Truyện Minh Hoạ - Biết Ơn

Tu sửa lại ngôi nhà

   Tờ Dallas Morning News, Hoa Kỳ có đăng tấm ảnh chụp một số tù nhân đang tham gia một chương trình công tác tự nguyện.  Họ đang tu sửa lại một ngôi nhà đã đổ nát ở mạn tây thành phố.

   Vài ngày sau, một người trong đám tù nhân đã viết gởi cho nhà xuất bản những dòng chữ này:

   “Xin cám ơn ông đã cho đăng bức hình trên trang bìa... Trước kia tên và hình của tôi đã từng bị đưa lên báo ngày tôi nhận án... Cho nên giờ đây tôi rất vui mừng nhìn thấy hình ảnh của tôi đang làm việc thiện được đưa lên trang báo bìa của ngài ... 18 năm trước đây khi tôi vào tù, tôi chẳng khác gì ngôi nhà hư nát mà chúng tôi vừa mới tu sửa... Nhưng Chúa đã chăm sóc và biến đổi tôi thành một tạo vật mới trong Đức Kitô “."

Sưu tầm


Đôi tai của tâm hồn

Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng

chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa

cũ lại vừa rộng nữa.

Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

"Cháu hát hay quá!". Một giọng nói vang lên: "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ". Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.

Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay nói lớn: "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!" Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.

Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.

"Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay" - một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe...

nghethuatsong.biz


Lắng nghe lời thì thầm

Hãy luôn nhớ: Lắng nghe những tiếng thì thầm…

Một doanh nhân giàu có đang đi bộ dọc trên phố. Ông ta đi khá nhanh, quan sát những đứa trẻ đang chơi đùa cạnh chiếc ôtô đang đỗ, và tìm chiếc xe của mình trong bãi đổ xe. Ông lo lắng và hi vọng chiếc xe của mình không bị làm sao, khi mà bọn trẻ nghịch ngợm cứ đùa như thế. Khi đến gần chiếc xe của mình, ông không thấy đứa trẻ nào. Nhưng bỗng một viên gạch to lao thẳng vào xe của ông và làm vỡ tan cửa sổ ôtô. Ông ta vội chạy theo hướng, nơi mà từ đó viên gạch bay ra.

Ông tóm ngay thằng bé đang đứng đúng cái chỗ mà ông phán đoán là hòn gạch bay ra, quát nó:

- Mày là đứa nào? Mày đang làm cái quái quỉ gì thế hả? Sao mày lại làm thế?

- Ông ơi! Cháu xin lỗi - Đứa bé khóc - Cháu không biết làm thế nào khác…. Cháu ném hòn gạch vì không ai khác dừng lại cả.

Thằng bé tiếp tục khóc thút thít, làm cả khuôn mặt và áo nó ướt đẫm. Nó chỉ ra cạnh cái ôtô đang đỗ.

- Kia là em cháu. Nó bị ngã khỏi cái xe lăn của nó. Cháu yếu quá không thể nhấc nó lên trở lại được…

Vừa khóc thằng bé vừa nói tiếp:

- Ông có thể làm ơn giúp cháu nhấc nó lên xe không? Nó đau lắm mà cháu không làm gì được…

Xúc động hơn cả lời nói, doanh nhân kia cố gắng giấu đi giọt nước mắt của mình. Ông bế đứa bé bị ngã lên cái xe lăn của nó và rút khăn tay ra lau những chỗ bị xước nhỏ.

- Cảm ơn ông, cầu chúa phù hộ cho ống! - Đứa bé thì thầm đầy lòng biết ơn.

Doanh nhân đó nhìn đứa bé đẩy chiếc xe lăn cho em nó dọc phố về nhà. Ông quay lại chiếc xe của mình - đi rất chậm.

Ông không bao giờ sửa cái cửa sổ xe bị vỡ ấy. Ông đã từng nghĩ là một người thông thái không bao giờ đi quá nhanh trong cuộc sống. Và bây giờ ông giữ cái cửa sổ vì nó đáng giá để nhắc nhở ông điều đó.

Đừng đi quá nhanh đến mức người khác phải ném cả một viên gạch vào bạn chỉ để có được sự chú ý của bạn.

Luôn có những lời thì thầm trong tâm hồn và trái tim bạn. Khi mà bạn không có thời gian để lắng nghe, cuộc sống buộc phải ném một viên gạch vào bạn.

Và đó là sự lựa chọn của bạn: “Lắng nghe lời thì thầm hoặc đợi một viên gạch”.

Sưu tầm


Giá trị của nghịch cảnh

    Những nông dân ở miền Nam Alabama đã quen trồng chỉ mỗi một thứ là cây bông ( dùng để se chỉ, dệt vải)

    Một năm kia, những con sâu bọ đã tàn phá cả vùng. Năm sau những người nông dân đem nhà cửa của họ đi cầm cố để có tiền và lại tiếp tục trồng cây bông, hy vọng vào một kỳ gặt hái tốt đẹp. Thế nhưng khi những cây bông bắt đầu mọc, những con sâu bọ đó lại đến và phá sạch hầu hết các cánh đồng.

   Một số ít những người "sống sót" qua 2 năm đó đã quyết định trồng thử một thứ mà trước đây họ chưa bao giờ trồng - Cây đậu phộng. Và kết quả là cây đậu phộng của họ nhanh chóng được thị trường ưa chuộng, đến nỗi lợi tức của năm đó đủ để họ trả hết nợ của 2 năm trước. Kể từ đó họ trồng đậu phộng và rất phát đạt.

    Và rồi bạn biết những người nông dân đó làm gì không ? Họ trích một phần trong tài sản to lớn của mình để dựng một đài kỷ niệm ngay giữa trung tâm thành phố để ghi công " những con sâu bọ". Bởi nếu không vì những con sâu đó họ sẽ không bao giờ khám phá ra đậu phộng. Họ sẽ mãi mãi đủ ăn với nghề trồng cây bông từ thế hệ này qua thế hệ khác.

    Chúng ta thường than oán mỗi khi rơi vào nghịch cảnh. Thế nhưng nghịch cảnh đều có giá trị của nó. và nếu chúng ta không bỏ cuộc, không đầu hàng, ngược lại nếu chúng ta coi đó như là những cơ hội để phấn đấu vươn lên, chắc chắn chúng ta sẽ khám phá được những giá trị quí báo.

Quốc Khôi


Cái tách kỳ diệu

    Khi sống ở New York, văn hoà Anh Somerset MAugham thường xuống khu Ritz Carlton. Một hôm , tôi thổ lộ với ông là tôi rất tò mò về món đồ trông có vẻ hoàn toàn xa lạ, không phù hợp với khung cảnh bài trí trong phòng làm việc của ông, một cái tách cũ kỹ, có nứt một đường.

    MAugham mỉm cười đáp:Chính nó giúp cho tôi nhớ lại rằng những lợi ích, những tiẹn nghi lớn nhất trên đời lại là những cái gì đơn giản nhất và cũng lại bị xem thường, đánh giá thấp nhất chỉ vì chúng ta cho đó là điều quá tự nhiên.Và ông kể tiếp cho tôi nghe câu chuyện về cái tách nứt ấy.

    Vào năm 1940, khi nước Pháp bị quân Dức quốc xã chiếm đóng, vài trăm công dân Anh Quốc sống ở miền Côte d'Azur được gửi trả về quê hương trên hai chiếc tàu chở hàng loại nhỏ. TÀu phải chạy quanh co , ngoằn ngoèo để khỏi bị tàu ngầm địch phát hiện

    Hai chiếc tàu nhỏ chở quá nhiều người nhưng không dem theo đủ lương thực, vì vậy phải phân phối cho mỗi người một ít. MẮt mọi người đều đỏ ngầu, áo quần bẩn thỉu, nhất là ai cũng cảm thấy khát nước, phải xếp hàng nối đuôi lĩnh phần lương thực nghèo nàn của mình.

    Chính cái tách nứt đó- MAugham vừa trỏ ngón tay vừa nói_ tôi đã dùng nó để đựng khẩu phần nước vô cùng ít ỏi của mình....Bây gời, mỗi lần mơ đến những món ăn cao lương mỹ vị, mỗi khi ước được trầm mình trong một khung cảnh tràn ngập tiện nghi hoặc những lúc thèm khát được đóng vai một nhân vật tối quan trọng, tôi liền đem cái tách nứt cũ kỹ đó đặt nó dưới vòi nước. VÀ từng hớp từng hớp một, tôi uống một cách chậm rãi. Bỗng chốc các mộng ước viễn vông biến mất, tôi liền trở về với thực tại.

    Qua câu chuyện trên các bạn có thấy rằng nhưng gì tưởng như không có giá trị lại mang đầy những ý nghĩa sâu sắc không ? vì vậy ta nên chân trọng những gì mình có dù chỉ là những vật tầm thường, chúng có thể đã giúp ta hoặc sẽ giúp ta nhiều điều đó bạn.

Sưu tầm


Một câu chuyện cảm động

    Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tại trường tiểu học của thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp năm, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu.

    Năm ngoái, cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. “Teddy trông thật khó ưa.”

    Chẳng những thế, cô Thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thật rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm.

    Cô Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những gì đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 nhận xét Teddy như sau: “Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người chung quanh”. Cô giáo lớp 2 nhận xét: “Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống trong gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu”.

    Giáo viên lớp 3 ghi: “Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ”. Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận xét: “Teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp”.

    Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những gói quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hoá. Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp.

    Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất một vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt ít nước hoa trong chai lên cổ.

    Hôm đó Teddy đã nén lại cho đến cuối giờ để nói với cô: “Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa”. Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho Teddy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. Teddy là học sinh cưng nhất của cô.

    Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. Teddy viết: “Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em”. Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng 3 trong lớp và “Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em”. Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng “Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời”. Rồi bốn năm sau nữa, cô nhận được bức thư trong đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. “Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em”, nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. Bức thư ký tên Theodore F. Stoddard - giáo sư tiến sĩ.

    Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô Thompson. Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra?

    Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddy đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson: “Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ”. Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: “Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô gặp được em.”

Sưu tầm


Hoa hồng tặng mẹ

    Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.

    - Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một hoa hồng đến 2 đôla.

    Anh mỉm cười và nói với nó:

    - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.

    Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:

    - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.

    Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:

    - Đây là nhà của mẹ cháu.

    Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.

    Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.

Sưu tầm


Giọt nước báo ân

1. Vị khách đặc biệt

Đúng năm giờ bác Chu tài xế xe taxi phải giao xe, nhìn đồng hồ đã bốn giờ mười lăm rồi, nên bác đem tấm bảng “tạm thời không đón khách” treo lên. Ngày cuối tuần, học sinh trong ký túc xá của trường trung học số bốn mươi chạy ùa ra. Bác Chu tài xế theo thói quen, dừng xe, nhìn học sinh đi đi lại lại, chúng nó mặc đồng phục nhà trường, trên mặt tươi cười rạng rỡ.

- “Bác tài, cháu…cháu muốn ngồi xe của bác.” Một bé gái chân đi cà thọt, lưng mang cặp sách đi đến, nhìn hai bên phải trái, nói vội vàng. Bác tài nói phải giao xe và chỉ dừng xe chút xíu thôi. Em gái cúi đầu, mấy giây sau nó thành khẩn nói: “Cám ơn bác, bác tài, cháu chỉ ngồi một trạm thôi.”
Hai chữ “cám ơn” làm cho bác Chu động lòng. Ông nhìn em gái mặc cái áo giặt trắng tinh, một cái cặp sách cũ không thể cũ hơn được nữa, cầm lòng không được, bèn thở dài nói: “Lên xe.” Em sung sướng lên xe.Xe đến khúc quanh, bé gái đột nhiên hắng giọng, nói: “Bác tài, cháu chỉ có ba đồng bạc mà thôi, cho nên, đến nửa trạm thì cháu xuống.” Bác tài nhìn trong kính chiếu hậu thấy em mặt đỏ gấc, không nói gì. (Đây là xe taxi ở thành phố, giá mỗi đoạn đường có thể là năm đồng.)

Đến trạm dừng công cộng, bác tài dừng xe, em bé đứng nơi cửa, vui vẻ nói: “Thật cám ơn bác, bác tài.”

Bác tài xế nhìn theo bé gái khập khiễng đi về phía trước, đột nhiên trong lòng có chút ái ngại. Cũng từ ngày ấy, mỗi cuối tuần, bác Chu tài xế đều thấy em bé gái đứng đợi ở cổng trường. Mấy chiếc xe taxi chạy qua, bé gái nhìn như không nhìn, chỉ đứng chờ. Em bé đợi mình ? Bác đoán, trong lòng cảm thấy ấm áp và lái xe đến. Em gái từ đàng xa giơ tay vẫy vẫy. Bác Chu kinh ngạc, xe bác màu da cam giống với các xe taxi khác, bé gái làm sao có thể nhìn mà biết được chứ ?

Đây là ba đồng, đây là một trạm. Bác tài không hỏi bé tại sao chỉ đứng đợi xe của mình, và cũng không hỏi tại sao chỉ ngồi có một trạm ? Trong lòng mỗi bé gái đều có một bí mật nhỏ. Bác rất hiểu điều này.

2.Lên xe lăn lần cuối

Một lần, hai lần, ba lần, dần dần trở thành thói quen : cuối tuần trước khi giao xe, người cuối cùng bác Chu phải chở nhất định là cô bé thọt chân của trường trung học số bốn mươi. Bác tài đem tấm bảng “tạm không chở khách” treo lên, chuyên tâm đợi trước cổng trường. Em gái chỉ mười bốn mười lăm tuổi, vừa nhìn thấy ông thì giống như con nai nhỏ chạy qua đường, lớn tiếng nói với bạn học “tạm biệt”, bất quá chỉ năm phút đồng hồ là em xuống xe, câu cuối cùng luôn là: “Cám ơn bác, bác tài.” Hình như để nghe được câu nói ấy, cuối tuần bất kể là đi bao xa bác Chu cũng lái xe đến trường. Có lúc giao xe bị phạt, bác cũng nhất định chở em một đoạn đường.

Thời gian qua rất nhanh. Bác chở em thêm một năm nữa. Chớp mắt mùa hè của năm thứ hai đã đến. Nhìn em gái mang cặp sách thật nặng nề, bác Chu đột nhiên cảm thấy như đánh mất cái gì đó. Bác biết em đã tốt nghiệp phổ thông cấp hai và nó sẽ học cấp ba ở đâu ?
- “Bác tài, cám ơn bác, có lẽ đây là lần cuối cùng cháu ngồi xe của bác, thật làm phiền bác quá. Cháu thi đậu trường trung học Tân Tập Nhất, có lẽ nửa năm mới về nhà một lần,” em nói như thế.

Bác tài từ trong kính chiếu hậu nhìn cặp mắt em gái, trong lòng bồn chồn không yên. Em bé quả nhiên rất giỏi, trường Tân Tập Nhất là trường điểm của tỉnh, thi đậu vào đó là đã bước một chân vào ngưỡng cửa đại học rồi.

- “Vậy để bác đưa con về nhà.” bác tài nói.

Em lắc đầu nói mình chỉ có ba đồng bạc mà thôi.

- “Lần này không lấy tiền.” Bác tài nói xong nhìn đồng hồ, đưa em  về nhà thì nhất định giao xe bị trễ giờ, có thể bị phạt chút tiền, nhưng có quan hệ gì chứ ? Bác muốn ngồi chung với em thêm chút nữa. Em nói địa chỉ rất xa, thêm bảy trạm nữa, nửa giờ sau, xe dừng, em bé ôm cặp bước xuống, bác tài lấy trong xe ra một cái hộp, nói: “Đây là quà bác tặng cháu.”

Em kinh ngạc tiếp nhận quà, sau đó cúi mình chào và nói: “Cám ơn bác, bác tài.”

Nhìn em gái thọt chân đi vào nhà, bác Chu tài xế thở dài : Cháu bé, từ nay không còn gặp lại sao ? Bác cũng không biết tên em bé là gì nữa !

3. Tìm người tốt 10 năm trước

Đã qua mười năm !

Bác Chu tài xế vẫn lái xe taxi.

Hôm nay, việc làm không nhiều, ông đang lái xe, nhưng lại nghe được chương trình ca nhạc của đài giao thông phát đi chương trình “nhắn tin tìm người : tìm bác tài xế mười năm trước thuê xe của công ty Thắng Lợi, số xe là Axxxx.” Bác Chu tài xế vừa nghe thì ngẩn cả người, có ai tìm mình ? Mười năm trước, xe số đó,chính ông lái.

Điện thoại đến tổng đài, người phụ trách đưa cho bác tài số điện thoại. Bác Chu nghi hoặc, là ai nhỉ ? Mỗi ngày bận bịu vì kế sinh nhai, ngoại trừ bà vợ ra, bác tài không quen biết người phụ nữ nào khác.

Gọi điện, bác tài nghe giọng của một cô gái trẻ. Cô gái vui mừng, ngạc nhiên hỏi: “Là bác sao, bác tài ?”

Bác tài giựt mình, âm thanh này, lời nói này rất quen thuộc, nhưng bác tài không nhớ là ai cả.

- “Cám ơn bác, bác tài.” Cô gái lại nói.

Hai người hẹn gặp nhau ở một quán cà phê, khi gặp lại cô gái ấy, bác Chu hình như nhận không ra, trước mắt là một cô gái thướt tha, là bé gái mười năm trước đi xe chỉ có ba đồng bạc đó ư ? Cô gái đứng lên cúi mình chào bác tài và nói: “Từ trong đáy lòng, cháu cám ơn bác, bác tài.”

Uống cà phê, cô gái kể chuyện ngày trước:

Mười hai năm trước, ba của cô cũng là một tài xế lái xe taxi, ông rất thương yêu cô. Mỗi ngày cuối tuần, dù bận cách mấy, ông cũng lái xe đến trường đưa cô về nhà. Tết đến, cả nhà về quê, vì để mang được nhiều đồ, ba cô mượn xe bánh mì của người bạn. Lái xe được nửa đường, đột nhiên tuyết rơi rất nhiều, không may tông vào một chiếc xe hàng, xe bánh mì bị hư toàn bộ, ba của cô chết tại chỗ, chân của cô bị thương nặng.

Chôn cất ba xong, mẹ phải bồi thường xe cho người bạn của ba một khoản tiền lớn, và để làm phẫu thuật chân cho cô, nên mẹ làm việc ngày đêm không nghỉ. Còn cô, sau khi vết thương lành thì lập tức đi học, nhất tâm muốn mau lớn. Cô rất kiên cường, việc gì cũng có thể chịu đựng, nhưng duy chỉ có một việc là không chấp nhận người khác thương hại mình. Vì thế, cô không nói cho ai biết việc bị tai nạn trên đường. Tan học về nhà, khi bị bạn học hỏi tại sao bây giờ lại đi xe công cộng ? Cô bé nói dối là vì ba đi xa, nói dối được nửa năm, cho đến khi gặp bác Chu tài xế. Cô bé thấy chiếc xe taxi dừng bên đường không chút động đậy, giống như ba cô lái xe đến đợi trước cổng trường.

Chỉ có ba đồng để đi xe công cộng nhưng cô bé lấy tất cả để ngồi taxi, chỉ ngồi một trạm. Sau đó đi bộ nửa giờ nữa về nhà. Dù đường rất xa nhưng cô vẫn thản nhiên đi, bởi vì không ai có thể đoán biết là ba của cô đã chết.

- “Chắc chắn bác không biết, chiếc xe taxi mà bác đang lái là chiếc xe ba cháu đã lái, số xe cứ in mãi trong óc của cháu.”

Cô gái nói xong thì nước mắt rơi xuống: “Cho nên,cháu nhận ra nó liền từ xa.” Bác Chu tài xế thấy lỗ mũi nóng, chút xíu nữa thì cũng chảy nước mắt.

- “Tấm huy chương này cháu luôn mang trên mình. Không biết, nếu không có nó, cháu có thể đi được đến ngày hôm nay không. Hơn nữa,tiền xe,bác trả lại, cháu vẫn giữ. Có một chút tiền, cháu cảm thấy vấn đề gì cũng có thể giải quyết được. Mặc dù mất phụ thân, nhưng cháu vẫn có phụ thân như cũ.” Nói xong, cô gái lấy trong túi ra tấm huy chương mang vào mình. Góc cạnh của tấm huy chương đó đã biến thành màu đen, sau tấm huy chương có viết hàng chữ: “Chúc cuộc sống của con cũng như tấm huy chương này.”

Tấm huy chương này, bác Chu tài xế tặng cô bé mười năm trước.

4. Giọt nước báo ân

Cô gái dắt cánh tay của bác Chu tài xế rời khỏi quán cà phê. Nhìn cô gái lái xe đi rất xa, bác Chu dừng xe bên đường, để cho nước mắt chảy xuống. Cô gái thọt chân, cô gái ấy bây giờ bác tài biết tên cô là Lâm Mỹ Tuyết. Cô bé và con của bác tài (đã chết cách đây mười năm vì ung thư), quả thật là giống nhau ! Mỗi ngày cuối tuần,bác đều lái xe đến trường đón con gái khi cô bé còn sống. Trước khi lên xe,con gái bác nói : “Cám ơn ba.”, xuống xe cũng câu ấy: “Ba, con cám ơn ba.”, làm bác cảm thấy rất hạnh phúc !

Con gái được thưởng tấm huy chương trong kỳ thi Olympic, đã làm cho bác rất kiêu hãnh và hy vọng. Nhưng cô bé chết đột ngột làm ông hụt hẫng.
Đến ngày cuối tuần, đi ngang qua trường trung học số bốn mươi, ông luôn dừng xe lại, tưởng như con gái vẫn có thể từ cổng trường chạy ra, lên xe, và lớn tiếng nói: “Ba, cám ơn ba.”

Trên đường về nhà, bác Chu mua một tờ báo. Vừa mở ra xem, bác thấy ngay hình của cô gái thọt chân. Cô như cười tươi với bác Chu tài xế. Tiêu đề là hàng chữ lớn: Lâm Mỹ Tuyết – phó tổng giám đốc trẻ nhất của công ty đa quốc gia, niềm kiêu hãnh của thành phố S…” bác Chu tài xế kinh ngạc, há hốc miệng, lướt thật nhanh, vừa đọc vừa móc túi lấy thuốc hút theo thói quen.

Đột nhiên, tay của ông chạm phải một phong bì,bên trong đựng đầy tiền đô la Mỹ dày cộm. Bác Chu ngớ ra,không biết Lâm Mỹ Tuyết bỏ tiền vào túi ông lúc nào ? Có phải khi cầm cánh tay mình dẫn đi không ?

Giữa xấp tiền Mỹ kim ấy kẹp một tờ giấy nhỏ: “Bác tài, đây là lợi tức của yêu thương, xin bác nhận lấy. Còn cái vốn vô giá thì vĩnh viễn ở trong lòng cháu. Cám ơn bác, bác tài !”

Cặp mắt của bác tài lại mờ thêm một lần nữa…

Sưu tầm


Một bài học đáng giá triệu đô la

Thường thì các diễn giả chuyên nghiệp sẽ đặt ra mức giá hàng ngàn đôla để truyền đạt một thông điệp gì đó về sự nghiệp cho các vị giám đốc và nhân viên của họ. Nhưng tôi chỉ mất có 12 đôla đi taxi để nhận được một bài học mà tôi tin rằng trị giá cả triệu đôla về sự hài lòng của khách hàng – được truyền đạt bởi một người tài xế taxi.

Tôi bay tới Dallas vì mục đích duy nhất là tới thăm một khách hàng. Thời gian của tôi rất hạn hẹp và tôi có kế hoạch đi một chuyến nhanh chóng từ sân bay đến nơi cần tới, rồi quay trở lại sân bay.

Khi tôi vừa ra khỏi cổng sân bay, một chiếc taxi sạch bong không một vết bẩn đã dừng lại trước mặt. Rất nhanh chóng, người tài xế chạy ra mở cửa cho tôi, giúp tôi đặt túi xách lên ghế và còn quan sát để đảm bảo tôi đã ngồi yên vị và thoải mái rồi anh ấy mới đóng cửa lại.

Khi anh tài xế cũng ngồi vào xe, anh ấy nói rằng mấy tờ báo ở ghế sau là để tôi đọc (phải nói thêm rằng chúng được gấp rất ngay ngắn và phẳng phiu, không hề quăn góc hay rách nát!).

Thế rồi anh ấy kể tên mấy đĩa nhạc mà anh ấy có, và hỏi tôi thích nghe loại nhạc nào. Umm! Đến lúc này, tôi bắt đầu ngó nghiêng xung quanh xem có cái “máy quay thanh tra” nào không – kiểu máy quay mà hãng taxi có thể lắp để kiểm tra xem tài xế có đối xử đúng mực với khách hay không. Mà nếu bạn ở vị trí tôi, bạn có làm thế không? Bởi tôi không thể tin được vào mức độ dịch vụ mà mình đang nhận được – chỉ là một chuyến taxi chứ đâu phải ghế hạng thương gia trên máy bay!

Chẳng thấy cái camera nào, tôi nói thay lời cảm ơn: “Rõ ràng anh rất tự hào với công việc của mình. Hẳn anh có chuyện gì thú vị để kể cho tôi nghe chứ?”.

“Tất nhiên rồi” – Anh tài xế đáp – “Tôi đã từng làm việc cho các tập đoàn tư nhân lớn. Nhưng tôi thấy mức tốt nhất của mình cũng không bao giờ là đủ tốt đối với họ. Tôi phát mệt vì điều đó. Và tôi quyết định tìm kiếm vị trí riêng của mình trong cuộc sống – nơi tôi có thể tự hào khi làm con người tốt nhất tôi có thể.

Tôi biết tôi sẽ không bao giờ trở thành một nhà khoa học tên lửa hay tương tự, nhưng tôi rất thích lái ôtô, được giúp đỡ người khác và cảm thấy mình làm tốt những việc mình cần làm. Tôi suy nghĩ và đánh giá về những gì mình có và… wham! tôi trở thành một tài xế taxi.

Có một điều tôi biết chắc chắn: để làm tốt công việc, tôi có thể chỉ làm đúng mức kỳ vọng của hành khách. Nhưng, để trở nên TUYÊT VỜI trong công việc, thì tôi phải VƯỢT QUÁ những kỳ vọng của hành khách! Tôi thích mình làm được công việc một cách “tuyệt vời” thay vì chỉ hài lòng đều đều với mức trung bình.

Và tôi tin rằng, sự “xuất sắc” không phải là ở chỗ mình là người giỏi nhất hay tốt nhất so với một nhóm hay với những người xung quanh, mà là ở chỗ mình trở thành người giỏi nhất hoặc tốt nhất trong mức tiềm năng mình có thể”.

Tôi có tip cho anh tài xế đó nhiều không? Khỏi phải nói! Và tôi nghĩ các tập đoàn lớn đã thật thiệt thòi khi mất đi một nhân viên như thế - nhưng những du khách như tôi lại có cơ hội làm quen thêm một người bạn đường tuyệt vời.

Sưu tầm


Đôi vai của tâm hồn

Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa.

Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

"Cháu hát hay quá! . Một giọng nói vang lên: "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ". Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.

Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay nói lớn: "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!" Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.

Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.

"Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay" - một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe?

Sưu tầm