Truyện Minh Hoạ - Biết Ơn |
Mới giữa tháng, Kiên đã gởi thư về xin thêm tiền. Mẹ thở dài xoa đầu cô Út: - Thôi, để một thời gian nữa mới tính chuyện mua xe đạp cho con vậy nhé! Nhưng, cả năm bị mất mùa. Cả nhà gồng gánh hết sức mới tạm đủ tiền cho Kiên, nói chi đến việc mua một chiếc xe đạp mới. Tết, Kiên đóng bộ thật bảnh về nhà. Ba mẹ và em mừng rỡ ra đón. Cậu tháo đôi giầy ra, và chợt nhìn xuống chân: chân ba mẹ nứt nẻ vì công việc nhà nông vất vả, chân em sần sùi, đen đủi vì phải lội bộ gần chục cây số đến trường hàng ngày. Chỉ có chân Kiên trắng hồng. Sưu tầm Cổng trường ngày thi đông nghẹt thí sinh & phụ huynh. Những gánh hàng, dãy quán mọc lên san sát trên khoảng đất trống cạnh trường. "Út, Út, Út ơi!". Cô học trò lúng túng tách khỏi đám bạn, đi về phía tiếng kêu. "Ăn đi con. Xôi đậu. Thi sẽ đâu đấy". "Con ăn rồi. Sao má lại ra đây!". Cô quày quả vào trường, vội vàng như trốn chạy... ...Mùa thi lại về. Cô giáo trẻ tần ngần trước cổng trường nhộn nhịp. Giọt nước mắt muộn màng đọng nơi khóe mắt. "Con mãi sẽ không đậu khi chối từ gánh xôi của má. Má ơi!". Thanh Hải Xưa, nhà nghèo, đông con, cơm còn bữa rau bữa cháo, nói gì đến thức ăn. Lâu mới có món cá con kho mặn. Soong cá ăn xong, đổ cơm vào tráng ăn rất ngon. Ba luôn nhường cho con cơm tráng lần đầu và tráng lại lần hai cho mình. Ba lao động cực nhọc, không một lời than, cố nuôi con ăn học nên người. Nay trưởng thành, xa nhà, các món Tây Tàu con đã từng nếm nhưng không thể nào bằng món cơm tráng ngày xưa. Chiều mưa làm con nhớ nhà, nhớ Ba và thèm chén cơm tráng, Ba ơi! Nguyễn Thanh Thanh Chị sắp có con đầu lòng, bao nhiêu niềm háo hức, mong đợi, hạnh phúc được chị thể hiện bằng cách sắm sửa cho con không thiếu thứ gì. Vậy mà hôm lên đón cháu về, má chị lại rầy: "Sao lại bận cho thằng nhỏ cái áo cũ mèm như vầy?" . Chị cười: "Má không nhớ cái áo này sao?" . Rồi nước mắt chợt rơi. Đó là cái áo má chị may bằng tay khi sinh chị mà chị còn giữ được tới bây giờ. Cái áo đó bốn đứa em của chị lúc nhỏ đứa nào cũng đã từng mặc qua. Sưu tầm Câu chuyện có hai màn: Màn 1: Ở làng kia đám cháy phát từ căn nhà của một bà goá khi bà ta còn ở ngoài đồng. Người ta gọi bà. Bà chạy về như điên cuồng, mặt tái nhợt: “con gái của tôi, con gái của tôi ở bên trong!”, bà vừa chạy vừa la. Không một chút do dự, bà đâm sầm vào căn nhà đang bốc lửa, ôm đứa bé trong tay và chạy trốn ngọn lửa. Và bà đã phải trả một giá rất đắt: con bà bằng yên nhưng bà bị một cái đà đỏ lửa rơi xuống trúng má phải và để lại một vết sẹo to đáng khiếp. Màn 2: Ở thành phố, 12 năm sau, người đàn bà goá này già cỗi và mệt mỏi vì lao lực vất vả kiếm ăn nuôi sống người con gái duy nhất của bà. Bà chấp nhận tất cả để con bà được ăn học không thua kém bất cứ ai. Bà khom người bước bên vệ đường dưới sức nặng của đống áo quần lãnh về giặt ủi thuê cho chủ khách sạn. Vì cúi thấp người nên khuôn mặt bà bị che khuất đi. Mệt quá, bà đặt gối xuống nghỉ. Vừa đúng lúc đó, bên vệ đường đối diện, con gái bà đi tới cùng với 3 người bạn. Một trong ba cô la lên: - Ồ, dễ sợ quá! Người đàn bà với khuôn mặt chết khiếp đó là ai thế? - Người con gái con của bà vừa quay đầu đi vừa trả lời tỉnh bơ: - Tao không biết! Tao không biết bà là ai.!" Sưu tầm Sự tích bông hoa cúc trắngngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa , và cô bé vô cùng buồn bã một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đừng lại hỏi khi biết sự tình ông già nói với cô bé : Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày, cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó , phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa nhưng khi đếm chỉ có bốn cánh. Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao? không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức không còn đếm được nữa. từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình. Sưu tầm Có 3 người hành khất kia rất nghèo và bất hạnh thay, cả 3 người đều mang tật: một người bị cùi, người thứ hai bị mù và người thứ 3 mắc bệnh đầu có gầu. Một ngày kia, để thử lòng 3 người, Thiên Chúa sai Thiên thần đến gặp họ và hỏi từng người một xem anh ta mơ ước điều gì. - Tôi muốn có một làn da thật tươi mát, mịn màng và không hoen chút tỳ ố nào. Người hành khất bị cùi thưa với Thiên thần Chúa như thế, khi ngài đến gặp anh ta trước tiên và hỏi anh điều anh mơ ước. Thiên thần Chúa đưa tay chạm vào người anh ta, tức thì da dẻ của anh cùi liền trở nên nhẵn nhụi, hồng hào. Tiếp đó, thiên thần Chúa lại hỏi anh ta có muốn được giầu có không và muốn giầu như thế nào. Người hành khất cùi trả lời: “Tôi muốn có một đàn lạc đà.” Anh ta liền được Thiên thần Chúa trao cho một con lạc đà cái sắp đẻ. Nhờ đó, chẳng bao lâu, đàn lạc đà sinh sôi nảy nở thêm nhiều và anh ta trở thành một trong những người giầu có nhất vùng. Kế đó, Thiên thần Chúa tìm đến với người hành khất mắc bệnh đầu có gầu. Da đầu anh bị nứt nẻ và gầu dính bê bết vào tóc làm anh ta vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Nghe Thiên thần Chúa hỏi đến điều mơ ước, anh đáp ngay, không một chút do dự: - Tôi chẳng có mơ ước nào khác hơn là được thoát khỏi cái căn bệnh gầu đầu quái quỉ này. Cầu cho da đầu tôi được sạch sẽ là quí hóa lắm rồi! Và anh này đã được toại nguyện. Anh ta còn được ban cho làm chủ đàn bò đông đúc theo như ý muốn, khi thiên thần Chúa hỏi anh có muốn giầu có như thế nào không. Cuối cùng, thiên thần Chúa đến gặp người hành khất mù, và cũng giống như 2 người kia, anh ta liền được trao ban cho một đôi mắt thật đẹp và được trở thành một ông chủ có nhiều chiên nhất vùng ấy, đúng như điều mơ ước của anh ta. Nhiều năm đã trôi qua sau các biến cố ấy . . . Thiên thần Chúa giờ được sai trở lại để hoàn tất cuộc thử thách. Trong hình dạng một người cùi, thiên thần Chúa tìm đến nhà người hành khất cùi trước đây và cất lời van xin ông ta: - Thưa ngài, tôi là một khách bộ hành quá nghèo khổ, xin ngài giúp cho tôi một con lạc đà để tôi cưỡi . . . - Lạc đà ở đâu ra mà cho anh ? -người kia vội ngắt lời- Người cùi -thiên thần Chúa- từ tốn nói với ông chủ: - Tôi nhớ dường như ngày xưa ngài cũng đã từng bị cùi như tôi bây giờ, nhưng Thiên Chúa đã thương tình chữa ngài lành lặn và còn cho ngài trở nên giầu có. - Anh đừng có láo lếu! -ông chủ giận dữ quát lên-. Tôi chẳng có giống như anh bao giờ cả, và của cải tôi có đây là gia tài ông bà tôi để lại! - Có phải ngài vừa mới nói dối lần thứ 2 không ? Người cùi -thiên thần Chúa- vừa dứt lời, Thiên Chúa liền biến người kia trở về trạng thái cũ trước đây. Thế là chỉ trong nháy mắt, ông chủ đàn lạc đà đã trở lại nguyên hình một người hành khất cùi! Một sự kiện tương tự cũng đã xẩy ra cho người hành khất mắc bệnh đầu có gầu trước đây. Vì đã từ chối không chịu giúp đỡ theo lời khẩn cầu của thiên thần Chúa trong hình dạng 1 người bị bệnh gầu đầu -hình ảnh đáng thương của mình trước kia, ông chủ đàn bò đông đúc đã bị Thiên Chúa biến trở lại nguyên hình 1 người hành khất mắc bệnh gầu đầu! Sau cùng, giả dạng một người mù, thiên thần Chúa lại tìm đến với anh nhà giàu thứ 3 vốn là người hành khất mù trước đây và ngỏ lời xin anh ta giúp đỡ. Anh này nhìn người khách mù lộ vẻ trìu mến và thương cảm. Anh nói với khách: Ngày xưa tôi cũng giống như anh bây giờ đây, nhưng Thiên Chúa, Người đã dủ lòng thương tôi, ban cho tôi được như hôm nay. Vậy để tỏ lòng biết ơn đối với Người, tôi mời anh hãy quá bộ đến tệ xá, chia sẻ cuộc sống và của cải với tôi. Tôi sẽ đích thân săn sóc cho anh. Vừa nghe xong những lời ấy, thiên thần Chúa bảo anh: - Anh vừa đạt đến kết quả thật tốt đẹp trong cuộc thử thách của Thiên Chúa. Anh thật sự xứng đáng được khen ngợi và được lãnh nhận phần thưởng mà Thiên Chúa đã và đang trao ban cho anh, nói rồi, thiên thần Chúa từ biệt ra đi." Sưu tầm Hai anh em nọ con của một mẹ goá, đã lớn lên và có địa vị trong xã hội, công việc kinh doanh rất phát đạt. Người mẹ già yếu đối với chúng là một gánh nặng và chúng phải hao tốn vì trang trải thuốc men cho bà. Ngày kia, hai anh em cùng đến gặp một tổng giám thị một trại tế bần và yêu cầu ông ta nhận mẹ mình vào trong trại. Ông tổng giám thị chấp nhận nhưng trước khi chia tay ông nói: Tôi có câu chuyện muốn kể cho cô và cậu nghe: Mấy năm trước đây tại thành phố này có một người chết đi để lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ. Bà mẹ ấy nghèo lắm. Khi đó tôi đã đề nghị với bà ta bỏ hai đứa con nhỏ vào cô nhi viện. Bà ta đã tỏ ra rất bất mãn với lời khuyên của tôi và tỏ vẻ tức bực: “Tôi có 2 tay, và khi nào tay tôi chưa mòn trơ xương thì không đời nào tôi để con tôi vào cô nhi viện” Hai anh em hỏi ông Tổng giám thị: - Truyện này có dính líu gì đến chúng tôi đâu? - Vì người đàn bà đó là thân mẫu của cô và cậu đó! Mẹ nuôi con bằng trời bằng b Con nuôi mẹ con kể từng ngày!!!" Sưu tầm Một ông thầy, sắp được phong chức linh mục, về thực tập ở một giáo xứ nọ mà cha sở ở đó nổi tiếng là người giảng hay. Bao nhiêu người nguội lạnh, bao nhiêu tân tòng quay về với Chúa do tài thuyết giảng của cha. Bài giảng đầu tiên của thầy thực tập rơi đúng vào ngày hiền mẫu. Vì là bài giảng đầu tiên nên thầy băn khoăn lắm. Thầy vấn kế cha sở. - Thưa cha, ngày mai con giảng bài đầu tiên trong đời con trước đông người. Xin cha chỉ cho con vài bí quyết để sao cho thu hút được người nghe. Cha sở nhiệt tình hướng dẫn. - À ngày mai là ngày Mother Day phải không? Tôi nghĩ ra rồi. Thầy sẽ nhập đề như thế này. “Những ngày tháng hạnh phúc khó quên nhất trong đời của tôi là những năm tháng sống trong vòng tay của một người đàn bà mà tôi hết mực yêu thương. Đó là mẹ tôi.” - Nhưng mà thầy phải nhớ kỹ điều này. Thầy đừng nói hết một lượt. Nói hết một lượt thì hỏng bét. Trước hết thầy nói với giọng hùng hồn : “Những ngày tháng hạnh phúc khó quên nhất trong đời của tôi là những năm tháng sống trong vòng tay của một người đàn bà mà tôi hết mực yêu thương”. Rồi thầy dừng ở đó vài chục giây cho nó áp phê. Thầy cứ đảo mắt ngó quanh cử tọa để họ cứ việc thắc mắc trước khi thầy xuống giọng “Đó là mẹ tôi”. Thầy coi Thành Được hát vọng cổ ra sao thì thầy cứ bắt chước gần như vậy là ăn tiền. Sau khi thầy nói về những kỷ niệm với người mẹ của thầy thì thầy bắt sang nói về những người đàn bà Việt Nam tần tảo nuôi con khôn lớn, giúp con giữ đạo mà trong lịch sử và giáo sử thiếu gì. Nhiều bà lắm. Ông thầy mừng lắm. Tối ngủ yên nhiều mộng đẹp. Sáng ngày ra, giáo dân chật cứng cả nhà thờ để cử hành ngày tôn vinh các bà mẹ. Thầy uy nghi tiến lên bục giảng. Thầy làm đúng như lời cha sở dặn. Nhưng có một trục trặc nhỏ là thầy thấy giáo dân đông thì thầy run quá đỗi. Khi thầy dứt câu đầu tiên thì thầy dừng ở đó hơi lâu vì quên mất câu tiếp theo là gì. Thầy đảo mắt ngó quanh cử tọa thì họ xầm xì bàn tán nhao nhao cả lên. Một bà còn hét toáng lên, - Ông thầy này nói kỳ cục quá. Bà nào vậy? Thầy hết vía quay qua cha sở, - Cha ơi cứu con. Nhiều bà quá con quên không nhớ đang nói bà nào cha ơi. Sưu tầm Một bà mệnh phụ Tin Lành khi đến thăm một quả phụ đang hấp hối, đã khuyên bà này đừng tin tưởng vào Đức Mẹ làm gì, nhưng nên cầu nguyện thẳng với Chúa. Người hấp hối liền đáp lại: - Nếu khi ra trước Chúa Giêsu, Quan Án chí công, tôi không nghe thấy Ngài tuyên công gì cho tôi cả, ngoại trừ lòng tôi yêu mến tôn sùng đặc biệt Mẹ Ngài vì kính mến Ngài, thì tôi chả phải sợ gì nữa hết." Sưu tầm Khi còn bé, một hôm đi học về, tôi kể cho bà tôi nghe một danh nhân thời cổ, khi còn là một chú bé theo cha đến nhà người bạn của cha mình. Chủ nhà cho chú bé một trái quít. Nhớ đến mẹ ở nhà, chú bé cất trái quít vào tay áo. Khi ra về, vái chủ nhà, trái quít rơi ra, chủ nhà cả cười cho là tính trẻ con. Chú bé nói để cho mẹ ở nhà. Mọi người cảm động vì lòng hiếu thảo của trẻ. Bà tôi nghe xong, trầm ngâm một lúc rồi bảo: “Con có bắt chước chú bé ấy không?” Tôi hùng hồn đáp: “Dạ có! Lúc nào có món ăn ngon, con cũng để dành cho bà và ba mẹ con cả”. Bà lại hỏi: “Thế khi lớn lên con có nuôi bà và mẹ cha con không?” Tôi ngây thơ trả lời: “Dạ có! Ngập ngừng một lúc tôi nói tiếp, con chỉ sợ con nghèo không có tiền nuôi bà và ba mẹ!” Bà cười xoa đầu tôi: “con ơi, người ta muốn thảo hiếu ông bà, cha mẹ đâu phải lúc giàu mới tỏ lòng hiếu thảo”. Bây giờ bà tôi đã mất, nhưng những lời dạy năm xưa tôi vẫn nhớ mãi. Lúc bà tôi bệnh, Bác sĩ bảo không qua khỏi, ba mẹ tôi buồn lắm. Tôi đi học về là quấn quít bên bà luôn. Bình thường mẹ tôi hay cắt móng tay, móng chân cho bà, luôn giữ quần áo bà sạch sẽ, thơm tho. Bà bệnh, mẹ tôi lại càng dịu dàng, chu đáo hơn. Một hôm, ba tôi mang vào phòng bà một cái bánh đậu xanh thơm ngon. Bà tôi rụng răng gần hết nên bao giờ ba tôi cũng mua bánh mềm. Tôi thèm lắm, bà chia cho tôi nhưng tôi từ chối: “Bà ăn đi, ba có cho con rồi!”. Ba tôi vốn đã không ưa hát bộ, nhưng bà tôi lại rất thích, ông bèn vuốt bộ râu tưởng tượng múa máy tay chân, quì xuống trước mặt bà tôi, ra vẻ như Ngô-Tôn-Quyền trong truyện Tam Quốc, thưa chuyện cùng mẹ là Ngô-Quốc-Thái. Ông ứ ừ: “Dạ muôn tâu mẫu hậu, tên này - ông trỏ tôi - nói dối lắm. Hắn chưa ăn bánh mà hắn nói ăn rồi, xin lệnh mẫu hậu cho con xử trảm hắn ứ ư ừ...” Bà tôi cười chảy cả nước mắt. Bà ôm tôi vào lòng: “Cháu cưng của ta mà người đời xử trảm ư! Mau nghe lệnh, cho cháu nửa cái bánh”. Tôi nhảy cỡn lên, bà tôi vui lắm. Ba tôi ít nói, nhưng hình ảnh ông làm hề những ngày bà sắp mất tôi không thể quên được. Càng lớn, tôi càng hiểu rằng sự chăm sóc ân cần, thăm hỏi cha mẹ hoặc một món quà nhỏ, tuy không có giá trị tiền bạc nhưng biểu lộ sự yêu thương của con cái đối với cha mẹ, là nguồn an ủi to lớn cho đấng sinh thành." Sưu tầm |