Truyện Minh Hoạ - Bác Ái

Chân thành phải đơn sơ


Tại một bờ biển nguy hiểm, vì gió to và đá ngầm hay đánh đắm tàu bè, người ta đã dựng một trạm cấp cứu thô sơ. Trạm chỉ là một cái chòi, và phương tiện chỉ là một chiếc tàu nhỏ.
Nhưng nhờ nhiệt tâm của đội cứu cấp, ngày đêm đội tuần tiểu qua lại doc khoảng bờ biển, mà nhiều sinh mạng đã thoát nguy hiểm. Những người được cứu sống và những người ở các làng lân cận nhận thấy công việc hữu ích của đội cấp cứu, nên kẻ bỏ công người bỏ của ra trợ giúp. Người ta đã mua thêm tàu, đã tăng cường và huấn luyện đội cứu cấp.
Nhiều thành viên của trạm nhận thấy cái chòi đơn sơ và thiếu tiện nghi không đủ để giúp đỡ nạn nhân, nên họ quyên góp tiền của và xây dựng một tòa nhà lịch sự với giường nệm đẹp đẽ và bàn ghế thanh lịch.
Vì sự đẹp đẽ và thanh lịch, mà ngôi nhà đã trở thành nơi hội họp thường xuyên của các thành viên. Và vì bận hộp hội, không còn thời giờ tuần tiểu ven biển nữa, bắt buộc họ phải thuê những thủy thủ để làm việc này.
Căn nhà vẫn được trang trí rất đẹp bằng những dụng cụ cứu cấp gắn trên tường, và những câu châm ngôn thật kêu, nhưng không còn ý nghĩa của một trạm cứu cấp nữa, mà đã trở thành câu lạc bộ.
Ngay lúc đó, đoàn thủy thủ vừa cứu một tàu bị đắm, và chở vào bờ một loạt những người ướt đẵm, lạnh run, lấm bùn sình dơ bẩn. Câu lạc bộ xinh đẹp đã trở thành nơi dơ bẩn và hổn độn.
Vì chán cảnh tượng dơ bẩn đó, lần họp kế tiếp một số thành viên đề nghị chấm dứt việc cứu cấp nạn nhân đắm tàu để dùng tòa nhà làm nơi hội họp và giải trí.
Đề nghị trên chia rẽ thành viên ra làm hai phần. Một phần đồng ý, phần kia nhất định tiếp tục với lý tưởng cứu người gặp nạn.
Sau cuộc bỏ thăm, những người muốn tiếp tục công việc từ thiện, được cung cấp tàu bè, nhưng phải dựng một cái chòi cách xa, và tự tay lo việc cấp cứu chớ không đủ tiền để mướn thủy thủ nữa.
Và lịch sử cứ thế tiếp tục lập đi lập lại. Sau vài năm, người ta thấy dọc theo bờ biển một dãy những câu lạc bộ sang trong, trong khi đó ngoài khơi những người xấu số vẫn bị chết chìm.
Quí vị và các bạn thân mến!
Tiện nghi có lợi là giúp chúng ta đủ phương tiện để phục vụ, nhưng có cái nguy hiểm là làm cho chúng ta càng ngày càng cách xa những người chúng ta phục vụ, vì đại đa số nhân loại là những người nghèo, và chỉ ai mặc áo xấu mới dễ dàng hòa mình với người nghèo.
“Phú quí sinh lễ nghĩa”, và chính lễ nghĩa làm cho con người trở thành giả dối đối với nhau, và vì chỉ lo để ý đến những việc bên lề mà quên nhắm tới trước, nên xa dần mục đích của đời mình.
Mục đích đó là đạt đến nước trời bằng con đường kính Chúa yêu người. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp con người chúng ta luôn sống đơn sơ và chân thành với nhau, để tay trong tay, giúp nhau tiến về nhà Chúa muôn đời.
Lạy Chúa.
Xin giúp chúng con luôn trung thành với Chúa và thành tâm với nhau trong bất cứ hoàn cảnh nào. Xin đừng để của cải vật chất, danh vọng, địa vị, chức quyền trần gian kéo chúng con lìa xa con đường phục vụ anh chị em mình.
Xin cho chúng con biết tận dụng những khả năng Chúa ban để phục vụ người khác, và biết nhìn thấy nơi những ơn lành Chúa ban, tinh thần cũng như vật chất, là những phương tiện Chúa giúp để chúng con phục vụ anh chị em mình hữu hiệu hơn, chớ không phải để ích kỷ, hưởng thụ, khép kín lại và quên tất cả mọi người.
Chúng con cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Sưu tầm


Nghĩ đến người khác
 

Dưới triều Cảnh Công nước Tề, có một lần bão tuyết ba ngày không tạnh. Vua Cảnh Công ngồi trong điện, mặc áo lông ấm áp. Án Tử vào chầu, Cảnh Công bảo:
Lạ thay!mưa tuyết ba ngày rồi mà trời không rét nhỉ!
Án Tử hỏi lại:
Trời không rét ư?
Cảnh Công cười.
Án Tử nói:
Án Tử này cũng thường nghe nói các bậc vua hiền trong thiên hạ lúc no biết người khác đói, lúc ấm biết người khác rét, lúc nhàn hạ biết người khác vất vả. Nay nhà vua lại không biết thế!
Cảnh Công đáp:
Án Tử nói phải lắm! Quả nhân có lỗi, xin nghe lời.
Rồi vua Cảnh Công cho điều tra ai đang đói rét để phân phát cơm gạo và quần áo cho dân.
Kính thưa quí vị và các bạn thân mến!
Người ích lỷ chỉ nghĩ đến mình quên đi sự hiện diện của những người chung quanh. Vua Cảnh Công, dầu gặp cảnh bão tuyết ba ngày nhưng nhà vua vẫn yên hàn, vì trong cung điện có đầy đủ lương thực, có dư dã áo dày, áo lông. Vua vẫn no vẫn ấm, và quên đi dân chúng đang đói khổ lầm than.
Án Tử chính là tiếng lương tâm nhắc nhở vua, giúp cho vua nhớ bổn phận của mình đối với thần dân: vua ấm no đầy đủ, mà dân đói rét thì không thể nào vua sống yên thân được.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa, cho chúng ta biết sống quảng đại, biết nghĩ đến người khác, nhất là những người kém may mắn hơn chúng ta. Đừng bao giờ vì những danh, những lợi chóng qua ở đời này mà coi nhẹ anh chị em mình, mà khinh thường tiếng nói của lương tâm.
Xin Chúa cho chúng ta biết vui với kẻ vui, chia sẻ ưu phiền với người sầu khổ, giúp đỡ những ai kém may mắn trong mức độ có thể, để tất cả luôn sống trong tình bác ái huynh đệ Con Một Cha trên trời.
Lạy Chúa
Xin hãy dạy con biết sống trưởng thành, tức là biết ra khỏi sự ích kỷ của trẻ con của mình để biết nghĩ đến người khác.
Xin Chúa hãy giúp con biết sống xứng đáng là con Chúa, Đấng yêu thương tất cả mọi người và luôn ban ơn lành cho tất cả, Đấng cho mặt trời mọc lên soi chiếu mọi người không phân biệt ai và cho mưa xuống trên người cong chính cũng như kẻ bất lương.
Xin cho con biết sống nghĩ đến anh chị em con, biết chia sẻ những ơn lành Chúa ban, vật chất cũng như tinh thần, cho những anh chị em đang gặp bất hạnh. Và nhất là đừng bao giờ gây tai họa, gây thù, gây khổ, gây lo âu cho anh chị em chung quanh con.
Con hết lòng cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời Chúng con.

Sưu tầm


Lòng cha quảng đại


Vua David có một người con tên Absalom. Đứa con ngỗ nghịch và quấy phá, đã làm những trò mị dân để hạ uy tín của cha mình, và cuối cùng đã kết phe đảng nổi dậy quyết chiếm ngôi cha. Vua Đavid và cả triều thần phải bỏ kinh đô Giêrusalem, khiêng cả Hòm Giao Ước chạy trốn.
Khi Absalom chiếm được Giêrusalem nhà không vườn trống, hắn quyết định xua quân đuổi theo cha mình để hạ sát hầu lên ngôi vua và bắt toàn dân qui phục.
Quân của Đavid bắt buộc phải liều chết chiến đấu bảo vệ vua và bảo vệ Hòm Giao Ước . Dầu vậy, David không quên căn dặn tướng sĩ: “Xin hãy nhẹ tay với Absalom, con ta”.
Trận chiến tự vệ chính nghĩa đó đã thắng, và tướng của David là Gioab, trong cơn nóng giận, đã giết chết Absalom, người con phản loạn.
Sau khi loạn quân hay tin Absalom bị giết, chạy tán loạn. Gioab thổi còi thu binh và sai người chạy về doanh trại báo tin mừng đại thắng cho vua David để chuẩn bị hồi cung.
Về đến nơi, sứ giả gặp vua ngồi mong tin nơi cổng doanh trại liền quỳ xuống tâu: “Đức Vua Vạn Tuế! Chúc Tụng Thiên Chúa, Đấng đã phó cho ngài mạng sống của những người đã đám dơ tay chống lại ngài”.
Nghe thế vua vội hỏi: “Absalom con ta có được an toàn không?”
Sứ giả đáp: “Ước gì các thù địch của đức vua, và bất cứ ai dấy lên chống lại đức vua, đều giống như thằng bá ấy”.
Vua liền buồn bực đi vào và khóc tiếc: “Absalom con ơi, con ơi Absalom. Tại sao cha lai không chết thay cho con, Absalom con ơi”.
Ngày ấy, chiến thắng vẻ vang đã biến thành đám tang buồn thảm, vì nhà vua buồn than khóc con của ngài.
Quí vị và các bạn thân mến!
Nỗi đau buồn và những lời than khóc của vua David trên đây không những nói lên lòng tha thứ của ông đối với người con phản loạn, mà còn diễn tả tình thương của một người cha quên mình, chỉ nghĩ đến con.
Tình thương và lòng đại lương của Đavid đối với Absalom, đứa con điên rồ, vô ơn, phản nghịch của ông, giúp chúng ta nghĩ đến tình thương của Thiên Chúa, Cha chúng ta, đối với nhân loại tội lỗi.
Nhưng trong trường hợp của David, dầu là vua, ông đã phải khóc than trong thất vọng trước cái chết của con mình: “Absalom con ơi, con ơi Absalom, tai sao cha lại không chết thay cho con, con ơi”. Trong khi đó, Thiên Chúa quyền phép, trước sự bất trung và tội lỗi đáng chết của con người, đã cho Ngôi Hai xuống thế làm người để chết thay cho nhân loại phản nghịch hầu nối kết lại tình thương giữa trời và đất.
Lạy chúa là Cha chúng con,
Chúng con biết Chúa luôn yêu thương chúng con, và muốn mọi sự lành cho chúng con. Xin cho chúng con nhận ra tình thương của Chúa bao bọc lấy chúng con mọi ngày trong đời sống. Nhất là tình thương cao cả, qua sự giáng trần và cái chết đau thương của Con Một Chúa, để giao hòa nhân loại chúng con lại với Chúa.
Xin cho chúng con biết quí chuộng tình yêu thương của Con Chúa giáng trần sống với chúng con và chết vì chúng con: “Không có tình yêu nào cao quí bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình vì người mình yêu”, để tất cả chúng con luôn sống xứng đáng là những người con ngoan hiền của Chúa.
Và để đền bù lại phần nào tình thương yêu của Chúa, xin cho chúng con biết luôn tha thứ tất cả những lầm lỗi, những xúc phạm của người khác đã, đang và sẽ làm cho chúng con.
Xin Chúa nhậm lời chúng con nguyện.
Chúng con hết lòng tạ ơn Chúa.
chóng thấy được ngày tươi sáng. Nơi đó mọi người quên đi cá nhân và bè phái của mình, để chỉ biết lo nghĩ đến đời sống và hạnh phúc cảu từng người dân.
Con hết lòng cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời con cầu xin.

Sưu tầm


A Lưu


Lưu là tên tiểu Đồng ông Chu Nguyên Tố. Nó thật là ngây ngô, không được việc gì cả. Vậy mà Chu Nguyên tố lại nuôi nó suốt đời.
Lúc ông bảo quét nhà, nó cầm chổi quanh quẩn suốt buổi mà không sạch được cái buồng con. Ông giận, mắng nó, thì nó quăng chổi đi, lẩm bẩm: “Ông quét giỏi thì phiền đến tôi làm gì?” Khi ông đi vắng, sai nó canh chừng ngoài cửa, dù khách quen đến, nó cũng không nhớ được tên ai. Có hỏi thì nó nói: Người ấy lùn mà béo - người ấy gầy và lắm râu - Người ấy xinh đẹp lắm - Người ấy cao tuổi và chống gậy... Đến lúc liệu chừng không nhớ xuể, nó đóng cửa lại, không cho ai vào nữa. Trong nhà có chứa một ít đồ cổ như chén, lọ, đinh, đôn... Khách đến chơi, nó bày ra cho xem. Lúc khác về, nó lẻn đến gõ vào các thứ ấy mà nói: “Những thứ này có khi bằng đồng mà sao lại đen xì như thế”. Rồi nó chạy đi lấy cát, lấy đá, lấy nước để đánh. Nhà có cái ghế gẫy chân, ông sai nó đi chặt cây có chạc để chữa lại. Nó cầm theo búa, cưa, đi khắp vườn. Đến hết ngày, nó về, chìa hai ngón tay làm hiệu và nói: “cành cây có chạc đều chĩa lên trời cả, chẳng có cành nào chúc xuống đất!” Cả nhà đều cười, trước sân, có vài cây liễu mới trồng, ông sợ trẻ hàng xóm tới nghịch phá hư đi, nên sai nó trông nom giùm. Đến lúc vào ăn cơm,nó nhổ cả cây lên rồi đem cất vào một chỗ...
Các công việc của nó làm đều đáng cười như thế cả!
Ông Chu Nguyên Tố là người viết, vẽ đẹp lắm. Mộthôm , ông hoà phẩm với mực để vẽ, trông thấy A Lưu, ông bảo đùa:
- Mày vẽ được không?
Nó đáp ngay: “Khó gì mà không được!”
Ông bảo vẽ, A Lưu vẽ nét đậm, nét nhạt, nét xa, nét gần như người đã từng biết vẽ xưa nay. Ông thử luôn mấy lần và lần nào A Lưu cũng vẽ được như ý cả. Từ đó, ông dùng đến A Lưu luôn, không lúc nào rời.
Về sau, A Lưu nổi tiếng là một nhà danh hoạ.
 

Lục Dung


Bắt  tay

Guido Fontgalland, nổi tiếng thế giới vì có một cuộc sống đơn sơ và đầy tình yêu cao thượng đã bay về trời vào năm 1925 khi mới 22 tuổi
Từ lúc lên 5, mỗi lần bố thí cho người nghèo, Giudo luôn bắt tay họ.
Có người hỏi lý do của cử chỉ này, ông đã trả lời rằng: “Tôi muốn cho người nghèo một chút gì của chính tôi. Tiền của thuộc về ba má tôi, nhưng bắt tay là thuộc về tôi. Tôi thấy rằng những người nghèo rất thích được bắt tay như vậy.”

Sưu tầm


Bài giảng biết đi


Một buổi chiều của năm 1953, các ký giả và một số nhân viên chính phủ tập trung tại một nhà ga xe lửa ở Chicago, Hoa Kỳ để chào đón người được giải thưởng Nobel Hoà Bình 1952.
Người vừa xuống khỏi xe lửa là một người đàn ông to lớn, tóc ngắn và mang một chòm râu cắt gọn ghẽ. Các máy ảnh chóp liên hồi. Các nhân vật cao cấp của thành phố dang rộng tay để đón chào vị thượng khách.
Người được giải Nobel Hoà Bình cám ơn mọi người rồi bỗng đưa mắt nhìn vào một chỗ nào đó trên sân ga. Ông xin kiếu vài phút để đi thẳng về hướng ấy. Mọi người đều tưởng ông đã để quên một hành lý nào chăng.
Ông băng qua đám đông đi thẳng tới một người đàn bà có tuổi đang khệ nệ với hai va li nặng. Ông giơ tay đỡ lấy một chiếc va li, mỉm cười với bà rồi dẫn bà ra một chiếc xe buýt gần đó. Khi giúp người đàn bà lên xe, ông không quên chúc bà thượng lộ bình an. Quay lại với đám đông đang chờ đợi, ông nói : “Xin lỗi quí vị vì đã bắt quí vị chờ”.
Người được giải Nobel Hoà Bình năm ấy, không ai khác hơn là Bác sĩ Anbert Schweiser, nhà truyền giáo nổi tiếng đã hy sinh cả cuộc đời cho những người nghèo tại Phi Châu. Chứng kiến cử chỉ của ông, một người trong ban tổ chức đón tiếp ông hôm đó, đã nói với các ký giả: “Đây là lần đầu tiên tôi thấy một bài giảng biết đi”.
Lời của Thiên Chúa luôn được thể hiện bằng hành động. Lời Ngài nói ra liền có trời đất muôn vật , Thiên Chúa không chỉ nói yêu thương con người bằng những lời nói suông. Lời nói yêu thương cửa Ngài đã hoá thành nhục thể để chia sẻ toàn vẹn thân phận con người. Và cuối cùng, có lẽ không còn ngôn ngữ nào diễn tả được tất cả tình yêu của Ngài đối với con người, nên lời yêu thương ấy đã âm thầm đón nhận cái chết trên thập giá.
Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá chính là lời tỏ tình trọn vẹn và cuối cùng mà Thiên Chúa ngỏ với con người. Đó là chân lý của Giáo Hội mời gọi con người không ngừng suy niệm trong suốt cuộc đời của mình. Thiên Chúa yêu thương con người và dùng chính cái chết của Con một Ngài để tỏ bày tình yêu ấy với con người.
Bài học yêu thương này chỉ có thể được hiểu và đón nhận bằng tất cả cuộc sống của chúng ta mà thôi. Tình yêu luôn mời gọi và đáp trả bằng tình yêu. Một tình yêu đích thực không chỉ được nói lên bằng những hành động cụ thể, bằng cả cuộc sống.
Cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa qua cái chết của Chúa Giêsu, người Ki tô hữu cũng được mời gọi loan báo và san sẻ tình yêu ấy cho mọi người. Họ không chỉ loan báo bằng những lời nói suông , mà bằng cả cuộc sống yêu thương của họ. Họ phải là những bài giảng sống động và biết đi về tình yêu của Thiên Chúa."

Sưu tầm


Giúp đỡ

Một ngày mùa đông giá lạnh, Lady Grey, một phụ nữ quí tộc người Anh, rất giàu có, đã cải Trang làm một người hành khất đi ăn xin từng nhà trong thành phố Luân Đôn. Đến một số nhà, bà đã bị xua đuổi một cách tàn nhẫn. Ở một số nhà khác, bà chỉ được bố thí cho những thứ đáng vất đi. Hầu như tất cả những nơi ấy đều là những gia đình giàu có dư giả. Thế rồi, bà lại tìm đến những khu nhà lụp xụp nghèo nàn. Tại một túp lều xiêu vẹo, bà đã được một ông lão tàn tật ân cần mời vào sưởi ấm bên bếp lửa và cùng chia nhau một miếng bánh mì đen.
Hôm sau, người phụ nữ quí tộc ấy cho người đến mời tận nhà những người bà đã đến xin ăn tối hôm trước. Tất cả được mời vào căn phòng chiêu đãi sang trọng trong dinh thự của bà, mỗi người có chỗ ngồi riêng được dọn sẵn. Họ trông thấy trước mặt mình là những món ăn y như những thứ họ đã đem bố thí cho bà hành khất: người thì của khoai thối, người thì một miếng bánh đen mốc meo không thể ăn nổi, người thì một cốc nước lã bẩn thỉu, lại có một số đĩa trống không, chẳng có gì. Duy chỉ có chiếc đĩa trước mặt ông lão tàn tật nghèo là đầy ắp những món ăn ngon lành sang trọng. Mọi người chưa hết ngẩn ngơ thì lúc ấy, người phụ nữ quí tộc xuất hiện và bà tuyên bố:
“Hôm qua, tôi đã đích thân đi ăn xin từng nhà để hiểu biết hơn về lòng nhân ái của quí vị. Hôm nay, tôi chỉ đáp lễ bằng cách dọn ra mời các vị đúng những thứ mà các vị đã cho tôi. Tôi tin rằng các vị cũng sẽ được tiếp đãi như vậy trong bữa tiệc mai sau, trước mặt Thiên Chúa là Đấng bây giờ đang đứng trước cửa nhà của các vị để trông chờ tấm lòng nhân ái của các vị...

Sưu tầm


Tình thương chân thật
 

Cậu Adolf Martin Bormana, con cả của Bormann, người được huấn luyện và giáo dục theo Hitler, nên có ác cảm với Công Giáo.

Năm 1945, lúc cậu 15 tuổi, cậu chán nản vì đất nước sụp đổ. Cậu được một gia đình Công Giáo nhận làm nuôi và chạy chửa thuốc thang, mặc dầu không biết lai lịch của cậu. Chính thái độ ân cần và chăm sóc của gia đình này đã làm cho cậu theo đạo và thay đổi ác cảm với Công Giáo. Cậu được rửa tội năm 1948 và đã trở lại Công Giáo. Sau đó, cậu từ giả cha mẹ nuôi đi học làm linh mục và nhập dòng Thánh Tâm. Năm 1958, Bormann đã được thụ phong linh mục.

Đời sống Bác ái và hoà thuận yêu thương tha thứ của những người Kitô hữu sẽ là một dấu hỏi lớn cho gia đình của những anh em lương dân."

Sưu tầm


Bác ái qua hành động.


Chúng ta biết rằng cách cho thì quý hơn là của cho. Mẹ Têrêsa cũng thường bảo rằng để có thể đem Chúa Giêsu đến với người khác, điều quan trọng chính là cách chúng ta thực hiện và điều chúng ta làm cho những anh chị em nghèo hèn. Mẹ đã kể lại 1 câu chuyện cảm động như sau:
Hôm ấy có 1 người lạ mặt đến thăm các bệnh nhân. Ông ta đến nhà vào lúc 1 Sơ vừa mới đem 1 người hấp hối từ ngoài đường về. Sơ này tìm thấy kẻ hấp hối đang nằm bất tỉnh bên ống cống, mình phủ đầy giòi và sâu bọ, trông thật ghê tởm. Thế nhưng, không 1 chút ái ngại, Sơ ấy vẫn chăm sóc bệnh nhân 1 cách kỹ lưỡng. Sơ nhặt từng con giòi, rửa sạch sẽ mọi chỗ, vừa làm vừa mỉm cười với tất cả lòng thương mến. Sơ làm việc 1 cách thản nhiên, không bận tâm để ý đến ai cả. Trong khi đó, người khách lạ đứng ở 1 góc phòng quan sát từng cử chỉ của Sơ ấy. Sau cùng, người khách lạ kia đến gặp tôi và trút hết tâm sự:
- Thưa Mẹ, sáng nay con đến nhà này với tâm hồn của 1 kẻ vô thần. Lòng con đầy căm hờn và oán giận. Nhưng bây giờ. . . con ra về với 1 tâm hồn hoàn toàn đổi mới. Con bắt đầu tin vào Chúa, bởi vì con đã chứng kiến tình yêu của Chúa được diễn tả 1 cách cụ thể qua hành động và qua cách Xơ ấy đã đối xử với người hấp hối bẩn thỉu kia. Bây giờ con tin thật Chúa là tình yêu. Không có tình yêu Chúa trong tâm hồn, không thể nào có đủ nghị lực để yêu mến tha nhân được.
Mẹ Têrêsa chưa từng được biết người khách lạ kia là ai và cũng không biết rằng ông ta là kẻ vô thần."

Sưu tầm


Hãy dùng của phi nghĩa mà mua lấy bạn hữu sau này

Có một nhà phú hộ nọ trong giờ hấp hối đã dặn dò thân nhân khi liệm xác ông hãy đục lỗ hai bên quan tài và xỏ đôi tay cho thiên hạ ngắm nhìn. Các thân nhân của ông rất đỗi ngạc nhiên không hiểu ông có ý nói gì. Ông trả lời: “Tôi muốn cho mọi người biết khi tôi sinh vào thế gian, tôi chẳng có sự gì, nay tôi trở về lòng đất tôi cũng chỉ mang theo đôi bàn tay trắng.

Đúng thế, ngày chúng ta từ biệt cõi thế, điều chúng ta có thể many theo bên mình là tình Chúa và tình người. Thứ tình thương buộc chúng ta phải lo vun trồng trong suốt thời gian tại thế. Bàn tay biết mở ra chia sẻ lúc sinh thời thì phúc hơn bàn tay xoè ra cho thiên hạ ngắm nhìn vào giờ vĩnh biệt."

Sưu tầm