Truyện Minh Hoạ - Hy Sinh

Ánh đèn trong đêm


Trong cuộc viễn chinh mở mang bờ cõi sang phía đông. Napoléon Bonaparte e dè lưỡng lự trong quyết định tấn công một đồn quân Phổ nắm phía bên kia một con sông rộng, chỉ vì ông không biết tình hình đối phương ra thế nào.
Đêm đó ông gọi một thiếu úy trẻ và hỏi anh có sẵn sàng giúp ông bằng cách sang sông dò thám tình hình để ông dễ dàng quyết định trận chiến không? Vị thiếu úy trẻ tuổi hăng hái trả lời sẵn sàng, và nhờ tài tháo vát ngay nửa đêm hôm đó anh đã ở ngay trong lòng địch quan sát tình hình và tinh thần của họ.
Đến 3 giờ sáng nhiệm vụ đã xong, anh đã trên đường về. Nhưng chẳng may cho anh, khi anh đến được giữa dòng sông, đối phương đã phát giác và nã súng như mưa vào anh. Anh bị thương nặng và máu ra nhiều, đuối sức, chỉ còn muốn xuôi tay cho dòng nước cuốn đi.
Nhưng chợt một ánh đèn trên đồn canh của quân nhà rọi xuống dòng sông. Anh biết Napoléon đang sốt ruột chờ anh, đang lo lắng cho số phận của anh và đang ước mong biết được những lợi thế anh đã thu thập được.
Lập tức dường như ánh đèn đó truyền một sức sống mới vào con người của anh. Anh không buông tay phó mặc cho dòng nước nữa, mà nhìn lên ánh đèn cố gắng hết sức để lội vào bờ.
Anh đã đến nơi, và nhờ những lời báo cáo của anh, ngay sau đó Napoléon tấn công và quân Pháp đã thắng trận đó.
Quí vị và các bạn thân mến!
Nếu không có ánh đèn trong đêm tăm tối, hiểm nguy đó, chắc chắn anh thiếu úy trẻ tuổi, tài ba và can đảm kia đã ngã lòng buông tay mặc cho dòng nước cuốn đi.
Nhưng nhờ ánh đèn, anh đã tìm lại được ý thức trách nhiệm, tinh thần đồng đội và sự hăng hái. Nhờ thế nghị lực sống lại trong con người mệt nhọc, đuối sức, lo âu của anh và anh em đã đạt được thành công.
Trong cuộc sống này, mỗi người chúng ta đang lặn ngụp giữa dòng, lòng hằng cầu mong đến bờ bình an. Ba thù là ma quỉ, xác thịt và thế gian đang bủa vậy tứ bề mong đánh bại chúng ta. Biết bao nhiêu người trong chúng ta đã bị thương trầm trọng, và dường như đang có ý định buông tay phó mặc định mệnh cuốn trôi.
Hãy nhìn lên, ánh đèn niềm tin của Thiên Chúa đang chiếu dọi vào tâm hồn của mỗi người. niềm tin đó nhắc cho chúng ta rằng Thiên Chúa là Cha luôn yêu thương chờ đợi mỗi người đến bến bờ bình an.
Chúng ta hãy mở mắt tâm hồn ra, hãy mở rộng cõi lòng ra để thấy niềm tin sáng ngời trong cuộc đời mình mà vững lòng lướt thắng mọi nguy hiểm và can đảm dấn thân tiến tới.
Lạy Chúa, là Đấng con hết lòng tin tưởng kính yêu,
Xin giúp con đừng bao giờ ngã lòng thất vọng trên con đường đến cùng Chúa.
Xin cho con vững tin vào tình yêu thương và quyền phép của Chúa.
Dầu cuộc đời đầy dẫy yếu đuối, tội lỗi, nhưng con biết phấn đấu đến cùng.
Dầu còn một giây phút cuối cùng của cuộc đời con, tình yêu thương và quyền phép toàn năng của Chúa vẫn sẵn sàng đế thánh hóa con.
Xin con biết nhìn vào gương người trộm lành cùng chịu đóng đinh với Chúa Giêsu trên núi Calvariô. Chỉ cần một lời ăn năn vào phút chót: “Lạy Chúa xin nhớ đến tôi trong nước của Ngài”, thì đã được nghe chính miệng Đấng Cứu Thế hứa: “Hôm nay anh sẽ được lên nơi vui vẻ cùng Ta”.
Xin Chúa dừng bao giờ để con ngã lòng thất vọng trước tình yêu thương của Chúa.
Con hết lòng tạ ơn Chúa.

Sưu tầm


Ước vọng trường sinh


Trong cuốn nhật ký nổi tiếng của An Phơ-răng, có lần An Phơ-răng đã bộc lộ một ước mơ của riêng cô, nhưng cũng là ước mơ của tất cả mọi người: “Mình ước muốn vẫn sống hoài, sống mãi, ngay cả khi đã chết”.
An Phơ-răng đã thực hiện được lời ước của mình qua cuốn nhật ký để lại cho nhân loại, như một chứng tích lịch sử, một bản cáo trạng tố cáo tội ác của chủ nghĩa Phát-xít làm xúc động mọi lương tri con người, khiến người ta ghê tởm tội ác chiến tranh diệt chủng, không cho phép nó tái diễn trên hoàn cầu nữa.
Trong thế chiến thứ hai, Phát-xít Đức đã tiến hành cuộc diệt chủng đối với Do-Thái và nhiều dân tộc khác. 6 triệu người Do-Thái đã chết trong các trại tập trung. An Phơ-răng hồi 13 tuổi đã phải cùng gia đình trốn chui rúc trong những căn phòng bí mật để tránh các cuộc truy lùng dã man của Phát-xít Đức đối với người Do-Thái. Bị cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài, không bè bạn, không được chạy nhảy, chơi giỡn, cô bé đã viết nhật ký, và coi cuốn đó như người bạn thân.
Cuối cùng thì gia đình cô cũng bị phát hiện và phân tán vào các trại tập trung rồi lần lượt từng người đã bỏ mình. Vào đầu tháng 3 năm 1945 đến lượt An Phơ-răng cũng chết vì kiệt sức tại trại Béc-gơn Ben-sơn.
Cuốn nhật ký cô để lại đã được tìm ra và lưu giữ rồi được xuất bản sau khi thế chiến thứ hai kết thúc. Đó là chứng tích lịch sử, là một bản tố cáo tội ác chiến tranh và kêu gọi xây dựng hòa bình trên toàn thế giới.
Cuốn sách đã nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng và đã được xuất bản ở nhiều nước. Tính đến nay đã được dịch sang 50 thứ tiếng và phát hành tới 20 triệu bản.
Nhật ký An Phơ-răng là hiện thân, là sự sống của cô được nối dài trong lịch sử nhân loại.
Ai trong chúng ta cũng ước mơ sống mãi. Chúng ta sẽ được toại nguyện, nếu chúng ta có những đóng góp có giá trị cho nhân loại và nhất là cho Nước Chúa.
“Thầy bảo thật anh em: Khắp thế gian, Tin Mừng được loan báo ở đâu, người ta cũng kể lại việc cô vừa làm (xức dầu thơm cho Chúa) mà nhớ tới cô”

(Mt 26,13)"

Sưu tầm


Giữ đúng lời hứa


“Lời khấn nguyện với Chúa tôi xin giữ trọn
trước toàn thể dân Người.
Đối với Chúa thật là đắt giá,
Cái chết của những ai trung hiếu với Người”
(Tv 115,14-15)
Trong khi chờ đem ra hành quyết, cha Giu-se Pê-tơ, cha sở họ đạo Li-e-giơ, được bọn Phát-xít Đức cho phép viết thư cho con chiên.
Người viết: “... Trong lời cầu nguyện hằng ngày, cha hứa cùng Chúa là cha sẽ chấp nhận, với lòng can đảm và hân hoan, bất kỳ cái chết nào mà Chúa muốn gởi cho, dù khốn cực đau đớn cách nào cũng được...”. Rồi người kết luận: “Đây là lúc cha giữ đúng lời hứa ấy”.
Giáo lý về điều răn thứ II:
-Hỏi: Điều răn thứ hai dạy ta sự gì?
-Thưa: Dạy ta tôn kính tên Chúa và giữ những điều ta đã lấy tên Người mà thề hay là khấn hứa.
-Khấn là gì?
-Khấn là hứa cùng Chúa sẽ làm một việc lành và có ý buộc mình phải giữ.
Trong thời Thẩm Phán, ông Giép-tê đã hứa: nếu Chúa cho thắng trận, ông sẽ dâng bất cứ người hay vật nào ra đón ông trước tiên cho Chúa. Khi trở về, chính con gái ông lại ra đón ông trước hết. Thế là, dù đau đớn, ông vẫn dâng con gái yêu quí cho Chúa như đã khấn hứa.
Cha Giu-se Pê-tơ đã dâng chính sự sống mình như đã khấn hứa."

Sưu tầm


Làm vui lòng Đức Mẹ


Chúng ta đã đi lại cuộc hành trình đức tin của Mẹ Maria qua các biến cố chính được ghi lại trong Tân ước; là người môn đệ mẫu mực, Mẹ Maria cũng là Hiền Mẫu của các tín hữu tiên khởi. Ngày nay Mẹ.. cũng tiếp tục hiện diện bên cạnh chúng ta trong cuộc hành trình đức tin. Qua mọi thời đại, các tín hữu luôn tin tưởng tliều đó, họ chạy đến với Mẹ với tất cả lòng thành tín của mình. Tất cả mọi người đều có mẫu số chung của nơiềm tin chính là “lòng tôn kính Mẹ Maria “. Mẹ được sống mãi trong niềm tin của các tín hữu, Mẹ được ca ngợi qua muôn vàn bài hát và câu truyện dân gian. Đây là một câu truyện nóùi lên lòng đơn sơ chân thành của các tín hữu,

Vào thời Trung cổ, có một người đàn ông không biết đọc, không biết viết và cũng chẳng có bất cứ tài nghệ nào, nhưng anh có một quả tim vàng. Bởi vì anh có thể giúp cho mọi người cười, anh kể truyện khôi hài, ca múa và tung hứng lên trên không một lúc nhiền đồ vật.
Một gánh xiếc nọ đã khám phá ra tài nghệ của anh, nên đã thu nhận anh. Thế là lúc đó anh có dịp đi khắp nơi để biểu diễn. Anh gặp gỡ đủ mọi hạng người trong xã hội, từ quan quyền, vua chúa cho đến dân nghèo. Nhưng xuất thân từ một người nghèo, nên lúc nào anh cũng dành ưu tiên cho người nghèo. Anh hiểu rõ, hơn ai hết, người nghèo cần được cười.
Những năm tháng qua đi, tuổi đời càng tăng thêm, anh chợt nhận ra giới hạn của mình, đôi tay anh không còn nhanh nhẹn khéo léo như trước nữa, đôi chân anh cũng chẳng còn bảo đảm an toàn khi đi trên dây thừng nữa. Anh nghĩ đến lúc phải giải nghệ, anh sẽ làm gì để sống qua những năm tháng còn lại? Anh lại nghĩ đến một người thực sự biết thưởng thức tài nghệ của anh, người ấy là Đan Viện Phụ của một tu viện lớn trong vùng. Anh tìm đến tu viện và xin cho gặp được Đức Đan Viện Phụ, anh hy vọng ngài sẽ nhận ra anh ngay khi anh cởi bỏ trang phục của rnột gánh xiếc.Lúc đầu anh rất thất vọng, khi Đức Viện Phụ hỏi: “Anh cô thể làm được gì ?”. Nhưng ngài nhìn thẳng vào anh với tất cả tin tưởng và nói: “Con đã mang nụ cười đến khắp mọi nơi, ngay cả trong tu viện này. Trong những lúc gặêp khó khăn, nhờ nụ cười của con mà chúng tôi có thể cầu nguyện dễ dàng hơn. Vậy mời con cứ ở lại trong nhà này”. Có một nơi để ở, có cơm bánh hằng ngày, có những bài thánh ca để hát mỗi ngày, còn gì hạnh phúc bằng. Nhưng thích nghi với đời sống đơn điệu trong tu viện không phải là chuyện dễ dàng như anh hằng tưởng tượng. Cứ sau mỗi giờ cầu nguyện, các tu sĩ đều có việc riêng của họ, người thì về phòng đóng cửa lại, kẻ ra vườn, người đi giặt dũ, người đi thư viện. Anh hề trong gánh xiếc không biết phải đi đâu và làm gì, anh cảm thấy sự hiện diện của mình như thừa thãi trong nhà. Anh nghĩ bụng biết đâu các tu sĩ khác lại chẳng nghĩ anh là một kẻ ăn bám, anh cũng chẳng đọc được một câu trong sách nguyện. Trong cơn chán nản, anh nghĩ đến chuyện rời bỏ tu viện, và anh lững thững đi lại trong tu viện để tìm ra một lối thoát cho mình. Tu viện vốn là một thành phần của một ngôi nhà thờ vĩ đại, gồm có nhiều nhà thờ cổ, vô số nhà nguyện nhỏ, đường hầm và kho. . Ngày nọ trong khi dạo bước, anh,..thấy mình lạc vào trong một tầng hầm dưới một nhà thờ cổ trong tu viện. Trong góc của tầng hầm, anh thấy có một bức tượng Đức Mẹ, bức tượng được tô vẽ bằng nhiều mầu sặc sỡ, nhưng lâu ngày không ai ngó gàng tới, nên bị phủ một lớp bụi dầy, khiến cho hình dáng của Đức Mẹ trông rất già nua. Một cánh tay Đức Mẹ đã bị gãy. Hài Nhi trên tay của Mẹ thì mặt mũi nhơ bẩn, trên tay Hài Nhi xem chừng như có một quả địa cầu, nhưng cũng đã biến mất. Anh hề nhìn lên Đức Mẹ và Hài Nhi rồi thầm nghĩ: trông các Ngài thật thiểu não, không còn ai nghĩ đến các Ngài nữa. Sáng hôm sau, khi kinh sáng vừa chấm dứt, anh ra khỏi nhà nguyện của tu viện và tìm đến tầng hầm có tượng Đức Mẹ và Hài Nhi Giêsu, rồi trước mặt các Ngài, anh mang tất cả đồ nghề và tài năng của mình để biểu diễn. Anh tin là anh sẽ mang lại những trận cười thoải mái cho Đức Mẹ và Hài Nhi Giêsu. Đôi tay anh không còn nhanh nhẹn và đôi chân anh không còn cứng cáp như xưa, nhưng anh cố gắng biểu diễn đủ mọi trò, miễn là Đức Mẹ và Hài Nhi Giêsu được vui cuời , Một ngày nọ, có một tu sĩ để ý và theo dõi anh. Sau khi đã chứng kiến những màn biểu diễn của người hề gánh xiếc, vị tu sĩ liền về báo cho Đức Viện Phụ về việc làm của anh gánh xiếc,.. Cả hai trở lại tầng hầm, Đức Viện Phụ có ý định gọi anh hề gánh xiếc và bảo anh phải rời khỏi tu viện tức khắc. Nhưng ngài bỗng đứng lại như trời trồng, trước mắt ngài, người hề gánh xiếc mệt lả và ngã trước bàn thờ, trong khi đó bức tượng Đức Mẹ bồng Hài Nhi Giêsu bỗng từ từ cử động, Đức Mẹ bước xuống khỏi bệ và cúi xuống trên người hề gánh xiếc. Mẹ dùng chiếc áo choàng cũ rách của Mẹ để lau rnồ hôi trên trán anh, rổi hôn anh. Đức Mẹ đặt Hài Nhi xuống sàn nhà, Hài Nhi liền lấy một quả bóng của anh hề và cho vào túi áo của mình. Người Mẹ mỉm cười rồi bồng Con lên, cả hai trở lại bệ và trở lại trạng thái cũ của bức tượng. Sáng hôm sau, Đức Viện Phụ cho gọi anh hề lên phòng riêng của ngài, ngài đã chặn ngang lời nói của anh rằng: “Tôi đã biết việc anh làm mỗi ngày, và xem việc biểu diễn đó như bổn phận chính thức của anh trong tu viện “. Anh hề gánh xiếc rất sung sướng được Bề trên trao phó cho công việc ấy, hằng ngày anh chỉ có một công tác là chạy xuống tầng hầm và biểu diễn cho Đức Mẹ và Hài Nhi Giêsu. Năm tháng qua đi, tuổi già đến, người hề gánh xiếc cũng đau yếu như mọi người. Đức Viện Phụ đến bên giường bệnh để an ủi và cầu nguyện với anh.
Ngài chỉ thấy lại Đức Mẹ và Hài Nhi Giêsu ngày người gánh xiếc qua đời. Hình ảnh Đức Mẹ đến cúi xuống trên người hề gánh xiếc, dùng chiếc áo choàng cũ kỹ của mình để lau mồ hôi cho anh và hôn lên trán anh. Mẹ ra đi đưa người hề gánh xiếc theo và nhìn một cách trìu mến vào vị Viện Phụ. Khi người hề gánh xiếc đã qua đời, Đức Viện Phụ mới bắt đầu tập luyện những món nghề của mình. Tuy không điêu luyện, nhưng ngài cũng cố gắng lặp lại từng ấy động tác truớc tượng Đức Mẹ và Hài Nhi trong nhà nguyện dưới tầng hầm. Câu truyện trên đây được kể về Thánh Bernado Las-vô một Viện phụ đã từng viết những tác phẩm thần học sâu xắc về Mẹ Maria. Người ta cũng thuật lại rằng, suốát cuộc đời của ngài, thánh nhân đã cầu nguyện với tất cả tâm hồn thật đơn sơ, như tấm lòng chân thành của người hề gánh xiếc đã từng dành cho Mẹ.
Câu truyện trên đây là câu truyện tiêu biểu cho rất nhiều câu truyện trong thời Trung cổ về lòng kính mến của người nghèo đối với Mẹ Thiên Chtía.
Mẹ Maria quả thật là Mẹ của người nghèo, Mẹ cũng là một người nghèo bị lãng quên như mọi người nghèo, Mẹ cảm thông với họ, Mẹ dành cho họ nhiều ưu ái hơn những kẻ giàu sang quyền quí chỉ biết bám vào của cải mau qua. Mẹ là Đức Bà phù hộ người nghèo, Mẹ là nơi nương tựa của các tội nhân, Mẹ là Mẹ của tất cả những ai biết chạy đến với Mẹ trong cơn hoạn nạn. Đó là niềm tin tưởng của mọi tín hữu qua mọi thời đại và của khắp mọi nơi. Niềm tin tưởng ấy là kho tàng quí báu nhất của Giáo hội."

Sưu tầm


Người tử tội trung tín


Nhà lãnh đạo bất bạo động người Ấn Độ là ông Mahatma Gandhi đã nhận định sâu sắc về bản tính con người như sau: “Con người thường có khuynh hướng chỉ nhìn thấy điều xấu nơi kẻ thù và luôn luôn cho người đó làm điều xấu, cả khi họ không có làm. Nhưng thật ra, diều mà ta nhìn thấy nơi người đó thì thường lại tùy thuộc vào thái độ vội vàng và óc thành kiến của ta khi phán đoán kẻ khác “.
Vậy phi làm sao? Mỗi người trong chúng ta hãy cố gắng nhìn thấy và khuyến khích điều tốt lành nơi kẻ khác, nhất là hãy cố gắng làm điều tốt, bởi vì gương tốt khi dậy gương tốt.
Có chàng thanh niên kia bị đưa đi xử tử hình vì tội sát nhân. Trước khi xử anh ta chỉ xin nhà vua một điều là hoãn lại giờ để anh được hực hiện lời yêu cầu của một người bạn. Nhà vua nghi ngờ sợ anh bỏ trốn. Nhưng vì lòng nhân đạo, nhà vua tuyên bố với đám đông dân chúng xung quanh:
“Ta sẽ hoãn lại việc xử tử ngườt thanh niên này, nếu có ai dám tình nguyện đứng ra để làm con tin, và nếu anh thanh niên này không trở lại đúng hẹn thì người đó sẽ chết thay “. Nhà vua nghĩ thầm là sẽ không có ai dám liều nhận làm con tin như vậy.
Nhưng có một người đứng ra xin làm con tin thay thế. Nhà vua đồng ý và chàng thanh niên mang án tử kia được phép đi hai ngày. Nhiều người thì thầm và tiên đoán với nhau là chàng thanh niên sẽ bỏ trốn luôn. Nhưng đúng hai ngày sau như đã hạn định, người thanh niên xuất hiện và phủ phục trước nhà vua: “Thưa ngài, tôi đã làm xong điều người bạn nhờ làm, bây giờ xin đến đây chịu chết”.
Nhà vua hỏi: “Tại sao ngươi không trốn luôn mà dám trở lại? “. Người thanh niên thưa: “Bởi vì tôi không muốn là người thất tín không giữ lời hứa “. Không ai có thể bảo rằng sự trung tín trong lời hứa đã biến mất khỏi thế giới con người.
Quay sang người đã nhận làm con tin, vua lại hỏi: “Còn ngươi? Tại sao lại dám dứng ra nhận làm con tin cho người xa lạ như vậy?
Thưa nhà vua tôi đã làm thế, vì tôi muốn chứng tỏ rằng lòng can dảm và hy smh cho kẻ khác vẫn còn xuất hiện trên trần gian này, ngay trong xã hội con người với nhau .
Nhà vua chưa kịp nói gì thêm thì người con của người đã bị anh thanh niên giết chết tiến ra phủ phục trước nhà vua và nói: “Thưa ngài, giờ đây tôi muốn ngài tha thứ cho chàng thanh niên bị tội kia. Tôi và gia đình tôi đã tha thứ cho anh ta rồi, Chúng tôi muốn chứng minh rằng trong xã hội con người vẫn còn có những người dám hy sinh sẵn sàng thực hành việc tha thứ cho nhau”.
Thế là nhà vua không còn gỉai pháp gì khác hơn là vui mừng tha tội chết cho chàng thanh niên. Nhà vua càng vui mừng hơn nữa, vì trong nước vẫn còn có nhưng người tín trung giữ lời hứa, còn có những người can đảm hy sinh"

Sưu tầm


Chết vẫn còn thương con


“Thưa Bà, này là con Bà”
(Ga 19,26)
Chúa Giê-su chết vẫn còn nhớ đến ta.
Sau trận Ghét-ti-bớt trận cuối cùng của cuộc nội chiến Hoa kỳ - một nhóm lính thoát chết đứng nhìn lại cảnh chiến trường. Họ nhận ra cách chỗ đó khá xa, có một anh lính chết ngồi, dựa vào gốc cây.
Họ lại gần và thấy người ấy vẫn cầm bức hình hai đứa con nhỏ, mắt vẫn mở trao tráo chăm chú nhìn!
Những người sống sót thấy nghẹn họng khi hình dung ra cảnh người cha này khi bị thương nặng, bò đến gốc cây, lấy tấm ảnh các con ra, nhìn lại lần cuối cùng! Và vấn vương đến nỗi trút linh hồn rồi mà mắt vẫn đăm nhìn, tay còn giữ chặt...
Một cái huyệt được đào ngay dưới gốc cây. Họ kính cẩn đặt kẻ bất hạnh xuống! Trên mộ anh ta, họ cắm một bảng đánh dấu với hành chữ lớn: CHA CỦA MỘT AI ĐÓ – 3.7.1863.
(Người bên kia thế giới vẫn còn thương chuyển cầu cho con cháu và mọi người; đó là mầu nhiệm hiệp thông trong Hội Thánh)."

Sưu tầm


Bia mộ New Orleans


Tại một nghĩa trang ở New Orleans có một bia đá kỷ niệm mang nhiều ý nghĩa. Bia đã diễn tả một con thuyền giữa cơn bão biển một người mẹ và người con gái đang cùng nhau bám vào mạn thuyền. Ở bên dưới có ghi hàng chữ: Họ chết đuối ngày 4 tháng7 năm 1900.
Họ có nhiều gia tài, và người ta nêu lên câu hỏi là nên để tên ai trên tờ di chúc. Tên người mẹ hay tên con gái? Toà tuyên bố là tên người con được dùng trong tờ di chúc, lý do là cô là người chết sau cùng vì mẹ cô bao giờ cũng giữ cô ở chỗ an toàn cho đến lúc cuối cùng. Một sự ghi ơn kỳ diện đề cao tình yêu người mẹ."
Cái chết của người tông đồ
Sáng ngày 19/3/1994 tại phòng áo nhà thờ xứ Casandi Pinsepê gần thành phố Napoli miền trung nam nước Italia, cha Giuse Daiana đã bị sát hại với hai phát súng do bọn bất lương Camara bắn thẳng vào mặt đang lúc ngài sửa soạn cử hành thánh lễ kính thánh bổn mạng Giuse.
Cha Daiana, một linh mục trẻ mới ba mươi sáu tuổi, tuy bị các băng đảng bất lương đe doạ, vẫn hăng say với sứ mệnh tông đồ của cha. Vào dịp lễ Giáng Sinh năm 1991, cùng với các cha xứ khác trong vùng Casatano cha đã ký tên vào hội quyết tâm chống lại mọi hình thức tội phạm bất lương, nhất là bọn Camara, những kẻ dã man gây tang tóc khắp miền đó. Trước cái chết thảm thương của cha Daiana, trong bài giảng lễ an táng, Đức cha Lorenso Chiaradinali, giám mục giáo phận Avesa đã tóm tắt sứ mệnh tông đồ của cha như sau: “Đau khổ và tin tưởng, một cái nhìn xuống đất nơi thân xác đẫm máu của cha Daiana an nghỉ, và một cái nhìn hướng thẳng lên cao nơi có Đấng đã chết trên thập giá nhưng chiến thắng hận thù và sự chết. Môi trường tông đồ của cha Daiana đầy khó khăn vì những hình thức vô luân đồi bại, những tổ chức bất lương và những sức mạnh nấp sau bóng tối. Sự mệnh tông đồ của cha là sứ mệnh bẻ gẫy xiềng xích của tội ác để xây dựng công bằng và tình thương. Hoạt động tông đồ của cha bắt đầu từ công tác giáo dục đức tin, nỗ lực sống chứng tá Ki tô, bảo vệ quyền lợi của người tha hương, nâng đỡ tinh thần, an ủi các bệnh nhân, và nhất là huấn luyện tuổi trẻ qua các sinh hoạt hướng đạo”.
Tinh thần hăng say và lòng quả cảm của cha Daiana đã cống hiến cho giới trẻ một lý tưởng cao thượng. Ngài đã trở nên bạn hữu của tất cả mọi người. Ngài biết gieo niềm vui và hy vọng trong tâm hồn các bệnh nhân. Biết chinh phục thiện cảm của giới trẻ bằng nụ cười dễ mến. Ngài cũng có tài hướng dẫn tinh thần, làm thay đổi các tâm hồn tận thâm sâu. Vối khí cụ của người mục tử, cha Daiana đã một lần trung thành với lý tưởng đời linh mục và trả giá bằng chính mạng sống mình vì những giá trị Phúc Âm của tình yêu Chúa Ki tô.
Thế nhưng cái chết của cha cũng là hạt giống mục nát trong lòng đất để đem lại một mùa gặt phong phú hơn, mùa gặt của công lý, an bình và tình thương. Thật vậy, cái chết của cha đã không uổng phí. Mấy hôm trước khi bị sát hại, với một hướng đạo sinh bầy tỏ nguyện vọng theo ơn gọi linh mục, cha đã nói: “Nếu thực sự con muốn trở thành linh mục, con phải luôn nhớ rằng con sẽ trả giá rất đắt, nếu không con nên gạt bỏ ước nguyện đó đi”.
Khi đứng trước thi hài cha, cậu hướng đạo sinh ấy đã thành thật nói: “Nếu trước kia tôi còn do dự nghi ngờ thì giờ đây sự việc đã xẩy ra, và cái chết của cha đã cho tôi một niềm xác tín mới. Tôi muốn trở thành linh mục”."

Sưu tầm


Cái họa biến thành cái phước!


-
Chấp nhận cuộc đời
Trong số bạn thân của tôi - Luine Rinser - có một cặp vợ chồng nọ hoàn toàn sung sướng cho tới khi sanh đứa con thứ 3. Em gái này trí tuệ trì độn, bị chứng giật gân, động kinh, nguyên Do tại óc, nói không được mà đi cũng không được. Thật là não lòng cho cha mẹ. Mới đầu, hai ông bà còn cố bám lấy cái hy vọng trị được bệnh cho con, chẳng hết hẳn thì cũng đỡ được ít nhiều. Sau ba năm, hy vọng tiêu tan và họ như ngã quị xuống, chịu không nổi, sống cô độc, không giao thiệp với ai hết.
Một năm sau nữa, tôi nhận được một bức thư: “Chúng tôi mới trải qua một kinh nghiệm kỳ thú làm sao: cái hoạ của chúng tôi đã biến thành cái phước, chị ạ. Phải gặp cái cảnh bi thảm đó, vợ chồng tôi mới thực là đoàn kết chặt chẽ với nhau; đứa cháu tội nghiệp đã thành trung tâm của cuộc đời chúng tôi, bảo vật của chúng tôi, hạnh phúc của chúng tôi. Chính vợ chồng tôi cũng khổ mà hiểu nỗi rằng cái hoạ đó đồng thời lại là cái phước cho chúng tôi... Chúng tôi nói vậy không phải để tự an ủi hoặc lừa dối người khác về cảnh bi thảm của chúng tôi đâu, không, chúng tôi quả là sung sướng.”
- Hạnh phúc của cặp vợ chồng đó là ở chỗ họ đã có thể vui vẻ chấp nhận chiếc thập giá nặng nề của họ."

Sưu tầm


Con đường hầm


Zenkai, con trai của 1 samurai, du hành đến Edo và trở thành người hầu cận của 1 viên chức cao cấp ở đó. Xenkai yêu người vợ của viên chức này và việc đó bị phát giác. Để tự vệ, Zenkai đã giết người chồng, rồi dắt người vợ tẩu thoát. Sau đó, cả hai trở thành những tên ăn cắp. Nhưng người đàn bà quá tham lam khiến Zenkai trở nên khinh bỉ bà ta. Cuối cùng, Zenkai rời bỏ người đàn bà này và đi đến một tỉnh xa tên là Buzen. Tại đây, Zenkai làm tên ăn mày lang thang. Và để chuộc lại những lỗi lầm dĩ vãng, Xenkai quyết tâm làm một vài việc tốt trong đời.
Biết trên một sườn núi đá có 1 con đường nguy hiểm đã làm nhiều người bị thương và thiệt mạng. Zenkai quyết định đào 1 con đường hầm xuyên qua núi đá. Ban ngày đi xin ăn. Ban đêm đào núi. Khi Zenkai hơn 30 tuổi thì đường hầm đã đào được dài 695 thước, rộng 9 thước, và cao 6 thước. Hai năm trước khi công việc hoàn thành, 1 người con trai của viên chức bị Zenkai giết, là 1 người giỏi kiếm thuật, tìm được Zenkai và muốn giết chết Zenkai để báo thù cho cha. Zenkai nói: “Tôi sẽ dâng mạng tôi cho anh, nhưng hãy để cho tôi làm xong việc này. Khi công việc hoàn thành rồi anh có thể giết tôi cũng được”. Người con trai của viên chức đồng ý đợi đến ngày xong việc. Nhiều tháng trôi qua và Zenkai vẫn tiếp tục đào đường. Người con trai trở nên chán nản và không có việc gì làm, nên anh ta bắt đầu giúp Zenkai đào đường hầm. Sau khi giúp Zenkai được hơn 1 năm, anh ta trở nên kính phục dũng chí và tư cách của Zenkai. Cuối cùng, con đường hầm đã hoàn thành. Và người ta có thể qua lại an toàn. Lúc đó, Zenkai bảo:
- Bây giờ công việc đã xong rồi, anh hãy chém đầu tôi đi!
Người thanh niên, con trai viên quan chức, vội nói qua làn nước mắt: “Làm sao con có thể cắt đầu Thầy được!"

Sưu tầm


Bà cụ già dẹp khúc gỗ


-
Phục vụ, sống thực hành
Xanphơ (Ông chủ) sai Êlốp đi dò xem đám cưới của người hàng xóm có nhiều người đến dự không. Êlốp đến nhà người hàng xóm, ném một khúc gỗ xuống ngưỡng cửa nhà ông ta, rồi ngồi bên cạnh chờ khách ra về. Tiệc tan, ai ra khỏi nhà cũng đều vấp phải khúc gỗ nhưng chỉ bực bội nhìn khúc gỗ rồi đi đường mình. Chỉ có một bà cụ già sau khi vấp đã quay lại đẩy khúc gỗ sang bên để người khác không bị cản trở. Êlốp hài lòng trở về gặp chủ.
- Thế nào, ở đấy có nhiều người không? Xanphơ vốn tò mò hỏi.
- Tất cả chỉ có một con người, mà đấy lại là một bà già, Êlốp trả lời.
- Sao lại thế? Người chủ ngạc nhiên.
- Tất cả đều vấp phải khúc gỗ; Êlốp nói, mà không ai dẹp nó đi. Thế mà lũ cừu cũng làm như vậy. Riêng bà cụ già dẹp khúc gỗ đi để người khác không bị ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy.
Một mình bà cụ là người!"