Truyện Minh Hoạ - Giáo Dục

Cậu bé và tia sáng nơi cửa sổ

   Một cậu bé một hôm cùng Mẹ đi qua thánh đường. Hôm ấy là một ngày đẹp trời và những tia nắng dọi vào qua cửa sổ, in thành những đợt ánh sáng sặc sỡ trên nền nhà thờ. Cậu bé thấy thế chỉ lên cửa sổ, hỏi mẹ: “cái gì kia thế Mẹ?”

   Người mẹ trả lời: “Đó là một trong những vị thánh.

   Mỗi lần hai mẹ con đi qua một chùm ánh sáng, đứa bé lại hỏi mẹ cũng một câu hỏi như trên. Người mẹ vẫn trả lời: đó là một trong những vị thánh.

   Ít lâu sau, chính cậu bé ấy đi học giáo lý, và người ta hỏi cậu: “Thế nào la một vị thánh, một vị thánh là gì?” Cậu trả lời: “thánh là người có ánh sáng chiếu qua”."

Sưu tầm


Các con nhái đòi một vị vua

   Các con nhái sống rất tự do và thoải mái trong một cái ao. Chúng nhảy lên nhảy xuống bờ, bơi, lặn... mà không để ý hay lo sợ ai làm phiền chúng. Nhưng có một số nghĩ rằng sống như thế không thích thú, cần có một vị vua và một bản hiến chương riêng. Do đó chúng chạy đến gặp thần Jupiter để xin điều chúng muốn. “Lạy thần Jupiter vạn năng, chúng nói, hãy gởi đến cho chúng tôi một vị vua cai trị và giữ chúng tôi trong trật tự”. Jupiter phát cười và ném xuống ao một khúc gỗ lớn. Làng nhái nhà ta khuấy động vì sự xuất hiện vật lạ ở giữa chúng. Tất cả đều nhảy lên bờ để nhìn con quái vật khủng khiếp đó. Nhưng sau một lúc, khi thấy vật lạ không cựa quậy gì, vài con gan dạ nhất trong chúng tiến lại gần và dám sờ vào đó. Vẫn không động đậy. Tức thì kẻ đầu sỏ nhất trong bọn chúng nhảy len trên khúc gỗ và bắt đầu nhảy múa trên đó. Thấy vậy các con khác cũng ào ào nhảy lên và làm như thế... Rồi chúng lại trở về với công việc thường ngày của chúng mà không hề để ý gì đến nữa vị vua gỗ của chúng nằm chình ình ở giữa chúng. Nhưng, điều này không làm chúng thoả lòng. Chúng lại gởi sứ giả đến xin thần Jupiter một lần nữa: “Chúng tôi muốn một vị vua thực sự, một vị vua cai trị trên chúng tôi”. Lần này thì thần Jupiter tức giận và ông lập tức gởi đến giữa chúng một con Cò lớn. Trong chốc lát, Cò ta lần lượt “đớp” con này đến con khác. Họ hàng Nhái phải hối hận thì đã quá muộn!

   Không có Luật thì tốt hơn là Luật hung ác."

Sưu tầm


 Cách chữa cháy diệu kỳ

Một người dân thuộc một bộ lạc miền núi, cả đời chưa hề thấy ánh sáng văn minh. Ngày kia, ông ta được đưa xuống thăm một đô thị.

Ngay đêm đầu tiên ông đã phải giật mình thức giấc vì tiếng trống vang cùng khắp đô thị. Sau khi được những người chung quanh cho biết đó là tiếng trống báo động thị dân về một cuộc hoả hoạn vừa xảy ra tại một khu phố nào đó, người dân miền núi nhìn về ngọn lửa đang bốc cao ở một góc trời rồi trở lại giường ngủ tiếp.

Khi trở về làng, ông ta báo cáo với các vị chức sắc trong bộ lạc.

- Người dân thành thị có một hệ thống chữa cháy rất kỳ diệu. Khi có hoả hoạn, người ta chỉ đánh trống và ngọn lửa được dập tắt ngay tức khắc.

Nghe thế, các chức sắc liền hồ hởi sai người đi mua đủ loại trống về phát cho dân chúng trong bộ lạc.

Chẳng bao lâu sau đó, hoả hoạn xảy đến trong làng. Tin chắc sự hiệu nghiệm ở những cái trống, tất cả mọi người trong làng đều đem trống ra khua inh ỏi. Họ tin chắc rằng tiếng trống sẽ xua được thần lửa.

Thế nhưng, ngọn lửa cớ vô tình thiêu rụi từ căn nhà này đến căn nhà khác, trước cái nhìn và bất lực của mọi người.

Tình cờ ghé thăm bộ lạc, nghe diễn tiến của cơn hoả hoạn, một người dân thành thị mới giải thích cho dân làng:

- Các ngươi thật là ngây ngô. Các ngươi tưởng tiếng trống có thể đập tan được ngọn lửa ư? Không phải thế đâu. Tại thành phố người ta đánh trống để đánh thức dân chúng và kêu gọi họ tích cực tham gia vào cuộc chữa cháy, chứ không phải ngồi đó mà chờ ngọn lửa tự tắt đi đâu. 

Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu không ngừng gọi con người tỉnh thức. Nhưng tỉnh thức không có nghĩa là ngồi đó, khoanh  tay mà chờ đợi.

Sự tỉnh thức mà Chúa Giêsu kêu mời là một sự tỉnh thức tích cực, đòi hỏi lao tác và đấu tranh.

Tỉnh thức là thái độ cơ bản của người Kitô  hữu. Toàn bộ Thánh Kinh là một lời mời gọi tỉnh thức.

Tỉnh thức, vì Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa đang đến. Ngài đến trong từng phút giây của cuộc sống. Ngài đến qua từng sự kiện, từng biến cố. Ngài đến nơi mỗi con người.

Tỉnh thức để nhận ra Ngài, và nhất là để đáp trả cách tích cực tiếng gọi của Ngài. Tiếng gọi ấy không chỉ vang lên trong những lúc cầu kinh ở nhà thờ, mà còn vọng lên giữa chợ đời, giữa những tiếng ồn ào của cuộc sống, trong tiếng khóc than của không biết bao nhiêu người bất hạnh.

Mong sao cuộc sống đức tin của chúng ta không chỉ là những tiếng trống khua inh ỏi trong bốn bức tường của nhà thờ, mà phải được thể hiện bằng những gặp gỡ Thiên Chúa qua lòng tín thác vào tình yêu quan phòng của Ngài, và qua những hành động cụ thể của yêu thương đối với mọi người anh em."

Sưu tầm


Cách dạy thánh kinh

    Lớp thánh kinh đang thảo luận về những bản dịch thánh kinh với những ưu và khuyết điểm ... người ưa bản dịch này, kẻ thích bản dịch kia ... Mỗi người đều trình bày ý thích riêng của mình và nói lý do. Lúc ấy một chàng sinh viên đứng lên: “Tôi thích bản dịch của mẹ tôi nhất!”

   Mỗi người ngạc nhiên: “Mẹ anh có dịch Thánh kinh bao giờ đâu?

   - Mẹ tôi vẫn dịch Thánh kinh qua lời nói hằng ngày với tôi. Trước khi tôi biết đọc biết viết, mẹ tôi đã dịch Thánh kinh cho tôi nghe rồi; mẹ tôi đã sống những gì mẹ tôi nói và dạy tôi làm như vậy. Đó là bản dịch hay nhất mà tôi biết."

Sưu tầm


Cách giáo dục của người mẹ

Hồi đó tôi học lớp ba. Tôi được chọn đóng vai công chúa trong một vở kịch ở trường, và mẹ tôi, trong nhiều tuần liền không nề hà công lao, đã cùng tôi tập những câu đối thoại. Nhưng bất kể việc tôi có thể đọc vanh vách những câu đối thoại ở nhà như thế nào, ngay khi bước lên sân khấu tôi không còn nhớ một chữ nào. Cuối cùng, cô giáo gọi riêng tôi ra, cô giải thích là đã viết một vai thuyết minh cho vở kịch và bảo tôi đổi vai diễn. Những lời của cô, dù dịu dàng đã làm tôi nhức buốt, nhất là tôi thấy vai mình được giao cho đứa khác. Bữa ăn trưa hôm ấy tôi không kể cho mẹ nghe việc gì đã xẩy ra, nhưng mẹ đã cảm nhận được nỗi khổ tâm của tôi, và thay vì kêu tôi tập lại, mẹ hỏi có thích đi dạo trong vườn không. Hôm đó là một ngày xuân đáng yêu và dây hồng xanh mơn-mởn leo đầy trên giàn. Dưới tàn lá của những cây du khổng lồ, những chùm bồ Interpolh vàng trồi lên cỏ xanh làm cho cảnh vật trong vườn tựa hồ được một tay họa  sĩ chấm phá bằng những nét cọ dát vàng. Tôi ngắm nhìn mẹ bất chợt cúi xuống một chùm hoa. Mẹ nói: “Mẹ nhổ những cây bông dại này”, và đưa tay nhổ một cây cả hoa lẫn rễ, “từ nay trở đi trong vườn ta chỉ có hoa hồng mà thôi”. Tôi phản đối: “Nhưng con cũng thích hoa bồ Interpolh nữa. Mỗi loài hoa đều đẹp kể cả bồ Interpolh”. Mẹ nhìn tôi một cách nghiêm nghị: “Phải rồi, mỗi loài hoa đều mang lại sự thích thú cho ta, theo kiểu của chúng phải không?” Tôi gật đầu lấy làm sung sướng vì được lòng mẹ, “vậy đối với người cũng thế”, mẹ tiếp, “không phải ai cũng là công chúa, và việc đó không có gì phải xấu hổ”. Nhẹ nhõm vì mẹ đoán được nỗi khổ tâm của mình, tôi vừa khóc vừa kể có mẹ nghe sự việc xẩy ra. Mẹ lắng nghe và mỉm cười trấn an tôi: “Vậy thì con sẽ là người thuyết minh xinh đẹp”. Mẹ nói và nhắc đi nhắc lại việc tự tôi thích đọc to những truyện ngắn cho mẹ nghe như thế nào. Vai người thuyết minh cũng quan trọng như vai công chúa.

Trong những tuần lễ kế tiếp, với sự khích lệ thường xuyên của mẹ tôi cảm thấy tự hào trong vai thuyết minh của mình. Giờ ăn trưa, tôi sẽ trang phục ra sao. Đêm diễn, đứng ở cánh gà sân khấu, tôi bỗng thấy bồn chồn. Ít phút trước khi vở kịch bắt đầu, cô giáo đến gần tôi. Cô nói: “Mẹ em nhờ cô trao cho em vật này” và đưa cho tôi một đoá bồ Interpolh. Mép cánh hoa bắt đầu cong và đoá hoa đã rũ xuống. Nhìn hoa và nhớ lại câu chuyện với mẹ ở bữa cơm trưa, biết rằng mẹ đang ở ngoài kia khiến tôi rất tự tin. Diễn kịch xong, tôi nhét cánh hoa vào ngực áo và mang về nhà. Mẹ đem ép nó vào giữa hai mảnh giấy lụa để trong quyển tự điển. Vừa làm, mẹ vừa cười vì có lẽ chỉ có hai mẹ con tôi mới đem ép một cánh hoa dại héo úa như thế."

Sưu tầm


Cắt thịt tặng vợ

     Hoàng đế hạ lệnh đem thịt tặng thưởng cho các đại thần, đã muộn rồi mà viên quan quản lí không đến phân chia, Đông Phương Sóc bèn lấy kiếm cắt thịt, nói với các đồng liêu : “Mùa oi bức nên về sớm một chút”. Bèn đem thịt trở về nhà.

     Ngày hôm sau, có người nói ra chuyện này, hoàng đế liền triệu Đông Phương Sóc lại tra hỏi, Đông Phương Sóc lột mũ quỳ xuống tạ tội, hoàng đế nói :

  -  “Ông đứng dậy và nên tự trách mình”.

     Đông Phương Sóc lại quỳ xuống lạy, nói :

  -  “Đông Phương Sóc hỡi là Đông Phương Sóc hỡi,

      đón nhận phần thưởng gấp gáp không thể chờ được, vô lễ biết bao à !

     Lấy kiếm cắt thịt, anh dũng biết bao à !

     Cắt thịt không nhiều, liêm khiết biết bao à !

     Về nhà tặng vợ, yêu thương biết bao à !”

Hoàng đế cười lớn :

  -  “Ta kêu ông tự mình trách mình, nhưng ông lại nói để khen ngợi mình !”

     Rồi lại tặng thưởng cho Đông Phương Sóc 100 vò rượu, 100 cân thịt, để ông ta đem về tặng vợ.

                                                                                                                                                Hán thư

     Suy tư :

        Đông Phương Sóc không biện tội cho mình, cũng không xin tha tội. Ông chỉ thành thật nói lên tâm trạng của mình mà thôi, thế là ông ta không bị phạt, không bị cách chức, trái lại còn được vua thưởng rượu và thịt đem về.

        Thành thật là một đức tính tốt, không những trong cuộc sống thường ngày, mà ngay cả trong đời sống linh đạo tu đức. Thành thật làm cho tâm hồn chúng ta được thoải mái, bình an và vui sướng.

        Người đời cần sống thành thật với nhau, các tu sĩ nam nữ cần sống thành thật hơn người đời gấp bội, vì bản chất của các tu sĩ là thành thật, không những thành thật với mọi người, mà cần phải thành thật ngay cả với chính bản thân của mình nữa.

        Người thành thật với chính mình là người luôn làm theo sự chỉ dẫn của lương tâm, là người không hay tìm lí lẽ để biện minh cho việc làm sai trái của mình, nhưng là người biết nói có khi đối diện với sự thật, và biết nói không khi áp lực của tên cám dỗ rình mò vây quanh...

        “Lạy Chúa, xin cho chúng con là những môn đệ của Chúa biết luôn sống thành thật, không những thành thật với hết mọi người, mà thành thật ngay chính với bản thân của mình, bởi vì thành thật với chính mình là một đức tính can đảm để chúng con dành được Nước Trời...”

   Lm.Giuse Maria Nhân Tài,csjb.


Can đảm đổi đời

Mahatma Gandhi kể lại mẩu chuyện đời ông: “Tôi phạm một tội ăn cắp khi lên 15 tuổi, vì mắc nợ, tôi đã lấy trộm chiếc nhẫn vàng của ba tôi để trả nợ. Nhưng tôi không thể nào chịu được sự ray rứt trong tâm hồn. Dù thế, vì quá mắc cỡ tôi không thể nào mở miệng nói sự thật với ba tôi. Tôi đã viết lời thú tội vào một tơ giấy. toàn thân tôi run rẩy khi tôi trao miếng giấy này cho ba tôi, ông đọc, ông nhắm mắt lại một lúc và sau đó xé miếng giấy đi.

Tôi mừng lắm. Ông khẽ nói và rồi choàng tay ôm tôi. Từ ngày đó tôi lại càng yêu ba tôi hơn nữa."

Sưu tầm


Cái hộp thân yêu

   Trong bếp có 1 que diêm bé nhỏ.  Cũng như những cây diêm khác, nó sống trong hộp diêm, nhưng nó lại không nhìn đời như những cây diêm khác. Nó nghĩ:  “Ta sinh ra là để mang ánh sáng cho đời.  Chả lẽ ta mà lại phải nằm trong cái hộp chật chội này ư?  Ở đây nhiều diêm quá, ta dễ dàng bị lẫn lộn trong bọn họ.  Không, ta sẽ đi khỏi nơi đây. Ta sẽ tìm cho mình một chỗ tốt hơn.”

   Khi người ta mở hộp diêm, nó lặng lẽ rời khỏi hộp và khi trời tối, nó bắt đầu lên đường. Nó đi một hồi lâu. Bếp đối với nó là cả 1 giang sơn rộng lớn. Que diêm bước đi đến mệt lả. Cuối cùng, nó bước tới chỗ kê cái tủ bếp.

   - Xin chào, Xếp đi đâu mà khuya khoắt thế này?

   Bỗng Diêm nghe thấy giọng ai đó hỏi.

   - Đây là đâu thế này?  Nó hỏi lại.

   - Vùng tủ bếp, địa phận ngăn thứ hai. Thìa, cà-phê giải thích. 

   - Thế Xếp mới đến vùng này lần đầu à?

   - Vâng, lần đầu. Diêm nhấn mạnh. Thậm chí chưa có khi nào tôi được nghe nói về vùng này.  Thế có những ai đang sống ở đây?

   - Cốc, Chén, Dao, Nĩa, Thìa...

   - Có vẻ hợp với tôi đấy, tôi sẽ ở lại đây.

   Và ngay lập tức, nó tự giới thiệu:

   - Que Diêm! Có lẽ các vị chưa được biết danh?

   - Không, chúng tôi không biết!  Thìa ta thật thà thừa nhận.

   -Ôi, sao lại lạc hậu thế!  Diêm bối rối. Chẳng lẽ các vị sống không cần có lửa ư?

   - Chúng tôi không cần lửa.

   - Vậy thì tôi sẽ sống với các vị và sẽ cho các vị biết thế nào là lửa.

   Và cây Diêm đăng ký hộ khẩu tại vùng này. Lúc đầu, dân cư ở đây rất ngạc nhiên trước sự có mặt của nó. Sau đó, người ta quen dần. Thậm chí có một số người còn tỏ ra rất kính nể nó.

   - Cây Diêm không phải loại tầm thường như tất cả chúng ta. Mấy cái cốc xì xèo. Que Diêm sẽ cho chúng ta lửa.

   Thời gian trôi qua, nhưng Diêm vẫn chưa làm được cái việc mà người ta trông chờ ở nó.

   “Tôi sẽ mang lửa tới, tôi sẽ mang lửa tới”. Nó nói vậy nhưng rồi chả mang tới cái gì hết. Mà làm sao nó mang lửa tới được khi nó đã đi quá xa khỏi cái hộp diêm. Không có vỏ hộp thì làm sao mà nó cháy được nữa?"

Sưu tầm


Cái rốn của Tôma Edison 

 Nhà Xếp học Tôma khi còn nhỏ bị thất học, năm 12 tuổi đã phải đi làm đường rầy xe lửa. trong thời gian đi học, khi làm bài nhiều lần Edison đã bị ăn zero và được thầy phê cho hai chữ ĐẠI NGU, very stupid. Edison có tính hay tò mò thắc mắc. Một lần thầy giáo giảng bài về sự xử đụng của các cơ thể con người, mắt dùng để xem, tai để nghe, mũi để ngửi, miệng để nói tay để làm việc, chân để đi... bỗng Edison giơ tay xin hỏi: thưa thầy, còn cái rốn dùng để làm gì? cả lớp cười rộ vì một câu hỏi ngớ ngẩn. Nhưng chính nhờ sự thắc mắc tò mò có vẻ vớ vẩn như vậy mà Edison đã trở thành một nhà Xếp học đại tài. Ông đã có tới 1,200 bằng sáng chế tìm ra ít nhất 1,200 phát minh khác nhau, ông đã phát minh ra bóng đèn điện, máy hát micro, nguyên tắc của radio, của máy chiếu phim, của ti vi... Như vậy thì các ông chủ tiệm sửa ti ví chắc phải biết ơn ông nhiều lắm!Giả sử như cha mẹ hay thầy giáo, cô giáo của ông lại tự ti mặc cảm và có thành kiến, thấy ông ấy ngớ ngẩn rồi cấm đoán khinh khi, chắc chúng ta không được hưởng dùng những tiện nghi như ngày nay."

Sưu tầm


Bốn cây

Ngày kia một giáo sư già đi chơi qua khu rừng, bên cạnh có cậu học trò cùng đi. Thình lình ông dừng chân chỉ vào bốn cây gần đó; cây thứ nhất mới ló lên khỏi mặt đất, cây thứ hai khá hơn cây thứ ba lớn hơn, cây thứ bốn đã khá to rồi.Trò hãy nhổ cây thứ nhất.

chỉ với hai ngón tay, cậu đã nhổ dễ dàng

bây giờ hãy nhổ cây thứ hai.

cậu phải dùng cả cánh tay

nhổ cây thứ ba

cậu phải dùng hết sức lực hai cánh tay lay mãi mới nhổ được.

bây giờ hãy nhổ cây thứ tư

hai cánh tay ôm ghì lấy thân cây, cậu cố sức lay nhưng lá nó cũng chẳng rung rinh

đó con thấy không? về các tính hư, tật xấu của ta cũng vậy, khi mới nhiễm thì dễ khử trừ nhưng nếu để chúng đâm rễ sâu trong tâm khảm, trong thân xác các con sẽ khó mà khử trừ."

Sưu tầm