Truyện Minh Hoạ - Gia Đình

Mất Mẹ mất cả một đời ấm êm.

Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi

mất cả dòng sông mất cả đại dương

Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi

mất cả vầng trăng mất cả đại dương

Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi

mất cả lời ru mất cả tuổi thơ”.

Ừm, con thôi khóc rồi, mẹ à. Là nước mắt đã cạn hay vết thương lòng đã chịu ngủ yên? Hay do người đông, đèn sáng mà con chẳng dám khóc? Đã bao nhiêu lần con tự nhủ sẽ không khóc nữa. Sẽ không khóc vì mẹ, người đã bỏ con mà đi mất. Sẽ không đau nữa, không buồn nữa. Vậy mà sao con không làm được? Vậy mà sao hình bóng mẹ cứ thấp thoáng trong tim?

Thắt lòng khi cái giai điệu mang mác buồn của bài Lòng mẹ vang lên trong đám tang của một người mẹ nào đó. Lòng mẹ bao la như trời cao, như biển cả. Con biết, con biết. Con hiểu chứ. Nhưng con không cảm nhận được. Dù trái tim con không phải là vô cảm... Trái tim con vẫn làm từ máu thịt như ai...

Nhói đau khi nhìn một người mẹ dắt trong tay đứa con, đi dưới trời mưa. Mưa lạnh lắm, mà hai mẹ con họ thì ấm vô cùng. Còn con? Có ai đi bên con dưới trời mưa? Có ai dắt con đi giữa đường đời lạnh lẽo? Mưa lạnh, lạnh lắm mẹ à. Càng lạnh hơn khi con sực tỉnh: Con mất mẹ.

Bài văn con viết về mẹ, chỉ là một trong vô số suy nghĩ của con. Con đã cố không viết nó thật. Con giấu bớt suy nghĩ của mình, mẹ à. Con giấu cả cái bài văn đó không cho ai đọc. Con đã không muốn ai có thể chợt đọc được một thoáng suy nghĩ của con. Vậy mà, một thoáng quên, bà nội đọc bài văn ấy, mẹ à. Cả bố cũng đã đọc. Cô cũng thế. Con không nghĩ bài văn của con, nó ý nghĩa đến thế. Con chỉ đơn thuần viết ra sự thật. Cái sự thật mà con thật sự thèm khát tình yêu thương - từ mẹ.

Nếu mẹ còn sống, thì hôm nay là sinh nhật thứ 50 của mẹ. Nếu mẹ còn sống, thì có lẽ, con đã không phải khóc suốt một buổi mới nguôi ngoai trong hôm nay. Nếu mẹ còn sống, con sẽ thường xuyên bị rầy la vì cái tật bê trễ, bừa bộn - trong khi con là con gái, lại lớn rồi. Nếu mẹ còn sống, có lẽ con không nghĩ nhiều như thế này, có lẽ con không bị lũ bạn cùng lứa xem là bà cụ non, có lẽ con có thể vô tư hơn. Nếu mẹ còn sống, thì chủ nhật này, con có thể làm một người con hiếu thảo bằng cách tặng mẹ một món quà mà con tự làm. Nếu mẹ còn sống, mẹ có thể ôm con vào lòng, có thể nghe con tâm sự, có thể la rầy,... Nhiều lắm. Nếu mẹ còn sống... Ừ, nếu thôi... Bởi đó chỉ là cái mơ ước của riêng con... Cái ước mơ mà khi còn là đứa trẻ thơ ngây ngày nào, con từng tin, một bà tiên sẽ thực hiện điều ước ấy, cho con.

Và bà tiên, chỉ có trong giấc mơ hay câu chuyện cổ tích hằng đêm. Hiện thực, vẫn là hiện thực. Con không còn mẹ. Điều đó mãi mãi không thay đổi.

Ừm, hôm nay sinh nhật mẹ. Chị đã bảo con nên thắp một nén nhang cho mẹ trước khi ngủ. Con sẽ không làm thế... Ngày sinh nhật, sao phải thắp một nén nhang? Cái đúng nên là câu, "Chúc mẹ sinh nhật vui vẻ!".

Nhưng, vui vẻ làm sao được, mẹ ơi? Khi đây là ngày sinh nhật đầu tiên, con khóc nhiều như vậy, vì mẹ. Mẹ vui không khi con gái mẹ khóc? Chắc là không đâu, mẹ nhỉ! Vậy nên con không khóc đâu. Sẽ không khóc nữa đâu... Hứa đấy... Mẹ con mình ngoéo tay nhé!

Nếu là một người con ngoan, sẽ không làm mẹ phiền lòng, mẹ nhỉ!Con sẽ sống tốt... sẽ...

Sưu tầm


Mẹ ơi

Nếu có thể quay ngược trở lại thời gian. Con sẽ không bao giờ làm mẹ phải khóc. Con xin lỗi. Vì rằng, con yêu mẹ rất nhiều, mẹ ơi!

Con lặng người đi khi mẹ nói mẹ sẽ đi thêm bước nữa. Con đã gào thét lên với mẹ “Tại sao mẹ lại đối xử với con như vậy” và vùng vằng thoát khỏi bàn tay gầy gò đang ôm chặt của mẹ, mà nào biết mẹ còn đau và khóc nhiều hơn con.

Mẹ đưa con đến trước mặt người ấy, nhìn vào ánh mắt van lơn của mẹ, con biết mẹ mong con nói điều gì, nhưng con lại hét lên “Ông không phải là cha tôi” và mẹ lại khóc.

Lần đầu tiên trong 16 năm, con nghĩ sẽ phải ngủ một mình, nhưng sao mẹ lại đến bên giường con, để lại nghe con gắt gỏng “Con muốn ngủ một mình”.

Người ấy chăm sóc mẹ thật tốt, thương yêu mẹ thật nhiều và đối xử với con cũng vậy, nhưng con cảm giác con đã trở thành bóng ma phủ lên hạnh phúc của mẹ và người ấy.

Con ương ngạnh, cứng cỏi, lạnh lùng một cách cô độc. Con thu người lại và khép kín trong thế giới riêng biệt của con. Con muốn xa mẹ, nói thì dễ nhưng muốn thực hiện là cả một sự khó khăn, nhưng con đã cố hết sức. Ở trường con dồn cả vào bài vở, phong trào nào con cũng tham gia, con đã mệt bở hơi tai, bận rộn suốt ngày, tan học không dám về nhà, rảnh là đi lang thang khắp nơi.

Rồi đột nhiên con biến thành một kẻ “độc hành”, con trốn tránh tất cả mọi người, nhưng trốn tránh ai thì dễ, chứ trốn tránh mẹ sao mà khó với con đến thế. Mỗi lần con cố ý về thật khuya, vậy mà vừa vào cổng đã thấy mẹ chạy đến vồn vã “Sao vậy? Con đi đâu mà về trễ thế? Sáng vừa tờ mờ con đã bỏ đi, tối con mới về. Con bận nhiều đến thế sao. Hay là con không…không muốn…”.

Vậy mà sự quan tâm của mẹ chỉ được con đáp lại bằng những lời đau đớn “Con bận vô cùng, không rảnh lấy một khắc, mẹ mặc con, đừng để ý làm gì, mẹ cũng đừng đi tìm con, đừng nói gì với con. Hẳn mẹ đã rõ rồi mà, nhất là…con bận…bận… “trốn lánh” mẹ. Con…sợ”. Con lạnh lùng quay đầu đi mà biết rằng những giọt nước mắt mẹ đã lăn dài trên má.

Dù trong lòng khổ sở nhưng con cũng kiềm chế được. Rồi ngày tháng cũng chầm chậm trôi qua.

Ba tháng con bỗng phát hiện, mẹ ngày càng tiều tụy, xanh xao hẳn đi. Mỗi khi ánh mắt mẹ nhìn con, con đều cảm thấy có cái gì nhói buốt trong tim. Con đã trông thấy ánh mắt xa vời vợi, nỗi buồn luôn phảng phất trên môi mẹ. Có lẽ vì thế mà nét đẹp ngày xưa của mẹ đã trở thành cái đẹp u buồn. Con vẫn tàn nhẫn không thay đổi.

Nhưng mọi cố gắng, mọi đè nén của con bỗng chốc bị tan vỡ khi hôm ấy mẹ ngã lịm đi trong vòng tay con. Lời của mẹ nghẹn ngào trong tiếng khóc “Mẹ chỉ xin con, hãy gọi ông ấy một tiếng cha đi con”. Lúc ấy con cảm thấy như một cái gì đó không phải, con đã linh cảm một điều khi con nói lời nhận cha thì mẹ sẽ biến mất. Con đau khổ đứng bật dậy hét lớn “Không”, và con đã bỏ chạy. Nhưng con không biết, quả thật là con không biết mà, đó là lần cuối cùng con được nhìn thấy mẹ. Căn bệnh quái ác đã cướp mẹ đi khỏi con. Trên chiếc gối của con có một mảnh giấy với những nét chữ run rẩy của mẹ để lại “Con à, mẹ xin lỗi”.

Mẹ chết thật rồi ư! Sao lại có chuyện khủng khiếp như vậy. Con như muốn phát điên lên. Nỗi đau khổ vô bờ như những con sóng nhấn chìm lấy con.

“Mẹ ơi!”. Con đã hét, hét đến lạc cả giọng. Con khóc mãi, khóc cho đến khi hơi sức không còn nữa, và trong mơ con đã thấy mẹ, mẹ đến bên con, dịu dàng lau những giọt nước mắt của con và khẽ nói “Hãy cố lên con nhé, một cuộc đời mới đang chờ con”.

Sưu tầm


Con yêu mẹ

Người mẹ mệt mỏi trở về từ cửa hàng sau một ngày làm việc dài đăng đẵng, kéo lê túi hàng trên sàn bếp. Đang chờ bà là đứa con trai tên David lên 8 tuổi, đang lo lắng kể lại những gì mà em nó đã làm ở nhà: “… lúc con đang chơi ngoài sân còn bố đang gọi điện thoại thì Tom lấy bút chì màu viết lên tường, lên chính tờ giấy dán tường mới mà mẹ dán trong phòng làm việc ấy! Con đã nói với nó là mẹ sẽ bực mình mà!”.

Người mẹ than thở rồi nhướng lông mày: “Bây giờ nó đâu?”. Thế rồi bà bỏ hết hàng ở đó, sải bước vào phòng của đứa con trai nhỏ, nơi nó đang trốn. Bà gọi cả tên họ của đứa bé, mà ở các nước phương Tây, khi gọi cả tên lẫn họ như thế này là thường thể hiện sự tức giận. Khi bà bước vào phòng, đứa bé run lên vì sợ, nó biết sắp có chuyện gì ghê gớm lắm. Trong 10 phút, người mẹ nguyền rủa con, là bà đã phải tiết kiệm thế nào và tờ giấy dán tường đắt ra sao! Sau khi rên rỉ về những việc phải làm để sửa lại tờ giấy, người mẹ kết tội đứa con là thiếu quan tâm đến người khác. Càng mắng mỏ con, bà càng thấy bực mình, cuối cùng bà ra khỏi phòng con, cảm thấy cáu đến phát điên!

Người mẹ chạy vào phòng làm việc để xác minh nỗi lo lắng của mình. Nhưng khi nhìn bức tường, đôi mắt bà tràn ngập nước mắt. Những gì bà đọc được như một mũi tên xuyên qua tâm hồn người mẹ. Dòng chữ viết: “Con yêu mẹ” được viền bằng một trái tim!

Và giờ đây bao thời gian trôi qua, tờ giấy dán tường vẫn ở đó, y như lúc người mẹ nhìn thấy, với một cái khung ảnh rỗng treo để bao bọc lấy nó. Đó là một sự nhắc nhở đối với người mẹ, và với tất cả mọi người: Hãy bỏ một chút thời gian để đọc những dòng chữ viết trên tường!

Sưu tầm


Chiếc hộp quý giá

Có một người cha nghèo đã quở mắng đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà màu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một chiếc hộp giấy. Sáng sớm hôm sau, cô bé mang chiếc hộp đến và nói với cha: "Con tặng cha".

Người cha cảm thấy bối rối vì cơn giận dữ của mình hôm trước nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra thấy cái hộp trống rỗng.

Ông mắng đứa con gái. Cô bé ngước nhìn cha, nước mắt rưng rưng: "Cha ơi, đó đâu phải là chiếc hộp rỗng, con đã thổi đầy những nụ hôn để tặng cha mà!"

Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy cô con gái bé nhỏ cầu xin con tha thứ.

Ðứa con gái nhỏ sau đó không bao lâu qua đời trong một tai nạn. Nhiều năm sau người cha vẫn giữ khư khư chiếc hộp giấy bên cạnh mình. Mỗi khi gặp chuyện nản lòng, ông lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà cô con gái bé bỏng của ông dã thổi vào chiếc hộp.

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ và đã nhận được những chiếc hộp quý giá chứa đầy tình yêu và những nụ hôn vô tư từ con cái chúng ta, từ bè bạn, từ gia đình. Trên đời này, chúng ta không thể có được những tài sản nào quý giá hơn những chiếc hộp chứa đầy tình yêu vô tư như thế.

(Trích phụ san Thế Hệ Trẻ)


Cây Chuối 

Tôi là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở thành phố nên không biết nhiều về cây chuối. Có một lần nhìn thấy một cây chuối có buồng, tôi hỏi bố tôi:

“Bố, trong cuộc đời của một cây chuối nó sinh ra được bao nhiều buồng?”

“Chỉ một buồng duy nhất.” - Bố tôi trả lời.

Tôi ngạc nhiên về câu trả lời của bố. Tôi cứ đinh ninh trong cuộc đời của mình một cây chuối ít nhất cũng phải cho vài buồng quả.

“Khi buồng chuối chín cũng là lúc cây chuối mẹ chết đi.” - Bố tôi nói thêm.

Về sau, tôi có dịp được nhìn một cây chuối mang một buồng quả chín. Lá của cây chuối mẹ héo rũ và xác xơ, và thân của nó oằn xuống như sắp gãy vì nó phải mang trên mình một buồng chuối nặng trĩu quả. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, khi buồng chuối chín hoàn toàn, cây chuối mẹ sẽ gục hẳn xuống.

Trong quá trình nuôi buồng chuối, cây chuối mẹ đã hy sinh những phần tinh túy nhất của mình - chất dinh dưỡng trong gốc, thân và lá - để dồn cho những quả chuối được chín, để dâng cho đời những trái chuối ngon ngọt.

Hóa ra lâu nay hàng ngày tôi vẫn ăn chuối và thỉnh thoảng vẫn nhìn thấy một bụi chuối mà không hề hay biết cây chuối tượng trưng cho một hình ảnh đẹp về sự hy sinh.

Và bạn biết không, dưới gốc cây chuối mẹ sắp chết đi, tôi nhìn thấy chồi non của một cây chuối mới. Một cuộc sống mới, một sự hy sinh mới lại bắt đầu...

Sưu tầm


Bức ảnh gia đình

Trong nhiều năm qua, gia đình chúng tôi hay có một thói quen vừa xấu vừa tốt. Thói quen tốt là ở chỗ chúng tôi thường nhét phim vào máy ảnh, chụp bất kỳ kiểu gì chúng tôi thích. Nhưng xấu ở chỗ khi chụp hết cuộn phim, chúng tôi bỏ nó vào tủ chứ không đi rửa.

Mấy hôm trước, Susan cầm vài cuộn đi rửa. Chẳng ai biết rửa sẽ ra những hình gì vì chụp cũng lâu rồi. Chúng tôi hồi hộp như chơi xổ số vậy.

Trong những bức ảnh rửa ra, rất nhiều ảnh, từ ảnh trong bếp đến bọn trẻ con chơi ngoài sân. Nhưng tất cả những bức ảnh đều giống nhau ở chỗ: không ảnh nào có Susan. Tại sao? Susan luôn là người chụp ảnh.

Khi xem những bức ảnh, tôi nhớ lại câu chuyện của anh bạn Dan kể tôi nghe năm ngoái. Dan làm việc ở một công ty lớn với hai chi nhánh ở hai đầu thành phố nên rất bận. Như bất kỳ một ông trưởng phòng nào khác, Dan có rất rất nhiều việc phải làm: Hai ngày phải họp một lần, phải làm thêm vào cuối tuần...

Dan kể chuyện, có lần cô giáo của đứa con gái anh gửi giấy mời họp tới cho anh. Tất nhiên, anh quá bận và vợ anh lo mọi chuyện họp hành cho con cái. Nhưng cô giáo nói rằng cô muốn gặp anh, chứ không phải vợ anh.

Do đó, Dan buộc phải thu xếp công việc, tới trường gặp cô. Cô giáo đưa cho Dan một bức vẽ:

- Tôi muốn anh xem bức tranh con gái anh vẽ gia đình.

Dan xem bức tranh rồi hỏi:

- Thế tôi đâu?

- Đó là lí do tôi mời anh đến đây - Cô giáo nói - Tôi đã hỏi con gái anh là bố cháu đâu. Cô bé nói anh chẳng bao giờ ở nhà, nên cô bé không vẽ anh trong bức tranh.
Một cú đấm cũng không làm Dan đau như lúc ấy. Từ lúc đó, Dan đã thay đổi lịch làm việc của mình, quan tâm đến gia đình hơn để vừa là một doanh nhân giỏi, vừa là một người cha tốt.

Còn bạn, bạn có ở trong bức ảnh của gia đình không? Hay bạn quá bận rộn hoặc thờ ơ?

Sưu tầm


Mang Nng Ð Ðau

Trong tờ thông tin liên lạc của một giáo xứ nọ, người ta đọc thấy ở trang bìa của số ra tháng 12 như sau: Mùa Vọng là mùa của thai nghén...Có lẽ chỉ có những người đàn bà đã hơn một lần kinh qua thời kỳ thai nghén và sinh nở mới có thể giúp chúng ta hiểu được thế nào là 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau... Trong 9 tháng 10 ngày, ngoài những nôn mửa không ngừng, người đàn bà mang thai thường phải trải qua nhiều tâm trạng khác nhau của vui buồn lẫn lộn...

Vui vì sự sống và niềm hi vọng đang lớn dần trong tâm hồn và thể xác của mình, người đàn bà mang thai cũng lo sợ vì những bất ngờ không lường trước được. Những đột biến trong người cũng khiến cho người đàn bà mang thai cảm nhận được sự mỏng dòn, yếu đuối của con người. Tất cả mọi cử động, chế độ dinh dưỡng đều được cân nhắc cẩn thận để không phương hại đến bào thai... Có nên tiếp tục đi nhanh như trước kia không? Có được hút một điếu thuốc như trước không? Có nên dùng càfê không? Có nên dùng một chút bia rượu không? Có nên thức khuya không?... Tất cả đều được cân nhắc từng li từng tí.

Bào thai càng lớn dần, niềm vui và nỗi lo lắng cũng tăng thêm... Và khi đến ngày nở nhụy khai hoa, như chúa Giêsu đã nhận xét, niềm vui của người đàn bà khỏa lấp được tất cả những chờ đợi trong khi mang thai và những đớn đau trong khi sinh con.

Sự chào đời của hài nhi không những mang lại niềm vui, nhưng cũng đảo lộn cuộc sống trong gia đình. Ðứa bé đã trở thành trung tâm của cuộc sống gia đình. Giờ giấc thay đổi, nhịp sống cũng thay đổi. Và có lẽ cái nhìn cũng đổi mới với mọi người trong nhà.

Mùa Vọng là mùa của thai nghén... Do tiếng "Thưa, xin vâng!" đáp trả của Ðức Tin, chúng ta cũng cưu mang chính Chúa. Như người đàn bà có thể cảm nhận được sự tăng trưởng của bào thai, chúng ta cũng có thể cảm nhận được sự hiển diện mỗi lúc một thêm thân mật và gần gũi của Chúa trong tâm hồn chúng ta.

Cũng như người đàn bà mang thai có thể nhận ra sự mỏng dòn yếu đuối của mình, với sự hiện diện của Chúa trong tâm hồn, chúng ta cũng cảm nhận sâu sắc hơn những bất toàn, khiếm khuyết và tội lỗi của chúng ta. Ý thức ấy càng mời gọi chúng ta bước đi trong từng cố gắng vươn cao hơn. Cũng như người đàn bà mang thai cân nhắc từng đường đi nước bước, từng cách ăn mặc đi đứng, người cưu mang Chúa cũng tập trung tất cả suy tư, hành động, cư xử của mình vào chính Chúa. Lẽ sống là động lực của người có niềm tin chính là Chúa... Bào thai càng lớn lên thì sự quên mình của người mẹ càng gia tăng. Người cưu mang Chúa cũng thế. Thánh Gioan Tẩy Giả đã diễn tả đúng đòi hỏi ấy khi Ngài nói về chúa Giêsu: "Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại"... Càng quên mình, người tín hữu Kitô càng cảm nhận được sự hiện diện của Chúa trong tâm hồn. Ðó là định luật của đời sống Ðức Tin. Chính khi quên mình, người Kitô cảm nhận được sự hiện diện của Chúa và càng gặp được chính mình...

Mùa Vọng là mùa của thai nghén: chúng ta hãy chuẩn bị cho Chúa Giêsu một máng cỏ trong tâm hồn chúng ta. Cũng như người đàn bà quên mình vì không biết bao nhiêu chuẩn bị cho con, chúng ta cũng hãy hưởng trọn cuộc sống của chúng ta về với Chúa Giêsu. Hãy để cho Ngài lớn lên bằng những nhỏ lại của chúng ta: nhỏ lại trong tham vọng, nhỏ lại trong những ước muốn bất chính, nhỏ lại trong những đố kỵ, ghen ghét, ích kỷ, nhỏ lại trong muôn vàn những đớn hèn, nhỏ nhặt trong cuộc sống... Và rồi, với Chúa ngự trị trong ta, tình mến sẽ lớn mãi trong trái tim.

Thiên Uyên


Lung Linh Hai Tiếnng Gia Đình

Tôi vừa đi dự Lễ Tạ Ơn mừng thọ của một bà mẹ, con cháu bà xin lễ tạ ơn nhân dịp bà 80 tuổi. Ông mất đã mấy năm nay, con cháu đã thành đạt, không giàu có gì nhưng tất cả đều đã có sự nghiệp, bà khá ung dung tuổi già, sáng sáng đi lễ, rồi tham gia tập dưỡng sinh tại sân Nhà Thờ, chiều chiều về sau cơm chiều đi đọc kinh khu xóm.

Mấy năm trước, khi con cái chưa bề bộn nhiều công nhiều việc, đến Chúa Nhật là chúng tụ họp về, nhà rộn ràng tiếng ca tiếng hát, mấy đứa nhỏ có máu văn nghệ, buổi họp mặt nào cũng tự tổ chức hát hò với nhau. Mấy năm gần đây, các con đã lớn, có đứa tốt nghiệp đại học đi làm ăn xa, có đứa mải mê theo các nhóm, các hội đoàn ở Nhà Thờ, các cuộc họp mặt thưa dần. Nhưng chung chung, ở đâu, làm gì, chúng cũng “nối nghiệp” ông bà sinh hoạt hội hè rất tích cực, chẳng vậy mà hôm nay nhiều cha hiện diện và cùng dâng lễ cầu nguyện cho bà và gia đình. Thì cũng có người lời ra tiếng vào, tránh sao được dư luận quần chúng, người ta bảo “phú quý sinh lễ nghĩa”, nói như thế có vẻ “nặng lời” quá đáng, nhưng để mừng thọ cho một người mẹ cả đời cố gắng tần tảo nuôi dạy con cháu ăn học, học làm người, học làm con Chúa, nay đã được 80 tuổi thì cũng đáng để “sinh lễ nghĩa” lắm chứ ! Gánh nặng 6 con gái, 2 con trai đâu phải là dễ gánh. Bọn cháu leo lên đứng chật cả sân khấu của hội trường nhà xứ, nhìn chúng hân hoan ca hát vui vẻ hồn nhiên, nhìn kỹ vẫn không thấy đứa nào là... voi để phải ăn cỏ !

Sưu tầm


Cánh cửa chưa bao giờ khóa

Cô gái trẻ bỗng cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống chung với bố mẹ ở quê nhà. Cô chán cái không khí buồn tẻ ở vùng quê. Cô ghét phải nghe những lời nhắc nhở la rầy của bố mẹ. Cô muốn thay đổi cuộc sống và tự do lựa chọn.

Cô bỏ nhà ra đi để trở thành người phụ nữ sống tự do, hiện đại như những người khác. Tuy nhiên cuộc sống đô thị có quá nhiều cạm bẫy mà cô không thể hình dung trước được. Cô gục ngã vì không vượt qua được khó khăn của chính mình, để rồi sống lang thang đói rách không nơi nương tựa.

Năm tháng trôi qua, bố cô qua đời, mẹ cô ngày càng già yếu. Đối với cô, sau những thất bại, cô không còn mặt mũi nào gặp lại gia đình, cô muốn trốn chạy tất cả. Trong khi đó, người mẹ vẫn âm thầm tìm con. Biết được chút tin của con, bà đến khu phát thức ăn phát thức ăn từ thiện và đề nghị được dán một tấm hình nơi bảng thông báo. Đó là tấm hình chụp người mẹ tóc đã điểm bạc đanh mỉm cười, bên dưới là dòng chữ: “ Mẹ vẫn yêu con, con hãy về nhà với mẹ!”

Vài tháng trôi qua. Cho đến một ngày nọ, người con gái mệt mỏi thẫn thờ bước vào nơi phát thức ăn từ thiện để xin một bữa ăn. Nhìn lên bảng thông báo, cô nhận mẹ mình với dòng chữ đầy yêu thương. Hai hàng nước mắt lăn dài, cô không thể tin nổi.

Lời nhắn ấy làm tim cô nhói đau, khơi dậy trong cô những kí ức đã bị lãng quên vì cuộc sống mưu sinh, vì nỗi mặc cảm và những khổ đau trong cuộc sống.

Cô hối hả trở về nhà...

Đứng trước cửa nhà mình một hồi lâu, lòng hồi hộp lo sợ, cô đưa tay định gõ cửa nhưng cánh cửa tự bật mở. Lo sợ mẹ đang gặp chuyện chẳng lành, cô chạy ào ào vào phòng và hốt hoảng lay mẹ: “ Mẹ ơi! Con đã trở về!”

Người mẹ già như trong giấc mộng, bà lật đật ngồi dậy ôm chầm lấy con, nghẹn ngào bật khóc.

Cô lấy tay lau những giọt nước mắt cho mẹ rồi hỏi:

- Mẹ đã quên khóa cửa ư?

- Không đâu con ạ! Từ ngày con ra đi, cánh cửa ấy chưa bao giờ khóa …

Sưu tầm


B ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào ri

      Mt ngày n, người cha giàu có dn con trai đến mt vùng quê đ thng bé thy nhng người nghèo đây sng như thế nào. H tìm đến nông tri ca mt gia đình nghèo. Người cha nghĩ đó là bài hc thc tế tt cho đa con bé bng ca mình.

Sau khi li và tìm hiu đi sng đây, h tr v nhà. Trên đường v, người cha nhìn con trai mm cười:

- Chuyến đi như thế nào h con?

- Tht tuyt vi b !

- Con đã thy nhng người nghèo sng như thế nào ri đy!

- vâng.

- Thế con đã rút ra được điu gì t chuyến đi này?

Ða bé không ngn ngi tr li:

- Con thy chúng ta có mt con chó, h có bn. Nhà mình có mt h bơi, h li có mt con sông dài bt tn. Chúng ta phi đưa nhng chiếc đèn lng vào vườn, h li có nhng ngôi sao lp lánh vào đêm. Mái hiên nhà mình ch đến trước sân, h thì có c chân tri. Chúng ta có mt miếng đt đ sinh sng, và h có nhng cánh đng tri dài. Chúng ta phi mua thc phm còn h li trng ra nhng th y. Chúng ta có nhng bc tường bo v xung quanh, còn h có nhng người bn láng ging che ch cho nhau.

Ðến đây người cha không nói gì c.

- B ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào ri.

Ông ôm chm đa con vào lòng, khuôn mt sáng lên hnh phúc.

Sưu tầm