Truyện Minh Hoạ - Đức Tin

Nghi thức truy điệu

Có mấy người muốn đi tham gia lễ truy điệu của người bạn, nhưng không hiểu nghi thức truy điệu phải như thế nào. Có ông Giáp nọ nói với họ :- “ Tôi hiểu, các anh cứ theo tôi mà làm là được”.Mấy người ấy theo Giáp đến trước linh đường. Giáp phục trên chiếu cỏ hướng về phía người chết khấu đầu, mấy người ấy chen chen lấn lấn người này sau lưng người nọ, cũng khấu đầu. Giáp dùng chân đá lui phía sau một chút, chửi nho nhỏ: “ Đồ ngớ ngẩn !”- Kết quả mấy người ấy cũng người này tiếp người nọ đá lui phía sau một chút, chửi nho nhỏ: “ Đồ ngớ ngẩn !”    

Suy tư : Khổng tử rất coi trọng lễ nghĩa, ông nói:”Người ta mà chẳng có lòng nhân, làm sao mà thi hành lễ tiết ?- Vậy muốn thi hành lễ tiết thì trước hết phải có lòng nhân. Người có lòng nhân là người biết phải biết trái, biết kính trên nhường dưới, biết đem hoà thuận đến cho mọi người.Trong đời sống tâm linh, mỗi một tôn giáo đều có cung cách thờ tự khác nhau, màu sắc khác nhau, nhưng chung quy vẫn là phải có lễ tiết bên ngoài để bày tỏ tấm lòng thành bên trong của mỗi người đối với vị thần mà mình tin. Người Kitô hữu không những chỉ lấy lòng tin để thờ lạy Thiên Chúa mà thôi, nhưng cần phải dùng lễ nghĩa là những cử chỉ bên ngoài để tỏ lòng cung kính với Thiên Chúa, nhất là qua Thánh Lễ và các lễ nghi của Giáo Hội Công Giáo. Có các Kitô hữu hiểu sai về việc phụng tự của Giáo Hội, nên đã đơn giản đến mức coi thường về việc tham dự  thánh lễ, họ giải thích rằng : đạo tại tâm, đi lễ làm gì khi bụng đói meo ! Bởi vì suy nghĩ như thế, nên chúng ta không lạ gì khi họ thờ ơ với Thánh Lễ, và cũng không ngạc nhiên gì khi họ trở thành những người khích Xếp hàng giáo phẩm, chê bai lễ nghi này, nghi thức nọ, và cuối cùng thì mất đức tin.Lý do, là bởi vì họ không có lòng nhân để nhìn thấy tình yêu của Thiên Chúa đang trãi dài trong vũ trụ, họ cũng không tiếp xúc được với ân sủng, vì họ không tham dự các bí tích, mà các bí tích là những lễ nghi cần thiết bên ngoài để được hưởng ơn cứu độ bên trong của Thiên Chúa.  

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.


Nhớ công ơn thầy

 Một ngày nọ, James A. Mitchener, một nhà văn danh tiếng của Hoa kỳ, được tổng thống Eisenhower mời dự một dạ tiệc tại tòa Bạch ốc ở Hoa Thịnh Đốn. Nhưng nhà văn viết thư từ chối, lời lẽ đại khái nói:

 Thưa tổng thống, ba ngày trước được thư tổng thống, tôi lại được một trường trung học nhỏ mời dự bữa ăn tối, và nhân dịp tôi được nói ít lời để tỏ lòng biết ơn một vị giáo sư đã dạy tôi ở ban trung học, là người tôi hết sức kính mến. Tôi nghĩ rằng, trong buổi dạ tiệc ở dinh tổng thống, tôi có mặt hay không cũng không quan trọng gì, nhưng nếu tôi vắng mặt ở buổi tiếp tân của trường trung học ở đây, tôi chắc giáo sư của tôi sẽ buồn lắm.

 Khi nhận được thư từ chối, tổng thống Eisenhower liền trả lời rằng:

 Trong một đời người, chúng ta có thể có đến mười lăm hay mười sáu ông tổng thống, nhưng không dễ gì có được một vi giáo sư đáng kính mến như vậy.

 Thê gian này đây những trò lừa thầy phản bạn, nhưng cao quý thay còn có những ngườl như James A Mitchener còn nhớ đến thầy và biết ơn thầy. Lời Chúa dạy. "Hãy nhớ những người dắc dẫn mình đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình, hãy nghĩ xem sự cuối cùng đời họ là thể nào, và học đòi đức tin họ" (Hê 13.7).3.

Sưu tầm


Cây thánh giá

   Trong khi thánh Bonaventura đang nổi tiếng với việc ngài dậy thần học ở Paris, và trong khi mọi người đang khâm phục, kính trọng ngày bỏ dở các tác phẩm của ngài, thánh Tôma Aquina đến thăm ngài và xin ngài chỉ cho xem các cuốn sách Ngài dùng để giảng dạy và học hỏi. Thánh Bonaventura mới dẫn Tôma vào trong căn phòng nhỏ bé của ngài và chỉ cho Tôma xem vài cuốn sách rất tầm thường ở trên bàn làm việc. Nhưng thánh Tôma bảo ngài ước ao xem những cuốn sách khác, những cuốn sách mà từ đó Bonaventura đã rút tỉa được những điều kỳ diệu. Lúc đó, vị thánh mới chỉ cho Tôma nhà nguyện nhỏ, ở đó chỉ có một cây thánh giá.

   - Thưa cha, - Bonaventura nói - đây là tất cả các cuốn sách của con. Cuốn này là cuốn chính, từ đó con rút tỉa ra được tất cả những gì con giảng dạy và tất cả những gì con viết. Vâng, chính khi con phủ phục dưới cây giá này, chính khi con cầu xin cây giá này làm sáng tỏ các nghi ngờ của con, chính khi tham dự thánh lễ, mà con đạt được những tiến  bộ trong khoa học và đắc thủ được những ánh sáng đích thực mà con không thể nào có được khi đọc bất cứ cuốn sách nào khác."

Sưu tầm


Các cơn cám dỗ bị đánh bại bởi dấu thánh giá

    Trong dòng của thánh Benedictô có một tập sinh thuộc gia đình quí phái, trước kia là một chiến binh dũng mãnh, nay chỉ là một thầy trợ sĩ trong một tu viện. Ngày kia, thầy được phân công phục vụ trong nhà cơm. Tính kiêu ngạo xưa kia lại nổi dậy trong thầy: “Các kẻ này là gì mà mình phải hạ mình phục vụ họ như một người nô lệ thế này?”, thầy tự nghĩ trong lòng. Lúc đó, thánh Benedictô, người đang coi sóc thầy và là người được Chúa ban cho ơn đọc thấy các tư tưởng thầm kín của kẻ khác, quay mặt về phía thầy và nói:

   - Người anh em của tôi ơi, hãy làm dấu thập giá trên quả tim của thầy đi! Những lời càm ràm trong bụng thầy đó có ý nghĩa gì! Hãy đặt một ấn

Sưu tầm


Cái chết kề bên cổ

Thánh Martinô thành Tour, thời còn trai trẻ, một lần đi ngang qua ngọn núi An-pơ ngài bị rơi vào tay bọn cướp. Chúng lột hết cả hành trang tiền bạc. Môt tên cầm dao kề vào cổ đòi giết ngài, ngài vẫn đứng yên chờ chết. Dáng vẻ can đảm và bình tĩnh của ngài khiến tên cướp đầu đảng giật mình thán phục. Hắn chạy vội lại giật con dao ném xuống đất và hỏi ngài tại sao chẳng có chút gì sợ sệt khi thấy cái chết đang kề bên cổ. Ngài trả lời, đã có Thiên Chúa hằng thương yêu săn sóc lúc sống cũng như lúc chết thì cái chết nào có nghĩa lý gì mà sợ."

"

Sưu tầm


Bông hoa đầu xuân

   Người dân của một vùng cao nguyên nọ có tục lệ rất đẹp.  Hằng năm cứ mỗi độ xuân về, mọi người già trẻ lớn bé đều tham dự vào một cuộc thi đua tìm bông hoa đầu tiên của mùa xuân. Ai tìm thấy và hái được bông hoa ấy sẽ được xem là người may mắn nhất trong năm.

   Một năm nọ khi tuyết đông vừa tan, mặt trời xuân ló rạng, mọi người trong làng đều kéo nhau ra rừng tham gia vào cuộc thi. Một buổi sáng trôi qua mà chưa có ai tìm thấy một bông hoa đầu xuân nào. Giữa lúc mọi người đang chán nản định bỏ cuộc, thì trên một triền núi cao, người ta bỗng nghe vọng cuống một tiếng la mừng rỡ: “tôi đã tìm thấy”.

   Thì ra đó là tiếng reo hò của một cậu bé nhỏ nhất trong làng.Tất cả mọi người già cả lớn bé, đàn ông đàn bà đều chạy lên triền núi chia sẻ niềm vui của cậu bé. Thế nhưng không may cho cậu, vì cánh hoa lại nằm kẹt trong một khe đá mãi dưới vực sâu.  Muốn được xem là người may mắn nhất trong năm, chính cậu phải là người đích thân hái cánh hoa.  Tất cả mọi người tham dự cuộc thi đều mong muốn cho cậu bé được vinh dự ấy. Năm đàn ông lực lưỡng nhất trong làng liền mang dây thừng đến để giúp cậu bé leo xuống vực. Nhưng cậu bé oà khóc lớn tiếng. Cậu muốn được cánh hoa nhưng lại không dám leo xuống vực sâu. Mặc cho mọi người cố gắng thuyết phục cậu vẫn cứ khóc.

   Người ta lại mang đến một dây thừng khác chắc chắn hơn. Và lần này tất cả trai tráng trong làng đều được động viên đến để giúp cậu bé hái cho bằng được cánh hoa. Đám đông bao quanh cũng hết lời cổ võ. Nhưng vô vọng, không một sức mạnh nào có thể thuyết phục được cậu bé. Thế rồi, như một phép lạ, người ta bỗng thấy cậu bé đưa tay lên lau nước mắt và nói một cách quả quyết: “Tôi sẽ leo xuống vực sâu, với điều kiện để cho ba tôi nắm dây thừng”."

Sưu tầm


Con đường dẫn đến niềm tin

Sau đây là những dòng tâm sự của một nữ sinh viên người Pháp, cô Isabelle 19 tuổi.

   “Ta đang đứng ngoài cửa và Ta gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa cho Ta thì Ta sẽ vào nhà kẻ ấy và cùng ăn bữa tối với kẻ ấy” (Kh 3,20). Khi đọc những lời này của Chúa Giêsu tôi không thể cầm được nước mắt. Đây là những giọt nước mắt thống hối. Vì tôi nhớ là biết bao nhiêu lần tôi đã đóng kín cửa mình, nhất định không rước Chúa Giêsu vào.

   Giờ đây khi viết những dòng này trong mùa Giáng sinh, tôi hiểu rằng Chúa Giêsu muốn tôi tiếp rước Ngài một cách đơn sơ, tuỳ theo tâm tình hiện tại của tôi. Sau  đây là chứng từ  của tôi. Chứng từ của tôi thì thật là giản dị, bởi vì tôi đã gặp Chúa Giêsu sau khi hết sức chống đối Ngài. Diễn tiến câu chuyện như sau:

   Cách đây một năm, anh trai tôi qua đời khi chưa tròn 21 tuổi. Anh tôi qua đời trong một hoàn cảnh bi thương, sau cơn hấp hối kéo dài một tuần lễ. Ban đầu người ta hy vọng anh tôi sẽ thóa t chết. Nhưng rồi căn bệnh mỗi ngày một trầm trọng hơn. Sau cùng anh tôi tắt thở vào một buổi sáng Chúa nhật. Tôi quên nói là anh tôi bị cháy phỏng trong một vụ hoả hoạn.

   Sau cái chết của người anh yêu quí, tôi thú thật là tôi không còn hiểu gì nữa. Tôi không ngừng lập đi lập lại điều không thể xảy ra: “Anh tôi không thể chết được!” Tôi thường ngồi bên phần mộ của anh gần như suốt ngày. Bởi vì lúc đó đang là kỳ nghỉ hè. Khi ấy hình ảnh Thiên Chúa xuất hiện trước mắt tôi là một Thiên Chúa dữ dằn, không thương xót cũng chẳng công bình. Nói tóm một lời, đó là một Thiên Chúa không có hình ảnh Thiên Chúa.

   Tôi thật sự phản loạn chống lại Thiên Chúa. Đối với tôi, cuộc sống chẳng còn ý  nghĩa gì. Tôi thắc mắc tự hỏi: “Tại sao Chúa lại dựng nên anh tôi và dựng nên tôi? Tại sao Chúa lại cư xử một cách giận dữ đối với các tạo vật của Ngài? Tại sao Chúa lại để cho con người làm điều ác?”Tôi có cầu nguyện cho anh tôi thật, nhưng tôi nhận ra là lời cầu của tôi vô hiệu, bởi vì tôi không chấp nhận Thiên Chúa. Cái chết của anh tôi khiến tôi suy nghĩ: “Cuộc sống đời này quả là không đáng sống”.

   Vào đầu niên học tiếp theo sau cái chết của anh tôi, tôi tham dự một cuộc họp của phong trào giới trẻ trong trường. Hôm ấy, một sinh viên đến chia sẻ với tôi về cuộc trở lại vơi niềm tin Kitô  của anh ta. Tôi chăm chú lắng nghe anh ta nói về một Thiên chúa đầy lòng yêu thương và nhân từ, một Thiên Chúa chỉ biết yêu thương và cứu vớt con cái Ngài.

   Sau khi nghe anh sinh viên nói chuyện tôi lại càng bấn loạn hơn và không hiểu gì nữa. Tôi tự hỏi: “Làm sao có thể nói Thiên Chúa yêu thương con cái khi mà Ngài để cho anh tôi chết một cách thảm thương như thế?” Nhưng cùng lúc đó lại diễn ra nơi tôi một tâm tình tuyệt diệu, gần như là cú sét ái tình đối với Chúa Giêsu từ bi nhân hậu. Từ nhỏ đến giờ tôi chưa hề nghe ai nói về một Thiên Chúa tình thương như vậy. Do đó có thể nói rằng chính từ trong phút ấy hình ảnh Thiên Chúa từ bi nhân hậu ghi khắc sâu nơi tâm hồn tôi.

   Tôi nhớ rằng ngay chiều hôm ấy, sau khi trở về nhà, tôi liền dọn một bàn thờ trong phòng riêng của tôi rồi quì gối cầu nguyện hàng giờ. Cũng từ hôm đó, người sinh viên đã đến nói chuyện với chúng tôi ở tường học thường đến gặp gỡ nói chuyện và hướng dẫn tôi, giúp tôi tiến bước trong con đường niềm tin. Thiên Chúa nhân từ đã đưa anh đến với tôi, chia sẻ với tôi nhiều chuyện, nhiều vấn đề.

   Khuôn mặt tình thương của Thiên Chúa mỗi ngày một ghi đậm và ở mãi trong tâm hồn tôi. Từ đó mỗi ngày tôi có thể hát vang lời thánh ca “Không gì có thể tách tôi ra khỏi tình yêu của Chúa Giêsu Kitô , cho dù là sự sống hay sự chết, hiện tại hay tương lai. Không, Không, Không gì có thể làm tôi xa cách tình yêu của Chúa Giêsu Kitô !”

   Từ cuộc trở lại đó cho đến nay mỗi ngày tôi đều dâng lời cảm tạ Chúa về tất cả những gì xảy đến trong cuộc đời tôi cũng như xảy đến cho gia đình tôi. Và tôi tin tưởng vững chắc rằng Thiên Chúa muốn tôi tiếp tục tiến bước trên con đường niềm tin.

Con đường đức tin mà cô Isabella dấn bước cũng có thể tương tự như con đường đức tin của mỗi người chúng ta. Con đường ấy có khi đòi hỏi chúng ta phải vượt qua nhiều gian khổ, nhiều thử thách để khám phá ra tình yêu thương nhân hậu của Thiên Chúa, để vững dạ an tâm sống dưới sự che chở và chăm sóc của Ngài.

Chúng ta cầu xin Chúa hướng dẫn và ban sức mạnh để luôn luôn can trường dấn bước."

Sưu tầm


Con thuyền Hội Thánh

   Saladin, vua Hồi giáo, gởi giấy cho Đức Giáo Hoàng: “ Ta sẽ lấy đền thờ Phêrô làm đền thờ Mahomet! “ Đức Giáo Hoàng trả lời: “ Thuyền Thánh Pherô có thể lúc lắc nhưng nhất định không chìm” (Fluctuat nec mergitur).

   Câu nói thời danh này đã đi vào lịch sử.

   + Suốt đời Luther dã dùng mọi phương kế để lăng nhục và đánh đổ Hội thánh, nhưng ông ta không đạt được mong ước. Trên giường bệnh, ông còn xin cục phấn và gắng gượng viết lên vách câu này: “ Hỡi giáo hoàng, ta là thứ dịch tễ cho mi thì khi chết, ta sẽ chôn vùi mi theo”.

   + Nối chí ấy có ông Voltaire ở thế kỷ XVIII. thông minh nhưng nham hiểm, ông đã viết bao nhiêu sách và đã diễn thuyết bao nhiêu bài cổ động, hô hào tiêu diệt Hội Thánh Công giáo. Ông công khai tuyên bố rằng chỉ 20 năm nữa thôi thì Hội Thánh đi đời. Thế nhưng, câu đoán đó của ông đã. . . trật lất!

   + Khi làm Thủ tướng nước Đức, Bismarck (1815-1898), một tay anh hùng đầy thế lực quyết đánh đổ Hội Thánh trong chiến dịch văn hóa của ông (Kulturkampf).

   Để củng cố đức tin của các tín hữu và khơi động lòng cậy trông vào Chúa, có người đã bí mật dán lên mấy cửa hiệu một mẫu truyền đơn bằng tranh như sau: Trên một tờ giấy lớn vẽ một núi đá to, sóng biển liên tục tấn công tới tấp, lại có một đám đông người tý hon ăn mặc như Bismarck đang hợp lực với sóng gió để xô đổ quả núi. Nhưng chính phía bên kia có một tên quỉ, đứng khinh bỉ nhìn bọn người tý hon kia, lên tiếng: “ Đã non 2000 năm, tao đã cùng hoả ngục nỗ lực làm đổ mà tảng đá đó vẫn không nao núng thì sá gì lũ tý hon tụi bay”.

   + Năm 1903, Jaures (1859-1914), nhà hùng biện người Pháp, thấy Hội Thánh phải đương đầu với nhiều khó khăn, cùng lúc nhiều nước có đạo bỏ rơi, ông vui mừng reo lên: “ Sóng đưa thuyền Phêrô vào bờ, bây giờ nước rút, thuyền mắc cạn, nằm trơ trẽn bãi cát! “

   Nhưng sự thực thì nước rút rồi nước lại lên, và thuyền Phêrô lại tiếp tục ra khơi.

   + Cũng ở nước Pháp, trước Jaures, có Napoléon một nhân vật đã làm chấn động trời Âu. Khi thấy Napoléon bắt đầu giam giữ  ĐGH Piô VII (1742-1823), các kẻ nghịch reo lên: “ Đây là Giáo Hoàng cuối cùng”. Nhưng rồi Napoléon thất bại, bị cầm tù tại đảo St. Hélène, và Đức Giáo Hoàng lại trở về Rôma. Chính Đức Piô VII đã đứng lên đón rước và giúp đỡ gia đình tan rã của Napoléon -gồm bà mẹ, 4 anh em là Lucien, Jérôme, Louis và Pauline, kể cả ông cậu là Hồng Y Fesch-, sau khi ông bị đi đày.

*** Tóm lại, trước đây cũng như mãi mãi về sau, dù Hội thánh địa phương có thể mất vì nhiều nguyên do, nhưng Hội thánh toàn cầu nhất định sẽ mãi mãi tồn tại. Henrich Heine (1797-1856), thi hào người Đức, đã phải đồng ý như thế khi ông viết: “ Đã lâu tôi không còn công kích Hội thánh Công giáo nữa. Tôi đã đo sức trí khôn của loài người và nhận thấy rằng: Các đợt tấn công vào tảng đá khổng lồ và kiên cố đó không thể làm cho tảng đá sứt mẻ hoặc nhúc nhích được”."

Sưu tầm


Con Vua Cresus lại nói được

Crésus vua xứ Lydie có một người con trai câm. Hoàng tử đã lớn rồi mà vẫn không nói được một tiếng nào, mặc dù đã chữa chạy đủ mọi mặt. Ai cũng cho là hoàng tử sẽ câm suốt đời.

Đến khi tỉnh Sac bị dân Ba tư chiếm được, vị hoàng tử đó đứng kề nhà vua, lúc quân xâm lăng tiến vào thành. Bỗng đâu có một tên lính không biết mặt nhà vua, tuốt gươm ra định chém ngài. Hoàng tử thấy cha bị lâm nguy, hết sức cố gắng để bảo tên lính kia chớ nên làm như vậy. Và hoàng tử bật ra được câu nói: “Hỡi tên lính, chớ có hạ sát vua Crésus!”.

Tên lính tra gươm vào vỏ rồi bỏ đi.

Hoàng tử đã nói được chỉ vì muốn cứu cha khỏi chết. Từ đó hoàng tử cũng nói bình thường như người ta.

Truyện này không có chi là hoang đường. Khoa học bây giờ vẫn đem lại cho chúng ta những ví dụ người câm bật nói lên được, người mù vì tin tưởng vào một sức mạnh huyền bí nào đó đã xem thấy được.

Đức tin và lòng hy vọng là hai liều thuốc nhiều khi chữa khỏi được những chứng bịnh nan y. Chỉ những kẻ không hy vọng, không tin tưởng mới thất bại ở đời."

Sưu tầm


Chiếc quan tài.

   Một hôm, Đức Giáo Hoàng Innocente IX mời người bạn thân của ngài là cha Claudius Aquaviva, Bề trên Tổng quyền dòng Tên lúc đó, đến phòng riêng và chỉ cho thấy một chiếc hộp nhỏ để trên bàn làm việc của ngài rồi nói:

   - Cha có biết có gì trong hộp này không ? Trong đó có một điều quí nhất. Cha hãy mở ra xem!

   Cha Aquaviva mở nắp hộp và ngạc nhiên làm sao khi thấy hình một xác người rất giống Đức Giáo Hoàng được đặt nằm ngay ngắn trong hộp. Ngài còn phân vân tìm hiểu lý do thì Đức Giáo Hoàng Innocente IX cất lời tâm sự:

   - Này cha, hình người chết giống như tôi nằm trong hộp đó là điều rất quí giá nhất, bởi vì nó gợi cho tôi nhớ đến lúc mình sẽ phải chết. Mỗi lần tôi cần quyết định điều gì quan trọng, thì sau khi đã cầu nguyện với Chúa, xin ơn Người soi sáng, tôi vào đây mở chiếc hộp này ra, nhớ đến giây phút tôi phải chết, lúc đó tôi mới quyết định. Tôi đã tự hỏi nếu tôi phải chết ngay lúc này, thì tôi đã phải quyết định như thế nào về điều đó. Chính vì thế mà chiếc hộp nhỏ này rất quí giá đối với tôi."

Sưu tầm