Truyện Minh Hoạ - Tha Thứ

Phải hiểu người khác

          Một linh mục chánh xứ muốn củng cố Ban Chấp Hành họ đạo của mình. Ngài đã chọn những người gương mẫu trong họ đạo và luôn thăm nom gặp gỡ họ để khuyến khích, để nâng cao đời sống tinh thần, đời sống đạo đức và sự phục vụ vị tha của họ.

          Dầu vậy, một hôm, một người trong Ban Chấp Hành của ngài sa ngã vào một gương xấu, và đa số bổn đạo đã biết đến. Nhưng đó lại là người từng hoạt động tích cực nhất.

          Không muốn dứt khoát với một người nhiệt tâm, chỉ muốn đem người ấy trở về con đường thánh thiện và phục vụ. Vì thế, cha sở gặp Ban Chấp Hành và muốn chọn một người trong ban cùng ngài đến thăm và khuyến khích an ủi người kia.

          Ngài hỏi một vị trong Ban Chấp Hành:

          Ông nghĩ sao về gương xấu của người đó?

          Ông này đáp:

          Thưa cha, một người trong Ban Chấp Hành mà như thế không thể nào chấp nhận được.

          Cha sở hỏi người thứ hai và người này trả lời:

          Con đề nghị cha nên sa thải ông ấy, nếu không cả Ban Chấp Hành đều sẽ mang tiếng lây.

          Cha sở hỏi ý kiến tiếp, và đại đa số đều trả lời tương tự. Sau cùng đến lượt một người tự nảy giờ có vẻ im lặng suy nghĩ, ông cho ý kiến:

          Thưa cha, trường hợp anh đó chưa đến nỗi tệ. Con nghĩ, nếu con mà lâm vào hoàn cảnh của anh ấy, chắc chắn con sẽ đáng trách hơn anh ấy nhiều.

          Và cha sở đã chọn anh này để cùng ngài đến thăm người bạn lầm lỡ kia.

          Kính thưa quí vị và các bạn thân mến!

          Sống trên đời này “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, và “bảy mươi chưa què chớ khoe mình lành”, cho nên chúng ta đừng bao giờ khinh chê ai, đừng bao giờ kết án ai, nhạo cười ai, “cười người chớ khá cười lâu. Cười người hôm trước hôm sau người cười”.

          Mọi sự an vui trên đời này đề ở trong sự hòa nhã, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu nhau hơn. Và thường chính sự hòa nhã thông cảm đó mới cải hóa được người khác. Còn sự kiêu căng kết án chẳng những không giải quyết được gì, mà con làm cho sự việc tồi tệ hơn thêm.

          Mỗi người chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp để đừng bao giờ cười chê hoặc kết án ai.

          Lạy Cha chúng con ở trên trời, là Chúa sự bình an. Xin giúp con biết xây dựng an bình chung quanh con. Xin ban cho con luôn biết nhịn nhục và tha thứ.

          Xin cho con luôn làm chủ được sự bình tĩnh và miệng lưỡi con. Đừng để con vội kết án anh chị em con khi con biết rằng con chưa hiểu gì về họ, về hoàn cảnh họ. và cũng xin giúp con đừng bực bội buồn phiền khi anh chị em con nghĩ khác về con, những lúc đó xin giúp con hiểu rằng họ có quyền tự do có ý kiến.

          Xin ban cho con nhân đức khiêm nhường, cam thông, để con biết yêu thương nâng đỡ anh chị em con khi họ sa chân vấp ngã, chớ đừng tàn nhẫn nhận chìm, đè bẹp anh chị em con, và nhất là cho con hiểu được rằng không ơn Chúa giúp con cũng chẳng làm được việc gì.

          Xin Chúa nhậm lời chúng con cầu xin.

          Con xin hết lòng ta ơn Chúa.

Sưu tầm


Con số 10 của định mệnh

Sau khi việc mặc cả với Thiên Chúa đã cứu thành Sôđôma bị thất bại, tổ phụ Abraham thẫn thờ lui về, ông tìm đến bóng mát một cây sồi. Lúc ấy đã có một vị ẩn sĩ đang ngồi đó.

Vị ẩn sĩ tên là Ahaven, ông nhích sang một bên và mời Abraham cùng ngồi. Abraham kể câu chuyện mặc cả với Thiên Chúa vừa rồi. Nghe xong, vị ẩn sĩ đứng lên. Abraham nghĩ chắc ông ta sẽ đến nơi vừa xẩy ra câu chuyện để tiếp tục mặc cả.

Abraham để cho nhà ẩn sĩ đi, còn ông thì chìm sâu vào giấc ngủ ba ngày ba đêm sau đó. Lúc tỉnh dậy, ông thấy Sôđôma chỉ còn là một đống tro tàn. Quay sang bên cạnh, ông thấy Ahaven bơ phờ ngồi đó.

Abraham hỏi về câu chuyện đi mặc cả.

Vị ẩn sĩ trả lời:

- Lúc tôi đến nơi thì đã thấy Sôđôma chìm trong biển lửa. Muộn quá rồi.

Abraham nói:

Nếu ông có đến sớm đi nữa cũng không thể làm gì được. Vì nhóm 10 người là số nhỏ nhất. Con số 10 là con số căn bản. Mọi con cố đều ghép từ 1 đến 10. và Thiên Chúa cũng ban cho chúng ta hai bàn tay có tất cả 10 ngón.

Xem ra vị ẩn sĩ chưa hài lòng với lối giả thích của Abraham. Mắt ông vẫn theo dõi đám khói còn đang bốc lên từ Sôđôma.Ông thầm thĩ như nói với chính mình:

- Quả là đúng vậy. Nhưng Thiên Chúa không  có 10 ngón tay để đếm. Lòng nhân từ của Ngài vô lượng vô biên!

Quả thế, nếu Thiên Chúa là Đấng vô cùng cao cả thì lòng nhân từ của Ngài cũng bao la. Tình thương xót của Ngài khác nào như muôn ngàn đại dương bát ngát không bến bờ. Tội lỗi con người có nhiều tới đâu, có nặng nề tới mức nào thì cũng như cát như đá chìm sâu dưới đáy đại dương của lòng nhân hậu thương xót ấy mà thôi.

   Không tội lỗi nào mà Thiên Chúa không tha thứ được. Không có con người khốn khổ nào mà Thiên Chúa không yêu thương được. Không có kẻ phản bội nào mà Thiên Chúa không đưa trở về với Ngài được.

Tuy nhiên, tôi chi được tha thứ, con người chỉ nhận được tình yêu khi trong lòng người có được một con số 10 căn bản của thiện chí, của lòng khiêm tốn muốn được tha thứ, muốn được yêu thương.

Thiếu con số căn bản ấy, cánh tay phải của tình yêu Thiên Chúa sẽ chẳng làm gì được và khi đó cánh tay của uy quyền sẽ giơ lên.

Con số 10 có phải là 10 điều luật của Chúa truyền cho Maisen không? Nếu ta giữ được thì thiên đàng thẳng băng."

Sưu tầm


Sự tha thứ đích thực

Liền sau thế chiến II chấm dứt, Coritanbun với những vết sẹo

trên thân thể, tàn tích của những khổ hình Bà phải chịu trong

trại tập trung Đức quốc xã, đã đi khắp Âu châu rao giảng sự

tha thứ cho những kẻ đã làm hại mình.

Thế nhưng vào một Chúa nhựt nọ, sau khi kêu gọi mọi người

hãy tha thứ cho nhau trong một nhà thờ của thành phố

Munich, bước ra ngoài Bà bất ngờ đối diện với một khuôn mặt

quen thuộc. Đó là dung mạo của người lính đã hành hạ bà và

hàng ngàn nữ tù nhân khác trong trại tập trung. Những tiếng

than khóc, những cảnh tra tấn, rồi những tiếng kêu trả thù nổi

dậy mạnh mẽ trong tâm trí Bà.

Lúc đó người đàn ông tiến lại khiêm tốn đưa tay ra vừa muốn

bắt tay bà vừa nói : “Thưa Bà, tôi rất cảm ơn những lời tốt đẹp

của Bà kêu gọi sự tha thứ. Xin Bà tha thứ cho tôi”. Bà

Coritanbun như chết điếng người, vì trước đây bà đã cầu

nguyện và quyết tha thứ thật sự, nhưng giờ đây đối diện với

con người cụ thể đã tra tấn mình, bà đứng lặng im, tay không

thể nào bắt tay người đến xin bà tha thứ.

Sau này vào năm 1971 khi kể lại biến cố ấy trong tập sách ”Nơi

ẩn trốn”, bà đã cho biết ”Trong giây phút thinh lặng đó, tôi đã

cố gắng dâng lên Chúa lời nguyện : Lạy Chúa, Chúa thấy con

chưa thể tha thứ cho người đã hành khổ con. Xin Chúa hãy

ban cho con những tâm tình của Chúa để con có thể tha thứ

như Chúa”. Và chính trong lúc đó Bà đã hiểu rằng con người

chỉ có thể tha thứ cho nhau khi nhìn nhận tình yêu thương và

sự tha thứ của Thiên Chúa.

(Trích ”Món quà giáng sinh”)


Cử chỉ đẹp

Một mẩu chuyện trong cuộc đời của Thomas Edison, người đã phát minh ra bóng đèn điện:

Sau khi đã tốn nhiều sức lực tinh thần, lẫn cực nhọc thể xác để cùng với những người cộng tác sáng chế ra bóng đèn điện đầu tiên, Thomas Edison trao bóng đèn điện cho một người bạn trẻ tuổi nhất trong nhóm, để leo lên các bậc thang gắn bóng đèn vào chuồi để thử nghiệm. Vì quá xúc động, nên vừa leo đến bậc thang cuối cùng thì người bạn trẻ này vuột tay làm rớt bóng đèn xuống đất vỡ tan.  Thế là toàn nhóm làm việc của Edison lại phải cố gắng không ngừng trong vòng 24 tiếng đồng hồ để tiếp tục chế tạo bóng đèn thứ 2 cho kịp chương trình thử nghiệm. Sau khi đã hoàn tất bóng đèn thứ hai này, Thomas Edison, trước sự ngạc nhiên của mọi người, lại trao bóng đèn đó cho người bạn trẻ đã làm vỡ bóng đèn thứ nhất, để anh ta leo lên gắn bóng đèn vào chuôi như lần trước.

   Cử chỉ cao đẹp này đã làm thay hẳn cuộc đời của người bạn trẻ đó..."

Sưu tầm


Chỉ vì 16 cao ruộng  (1600m2)

Bà Tô Thị Liền, người mẹ già 73 tuổi ở xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, chống đối nạng gỗ chạy ra tận sân tiễn chúng tôi. Đứng dưới rặng tầm vông, bà nắm lấy tay chúng tôi, nói trong dòng nước mắt: “Nhờ các anh nói giúp cho Nó được về. Tôi mang ơn suốt đời”. Nó đứa con gái út của bà, người mà cách đây gần tám tháng, trong một đêm tối mịt mùng, đã leo đè lên người bà và lấy tay bóp cổ bà. 29.7.1973, Toà án nhân dân thành phố đã kết án “Nó” một đứa con can tội giết mẹ ruột 10 năm tù.

Vì sao lại xảy ra chuyện đáng kinh sự như vậy? Tất cả chỉ vì 16 cao ruộng (1600m2). Tuổi gì, bốn  đứa con lớn đã ra riêng, tất cả ruộng đất bà Liền đem chia cho các con, chỉ giữ lại 32 cao ruộng và 9 cao đất. Bà và các con thoả thuận sau khi bà chết, số ruộng và đất này sẽ giao cho Tô Thị Châu, con gai út bà. Từ đó, bà Liền sống và làm ăn chung với vợ chồng Châu. Đến năm 1989, do những va chạm trong cuộc sống hằng ngày giữa bà và vợ chồng Châu, bà Liền lấy lại 16 cao ruộng để làm ăn riêng, mặc dù bà vẫn ở với vợ chồng Châu. Ngày 22.12.1992, bà Liền nói với Châu là sẽ họp mặt các anh, chị của Châu vào hôm sau để bàn về việc chia đất cho Châu. Bà Liền nói rõ ý định là chỉ chia cho Châu 16 cao ruộng, và 9 cao đất, 16 cao ruộng còn lại bà giữ để làm ăn riêng.

Ở toà Châu khai: “Trước đó tôi thấy mẹ tôi có giao 16 cao ruộng cho anh Năm tôi làm, tôi nghĩ bà lấy ruộng của tôi chia cho anh Năm. Tôi rất bất bình”. Cáo trạng số 253. KSĐT-TA của viện Kiểm sát nhân dân thành phố ghi: “...Từ đó, thị nảy sinh ý định giết bà Liền để khỏi phải chia ruộng đất”. Tại toà, Châu vẫn chống chế: “Tôi bất bình. Tôi hành động như vậy chỉ là để doạ mẹ tôi khỏi chia đất mà thôi.” Thị đã hành động như thế này: Ngay đêm đó, khoảng 23 giờ 30, trời tối như mực, Châu lần đến chiếc giường của mẹ kê ở nhà sau, và cái giờ phút ghê gớm ấy đã xảy ra. Châu thuật lại: “Mẹ tôi đang ngủ trên giường, chiếc khăn quàng cổ bà để ở đầu nằm. Tôi lấy chiếc khăn quàng cổ vo gọn lại. Mẹ tôi vùng vẫy, kháng cự nên tôi leo lên ngồi trên bụng của bà, hai gối ép đè hai tay của bà xuống giường.” Một trong những vật chứng ở toà là “cái khăn rằn sọc có dính máu”. Chính Châu đã lấy chiếc khăn ấy để nhét vào miệng mẹ mình. Cách đó gần một năm, trong một lần ra ruộng, người mẹ trên 70 tuổi ấy đã bị té và chân trái đau nhức, bị liệt, bà phải chống nạng mà đi. Vì vậy, sức kháng cự của bà không được bao nhiêu. Khi người mẹ đụng phải chiếc vòng mã não thì bà mới phát hiện đó chính là bàn tay của đứa con gái út đang cố bóp cổ bà. Bà kêu lên: “Châu ơi, mày làm gì vậy Châu?” Châu vẫn tiếp tục nhét chiếc khăn vào miệng mẹ. Và cuối cùng một người hàng xóm đã nghe thấy tiếng kêu ú ớ của người mẹ bất hạnh ấy.

Từ phiên toà, chúng tôi đã về xã Tân Thạnh Tây với ý định tìm kiếm một nguyên nhân nào khác, ngoài chuyện 16 cao đất, để giải thích hành động đánh kinh sợ của người phụ nữ 32 tuổi có chút ít học hành kia. Nhưng tiếc thay, chúng tôi đã thất bại. Anh Đặng Văn Đoan, phó Interpol xã nói: “Thực tế, bà già thương Châu nhiều nhất. Con trai bà không ở, về ở với con gái út”. Các chị ở trạm y tế xã (nơi Tô Châu làm việc) nhận định: chỉ vì Châu tham lam, coi trọng quyền lợi cá nhân quá mà dẫn đến cớ sự. Anh Trần văn Quân, chồng của Tô thị Châu, xác nhận: “Vợ chồng tôi không có gì mâu thuẫn với mẹ cả. Cũng có lúc vợ chồng tôi cãi vã với mẹ, nhưng chỉ là chuyện vặt. Mẹ tôi tuổi già khó tính hay nói hoài một chuyện, chớ không có gì lớn hết.” Vợ chồng anh Lê trung Hiếu (con rể), các anh Trần văn Quí, Tô văn Minh (con trai) cũng đều xác nhận trong gia đình luôn êm ấm, hoàn toàn không có gì mâu thuẫn đáng kể.

Đối với Tô thị Châu, trong tất cả hồ sơ vụ án mà chúng tôi đọc được ở toà, cũng không có một lời nào than thở về người mẹ của mình, trong quá trình chung sống, ngoài chuyện 16 cao ruộng. Tất cả, chung qui cũng chỉ là từ 16 cao ruộng!

Về việc này trong một bản lấy lời khai của Interpol thành phố, anh Trần văn Quân trả lời: “Tôi có nói với vợ tôi, cha mẹ cho bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.” Nhưng Châu không nghĩ vậy, cô ta đã bị, như nhiều người nói, của cải, tiền bạc làm mờ ám cả lương tâm.

(Lòng mẹ vẫn dành cho con, cho dù...)

Và người mẹ, bà Tô thị Liền, sau cái hành động tày trời của đứa con gái út, vẫn một mực yêu thương “Nó”. Bà nói chúng tôi: “Nó chỉ dại thôi các anh ơi!”. Bà mếu máo kể lại: “Hôm nó ra toà, tôi tính nó bị án treo thôi, tôi mới đi, chớ đâu có ngờ bị nhốt. Biết nó bi nhốt tôi đã không đi, đứa con đi mà về một mình, tan nát hết.” Và lúc nào bà cũng lo lắng cho Châu: “Nó bị bịnh, lớp chích, lớp uống. Lần chích sáu, bảy hũ, mới được đỡ đỡ, lại vào tù. Trong đó, lại bị bịnh nửa vời.”

Xảy ra vụ việc Châu bị tạm giam. Trong vòng nửa tháng, bà đã viết bao đơn từ xin bãi nạn, bảo lãnh cho Châu. Châu là đứa con bà thương nhất. Bà còn nhớ như in: “chồng tôi chết ngày 2.8 thì hai tháng sau, ngày 10.10 tôi sinh nó. Út ít ra đời đã mồ côi cha.” Mẹ goá con côi, tay xách nách mang, cả một thời Củ Chi bom đạn, bà vẫn lặn lội nuôi năm đứa con. Bà làm đủ nghề: làm bánh ít, bánh cam, nấu xôi, buôn rau cải. Cái thúng cứ nặng trên tay bà, cái gánh cứ  oằn trên vai bà, gần cả một đời. Bà chịu đựng tất cả để con cái không đứa nào phải đi làm thuê, ở đợ. Và Châu là người con duy nhất được bà dồn sức cho học “đến nơi đến chốn”, Châu học xong lớp 12, thi đại học mấy lần không đậu, sau thi vào một lớp đào tạo về dược ở huyện và về làm ở trạm y tế xã...

Đứa nào cũng là nắm ruột. Vết tích bàn tay tội ác của đứa con vẫn còn trên cổ bà, trên cằm bà, nhưng trong lòng bà thì vẫn chỉ là đứa con yêu thương. Anh Tô văn Minh, con thứ năm nói: “Đêm, mẹ tôi cứ trằn trọc, mất ngủ, lo lắng cho Châu”. Ôi tấm lòng mênh mông của một người mẹ. Một bầu trời trong xanh mà những lỗi lầm dù tày đình của con cái chỉ là những áng mây chẳng thể che khuất được!"

Sưu tầm


Ba bức tranh

   Một hiệp sĩ dũng cảm tên là Hildebrand bị một bạn đồng nghiệp tên là Brunô nhục mạ nặng nề. Hildebrand thề sẽ trả thù đích đáng món nợ này. Ông suy nghĩ và chuẩn bị kỹ lưỡng chương trình hành động. Cuối cùng, ông chọn địa điểm và ngày giờ thuận lợi. Ông thức dậy nửa đêm, một mình võ Trang đầy đủ đi đến nơi thanh vắng mà ông biết là Brunô sẽ đi ngang qua. Trên đường đi, ông gặp thấy 1 nhà nguyện nhỏ mở cửa.  Ông vào đó để chờ ngày sáng và trong khi chờ đợi, ông tiêu khiển bằng cách nhìn các bức tranh dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn dầu nơi cung thánh.  Ở đây có 3 bức tranh: bức thứ nhất vẽ Đấng Cứu Thế mặc áo choàng đỏ, đầu đội mũ gai, phía dưới có ghi bằng tiếng La-tinh câu này: “Bị lăng nhục, Người không đáp trả lại lăng nhục.”  Bức thứ 2 nhắc lại cảnh đau buồn khi bị đánh đòn, với hàng chữ: “Khi chịu những khổ đau như thế, Người không hề đe doạ.”  Và cuối cùng, bức tranh thứ 3 trình bày Đức Giêsu trên cây thập giá, phía dưới ghi: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm.”  Nhìn liên tiếp 3 bức tranh như thế, tâm hồn Hildebrand bị xúc động mạnh.  Ông quỳ gối xuống và bắt đầu cầu nguyện.  Dần dần cơn thù hận giảm đi, rồi biến mất.  Ông còn ngồi lại đó chờ kẻ thù của ông đến để tha thứ tận tình và để làm hoà với nhau!"

Sưu tầm


Nghệ thuật tha thứ

    Một người cứ luôn luôn bị tỉnh dậy vào buổi đêm, vì một giấc mơ cứ lặp đi lặp lại. Anh ta thấy mình bơi trong một cái hồ, bơi giỏi như một vận động viên. Tuy nhiên, cái hồ rất rộng mà chân tay anh ta thì mỏi, anh ta khó lòng bơi tới được bờ. Bỗng nhiên, cha anh ta bơi thuyền đến gần, đưa tay ra, bảo anh ta bám lấy. Anh ta nhớ lại hồi nhỏ thường bị bố mắng mỏ, thậm chí đánh đòn, nên mỉm cười khô khan và nói : ?Cảm ơn bố, cứ kệ con !?.

       Anh ta bơi tiếp, cố hết sức hướng về phía bờ. Rồi anh ta nhìn thấy một người khác bơi thuyền lại gần. Ðó là cô em gái. Cô em gái quăng một chiếc phao về phía anh ta và bảo : ? Anh dùng phao đi?. Nhưng nhớ lại rất nhiều lần cô em gái hỗn hào ương bướng cãi lời mình, anh ta lắc đầu và xua tay.

      Sau những nỗ lực lớn lao, cuối cùng anh ta cũng vào được đến bờ. Anh ta nằm vật ra trên bãi cát ướt, sự mệt mỏi làm đầu óc trở nên lơ mơ, còn chân tay thì không cử động nổi. Một đám đông người tụ tập quanh anh ta. Khuôn mặt nào anh ta cũng thấy quen. Ðó là gia đình, họ hàng, bè bạn của anh. Người thì muốn đưa anh vào bệnh viện, người thì muốn đốt lửa, người thì muốn lấy bộ quần áo khô và khăn cho anh lau? Nhưng cứ khi mỗi người định làm gì, anh ta lại nhớ lại những khi con người đó đối xử không tốt với mình. Và ?Không, cảm ơn?- Anh ta lại nói" ?Cứ kệ tôi?. Anh gượng đứng dậy, quần áo ướt sũng, dính đầy cát, chân tay rã rời, mệt mỏi đi xa đám đông.

        Sau khi liên tục nằm mơ thấy giấc mơ đó trong vòng vài đêm, anh ta liền đi hỏi bà, người duy nhất chưa bao giờ làm gì không tốt với anh, và người mà anh tin tưởng sẽ không bao giờ làm gì không tốt với anh cả.

        - Bà không phải là người biết ý nghĩa của những giấc mơ ?" bà anh nói ?" Nhưng bà nghĩ cháu đang giữ trong đầu quá nhiều bực bội và hằn học.

        - Bực bội ư? Hằn học ư ? Không thể thế được ! ?" Anh ta kêu lên - Nếu có thì cháu phải cảm thấy chứ !

        Bà của anh ngồi yên và bình tĩnh đáp :

        - Những cố gắng của cháu và hồ nước trong giấc mơ chính là những gì cháu đang phải cố gắng trong tâm trí cháu. Cháu cần sự giúp đỡ, cháu muốn được quan tâm, nhưng cháu thấy không ai đủ tốt cho cháu tin tưởng. Cháu đã bơi được tới bờ một lần, nhưng còn những lần khác thì sao ? Sự tha thứ không phải là những điều mà chúng ta làm cho người khác, mà chúng ta làm cho chính chúng ta đấy thôi. Vì khi chúng ta không tha thứ, có phải là chúng ta đã xây dựng trong tâm trí mình những bực bội và tức giận ngày càng lớn đó không ?

     Có một câu nói : ?oBạn không phải là người hoàn hảo, nên bạn cũng có những sai lầm. Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác đối với bạn, bạn cũng sẽ được những người khác tha thứ những sai lầm của bạn?

Sưu tầm


Làm bể đèn

Lúc còn nhỏ. Don Bosco là một em bé linh hoạt, thích vui chơi. Một hôm khi mẹ Ngài là Magrita đi chợ, Bosco muốn lấy chiếc mũ trên tủ, nhưng tủ cao quá lấy không được. Cậu liền kê ghế sát tủ, leo lên rồi vươn người cố với lấy cái mũ. Chẳng may cậu đụng phải chiếc đèn dầu, nó rớt xuống vỡ tan tành, dầu chảy lênh láng.

Ngay lập tức Bosco nảy ra ý nghĩ muốn phi  tang để khỏi bị phạt. Nhưng không thể được vì dầu đã loang ra sàn nhà. Lúc ấy cậu giằng co trong tâm hồn: nên nói sự thật hay đổ lỗi cho con mèo? Được ơn soi sáng cậu quyết định phải thành thật thú lỗi và xin tha thứ. Rồi cậu cầm con dao ra vườn chặt một cành cậy, tuốt sạch lá làm một  cây roi và để sẵn chờ mẹ về.

Khi bà Magrita đi chợ về, Bosco chạy ra đón mẹ và hỏi:

- Mẹ ơi, mẹ đi đường có bình an không? Có mệt không?

- Bình an con ạ. Còn  con, con ở nhà có ngoan không?

Cậu đưa cành cây cho mẹ và nói:

- Mẹ nhìn đây thị mẹ biết thôi.

Mẹ cậu ngạc nhiên hỏi:

- Cái gì vậy?

- Thưa mẹ cái roi. Vì lúc nãy con làm bể cái đèn trên tủ. Có sẵn roi đây rồi, xin mẹ cứ phạt con rồi tha cho con.

Nói xong cậu cúi đầu im lặng.

Bà mẹ nhìn lên tủ thấy mất cái đèn. Bà biết lỗi của con, nhưng bà tha thứ ngay. Vì con bà đã biết thành thật nhận lỗi. Bà ôn tồn bảo con:

- Bosco, con làm bể đèn, đáng bị phạt. Nhưng con biết lỗi, mẹ tha cho con rồi. Từ nay phải ý tứ hơn nhé cưng.

Nói rồi bà ôm cậu, xoa đầu âu yếm.

Sưu tầm


Tha thứ

Câu chuyện về một người cha và cậu con trai đang ở lứa tuổi thiếu niên. Mối quan hệ cha con của họ không được tốt đẹp và luôn căng thẳng.

Cuối cùng, sau một trận cãi vã kịch liệt, cậu bé đùng đùng bỏ nhà ra đi. Tuy giận dữ và đau lòng, nhưng người cha biết rằng con mình rất cần sự uốn nắn và dạy dỗ để trưởng thành. Vậy nên ông đã bôn ba khắp nơi để tìm kiếm đứa bé nổi loạn ấy. Cuối cùng, khi tới Madrid, trong nỗ lực cuối cùng của mình, ông cho đăng một thông cáo trên báo: "Paco thương yêu, hãy đến gặp cha chiều mai trước cửa tòa soạn. Mọi tội lỗi đều được tha thứ. Cha yêu con. Cha của con".

Chiều hôm đó, người cha đến tòa soạn thật sớm vì ông không muốn trễ giây phút nào để gặp đứa con thân yêu của mình. Và điều bất ngờ là, tới đó, ông đã gặp… 800 cậu bé tên Paco. Cả 800 cậu bé này đều đã bỏ nhà ra đi và đều đang mong đợi sẽ gặp được người cha rộng lượng của mình ở đó với vòng tay dang rộng yêu thương 

Vâng, đôi lúc có những người bạn yêu thương lại làm tổn thương bạn, làm bạn rất đau lòng, và bạn lại càng đau lòng hơn khi nghĩ rằng tại sao họ không nói lời xin lỗi bạn, tại sao họ lại không có gì là ân hận, chẳng lẽ họ không biết rằng bạn đau đến thế nào sao…?

Họ biết chứ, họ ân hận chứ. Nhưng vì lòng tự ái, vì nỗi sợ tỏ ra rằng họ yếu thế, và vì e ngại rằng họ không được tha thứ đã ngăn họ lại.

Nếu bạn còn yêu thương, nếu bạn thật lòng tha thứ, hãy bày tỏ. Và bạn sẽ thấy những người ấy biết ơn bạn đến chừng nào.

Sưu tầm


Mẹ kế

Tôi thường nghĩ rằng “cha mẹ kế” là từ dùng để chỉ những người đàn ông và đàn bà lấy nhau khi đã có con cái riêng, lý do đơn giản là chúng ta cần phải gọi họ bằng một cái tên gì đó. Chắc chắn từ “kế” rất quan trọng nhưng người ta thường không nghĩ thế, với họ “cha mẹ” mới có ý nghĩa thực sự. Đó là những gì tôi cảm thấy khi trở thành mẹ kế của bốn đứa con chồng tôi.

Chúng tôi kết hôn đã sáu năm, khi các con anh vẫn còn nhỏ và bây giờ đang ở tuổi vị thành niên. Dù sống chủ yếu với mẹ ruột, chúng vẫn có nhiều thời gian sống cùng chúng tôi. Nhiều năm qua, chúng tôi đã học cách thích nghi với nếp sống mới của gia đình và đối xử tử tế với nhau. Chúng tôi đi nghỉ cùng nhau, dùng những bữa cơm gia đình, cùng làm bài tập, chơi bóng chày và xem phim bên nhau. Tuy nhiên tôi cứ cảm thấy mình giống như kẻ ngoài cuộc, tệ hơn là một kẻ xâm phạm gia đình riêng của người khác. Có một lằn ranh ngăn cách rõ ràng mà tôi không thể nào vượt qua được. Tôi không có riêng cho mình một đứa con nào, những kinh nghiệm làm mẹ của tôi chỉ giới hạn trong bốn đứa con của chồng và tôi thường tội nghiệp mình không bao giờ có được sợi dây liên kết thiêng liêng giữa mẹ và con.

Khi đám trẻ phải dời đến một thành phố khác cách năm giờ xe chạy, chồng tôi rất buồn và nhớ chúng. Nhờ có internet chúng tôi có thể gởi thư cho nhau, kể cả trò chuyện với nhau mỗi khi chúng tôi cùng vào mạng. Mỉa mai thay, những dụng cụ liên lạc hiện đại này cũng là những dụng cụ làm người ta dễ xa nhau hơn.Chúng tôi cần biết bao sự tiếp xúc trực tiếp giữa người và người không qua máy móc. Những khi bức thư trên màn hình chỉ đề “Ba” tôi thấy như bị bỏ quên, không ai nhớ đến mình. Còn khi tên tôi cùng xuất hiện với anh ấy, niềm vui không thể diễn tả được, tôi cảm thấy mình cũng là một thành viên trong gia đình họ. Tuy vậy cũng còn khoảng cách nào đó cần phải vượt qua, ngay cả trên đường dây điện thoại.

Một buổi tối cũng khá khuya, chồng tôi ngủ gà gật trước tivi, còn tôi đang kiểm tra mình có thư hay không, máy tính báo tôi có một tin nhắn. Đó là của Margo, con gái kế lớn nhất của tôi. Con bé cũng thức khuya, cũng đang ngồi trước máy tính ở một nơi cách năm giờ xe chạy. Giống như đã làm nhiều lần trước đây, chúng tôi trò chuyện qua lại, chia sẻ cho nhau những tin tức mới nhất. Khi chúng tôi tán gẫu như thế này, con bé không cần biết tôi hay là ba của nó ngồi phía bên kia bàn phím - nếu như nó không hỏi. Tối nay con bé cũng không hỏi và tôi cũng không cần nêu đích danh mình. Sau khi nghe xong kết quả thi đấu bóng chuyền, chi tiết về buổi khiêu vũ sắp tới ở trường, bài tập lịch sử phải nộp, tôi nói đã khuya rồi và nên đi ngủ. Margo trả lời: “Vâng ạ, lần sau chúng ta sẽ nói tiếp! Thương nhiều”.

Khi đọc dòng chữ này, cảm giác buồn bã xâm chiếm khắp người tôi. Hẳn là con bé nghĩ nãy giờ mình viết cho ba. Con bé và tôi chưa bao giờ dùng những từ thương yêu, đầy tình cảm như thế. Cảm thấy tội lỗi vì đã không làm sáng tỏ, nhưng cũng không muốn làm con bé xấu hổ, tôi gửi lại đơn giản: “Thương con! Chúc con ngủ ngon!”.

Tôi lại nghĩ về gia đình họ, về không gian riêng tư mà tôi là một kẻ xâm phạm. Một nỗi đau trống rỗng nhói lên trong tim tôi. Sau đó, ngay khi những ngón tay tôi chạm vào nút bấm, ngay khi màn hình chuẩn bị chuyển sang màu đen, tin nhắn cuối cùng của Margo xuất hiện: “Chúc ba ngủ ngon dùm con”. Nước mắt ràn rụa, tôi với tay tắt máy tính.

Sưu tầm