Truyện Minh Hoạ - Khôn Ngoan

Không thấy, nhưng nghe 

Một người đàn bà mù đã giao kết với anh thợ sơn để sơn căn nhà của mình bằng một màu duy nhất là màu trắng, nhưng đến lúc phải sơn bên trong căn phòng thì lại hết nước sơn màu trắng. Anh thợ sơn nghĩ thầm là người đàn bà mù sẽ không thể nào kiểm soát được anh ta sơn màu gì, nên anh không mua thêm màu trắng mà lại dùng màu sơn khác có sẵn để sơn bên trong căn phòng của bà. Khi được người thợ sơn trình cho biết là công việc đã xong, người đàn bà mù hỏi anh:

- Anh có bảo đảm là đã sơn tất cả một màu trắng như đã giao kèo hay không?

Anh thợ sơn trả lời:

- Ðúng vậy.

Nhưng người đàn bà mù lại hỏi một lần nữa:

- Anh có thật sự sơn mọi nơi màu trắng như tôi thích không?

Anh thợ sơn vẫn một mực quả quyết là đã sơn tất cả mọi nơi bằng màu trắng. Nhưng người đàn bà nói là bà không tin là anh đã làm đúng như yêu cầu. Anh thợ sơn hỏi vặn lại:

- Bà bị mù không còn nhìn thấy gì nữa cả thì tại sao bà biết được tôi có tuân giữ lời cam kết hay không.

Bấy giờ người đàn bà mù mới trả lời:

- Này anh, tôi không còn nhìn thấy, nhưng còn có thể nghe được, nghe giọng anh trả lời cho những lần tôi hỏi, tôi dám quả quyết chắc chắn là anh đã không làm y như tôi đã yêu cầu.

Sưu tầm


Giây phút hiện tại

Vua Saapas của nước Ba Tư thời cổ thích dùng dụ ngôn để nói chuyện với các quan chức trong triều đình.

Một hôm, ông hỏi các quan cận thần như sau:

 Âm thanh nào dịu dàng nhất? Người thì cho rằng, tiếng sáo là âm thanh thánh thót nhất, người lại thích tiếng đàn lục huyền cầm, người khác thì lại đề cao tiếng vĩ cầm, trong các quan cận thần, chỉ có ông Nasaky ngồi thinh lặng. Nhà vua vẫn chưa tìm được câu trả lời dứt khoát.

Một hôm, ông Nasaky cho tổ chức một bữa tiệc khoản đãi nhà vua và các quan chức trong triều đình. Các nhạc công vận dụng mọi khả năng của mình để chào mừng các quan khách, nhưng hết nhạc khúc này đến nhạc khúc khác mà bàn ăn vẫn còn trống trơn. Không có thức ăn mà cũng chẳng có một giọt nước nào để cầm hơi, lúc đầu các thực khách còn chú tâm để thưởng thức âm nhạc, nhưng càng về khuya bụng càng trống. Lúc đó, không gì khó chịu cho bằng âm thanh dù đó là tiếng nhạc du dương, nhưng vì lịch sự và để giữ thể diện không ai dám lên tiếng thắc mắc.

Vào đúng giữa khuya, ông Nasaky ra dấu gọi người quản tiệc đến, lập tức, một đội quân hầu bàn tiến đến phòng tiệc, mỗi người một mâm đầy của ngon vật lạ, lúc bấy giờ người quản tiệc dùng một chiếc nĩa lớn gõ vào mâm, tiếng kim khí chạm vào nhau tạo thành một âm thanh chát chúa, nhưng tất cả các thực khách đều thở ra nhẹ nhõm. Giờ đã đến, sự chờ đợi của họ đã được đáp trả.  Để khai mạc bữa tiệc, nhà vua liền nói như sau:

Tiếng va chạm muỗng nĩa lọt vào tai của một người đang đói.  Đó là âm thanh dịu vợi nhất.

Sưu tầm


Xin hãy chm xung tay

Đại đa s các cng s viên đều rt phn khi, vì khâu làm vic này va đổi li mt viên qun đốc mi, nghe nói ông này rt có kh năng,đặc bit được đưa đến đây để chnh đốn nghip v và nhân s; y thế mà, c mt ngày ri mt ngày trôi qua, ông qun đốc mi này chng có làm gì hết, mi ngày đều có nhng quà cáp được đưa vào văn phòng, ông vn "trn" luôn trong đó, ít khi nào chu ra ngoài, cái thành phn bt ho khâu này, hin ti chúng li càng lng hành tác oai tác quái d hơn.

"ông ta đâu có phi là người có kh năng! ông ch là mt lão già tt và nhu nhược, so vi qun đốc trước còn d b người ta ăn hiếp nhiu hơn"!

Bn tháng tri trôi qua, đang trong tình trng tht vng đối vi ông qun đốc hin hòa mm yếu này, bng dưng ông ta "din oai", cái thành phn bt ho kia, đều b ông bng tng tên mt, cho v vườn "đui gà", còn nhng người có kh năng đều được ông ct nhc cho thăng tiến. Xung tay va nhanh, va chính xác, đối vi bn tháng "bo th" được biu hin va qua, nay ông rõ ràng là mt nhân vt cng rn và cương quyết, li hoàn toàn khác xưa.

Trong tic liên hoan cui năm, sau khi đã qua ba tun rượu, ông qun đốc mi bèn th l tâm tình: "Tôi nghĩ là cái nhìn ca các bn đối vi tôi trong nhng ngày va mi nhm chc, và sau khi tôi khai đao múa búa tr hi, nht định là có nhng thc mc phi không?

Xin hãy nghe tôi k li mt câu chuyn, các bn s hiu ngay: "Tôi có mt người bn, ông ta mua mt căn nhà có c mt vườn cây hoa tho, khi mi dn vào, ông ta lin chnh đốn, tt c nhng hoa tho cây ci, đều được làm sch hết, để trng li nhng bông hoa mi.

Có mt ngày kia, người ch nhà cũ đến thăm, mi va bước vào cng, ông git mình hi rng: "nhng cây hoa quý Mu Đơn gi đâu mt hết ri"? Bn tôi by gi mi hiu ra là, chính mình đã trit h hết nhng cây Mu Đơn quý mà mình tưởng chúng là nhng hoa rng c di.

Sau này, ông ta li mua thêm mt căn nhà na, tuy là vườn cây hoa c tp nhp, ông vn "án binh bt động". Qu nhiên trong mùa Đông c ng là nhng cây rng c di thì, mùa Xuân li n hoa dy đặc xinh tươi; trong nhng ngày Xuân ng là c di thì, mùa H li hin ra nhng tm thm gm hoa tươi mát; và trong na năm chng động tnh gì đến nhng loài cây nho nh, thì nhng ngày Thu đã đỏ hng nhng chiếc lá d thương.

Mãi cho đến cui Thu, ông mi thc s thy được nhng loài cây c vô dng, và bt đầu dn dp sch s, đồng thi gi li nhng loài hoa tho mc tht s trân quý. Nói đến đây, ông qun đốc bèn nâng ly: Xin cho tôi kính tu các v đây, vì các v cũng như là nhng hoa mc trong "vườn hoa" công ty này, các bn đã là nhng cây trân quý trong đó, nhng cây trân quý này không th nào trong năm mà có th đơm bông kết trái hết được, cn phi tri qua mt thi gian dài mi có th nhn ra được.

Sưu tầm


Cuộc so tài

Ngày xửa ngày xưa, tận thời Trung Cổ, giáo hoàng được các vị cố vấn của ngài yêu cầu trục xuất người Do Thái khỏi Rôma.

Họ nói rằng người Do thái khó mà sống chung hòa bình ngay giữa trung tâm của đạo Công Giáo. Một sắc lệnh trục xuất được ban hành, gây hoang mang rất nhiều cho người Do Thái – là những người vốn biết rằng dù họ đi bất cứ đâu, họ cũng sẽ phải nhận sự đối xử tệ hại hơn ở Rôma. Vì thế, họ khẩn nài giáo hoàng cứu xét lại sắc lệnh ấy. Giáo hoàng, một con người công bằng vô tư, đề nghị với họ một cuộc so tài để phân định thắng thua: Phía Do Thái sẽ đề cử một người ‘thi đấu’ với giáo hoàng trong một cuộc tranh luận không lời. Nếu người đại diện của họ thắng, họ sẽ không phải ra đi.

Người Do Thái họp nhau bàn luận về đề nghị đó. Bác bỏ đề nghị ấy sẽ có nghĩa là bị trục xuất khỏi Rôma. Chấp nhận đề nghị ấy thì có nghĩa là tự chuốc lấy thất bại, vì ai có thể thắng trong một cuộc tranh luận mà giáo hoàng vừa là người dự thi vừa là giám khảo? Tuy nhiên, không có cách nào khác hơn là chấp nhận cuộc tranh luận này. Có điều, thật khó tìm cho ra một người tự nguyện đảm nhận nhiệm vụ tranh luận với giáo hoàng. Gánh trên vai số phận của toàn thể người Do Thái, đó sẽ là một gánh nặng mà không ai đủ sức đảm nhận.

Khi ông Từ hội đừơng nghe biết về câu chuyện, ông đến trước mặt Rabbi niên trưởng và đề nghị cho phép mình đại diện đồng bào để tranh luận với giáo hoàng. “Ông Từ à? Không thể được.” Các Rabbi phản đối.

“Xem nào” - Rabbi niên trưởng lên tiếng - “Không ai trong chúng ta sẵn lòng đảm nhận công việc. Vậy hoặc là giao công việc này cho ông Từ, hoặc bỏ cuộc tranh luận.” Thế là, do không có ai khác, ông Từ được chỉ định đứng ra tranh luận với giáo hòang.

Đến ngày hệ trọng ấy, giáo hoàng ngồi trên ngai tại Quảng Trường Thánh Phêrô, vây quanh là các hồng y, trước mặt ngài là đông đảo các giám mục, linh mục và quần chúng tín hữu. Đoàn đại biểu Do Thái chỉ có dăm ba người trong áo choàng đen và những bộ râu rậm rạp. Họ ngồi quanh ông Từ của họ.

Giáo hoàng quay sang nhìn ông Từ và cuộc tranh luận bắt đầu. Giáo hoàng trịnh trọng đưa một ngón tay và chỉ lên trời. Ông Từ lập tức đưa tay chỉ xuống đất. Giáo hoàng thu ngón tay về. Rồi, một cách trịnh trọng hơn, giáo hoàng lại đưa một ngón tay lên và giữ yên ngay trước mặt ông Từ. Ông Từ cũng đưa bàn tay, xòe ra ba ngón và giữ yên trước mặt giáo hoàng. Giáo hoàng tỏ vẻ ngạc nhiên thú vị. Rồi, giáo hoàng cho tay vào túi áo choàng, rút ra một quả táo. Để đáp lại, ông Từ thò tay vào chiếc cặp của mình, rút ra một miếng matzo (bánh thánh không men). Tới đây, giáo hoàng cất tiếng tuyên bố: “Người đại diện của cộng đồng Do Thái đã thắng cuộc tranh luận. Kể từ giờ phút này, sắc lệnh trục xuất người Do Thái được thu hồi.”

Những thủ lãnh Do Thái xúm lại vây quanh ông Từ của họ và đưa ông ta đi. Các hồng y xúm chụm lại chung quanh giáo hoàng, xôn xao hỏi: “Điều gì đã xảy ra vậy, thưa Đức Thánh Cha? Cuộc tranh luận diễn tiến quá nhanh, chúng con đã không theo dõi kịp.”

Giáo hoàng lau mồ hôi trán và nói: “Đó đúng là một nhà thần học cự phách, một bậc thầy trong tranh luận. Ta đã bắt đầu bằng cách chỉ tay lên trời để nói rằng toàn thể vũ trụ thuộc về Chúa. Ông ấy đã trả lời bằng cách đưa tay chỉ xuống đất để nhắc ta nhớ rằng có một nơi gọi là Hỏa ngục, ở đó quỉ vương làm bá chủ. Rồi ta đưa một ngón tay ám chỉ rằng Thiên Chúa độc nhất. Ta hết sức bất ngờ khi ông ấy xòe ba ngón tay ra – ngụ ý rằng Đấng Thiên Chúa độc nhất ấy tự biểu lộ Ngài qua ba ngôi vị bằng nhau, hoàn toàn tương hợp với giáo huấn về Thiên Chúa Ba Ngôi của chúng ta! Sau đó, biết rằng trước mặt mình là một nhà thần học siêu quần và mình khó có thể đánh bại, ta đã chuyển cuộc tranh luận sang một chủ đề khác bằng cách lấy ra một quả táo – nhằm nói rằng theo một số ý kiến hiện đại thì quả đất hình tròn. Ông ấy lập tức lôi ra một miếng bánh dẹp để nhắc ta nhớ rằng theo Thánh Kinh thì trái đất này phẳng chứ không tròn. Đến mức này thì ta còn có thể làm gì hơn nữa ngoài việc tuyên bố ông ấy thắng cuộc?”

Cũng trong lúc đó, những người Do Thái tập trung tại hội đường. “Điều gì đã xảy ra thế?” Họ chộn rộn hỏi ông Từ.  

Ông Từ ra vẻ rất khó chịu. “Ôi, toàn là chuyện ruồi bu!” - ông nói - “Các ngài biết không, đầu tiên giáo hoàng huơ tay lên, có ý muốn nói rằng mọi người Do Thái phải rời khỏi Rôma. Vì thế tôi chỉ tay xuống, nhằm tuyên bố rằng chúng ta sẽ cứ ở đây chứ không đi đâu cả. Rồi giáo hoàng lại chỉ một ngón tay vào mặt tôi, như muốn dọa: “Đừng có lộn xộn với ta!”. Tôi trả lời bằng cách xòe ba ngón tay để nói rằng giáo hoàng gây lộn xộn cho chúng ta gấp ba lần khi ông nghiêm khắc ra lệnh trục xuất chúng ta khỏi Rôma. Tiếp theo đó, tôi thấy giáo hoàng lấy bữa ăn trưa của ông ra; vì thế tôi cũng lôi bữa ăn trưa của mình ra.”

Sưu tầm


Cái tôi

Có câu chuyện kể về một người đàn ông nọ rất ngốc nghếch. Mỗi sáng thức dậy, ông phải rất vất vả mới tìm ra được áo quần của mình. Vì mỗi lần thức dậy đều gặp rắc rối nên thậm chí ông sợ không dám đi ngủ!

Một buổi tối, ông lấy bút và giấy, ông vừa thay y phục vừa ghi rõ ràng tên từng món và vị trí chính xác mà ông cất chúng. Sáng hôm sau, ông lôi tờ giấy ra, đọc to: “Quần dài!” – quần dài kia rồi. Ông bước lại lấy quần dài. “Áo sơ mi!” – đây, áo sơ mi ở đằng này. Ông lấy áo sơ mi khoác lên người. “Mũ!” – à, mũ ở kia. Ông cầm lấy mũ, chụp lên đầu.

Ông rất thích thú với cách làm này của mình ... cho đến khi một ý tưởng khủng khiếp vụt hiện lên trong đầu ông: “Còn tôi! – tôi đâu rồi?” Ông đã quên không ghi rõ món này cùng chỗ để của nó. Vì thế, ông loay hoay tìm mãi, tìm mãi, nhưng không thể tìm thấy. Ông không tìm được chính ông!

Nhiều người nói: “Tôi đọc quyển sách này để khám phá con người tôi.” Bạn nghĩ gì?

 Lê Công Đức


Câu chuyện 3 cành cây

Ba cành cây đã sống ở trên cây này lâu lắm rồi, vì thấy các cây bên cạnh thi nhau vào rừng chơi nên đã bàn với nhau, cùng rời khỏi cái cây để chu du 1 chuyến thật xa để mở rộng tầm mắt.

Cành cây thứ nhất nói : Tôi chỉ đi xung quanh khu vực trong rừng này thôi.

Cành cây thứ 2 nói : Không tôi sẽ đi thật xa để tìm một phương trời mới, tha hồ mà mở rộng tầm mắt nhé.

Cành cây thứ 3 nói : Tôi cũng vậy, phải đi thật xa, chứ như cành cây thứ nhất loanh quanh đây thì chẳng biết gì cả.

Thấy vậy, cây mẹ nói với các cành cây : Các con phải biết lựa sức mình nhé, mới xuống đất thì phải từ từ thôi, mỗi ngày nên đi một đoạn đường ngắn và cẩn thận.

Thế là cả 3 cành cây cùng rời cây mẹ và mỗi cành cây đi về 1 hướng theo ý định ban đầu của mình.

Cành cây thứ nhất nghe theo lời cây mẹ dặn, nên khi xuống đất chỉ đi chơi loanh quanh khu rừng cạnh đó. Ở đây có bao nhiêu là các cây nhỏ xanh tươi, chim muông, thú rừng vây quanh các cây mà vui chơi, thật là thú vị. Chơi xong, cành cây thứ nhất quay về bên cây mẹ.

Cành cây thứ hai cứ theo hướng ra bãi biển mà đi, vừa đi anh ta vừa hát, thật là thoải mái, và thoả trí tung hoành khắp nơi. Những bỗng trời tối sầm lại, mưa to trút nước xuống ầm ầm tạo thành những dòng nước chảy xiết, cành cây thứ nhất hoảng sợ quá bám vào vạt cỏ, nhưng không thể chống đỡ được dòng nước hung hãn vì cơ thể yếu ớt của mình. Dòng nước cứ to dần và đã cuốn phăng cành cây thứ nhất ra biển, cứ trôi đi mãi và dạt vào 1 hòn đảo nhỏ, trên đảo vắng tanh không thấy 1 bóng ai hay 1 bóng cây nào cả. Giờ đây, cành cây thứ nhất mới thấm thía lời cây mẹ dặn, nhưng đã quá muộn rồi.

Cành cây thứ 3 thì đi về hướng dưới chân đồi, thấp thoáng có những ngôi nhà của con người ở. Cành cây thứ 2 thấy thích lắm, ta phải xuống chơi với lũ trẻ đang chăn trâu kia mới được, nói xong thì cành cây thứ 3 đi xuống phía đám trẻ đang chăn trâu. Lũ trẻ vừa chăn trâu, lại vừa đi kiếm cành cây về để làm hàng rào quanh vườn, đang đi tìm cành cây thì bỗng chúng nhìn ngay thấy cành cây thứ 3, hay quá đám trẻ reo lên và nhặt cành cây đó cho vào giỏ và đem về nhà. Cành cây được lũ trẻ đem về làm hàng rào, cành cây thứ 3 bị buộc chặt cùng với những cành cây khác. Ôi đau quá, sao mình lai bị trói vào thế này, làm sao mà đi về được nữa. Thế là từ nay, cành cây thứ 3 không thể nào quay về khu rừng có cây mẹ và những cành cây kia nữa, cành cây thứ 3 chỉ biết đứng như vậy nhìn về phía rừng xa mà khóc thầm, ân hận vì đã không ghe lời cây mẹ.

Gia Phong


Bài học từ chuyện câu cá

Cậu 11 tuổi và rất thích câu cá. Cậu đi câu cá bất cứ lúc nào có thể và thường ngồi câu ở cái vũng nơi căn lều nhà cậu, nằm trên một đảo nhỏ giữa hồ.

Một lần, cậu theo bố đi câu cá vào buổi chiều tối. Cậu mang theo ít giun làm mồi với hy vọng bắt được vài con cá. Cậu móc mồi rồi bắt đầu tập quăng mồi. Lưỡi câu đập thẳng vào mặt nước và tạo ra những gợn sóng nhiều màu sắc trong ráng chiều.

Ngồi khá lâu, bỗng cậu cảm thấy cần câu rung lên, rõ ràng có cái gì đó rất nặng móc vào cần câu. Bố cậu quan sát đứa con khéo léo giật cần câu, nhấc lên một con cá đang vùng vẫy.

Đó là con cá to nhất cậu bé từng nhìn thấy. Hai bố con nhìn con cá to bự đang quẫy. Người cha nhìn đồng hồ. Mới 8 giờ tối. Còn 4 tiếng nữa mới bắt đầu mùa câu. Ông bảo:

- Con trai, con phải thả nó ra đi. Chưa đến mùa câu.

- Kìa bố! Cậu con trai kêu lên.

- Sẽ có những con cá khác- Bố cậu bình tĩnh nói.

- Nhưng không to như con này! Cậu bé rên lên.

Cậu nhìn quanh hồ. Không có ai, cũng chẳng có tàu thuyền tuần tra. Cậu lại ngước nhìn bố. Không ai nhìn thấy họ, tức là sẽ không ai biết họ câu được cá. Và dù có người biết, người đó cũng không thể biết cậu câu được cá lúc mấy giờ. Nhưng cậu bé, qua sự rõ ràng trong giọng nói của bố cậu, biết rằng quyết định của ông sẽ không thay đổi.

Cậu chậm chạp gỡ con cá ra và thả nó xuống mặt hồ đen lóng lánh. Con vật quẫy thật mạnh và lao biến đi. Cậu bé biết rằng rồi cậu sẽ chẳng bao giờ bắt được con cá to như thế nữa.

Đó là câu chuyện 34 năm về trước. Bây giờ, cậu bé đã là một kiến trúc sư thành đạt. Cái lều của gia đình anh vẫn ở trên hòn đảo nhỏ giữa hồ New Hampshire. Và anh cũng đưa con trai, con gái của mình đi câu. Anh đã đoán đúng. Anh không bao giờ bắt được một con cá to và đẹp như hồi nhỏ nữa.

Nhưng anh luôn nhìn thấy con cá đó, từ lần này sang lần khác, mỗi khi anh đặt ra một câu hỏi về đạo đức. Vì, như cha anh đã dạy, đạo đức là những vấn đề đơn giản: đúng hay sai. Chỉ có điều: hành động đạo đức – ngay cả khi không có ai quan sát mình- mới là khó mà thôi.

Sưu tầm


ĂN HAY KHÔNG?

- Khôn ngoan

Trong tu viện ngày hôm ấy có thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và thánh Gioan Thánh Giá.  Người ta đem đến biếu 2 vị những chùm nho ngon đỏ mọng, rất hấp dẫn, để các ngài giải khát.  Nhìn thấy nho, thánh Gioan la lên: “Nếu người ta nghĩ đến sự công bằng của Thiên Chúa, người ta sẽ không bao giờ ăn chúng.”  Tuy nhiên, thánh Têrêxa trả lời với 1 nụ cười xinh xắn: “Vâng, nhưng nếu người ta nghĩ đến lòng tốt vô bờ bến của Người, người ta sẽ ăn chúng hoài.”"

Sưu tầm


GIẢ LÀM KHỈ

Một nghệ sĩ kịch câm bị thất nghiệp bèn đến sở thú, định bụng sẽ biểu diễn kiếm tiền. Không may cho anh ta, khi anh mới bắt đầu màn biểu diễn trước đám đông thì bị nhân viên quản lý trong sở thú mời vào phòng làm việc. Nhân viên quản lý sở thú ba nói với anh ta là con khỉ dã nhân mà mọi người yêu mến vừa chết. Anh lo ngại rằng số lượng người đến sở thú sẽ bị sút giảm. Anh ta đề nghị chàng nghệ sĩ kịch câm đóng vai con dã nhân cho đến khi sở thú tìm được một con khác. Anh chàng nghệ sĩ nhận lời.

Sáng hôm sau, anh ta giả dạng con khỉ và vào ngồi trong chuồng. Anh ta thành công vượt bực vì số lượng người tụ tập trước chuồng khỉ càng lúc càng đông. Hơn nữa khi anh ta mệt anh ta cứ việc đi ngủ mà không bị phiền hà chi. Quả thật là “good job”.

Tuy nhiên, cuối cùng đám đông cũng chán trò hề của anh. Họ bỏ sang chuồng sư tử kế bên vì con sư tư” đang biểu diễn nhiều pha rất ngoạn mục. Không muốn bị mất khách, anh ta leo lên nóc chuồng mình và đu đưa vào nóc chuồng sư tử. Con sư tử nổ giận, tìm cách tấn Interpolh, nhưng không được. Điều này làm người xem thích thú. Nhờ vậy, số người đến sở thú càng ngày càng đông hơn và lương anh ta càng lúc càng cao. Cho đến một hôm, trong khi đu đưa trên nóc chuồng sư tử, anh ta té xuống đất. Con sư tử chồm dậy chuẩn bị chụp anh ta. Anh hề hết hồn chạy lòng vòng trong chuồng sư tử, và la lên:

- Cứu tôi với.

Nhưng con sư tử vốn nhanh hơn và tiếng gầm của nó át mất tiếng kêu cứu của anh hề. Sau cùng thì con sư tử cũng chụp được anh hề và đè anh bẹp dí trên sàn chuồng. Hai mắt sư tử long lên giận dữ:

- Câm họng đi thằng ngu, bộ mày muốn cả hai bị đuổi hết hả.

Tu Tran


TRẢ LẠI TIỀN VÉ CHO TÔI

Năm 1975, bờm di cư sang Mỹ. Sau nhiều năm sống ở Mỹ, Bờm nghèo vẫn cứ hoàn nghèo. Tuy vậy, Bờm vẫn không nản chí và nuôi mong làm giàu bằng cách trúng Loto

Bữa nọ, Thần tài gõ cửa, Bờm trúng 20 triệu đô la. Bờm bay tới Atlanta để lãnh tiền trúng số. Bờm nói:

- Tôi muốn lãnh 20 triệu đô la.

- Thưa ông không được ạ, một người đàn ông ở ban xổ số nói. Chúng tôi chỉ trả ông 1 triệu thôi, số tiền còn lại sẽ được trả trong vòng 19 năm.

Bờm nói:

- Không, tôi muốn lãnh một lượt, còn nếu không hả? Trả tiền tấm vé số lại cho tôi ngay lập tức.

Sưu tầm