Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm C |
SỐNG TRONG MỘT THẾ GIỚI MAU QUA |
Chú giải của Fiches Dominicales |
SỐNG TRONG MỘT THẾ GIỚI MAU QUA VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI 1. Qua lời lẽ kinh hoàng của lối văn Khải Huyền… Bài Phúc Âm hôm nay giống như trích đoạn song hành trong Phúc Am Máccô mà ta đọc vào Chúa nhật 33 thường niên năm B. Trước vẻ đẹp hùng vĩ và tráng lệ của Đền Thờ Giêrusalem, các môn đệ không ngớt lời trầm trồ khen ngợi và muốn Thầy mình cùng chia sẻ lòng thán phục, thì Đức Giêsu lại nhân cơ hội này nói lên một bài dài về con đường dẫn đến cuộc giải thoát. Lời lẽ của bài diễn từ có thể gây kinh hoàng cho con người thời nay, nhưng lại rất quen thuộc với những người sống cùng thời với Đức Giêsu. Đó là lối văn bàng bạc trong từng trang Kinh Thánh mà người ta thường sử dụng để củng cố lòng tin của các tín hữu trong những giờ phút gian truân khốn khó: lối văn “Khải Huyền” muốn “vén bức màn” (đó là nghĩa của từ “apocalypse” = mạc khải) để hé mở cho ta thấy rằng mặc dầu sự thể bên ngoài có trắc trở thế nào, thì Thiên Chúa vẫn đang âm thầm hoạt động ngay trong hoàn cảnh đó. Việc mô tả quá quen trong lối văn chương này – “mặt trời ra tối tăm”, “mặt trăng không còn chiếu sáng”, "các vì sao từ trời rơi xuống”, “các quyền lực trên trời bị lay chuyển”... chỉ là một cách loan báo cuộc chiến thắng cuối cùng của Chúa vào ngày tận cùng của lịch sử. Thể văn của bài diễn từ và ngay cả từ “Khải Huyền” đều là điều kỳ bí đối với độc giả thời nay - Hugues Cousin nhìn nhận: từ “Khải Huyền” do từ Hy Lạp apocalypsis có nghĩa là “vén màn” cho thấy điều bí mật ẩn khuất bên trong. Tại sao “vén màn” những biến cố liên quan tới Cánh Chung, những biến cố đi theo liền sự sụp đổ của thế giới cũ - thế giới của chúng ta để hướng tới thế giới mới? Câu trả lời có cơ sở, đó là một niềm xác tín sâu xa trong Kinh Thánh rằng lịch sử các dân tộc không phải vô nghĩa, bới lẽ Thiên Chúa dẫn dắt lịch sử ấy tới một cùng đích được sửa soạn chu đáo. "Người sẽ cư ngụ cùng mới họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21,3-4). Đó chính là cuộc giải phóng chung cuộc vĩnh viễn của lịch sử nhân loại” 2. ... là Tin Vui loan báo việc Chúa quang lâm. Chính trong bối cảnh một vũ trụ đổi mới, không còn một chướng ngại nào mà Đức Giêsu trong Luca cũng như trong Máccô, loan báo Tin Vui xuất hiện Vương quốc hòa bình và công chính của Người vào lúc thời gian kết thúc. Ở đây Người coi mình như nhân vật kỳ bí của sách Đanien (bài đọc 1, Chúa nhật trước) là “Con Người” ngự giá mây trời mà đến cho đất trời cùng mở hội giao duyên. Nhưng trong ngày ấy, kẻ sinh ra từ thế giới mới sẽ là người tuyệt vời, chính người ấy đang hình thành, “đang tiên đến gần”. Thế nên người có lòng tin phải "đứng thẳng và ngẩng đầu lên”. Lệnh Chúa mà thánh sử truyền lại không phải chỉ được gởi đến cho những Kitô hữu vô danh nào đó còn đang sống vào lúc Đức Giêsu trở lại; thánh sử cũng gởi đến cho các Kitô hữu thời ngài, đang là đối tượng của những cuộc đàn áp khủng khiếp đầu tiên, sau khi đã ngao ngán chứng kiến cảnh đổ nát của Đền thờ Giêrusalem; sau cùng, thông qua những tín hữu kia, "ngài gởi đến cho mọi kẻ có lòng tin mà sau này sẽ nghe hoặc sẽ đọc Tin Mừng thứ ba. Những giáo hữu của giáo đoàn thánh Luca - rồi (chúng ta hôm nay - đều phải sống với niềm tin chắc chắn rằng (công cuộc giải phóng họ thực sự dang tiến hành, đang gần kề" (H. Cousin, sđd, trg 282). 3. Đòi hỏi người tín hữu phải luôn tỉnh thức. Được phấn khởi vì Tin vui về một Thế giới mới sẽ tỏ hiện vào lúc tận cùng thời gian và ngay từ lúc này không những hình thành trong giòng lịch sử của đời ta, người môn đệ Đức Kitô sẽ không được phép ngủ mê hay sống tiêu cực mà phải “tỉnh thức”, phải “cầu nguyện luôn” để có thể "đứng thẳng” (tâm tình kinh nguyện phụng vụ ngày Chúa nhật phục sinh) vào ngày Chúa trở lại trong vinh quang đem lại sự giải thoát dứt khoát và toàn vẹn. H. Cousin kết luận: "Người ta sẽ có thể hiểu rằng chương 21 của Tin Mừng Luca không nhắm mô tả cho độc giả thấy trước diễn tiến của lịch sử cho bằng muốn thổi cho họ một luồng sinh khí đề họ sống hiên ngang giữa những cơn thử thách, nhắc nhở họ rằng giây phút hiện tại thực sự mang một giá trị tích cực: chính lúc này đây Chúa đang vẫy tay mời gọi ta đấy. Một bài diễn từ với ý nghĩa như thế vượt quá cả ý hướng của khải huyền vốn phủ nhận lịch sử, đem đến một niềm hy vọng mang tính cánh chung đòi hỏi người tín hữu phải sống tích cực với giây phút hiện tại “ở đây và lúc này". Bởi lẽ, chính ngay bây giờ, chính trong thực tại khiêm tốn của đời thường là mầu nhiệm gặp gỡ với Đấng sẽ đến, được thực hiện. Một niềm hy vọng như thế không làm suy giảm tầm quan trọng của những trách vụ trần thế, nhưng đúng hơn còn giúp kiện toàn nhờ vào những dộng cơ mới" (Vatican II, sđd. trg 278) BÀI ĐỌC THÊM 1. “Anh em hãy ngẩng đầu lên” Phải có những biến cố hãi hùng, để ta tin rằng: Chúa đang có mặt ở đó chăng? Để cho con người quay trở về với Chúa, có phải cần đến những tai ương làm sớn tóc gáy mọi người chăng? Có những giáo phái thích chủ trương phải có những tai họa như thế để thuyết phục người ta tin rằng “Có Chúa”. Phải chăng cũng có những tín hữu muốn nghĩ rằng vì người ta sợ hãi nên mới tin, hoặc vì con người bỏ quên Chúa, nên người mới giáng xuống những tai họa để trừng phạt họ đấy sao? Thế ra Thiên Chúa của Đức Kitô là một Thiên Chúa hay trả thù. Thế ra Người chỉ nhằm gây tai họa cốt để cho người ta khám phá ra Người sao? Đức Giêsu mượn những hình ảnh ghê rợn kia trong một loại văn chương của thời đại Người là lối văn "Khải Huyền", không phải để loan báo sự tận cùng, sự chấm dứt mọi sự, nhưng là để loan báo cho mọi người biết một Tin Vui là Đấng Cứu độ đang đến. Đồng thời, để mời gọi mọi người đứng sẵn ở cửa, tỉnh thức và sẵn sàng đón tiếp Người. Còn Người thì lúc nào cũng vẫn đến. Khi mầm của hạt giống làm nứt vỏ hạt, người ta không nói là hạt chết, mà là sống. Khi những mảnh lá non hay những cánh hoa chọc thủng phần ngoài của nụ hay chồi, không ai nói đó là một sự xé rách, hay phá hoại, nhưng là vẻ đẹp. Nào, vậy thì mời bạn hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên. Hãy nhìn đi, hãy chiêm ngưỡng đi? Chúa đang đến đây nè”. 2. “Tận thế sẽ là bó hoa kết dâng cuối cùng” (G. Boucher, trong “Le ciel sur terre") “Giờ phút kinh hoàng đã điểm. Người ta sẽ thấy núi phun lửa ầm ầm nhả ra những dung nham nóng chảy, trái đất nứt nẻ, biển cả gào thét, gió xoáy điên cuồng, nhà nhà sụp đổ. Người ta sẽ thấy đất trời rung chuyển, mặt trời ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống.. Tắt một lời đó là quang cảnh báo trước ngày tận thế. Và toàn thể nhân loại đều phải phập phồng lo sợ cho cái giờ phút hãi hùng ấy. Tiếp theo những hiện tượng kinh khủng của trời đất, thì này đây bừng lên một cảnh tượng thật là thanh bình và hoành tráng khi con người xuất hiện. Giống như xưa giữa cơn phong ba bão táp, thì giờ đây một con người cũng đứng lên ra tay uy quyền dẹp yên sóng gió. Cái bề ngoài từng là chết chóc, tai họa lại đang báo trước cảnh thanh bình và hoàn tất mỹ mãn. Núp ẩn trong nhà ư? Độn thổ ư? Sống mà sợ hãi ư? Không đây sẽ là ngày để ta đứng thẳng dậy, tiến bước, mắt ngước lên, đầu ngẩng cao. Đây sẽ là khúc nhạo dạo đầu chào mừng một thế giới mới bước vào vô biên. Đó sẽ là nơi “cư ngụ” vĩnh viễn, là nhân loại đã hoàn thành. Như vỏ trứng tự nứt nẻ để gà con nở ra thế nào, thì trời đất đại dương cũng sẽ tự vỡ ra như vậy để cho Con Người xuất hiện, và nhân loại mới cũng cùng xuất hiện với Con Người. Trong cảnh hỗn mang này, thực ra Chúa chỉ muốn đưa ra cho ta một lời mời gọi này mà thôi: hãy chế ngự nỗi sợ hãi để niềm tin được thảnh thơi. Hãy sống những thực tại của con người như là những giai đoạn dẫn đưa ta vào thời ân sủng và vinh quang. Hãy lấy đức khôn ngoan mà phân định điều gì xảy đến với con người, giữa các dân tộc, và ngay trung tâm các yếu tố của thế giới. Và rồi hãy để cho đời sống và lịch sử của ta mở ra, hướng đến nguyện cầu. Nghĩa là hãy nhận ra và tìm gặp được, ngay trong những giây phứt quay cuồng của cuộc sống, sự hiện diện ân cần và thân thương của Chúa Cha, lời Chúa Con mời gọi ta hướng dẫn những biến cố theo chiều hướng đi lên và hoàn bị, sự nhạy bén đối với Chúa Thánh Thần, Đấng hằng khơi gợi lên từ muôn dân trên mặt đất, những con người luôn ấp ủ niềm hy vọng mà không sợ hãi. Một khi Thiên Chúa làm cho lịch sử kết thúc như vậy rồi, thì một người sẽ xuất hiện trong quyền lực và vinh quang. Bấy giờ nhân loại sẽ đứng thẳng lên, ngỡ ngàng phát hiện ra rằng dẫu sao mình cũng đã dự phần làm cho thế giới nên hoàn bị. 3. Nhận ra sự hiện diện của Chúa. Dáng vẻ bên ngoài có thể che khuất thực tại. Vẻ đẹp của đá hoa cương và tòa nhà có thể khiến khách tham quan chỉ chú ý đến vẻ lộng lẫy kia mà không nhận ra cái gì là quan trọng. Đền đài hay Đấng ngự trong đền đài, cái nào quan trọng? Nếu việc loan báo sự kết liễu Đền thờ Giêrusalem có gợi được sự quan tâm, thì phải chăng cũng chỉ là để cho người ta chăm chú đến cái cốt lõi, sự Hiện diện? Cái kết thúc không được làm cho ta quên đi cái Hiện tại, cũng như cái hiện tại mau qua kia không được gây trở ngại cho việc chiêm ngưỡng Đấng chẳng hề qua đi. Hãy đón nhận những gì được ban cho ta lúc này, chứ đừng thả mồi bắt bóng. Vậy phải đợi xảy ra những biến cố kinh hoàng như chiến tranh, động đất, địch tễ và chết đói. Phải đón chờ sự sợ hãi và kẻ loan báo nỗi hãi hùng kia rồi mới lắng nghe tiếng đang nói đang mời gọi ta hôm nay chăng? Chính không phải cái giờ phút ấy, cũng chẳng phải những tiếng nói tiên báo tương lai kia mà ta phải chờ đợi. Điều quan trọng hơn cả vẫn chính là tiếng đang nói hôm nay, chỉ một tiếng nói đó mới nói thật rằng “Chính Ta đây” hoặc “Ta đây”. Chỉ ngày hôm nay, chứ không phải ngày mai, “giờ khắc ấy đã đến gần” rồi. Còn ai nữa đâu mà chờ đi theo?” |