Truyện Minh Hoạ - Biết Ơn |
Truyện cổ Trung Hoa kể: Ở miền núi Hô-Phu, có một người đàn bà bán rượu tên là Wong. Một hôm, xuất hiện một vị thiền sư đạo đức đến trọ ở gần quán, dù không có tiền, ngài cũng được bà chủ quán tiếp đãi nồng hậu. Vị thiền sư ở đó khoảng ba năm. Trước khi cáo từ, ngài đào một giếng cạnh quán. Mọi người ngạc nhiên khi một dòng nước trong vắt vọt lên, họ nếm thử thì thấy đó là một loại rượu hảo hạng. Từ đó, bà chủ quán trở thành nổi tiếng và giàu có. Ít lâu sau, vị thiền sư lại ghé ngang quán, ngài hỏi thăm bà chủ quán về giếng rượu. Bà này than phiền: - Rượu tốt nhưng tôi không bao giờ có dư để dự trữ. Vị thiền sư mỉm cười rồi lẳng lặng viết lên tường: - Trời đất thật bao la, nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế nữa. Dù không tốn kém bà chủ vẫn có rượu để bán thế mà vẫn không hài lòng. Viết xong thiền sư lẳng lặng ra đi, và dòng rượu cũng khô cạn. Sưu tầm Kính tặng thầy cô giáo ngày 20/11 Ánh nắng mặt trời cuối ngày rồi sẽ tắt, dòng sông đến nơi con đập sẽ tự mình rẽ sang một hướng khác. Nhưng việc dạy người làm sao rẽ được, gắn bó đời bằng một lối đi chung. Cao cả thay tấm lòng nhà giáo, lặn lội trở người qua bão táp phong ba cập bờ hạnh phúc. Đến nơi rồi, một nụ cười đọng mãi. Lặng lẽ quay về lái tiếp chuyến đò sau. Con chim hót cũng có ngày có tháng, bông hoa nở cũng có kỳ có hạn nhưng lòng thấy đâu có xá thời gian. Dìu dắt trò vừa ngoan vừa giỏi, lòng ngập tràn một niềm tin mong mỏi – Các con mình bay tiếp những miền xa. Kể sao hết tấm lòng bao la biển rộng, chỉ muốn ôm hết thảy con người song đâu màng chút danh lợi hư vinh. Âm thầm đón, âm thầm đưa lối; vẻ vang nhiều từ nơi ấy đi ra. Nắng nhạt dần và chút se lạnh tới, tuần hoàn theo chu kỳ thời gian không chút mệt mỏi, ngại ngần. Bầu nhiệt huyết sục sôi cùng tuổi trẻ. Mỗi viên phấn đưa chứa bao điều mới mẻ, gom nhặt thật nhiều dày thêm hành trang. Một lời giảng là bao điều tâm huyết, dốc hết lòng gửi đến bao con. Tên gọi thầy cả xã hội tôn vinh - chẳng mong mỏi điều gì hơn thế. Hạnh phúc nào bằng lòng con luôn nhớ, một người thấy đã chở đò năm xưa!... Đỗ Hồng Sưu tầm Những đôi guốc gỗChiều, đi ngang chợ, con bắt gặp những đôi guốc gỗ xinh xinh đang được bày bán. Kí ức ngày thơ bổng chợt ùa về trong con. Và con lại nhớ… Ngày xưa, nhà mình đông người, lương giáo viên của ba không đủ để trang trải cuộc sống, nên ngoài việc lớp, việc trường, ba vẫn phải làm nhiều việc để kiếm thêm tiền lo cho chúng con ăn học. Bữa cơm nhà mình thường vẫn phải độn rau má hay khoai lang. Con là con út nên bao giờ cũng dược cả nhà nhường cho bát cơm trắng. Áo quần của chúng con thường là mặc thừa của nhau: anh chị lớn thì để lại cho em. Duy chỉ có những đôi guốc gỗ - những đôi guốc mà ba kì công đục, đẽo, bào vuốt cẩn thận thì mấy chị em mỗi đứa sở hữu một đôi. Con đã từng ngã lên ngã xuống vì bàn chân con bé quá mà gỗ lại trơn. Những lúc như thế, con khóc um lên đòi ba phải mua cho con đôi dép nhựa xanh đỏ như lũ bạn...Con đã vô tâm trước những nhọc nhằn của ba. Thấy con ngã, Ba dịu dàng đỡ con dậy, rồi còn giả vờ đánh nhẹ đôi guốc: “hư này, dám làm con gái ba ngã”. Và ngay ngày hôm sau , ba đã đóng thêm vào đế guốc một lớp cao su cho con đi dễ dàng. Con đã lớn lên trong những ngày gian khó nhưng có tình yêu thương ấm áp của ba. Gìơ con đã trở thành một cô giáo như ba hằng mong muốn, con đã kiếm được tiền để mua nhiều thứ, nhưng con vẫn nhớ đôi guốc gỗ ngày xưa như nhớ tới những tháng ngày mình đã sống để tự nhắc mình. Ngày Nhà giáo Việt Nam lại đến rồI, con muốn gửi tới ba kính yêu ngàn lời yêu thương và biết ơn. Ba ơi! Con yêu Ba. Nguyễn thị Nhâm Tạ Ơn Chúa Trong Mọi Hoàn Cảnh? Matthew Henry là một học giả Kinh Thánh lừng danh vào đầu thế kỷ 18. Một ngày kia, ông bị bọn cướp trấn lột và đêm hôm đó, Henry đã ghi xuống cuốn nhật ký của ông như sau: Hãy để cho lòng ta cảm tạ ơn Thượng Đế. Thứ nhất, bởi vì cho đến bây giờ ta mới bị ăn cướp; trước đây ta chưa bao giờ bị bọn cướp đón đường cả. Thứ nhì, bởi vì mặc dầu bọn chúng cướp cái ví tiền, nhưng chúng nó không cướp mất mạng sống của ta. Thứ ba, bởi vì mặc dầu chúng nó cướp sạch những gì ta có trên người lúc đó, nhưng cũng chẳng đáng giá là bao. Thứ tư, ta là người bị cướp, chứ ta không phải là quân đi ăn cướp. Sưu tầm Món Quà Của Mẹ TôiTôi lớn lên trong một thị trấn nhỏ, nơi ngôi trường tiểu học chỉ cách nhà có mười phút đi bộ. Vào thời đó, trong giờ ăn trưa, lũ học trò chúng tôi được phép đi về nhà và thường có mẹ ở nhà làm sẵn bữa trưa để chờ con mình. Hồi đó, tôi không hề nghĩ điều này là quá xa hoa, bởi vì, thật mà khó có được như vậy trong cái xã hội bận rộn của ngày hôm nay, khi cả cha lẫn mẹ đều phải đi làm trong nơi công sở, đầu tắt mặt tối quanh năm suốt tháng. Ấy vậy mà hồi đó, tôi xem điều đó là điều hiển nhiên thôi, khi mẹ tôi là người chuẩn bị các bữa ăn trưa cho tôi, là người thưởng thức và khen ngợi các bức tranh nguệch ngoạc vẽ bằng mấy ngón tay của tôi và cũng là người theo dõi các bài tập làm ở nhà cho tôi. Tôi chẳng bao giờ thắc mắc, tại sao một người phụ nữ thông minh và có nhiều hoài bão như mẹ tôi, người có cả một nghề nghiệp chuyên môn trước khi sinh ra tôi và có thể trở lại công việc bất cứ lúc nào, lại dành thời gian chỉ cho tôi thôi, trong những giờ ăn trưa của tôi trong những năm tháng ở bậc tiểu học. Tôi chỉ biết có một điều, đó là khi hồi kẻng trưa vang lên, tôi bèn cắm đầu cắm cổ chạy một mạch về nhà. Mẹ tôi thường đứng ở đầu cầu thang ngóng đợi, miệng mở một nụ cười khi vừa thấy tôi, làm như thể tôi là điều gì quan trọng nhất trong đời của mẹ. Cũng bởi điều này mà tôi biết ơn mẹ vô cùng. Sưu tầm Biết ƠnMột giáo sư người Mỹ làm giảng viên tại một viện đại học ở nước Ba Tây (Brazil) đã nhắc lại một kỷ niệm khó quên. Ông thuật lại rằng một ngày kia khi đang trên con đường đến trường đại học, ông cảm thấy có ai đó kéo quần mình, quay đầu lại, ông thấy một cậu bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong khuôn mặt lem luốc bẩn thỉu. Cậu bé nhìn ông với lời van xin: “Thưa ông! Cho con bánh mì”. Khác với những lần trước, mỗi khi gặp trẻ ăn xin trên đường phố, mở lời van xin, ông thường phớt lờ, lạnh lùng bước đi, vì có nhiều trẻ ăn xin quá, nhưng không biết vì sao lần nầy ông lại dừng bước, rồi bảo cậu cùng đi với ông ta vào quán cà phê gần đó. Sau khi mua cho cậu một bánh kem và thức ăn khác mà cậu muốn, ông mua cho mình một tách cà phê, rồi bước ra khỏi tiệm, quên hẳn cậu bé. Nhưng khi ông đi được ít bước thì có người đụng vào lưng ông, quay nhìn lại, ông thấy cậu bé khi nãy. Cậu bé vẫn cầm ổ bánh kem và run run nói: “Con cám ơn ông!”. Vị giáo sư nầy cảm động vì lời cám ơn của cậu bé ăn xin đáng thương đó, trong khi đó có những trẻ ăn xin khác đã nhận tiền hay thức ăn ông cho nhưng chưa có em nào có lòng biết ơn như thế!Sưu tầm Lòng Biết ƠnCó một y tá trẻ vừa mới ra trường, chăm sóc bệnh nhân đầu tiên là Eileen. Eileen mắc phải chứng bệnh rất nặng, chỉ nằm chờ chết, vì những mạch máu trong não cô đã bị vỡ ra. Nửa thân người cô đã mất cảm giác, dần dần toàn thân cô giống như khúc gỗ, rồi bị hôn mê. Các nhân viên bệnh viện mỗi ngày lật Eileen hai lần để truyền thức ăn lỏng vào bao tử. Việc làm nầy thật nhàm chán vì Eileen chẳng có một đáp ứng gì. Cô chẳng khác gì một tượng gỗ, không cử động hay tỏ ra hành động cám ơn nào! Trước khi chăm sóc Eileen, cô y tá trẻ được những y tá kinh nghiệm cho biết tình trạng của Eileen và việc mà cô phải làm. Nhưng nữ y tá tập sự nầy quyết định là phải làm khác hơn với những gì các y tá của bệnh viện đó đã làm. Cô nói chuyện, hát, khích lệ Eileen, thậm chí tặng quà cho Eileen. Đến ngày Lễ Tạ Ơn, ngày trọng đại nhất của nước Mỹ và cũng là ngày quan trọng đối với những người biết ơn Đấng Tạo Hóa về những ơn lành Ngài dành cho họ, cô y tá này thay vì nghỉ phép, đã tình nguyện vào bệnh viên chăm sóc cho Eileen. Cô ta đến với Eileen đang bất động và nói rằng: “Chị Eileen ơi! Hôm nay là ngày rất trọng đại, ngày Lễ Tạ Ơn Đức Chúa Trời nhưng tôi không muốn xa chị. Chị biết Ngày Lễ Tạ Ơn nầy có ý nghĩa gì không?” Lúc đó tiếng điện thoại reo, cô ý tá nhắc chiếc điện thoại lên, nhưng khi quay đầu nhìn lại, cô vô cùng ngạc nhiên vì Eileen tỉnh dậy, nhìn cô với hai hàng nước mắt, chảy xuống làm ướt đẫm cả chiếc gối. Eileen lay động cả thân để bày tỏ lòng biết ơn người y tá trẻ đã tận tình chăm sóc một người chẳng hề có một đáp ứng gì, cảm ơn cô y tá đã hát những bài ca đầy khích lệ, với lời nói yêu thương, đầy hy vọng, nhất là nói đến Ơn Trời, Đấng sáng tạo và bảo tồn vạn vật, ban sự sống và chu cấp mọi vật thực cho loài người. Sau đó Eileen qua đời trong an bình với cả lòng biết ơn, biết ơn người y tá trẻ đã dành cho mình lòng ưu ái và sự chăm sóc đặc biệt. Sưu tầm Bài học về lòng biết ơnVào cái thời khi mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện về cậu bé 10 tuổi thế này: Ngày nọ, Jim - tên của cậu bé - sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu rất thích, mạnh dạng tiến lại gần cái cửa, đẩy nhẹ và bước vào. Chọn một bàn trống, cậu nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và đợi người phục vụ đến.Chỉ vài phút sau, một người nữ phục vụ tiến lại gần Jim và đặt trước mặt cậu một ly nước lọc. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi: “Cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một đĩa kem nước hoa quả ạ?”. “50 xu“, cô phục vụ trả lời. Nghe vậy, Jim liền móc trong túi quần ra một số đồng xu lẻ, nhẩm tính một hồi, cậu hỏi tiếp: “Thế bao nhiêu tiền một đĩa kem bình thường ạ?”. “35 xu”, người phục vụ vẫn kiên nhẫn trả lời cậu bé mặc dù lúc đó khách vào cửa hàng đã rất đông và đang đợi cô. Cuối cùng, người nữ phục vụ cũng mang đến cho Jim món kem mà cậu yêu cầu, và sang phục vụ những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn và ra về.Khi người phục vụ quay trở lại để dọn bàn, cô ấy đã bật khóc khi nhìn thấy 2 đồng kẽm (1 đồng bằng 5 xu) và 5 đồng xu lẻ được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Jim đã gọi - Jim đã không thể có món kem nước hoa quả mà cậu ấy thích bởi vì cậu ấy chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem bình thường và một ít tiền boa cho cô.Sưu tầm Bà Oanh không phải là người khá giả, hai mẹ con sống rất đạm bạc trong một căn nhà cấp bốn đã cũ. Cuộc đời của bà cũng gặp nhiều trắc trở, nhất là sau khi chồng chết, phải một mình nuôi con. Nhưng bà luôn sẵn sàng chia sẻ với những người xung quanh. Bắt đầu từ một câu chuyện xảy ra cách đây hơn 20 năm. Cho đến giờ, bà vẫn còn nhớ từng chi tiết, kể cả cái cảm giác đau đớn, tuyệt vọng trong đêm mưa gió ấy. Lúc đó, sau khi gom góp sạch sẽ vốn liếng đi buôn chung với một người, bà bị lừa mất trắng, lại mang thêm nợ nần. Đã vậy, con gái bà mới 2 tuổi bị bệnh phải đi bệnh viện, chồng thì đi làm ăn ở Campuchia nên một mình bà phải tự xoay xở. Ngày nào các bác sĩ cũng lấy máu của con gái để xét nghiệm nhưng không tìm ra bệnh. Xót con, lại không có tiền đóng viện phí nên một tối, bà ôm con trốn viện. Từ bệnh viện Nhi đồng 1, bà ôm con về nhà trong cơn mưa tầm tã. Bọc con thật kín, bà cứ thế lầm lũi đi bộ về nhà mặc mưa quất rát mặt. Gần 12 giờ đêm, bà mới về đến Gò Vấp. Một phụ nữ bán hàng ven đường thấy bà thất thểu đi về đã gọi lại hỏi chuyện. Vừa mệt, vừa lạnh, lại đang tuyệt vọng vì bệnh tình của con nên có người hỏi là bà bật khóc tức tưởi. Xót xa trước tình cảnh của bà, người phụ nữ ấy hỏi địa chỉ nhà và hứa sẽ cho mượn tiền. Lúc ấy, bà không tin lại có người tốt bụng đến nỗi sẵn sàng giúp đỡ một người xa lạ. Nhưng như người sắp chết đuối vớ được bất kỳ cái gì đều cố bám vào, bà cho địa chỉ nhà mình. Và không ngờ, hôm sau người phụ nữ ấy đã đến tận nhà cho bà mượn 10 ngàn đồng, nói khi nào có thì trả. Số tiền đó khi ấy không lớn lắm nhưng đủ cho bà có một cái vốn nho nhỏ để ngày ngày mua rổ đồ ăn sáng đi bán trong các con hẻm. Nhặt nhạnh từng đồng bạc lẻ, dần dần bà cũng đã trả được tiền vay từ người đàn bà tốt bụng kia. Món nợ tiền bạc trả xong nhưng bà nghĩ món nợ ân tình thì không bao giờ trả hết. Giờ đây, người phụ nữ tốt bụng ấy không còn nữa nhưng bà Oanh nghĩ việc giúp đỡ, san sẻ với những người khác cũng là cách để trả món nợ ân tình kia. Bà Oanh tâm sự: Trước đây, bà từng nghĩ những người làm từ thiện là người nhiều tiền, dư dả nên đi làm chuyện tào lao. Nhưng từ khi nhận được sự giúp đỡ từ người phụ nữ xa lạ kia, bà thay đổi hẳn suy nghĩ. Không phải cứ giàu mới có thể làm từ thiện. Rõ ràng, người phụ nữ ấy không giàu có, nhưng đã sẵn sàng chìa bàn tay ra giúp người khác khi khó khăn. Sưu tầm Ông Richard, một nha sĩ về hưu, bán lại cơ sở đông khách cho người con trai Peter cũng hành nghề nha sĩ. Một hôm, cần làm lại hai cầu răng hư, ông đến cơ sở của con. Sau khi kiểm tra, Peter chuyển việc làm lại cầu răng cho một cơ sở khác.Tốn phí hết 300 dollars. Peter gửi hóa đơn cho bố. Nhận được hóa đơn, ông bà Richard lặng người. Không chịu được thái độ vô ơn của con, bà Richard tức tốc đến nhà con: Mày là một thằng vô ơn. Tốn hao từ nhỏ cho đến lúc mày thành tài không bằng mấy trăm dollars của mày…Peter bức xúc đến phòng tư vấn hỏi xem phải đối xử thế nào. Sưu tầm Ngày càng thêm nhiều người gia nhập tu viện, và vì thế cần phải xây dựng một ngôi nhà lớn hơn. Một thương gia viết tấm séc một triệu đôla và trao cho Thầy. Thầy cầm và nói: “Được. Tôi nhận”. Người thương gia lộ rõ vẻ bất mãn. Một triệu đôla là một món tiền lớn, song Thầy chẳng buồn nói một lời cám ơn! “Đó là tấm séc một triệu đôla, thưa Thầy!” “Vâng, tôi biết.” “Dù tôi là người giàu có, song một triệu đôla vẫn không phải là một món tiền nhỏ đối với tôi, thưa Thầy!” “Anh muốn tôi cám ơn anh à?” “Lẽ ra phải thế.” “Sao tôi phải cám ơn nhỉ? Chính người cho mới phải biết ơn chứ!” Thầy nói. Anthony de Mello, S.J. |