên gọi Ain Karim cách Giêrusalem 7 cây số về phía tây. Đường đi từ Nazareth đến Ain Karim phải 3,4 ngày đường.
Hai chị em gặp nhau tay bắt mặt mừng, chúc tụng nhau những lời tốt đẹp, trong khi đó hai thai nhi gặp nhau trong bụng mẹ. Sự hiện diện của thai nhi Giêsu làm cho thai nhi Gioan có phản ứng lạ lùng : Thai nhi trong dạ Elizabeth nhảy mừng lên. Việc nhảy mừng của Gioan trong bụng mẹ là dấu chỉ cho bà Elizabeth nhận ra sự cao cả của thai nhi Giêsu và của Đức Maria. Chính bà Elizabeth đã nhận ra và chúc tụng Đức Maria là Mẹ Đấng Cứu thế:”Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi”. Sau đó, Đức Maria ở lại nhà ông Giacaria độ ba tháng để phục vụ, đoạn trở về nhà mình.
2. Lý do thúc đẩy cuộc viếng thăm.
Thiên sứ đã củng cố niềm tin cho Maria để Ngài tin vào quyền năng của Thiên Chúa bằng cách cho biết : Bà chị họ Elizabeth đã có thai trong tuổi già được 6 tháng, bởi vì không có việc gì mà Thiên Chúa không làm được. Chắc chắn Maria không hề hồ nghi về quyền năng của Thiên Chúa trong việc sinh con của mình và tin người chị họ mang thai trong tuổi già là tín hiệu của tình yêu Thiên Chúa đối với người chị họ. Đây là một tin vui, vì thế Maria vội vã lên đường thăm viếng và chia vui với chị. Do đó lý do cuộc thăm viếng của Đức Maria không phải là tò mò hay kiểm tra xem việc thực hư, mà là do tình thương yêu thúc đẩy. Ngài không đến thăm thì bà Elizabeth chẳng trách ngài được, lý do là bà ấy đâu biết rằng Ngài biết bà mang thai. Vả lại, chính Ngài cũng đang mang thai, mà đường xá lại xa xôi. Chính tình thương đã thúc đẩy Ngài đi vì Ngài rất giầu tình thương. Và cũng vì chính giầu tình thương mà Ngài xứng đáng làm Mẹ của Đức Giêsu, là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa.
Tình yêu đòi hỏi phải biểu lộ ra, chứ không giữ kín trong lòng. Một tình yêu giữ kín, không được biểu lộ thành hành động, không phải là tình yêu đích thực. Tương tự như lời thánh Giacôbê:”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”(Gc 2,26). Cũng vậy, tình yêu không việc làm, không được biểu lộ là tình yêu chết. Tình yêu phải được biểu lộ ra thành sự quan tâm, chăm sóc, năng tìm cách gặp gỡ, giúp đỡ, hy sinh cho người thân, làm cho người thân trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Câu tục ngữ:”Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo, thất bát sông cũng lội, tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua” có nghĩa như thế.
Tình yêu đích thực đòi hỏi phải năng gặp nhau, nhất là những lúc người mình yêu có chuyện vui buồn. Đức Phật nói:”Yêu nhau mà không được ở gần nhau, mà phải xa cách nhau thì sẽ đau khổ”, ngài gọi cái khổ ấy là “Aùi biệt ly khổ”. Tục ngữ có câu:”Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” (một ngày không gặp nhau thì dài như ba năm). Do đó, đi thăm viếng nhau là đòi hỏi của tình yêu đích thực, là biểu lộ sự quan tâm đến nhau.
3. Aûnh hưởng hỗ tương của việc thăm viếng.
Khi chúng ta thăm viếng một người nào, chúng ta tự nhận thấy là mình đang làm một việc tốt đẹp cho người đó. Đó là sự thật. Nhưng chúng ta cũng được lợi nữa. Chúng ta cũng trở nên phong phú, mặc dù chỉ là để xem cách thế người khác đương đầu với những khó khăn, hoặc những tình huống hầu như không thể giải quyết được. Thậm chí khi ở giữa người đau yếu, bạn vẫn có thể tìm thấy một tâm hồn tỏa sáng. Có thể bạn đến thăm người đó, để đem lại cho họ điều gì đó, nhưng rồi bạn lại nhận ra rằng chính mình đang nhận được. Bạn ra về với tâm hồn phấn chấn. Trong mỗi cuộc viếng thăm, có điều gì đó xẩy ra theo mức độ nào đó. Người này được vui mừng khi tiếp nhận, người kia được vui mừng khi cho đi (Flor McCarthy).
Khi thăm viếng, Maria đem đến cho ông bà Giacaria và Elizabeth niễm vui và sự phục vụ, đồng thời chính Ngài lại đón nhận được sự nâng đỡ về tinh thần : Ngài thêm xác tin về lời sứ thần khi thấy bà chị họ hiếm muộn mà giờ đã có thai. Ngài ngỡ ngàng khi thấy mầu nhiệm được làm Mẹ Đấng Thiên Sai, nay đã được Thánh Thần tỏ bày cho bà chị họ biết. Niềm hứng khởi và những lời chúc mừng của bà Elizabeth đã động viên Ngài cất lên lời Ngợi khen cảm tạ hồng ân Thiên Chúa trong Kinh ngợi khen Magnificat.
Bác sĩ Tom Dolly, một người đã hy sinh cả cuộc đời giữa chốn rừng thiêng nước độc bên Lào vào đầu thế ký này, đã nói như sau:”Không có ai nghèo đến độ không có cái gì đó để tặng cho người khác”. Một người ăn xin ư ? Anh ta vẫn có thể cho chúng ta cơ hội để ta thể hiện sự chia sẻ quảng đại đối với anh. Một người tàn tật ốm đau cũng có thể mời gọi chúng ta cơ hội thuận tiện để kiên nhẫn chịu đựng sự xỉ nhục và sẵn sàng tha thứ. Phải, bất cứ ai cũng có thể đem lại cho chúng ta một cái gì đó. Vấn đề là chúng ta có biết mở rộng lòng để đón nhận quà tặng đó hay không.
II. DƯ ÂM CUỘC VIẾNG THĂM.
1. Đức Maria, mẫu gương của niềm tin.
Tin Thiên Chúa là ký thác đời mình vào tay Thiên Chúa. Là ưng thuận điều Thiên Chúa muốn. Trước khi thưa “Xin Vâng”, Đức Maria đã có chương trình của Ngài là sẽ sống đời đôi bạn với thánh Giuse (Lc 1,27). Và qua lời “Xin Vâng”, Ngài đã chấp nhận hoàn toàn để cho Thiên Chúa thay đổi hướng đi cuộc đời mình, để cho Thiên Chúa đảo lộn chương trình sống, và cùng Chúa bước vào cuộc mạo hiểm với trọn niềm tin yêu phó thác.
Đức Maria đã đi từ bước phiêu lưu này đến bước phiêu lưu khác. Hình ảnh Đức Maria trong Tân ước xuất hiện vài lần ở những mốc chính trong cuộc đời Đức Giêsu : bình tĩnh đón nhận thụ thai, hạ sinh con trong một hang đá lạnh lẽo, dâng con trong đền thánh, đem con lánh sang Ai cập, dẫn con tới tiệc cưới Cana và có mặt trong chặng đường khổ giá cuối đời của người con tội nhân. Ở đâu, Đức Maria cũng chứng tỏ một niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa.
Chính bà Elizabeth đã chúc tụng Đức Maria:”Em thật diễm phúc, vì đã tin rằng Chúa đã thực hiện những gì Người đã nói cho em biết”. Không những Đức Maria đã có niềm tin vào Lời Chúa mà còn thể hiện lòng tin đó vào việc vội vã đi viếng thăm bà Elizabeth. Đúng như lời thánh Giacôbê nói:”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”.
Truyện : Không thể ngờ được.
Một doanh nhân giầu có ở Mỹ có sáng kiến ngộ nghĩnh để thử lòng người : Ông cho in rất nhiều bích chương và dán khắp nơi trong thành phố nơi ông đang ở. Đại khái nội dung của bích chương loan báo : Bất cứ ai mắc nợ, nếu đến văn phòng của ông ngày đó, tháng đó từ 9 g đến 12 giờ đều được ông giúp đỡ để trả nợ. Dĩ nhiên, mọi người đều bàn tán lời mời gọi này, nhưng đa số đã xem đây là một trò đùa.
Đúng ngày hẹn, doanh nhân ngồi trong văn phòng của mình. Hai giờ trôi qua mà không thấy người nào đến. Mãi tới 11 g mới có một người đàn ông rụt rè đến… Doanh nhân ký cho ông một ngân phiếu để trả hết nợ. Gần 12 giờ một vài người nữa cũng đến… Và dĩ nhiên họ cũng được giúp đỡ tận tình. Còn tất cả những người khác khi hiểu được lời mời gọi của doanh nhân thì đã muộn (Thiên Phúc, Như Thầy đã yêu, C, tr 20).
Lời hứa của doanh nhân trong chuyện trên đây quá lớn, nên đa số đã không tin. Chính vì không tin nên họ đã bỏ lỡ một cơ hội ngàn vàng. Đức Maria, trái lại, Mẹ đã dám tin vào Lời Chúa hứa nên đã được tràn đầy ơn phúc. Bà Elizabeth đã nói:”Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì người đã nói với em”(Lc 1,45).
2. Đức Maria, mẫu gương của bác ái.
“Maria đã vội vã ra đi lên miền núi” : điều đó nói lên sự nhiệt tình của Đức Maria trong việc đi thăm viếng, chia vui sẻ buồn, giúp đỡ gia đình bà chị đang bối rối vì mang nặng đẻ đau. Dù phải đi bộ đến bốn, năm ngày đường xa xôi hiểm trở cũng không ngăn cản nổi gót liễu yếu đào tơ đầy lòng thương mến của Ngài.
Dầu Đức Maria có nhiều lý do để không ra đi, không tiến hành cuộc hành trình : nào là từ nay phải giữ gìn sức khỏe nhằm lợi ích cho thai nhi. Nào là đường đi xa xôi, nguy hiểm, phải ít nhất bốn năm ngày mới tới nơi. Lộ trình này có nhiều rủi ro nguy hiểm, nhất là cho thân gái. Trước những trở ngại này và thêm vào đó không có một chỉ thị nào về phía Chúa bảo phải đi, để Maria có lý để từ chối.
Những lý do trở ngại ấy không cản bước được Đức Maria. Người ta dễ dàng né tránh lời mời gọi của đức ái, nại đến những lý do ít nhiều chính đáng. Nhưng lòng quảng đại của Maria phá tan mọi chần chừ, lưỡng lự để vội vã lên đường. Đúng là tình yêu mạnh hơn sự chết.
Đó là gương mẫu về lòng mau mắn giúp đỡ, nghĩ tới người khác hơn là nghĩ tới mình. Yêu thương luôn luôn đòi hỏi từ bỏ, đòi hỏi phải hao mòn chính bản thân mình. Khi xẩy ra một việc cần giúp đỡ, có biết bao lý do nại ra để từ chối ! Nếu có được lòng yêu thương như Đức Maria, chúng ta sẽ sung sướng quên mình để nghĩ đến hạnh phúc của người khác.
3. Đức Maria, mẫu gương khiêm nhường.
Khác hẳn với những thiếu nữ Do thái, Maria không bao giờ dám mơ tưởng mình là Mẹ Đấng Cứu Thế, vì Ngài thấy rõ thân phận mình chỉ là một nữ tỳ hèn mọn, đã đính hôn với một bác thợ mộc lao động cực khổ ở một làng quê vô danh. Thế mà :”Phận nữ tỳ hèn mọn đã được Thiên Chúa đoái thương đến”. Sau khi biết đó là ý Thiên Chúa, Đức Maria đã tin và dám xin :”Này tôi là nữ tỳ của Chúa, xin vâng như lời thiên thần nói”. Lời xin vâng thật khiêm tốn, luôn luôn chỉ coi mình là nữ tỳ, là tôi tớ, không dám nhận làm Mẹ Đấng Cao Cả.
Cũng thế, khi Đức Maria vừa được thiên sứ báo tin được chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Ngài tự nguyện đi làm tôi tớ cho bà Elizabeth. Qua lời thiên sứ, Ngài biết Thiên Chúa đã ban cho Ngài địa vị cao cả hơn người chị họ nhiều, ý thức mình được chọn trong tất cả phụ nữ Israel, một địa vị mà không một phụ nữ nào có thể sánh ví. Với ý thức đó, Ngài đã tự nguyện trong vòng ba tháng đi làm công tác của một người hầu hạ cho một người đàn bà trong lúc sinh nở, nàng đảm đang luôn công việc của một gia nhân.
Đức Maria không thuộc loại người, bắt người khác phải nhận ra địa vị cao sang của mình, và đòi phải cúi đầu kính cẩn. Đức Maria muốn bắt chước việc làm của Con mình sau này : Đức Giêsu yêu thương các môn đệ, tuy là Chúa và là Thầy mà Ngài còn “Đứng dậy, ra khỏi bàn ăn, cởi áo ngoài, lấy khăn cuốn ngang lưng, đổ nước vào chậu, lần lượt rửa chân cho các môn đệ”(Ga 13,1-3). Nàng không muốn tỏ ra là một nhân vật quan trọng, dầu ngài quan trọng nhất trong tạo vật. Không một ai có thể nhận ra trong những ngày phục vụ tại nhà Elizabeth một thiếu nữ ấy đã được Thiên Chúa ban cho một địa vị cao cả nhất. Người ta chỉ nhận thấy nơi nhà ông bà già này một gia nhân ân cần tự trọng, làm hết mọi công việc tầm thường nhất, và làm cách tự nhiên như đó là phận sự của nàng.
Truyện : Khiêm nhường hay danh dự ?
Thầy Đô-đi-kê nổi tiếng thánh thiện nhất trong dòng và hay làm phép lạ. Tin đồn rằng bất cứ điều gì thầy xin đều được Chúa nhận lời. Một hôm dân làng kéo đến xin thầy cầu nguyện cho trời mưa. Nhưng thay vì trời mưa thì lại nắng hạn lâu hơn nữa. Một người mẹ đến xin thầy cầu nguyện cho đứa con đang đau được mau lành. Nhưng đứa con đã chết sau đó vài ngày. Vài người khác đến xin thầy làm phép lạ cho đá thành bánh. Nhưng đá vẫn trơ ra đấy. Sau những lần thử thách mà không được gì cả, dân làng nổi giận đuổi thầy ra khỏi phạm vi của làng, cấm không cho thầy trở lại tu viện nữa. Thầy đành phải đi tìm một hang đá trong sườn núi để ẩn mình, rồi than thở với Chúa : - Lạy Chúa, con không hiểu tại sao lại xẩy ra như vậy. Con cầu xin Chúa cho mưa xuống thì Chúa lại làm cho nắng hạn lâu hơn. Con xin cho đứa trẻû mau lành bệnh thì Chúa lại cho nó chết. Con xin Chúa cho dân làng bánh ăn thì Chúa cứ để những viên đá trơ trơ ra đó. Vì thế Chúa xem đây : con bị mọi người xua đuổi, coi con như một kẻ tội lỗi nhất. Nói xong, thầy nghe có tiếng từ trời phán : - Hỡi con, bởi vì Ta đã cho con điều con cầu xin lúc trước đó rồi. Thầy Đi-đô-kê không còn nhớ thầy đã xin gì trước đó nữa nên mới hỏi lại : - Nhưng lạy Chúa, con đã xin Chúa điều gì ? Tiếng lạ đáp : - Trước đây con đã chẳng cầu xin Ta cho con được dịp sống khiêm nhường đó sao ? (D. Wahrheit, Món quà Giáng sinh, tr 108-109)
III. BÀI HỌC TỪ CUỘC THĂM VIẾNG.
1. “Nên mọi sự cho mọi người”
Trong thư gủi cho tín hữu Corintô, thánh Phaolô tông đồ đã viết:”Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người”(1Cr 9,19). Thánh Tông đồ chỉ có một ước vọng là đi rao giảng Tin mừng cho mọi người, không đòi hỏi đời sống vật chất mặc dầu Ngài có quyền đòi hỏi vì thợ thì đang hưởng lương”. Ngài là con người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng đã thành nô lệ cho mọi người hầu chinh phục được nhiều người. Ngài sẵn sàng trở nên người Do thái để chinh phục người Do thái. Đối với những người sống theo Lề Luật, Ngài cũng sống theo Lề Luật mặc dù không còn phải sống theo Lề Luật; còn đối với những người sống ngoài Lề Luật, Ngài cũng sống ngoài Lề Luật dù Ngài không sống ngoài luật Thiên Chúa, để chinh phục những người sống ngoài Lề Luật.
Thánh Tông đồ đã quên mình hòa nhập với mọi người để chinh phục mọi người về cho Chúa. Cuộc đời như thế chỉ là phản ảnh, rập khuôn, bắt chước cuộc đời của Đức Giêsu và Đức Maria. Vì con đường mà Chúa xuống thế làm người để truyền dạy cho nhân loại noi theo không khác gì ngoài con đường hiến thân phục vụ Thiên Chúa qua anh em, hy sinh làm tôi tớ cho mọi người vì yêu Chúa. Vậy để có thể nên giống Chúa và bắt chước gương sống của Đức Mẹ, mỗi người chúng ta phải làm gì ? Hãy thực hiện phương châm:”Omnia omnibus factus sum” (x. 1Cr 9,19) : nên mọi sự cho mọi người .
Trước hết “Nên mọi sự” là một nguyên tắc xả thân cao độ khi ta biết biến đời mình và những gì thuộc về mình thành hữu ích cho nhân quần xã hội vì lòng yêu mến Chúa và thương người. Do đó, một khi đã chọn con đường đi theo Đức Kitô thì người môn đệ đúng nghĩa sẽ tự nguyện hiến toàn thân bao gồm sức khỏe, thời giờ, tài năng, của cái cho mưu cầu ích chung, thành như đồ vật cho mọi người xử dụng. Muốn được như thế, tất nhiên chúng ta phải luôn có Chúa trong mình và hoàn toàn lệ thuộc vào thánh ý của Ngài.
Thứ đến là “Cho mọi người” vì khi đã nên mọi sự mà chỉ giữ lại cho riêng mình hoặc chỉ ban phát kiểu nhỏ giọt thì không thể nên giống Chúa được, mà phải trở nên như một đồ vật cho người ta xài, theo kiểu nói của Cha Antôn Chevrier, trở thành một “Homme mangé” : làm người bị người ta ăn đi, nghĩa là phải hao mòn vì người ta. Cũng thế, một người Kitô hữu thực sự theo đúng gương Thầy mình thì phải đem cuộc sống của mình cho mọi người xử dụng. Đây là một cuộc đầu tư làm ăn sáng suốt nhất và khôn ngoan nhất vì họ chỉ bỏ ra một cuộc sống tạm bợ ở đời này để đổi lấy một cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu mai sau. Hơn nữa vì yêu mến anh em mà sẵn lòng cho đi tất cả sẽ được Chúa thương yêu và thưởng công gấp bội.
Truyện : Bác sĩ Longet.
Bác sĩ Longet là một người Pháp, đã từng phục vụ ở Việt nam cách đây mấy mươi năm và cũng nổi tiếng như bác sĩ Tom Doley, người Mỹ đã phục vụ ở Đông Nam Á. Ông tận tụy săn sóc các bệnh nhân bất kể giai cấp, tôn giáo, chủng tộc, ngày lẫn đêm. Được hỏi tại sao ông quí mến bệnh nhân như thế ? Bác sĩ Longet đáp : - Vì tôi thấy Chúa Giêsu trong mỗi bệnh nhân. Chính vì thế, mỗi sáng khi đi dự thánh lễ, bệnh nhân lương hay giáo, ai muốn đi ông đều chở trên xe ; mỗi chiều Chúa nhật, ông lại chở các bệnh nhân đi chơi, tham quan nơi này nơi nọ. Và mỗi tối ông lần hạt chung với người Công giáo. Ít lâu sau, ông Longet trở về nước Pháp, vào chủng viện dâng mình làm Linh mục và tình nguyện sang phục vụ những người nghèo ở giáo phận Cần thơ. Nhưng tiếc thay, sau khi chịu chức xong, ông lâm trọng bệnh và qua đời trước khi tới nơi hằng mong ước (Quê Ngọc, Nên mọi sự cho mọi người, C, tr 12).
2. Thăm viếng để chia sẻ.
Chúng ta nhận thấy trong mùa Vọng này có ba nhân vật quan trọng được nhắc tới : - Tiên tri Isaia loan báo Đấng Thiên Sai sẽ đến (Chúa nhật I). - Gioan Tẩy giả rao giảng sám hối để dọn đường cho Chúa đến (Chúa nhật II). - Đức Maria là một nhân vật không thể thiếu được, vì qua Ngài, ơn cứu độ bắt đầu được thực hiện (Chúa nhật IV).
Vì thế, trong suốt Mùa Vọng, chúng ta được nghe đọc những lời loan báo của tiên tri Isaia, được nhận biết cuộc đời và sứ mạng của Gioan Tẩy giả; và hôm nay, bài Tin mừng trình bầy cho chúng ta chân dung Đức Mẹ qua việc Đức Mẹ đi thăm viếng bà Elizabeth.
Bắt chước việc làm của Đức Mẹ, chúng ta phải biết chia sẻ với những người chung quanh. Có biết bao gia đình đòi hỏi chúng ta phải thăm viếng, giúp đỡ. Chúng ta đừng bao giờ giả điếc làm ngơ hay giả mù không thấy để rồi khép kín lòng chúng ta lại trước những người cần chúng ta thăm viếng, an ủi, giúp đỡ. Thiên Chúa rất hài lòng khi thấy chúng ta sống tinh thần liên đới với nhau, biết chia sẻ những hồng ân Ngài ban cho chúng ta để luôn sống trong phương châm “Nên mọi sự cho mọi người”.
Truyện : Đức Giáo hoàng Gioan 23.
Đức Giáo hoàng Gioan 23, lần đầu tiên, một vị Giáo hoàng rời khỏi Rôma, đến thăm giáo chủ Anathagoras của Giáo hội Đông phương. Một Giáo hội đã ly khai khỏi Giáo hội Công giáo từ lâu đời. Cuộc viếng thăm của Đức Giáo hoàng đã biểu lộ tình bạn chí thiết với Đức Giáo chủ và nhìn nhận Giáo hội Đông phương cùng một chi thể với Đức Kitô, hợp nhất trong Chúa Thánh Thần. Từ hai ngàn năm nay, noi gương cuộc viếng thăm của Đức Mẹ và Chúa Giáng sinh, bao nhiêu cuộc viếng thăm hồng phúc như thế đã loan truyền Tin mừng đi khắp năm châu bốn bể .
Lạy Mẹ Maria , chính cuộc sống khĩ khăn đã biến chúng con thành người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình, đến gia đình mình, mà khơng nghĩ đến tha nhân; ai sống chết thế nào cũng mặc ! Nhiều lúc con cĩ thái độ dửng dưng và thờ ơ trước những nỗi thống khổ của tha nhân. Xin Mẹ dạy con biết noi gương Me : Mở lịng đĩn nhận những kẻ bất hạnh, quảng đại chia sẻ cơm áo cho những người đĩi khát, luơn nghĩ tốt và làm tốt cho người chung quanh, sẵn sàng tha thứ vơ điều kiện cho những ai xúc phạm đến mình. Xin cho con học theo Mẹ : Mau mắn đem Chúa đến cho tha nhân, giúp mọi người nhận biết và yêu mến Chúa. Xin cho con biết sống thanh sạch và luơn kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu con yêu của Mẹ, để con xứng đáng nhận được ơn cứu độ của Người trong mùa hồng phúc này (Đan Vinh).
|