Mình với Ta tuy hai mà một
Ta với Mình tuy một mà hai
Trong những ngày lễ Hôn Phối chúng ta thường nghe
đọc:
Thiên Chúa là Tình Yêu.
Chúng ta hãy thương yêu nhau như Thiên Chúa đã yêu thương chúng
ta.
Nhưng thế nào là tình yêu? Và yêu nhau như thế nào mới gọi là
yêu?
Tôi
xin mượn hai câu thơ của Trần tế Xương để định nghĩa hai chữ
Tình Yêu:
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT
TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Tú
Xương khi nhìn lên bức tranh được treo trên bức tường, ông đã
nhận ngay ra: đó chính là hình ảnh, là chân dung, là con người
của mình, nên đã ứng khẩu thốt lên hai vần thơ bất duyệt đó.
Tôi
còn nhớ cách đây không lâu, cô dâu có đến tâm sự với tôi với tư
cách là một người cháu:
Chú
ơi! Cháu gặp anh nầy trong một trường hợp hết sức tình cờ. Nhân
một ngày sinh nhật của một cô bạn. Chúng cháu đến chúc mừng. Mọi
người đề ca hát nhảy múa với nhau vui vẻ. Bỗng nhiên, anh nầy
nhìn cháu sững sốt. Rồi anh suy nghĩ một hồi lâu như muốn lục
lọi một cái gì trong ký ức. Sau đó, anh đến với cháu và nói:
Xin
lỗi! Cô tên gì?
Em
tên Ái Nhi.
Hình như mình đã gặp Ái Nhi ở đâu rồi. Mình còn nhớ nét mặt quen
quen, nhưng không biết là đã gặp ở đâu?
Em
cũng không rõ nữa!
Chính câu hỏi quá ngỡ ngàng, quá ngạc nhiên đó đã làm cho cô bé
thêm lúng túng. Và càng lúng túng, càng làm cho hai gò má của cô
bé càng thêm xinh xắn. Cũng từ giờ phút ấy hai người đã bắt đầu
gặp gỡ.
Hãy
ngẫm nghĩ xem: Có hàng tỷ tỷ người trên trần gian, nhưng người
thanh niên nầy đã không nhìn thấy một hình ảnh quen thuộc nào
nơi những con người khác mà chỉ nhìn thấy hình ảnh đó nơi cô bé
nầy thôi. Phải chăng có một cái gì đó huyền diệu , khó hiểu.
Và
rồi, có người cho đó là cách thức của những anh chàng ma lanh,
lém miệng, biết nịnh đầm, biết dựng chuyện để tìm cách làm quen,
tìm cách gợi chuyện cho những buổi gặp gỡ ban đầu.
Cũng có người tin rằng ở một kiếp nào đó trước đây, họ đã từng
gặp nhau, từng quen biết nhau, và bây giờ họ nhớ lại những ngày
xa xưa đó họ đã từng thân thiện, từng quen biết.
Thật ra, trong cuộc sống của chúng ta, chắc nhiều người cũng đã
từng có kinh nghiệm nầy: bỗng một ngày nào đó, có người từ đâu
đến nói với chúng ta rằng nếu tôi không lầm thì hình như tôi đã
có dịp gặp anh hay chị ở đâu đó rồi vì tôi thấy anh chị có nét
gì quen quen, khiến chúng ta phải tìm lại ký ức, lục lọi, hồi
tưởng mãi nhưng vẫn không tìm ra đã có lần nào gặp gỡ họ.
Vâng, rất có thể chúng ta đã được sinh ra ở một kiếp nào trước
như quan niệm nhà Phật hay như triết gia Platon đã từng chủ
trương: chúng ta đã được sinh ra ở trong tiền kiếp và bây giờ
chúng ta nhớ lại một cuộc sông thuở nào.
Nhưng không, với các nhà tâm lý học thì không cần gì phải ở tiền
kiếp mà chính ngay trong kiếp sống hiện tại chúng ta đã có lần
gặp gỡ. Chúng ta đã không gặp gỡ chính con người ấy, nhưng đã
gặp gỡ những người thân yêu của chúng ta chẵng hạn như bố mẹ,
anh chị em, cô bác, hay những người bạn thân tình của chúng ta.
Họ là những người đã sinh ra, đã nuôi dưỡng, và yêu thương ấp ủ
chúng ta. Họ là những người đã dạy dỗ, nâng đỡ, dìu dắt chúng ta
để chúng ta có được ngày hôm nay. Và vì thế, chúng ta cũng cảm
thấy yêu thương và quí mến họ. Những hình ảnh, những kỷ niệm êm
đẹp đó không bao giờ xóa nhòa khỏi tâm trí chúng ta. Nên một khi
gặp một người có khuôn mặt, diện mạo, hay giọng nói, cử chỉ
giống những người thân yêu chúng ta đó, chúng ta có cảm tưởng họ
là những người quen thuộc mà thật ra chúng ta chưa bao giờ gặp
gỡ.
Cũng chính vì thế, cho dẫu là mới chỉ gặp lần đầu, chưa nói được
nhiều, chưa hiểu được bao nhiêu, nhưng chúng ta cũng cảm thấy có
một cái gì thu hút, có một cái gì hấp dẫn, có một cái gì quyến
luyến, có một cái gì gắn bó, có một cái gì tin tưởng, có một cái
gì đáng để chúng ta trao gởi một tâm tình, một hướng đi, một
cuộc đời mà nhiều người đã gọi đó là duyên phận do ông tơ bà
nguyệt nối kết, còn chúng ta thì gọi là sự an bài của Thiên
Chúa.
Vâng, tình yêu chính là duyên phận, là cảm nhận của con tim, là
trực giác của lý trí, vừa gặp gỡ là đã nhận ngay ra: đó chính là
con người mình muốn tìm, là hình ảnh mình theo đuổi, là bức chân
dung mình muốn vẽ, nên vừa nhìn thấy, cũng như Tú xương chúng ta
cảm thấy hứng chí để thốt lên ngay:
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT
Tình Yêu là trở nên Một: một con người, một tâm hồn, một ý chí,
một con tim, một xương, một thịt.
Nhưng, dẫu cho chúng ta có muốn trở nên một con người, một
xương, một thịt chúng ta cũng vẫn luôn là hai. Tú Xương đã trực
giác được điều đó nên đã thốt lên vần thơ thứ hai:
TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Cái
con số hai muốn nói lên cho chúng ta rằng: có sự đa dạng, có sự
phong phú, có sự khác biệt. Thật vậy, có một hố ngăn cách, một
khoảng trống nào đó giữa hai người phối ngẫụ mà dẫu cho họ có
muốn lấp đầy, muốn xóa bỏ họ vẫn không thể nào làm được. Chính ở
nơi đó, họ phải cần đến tình yêu, đến hồng ân của Thiên Chúa để
bù đắp cho những thiếu sót, những bất toàn của con người. Đó
chính là lý do tại sao chúng ta cảm thấy mình không bao giờ hoàn
toàn thõa mãn với người khác ngay cả với người phối ngẫu của
mình. Vì thế, chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận, chấp nhận những
khác biệt như một sự bổ túc, một sự phong phú cho những bất toàn
của nhau.
Ngày xưa, khi còn sống xa cách, chúng ta chỉ nhìn thấy những cái
đẹp của nhau nên chúng ta dễ kính trọng và yêu thương nhau.
Nhưng một khi về chung sống, chúng ta dễ nhìn thấy những cái
xấu, những bất toàn của nhau nên sẽ dễ lên án nhau.
Hãy
nhớ rằng: không ai hoàn toàn xấu, cũng không ai hoàn toàn tốt.
Ai cũng có những cái hay, cái đẹp cũng như những cái dở, cái
xấu. Cái mầm mống tốt cũng như mầm mống xấu đều có ở trong mỗi
người chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta phải biết làm cho
những cái hay,cái đẹp nơi người phối ngẫu chúng ta phát triển,
phải biết làm cho những bông hoa xinh đẹp nơi người yêu chúng ta
thắm nở. Có được như vậy, cuộc đời chúng ta, hôn nhân chúng ta,
gia đình chúng ta sẽ trở thành một vườn hoa tình ái, một thiên
đàng trần thế mà chúng ta có thể tận hưởng ngay ngày hôm nay, vì
thiên đàng không phải là một cái gì xa xôi chúng ta phải đợi chờ
sau cuộc sống, mà là một tình trạng tràn đầy hạnh phúc, tràn đầy
tình yêu, tràn đầy ân sủng mà Thiên Chúa muốn ban tặng cho chúng
ta ngay trong cuộc sống nầy. Bao lâu gia đình chúng ta có tràn
đầy tình yêu, cuộc sống chúng ta đầy tràn hạnh phúc, bấy giờ
Thiên Chúa cũng ngự trị giữa chúng ta, và đó chính là thiên đàng
của chúng ta ngay giữa trần thế. Nhưng bao lâu gia đình chúng ta
không có tình yêu, cuộc sống chúng ta không có hạnh phúc, bấy
giờ tha nhân chính là hỏa ngục đối với chúng ta. Hỏa ngục không
là gì xa xôi mà chính là cái hiện tại bất hạnh của chúng ta. Khi
hai người chung sống với nhau mà không còn tình yêu nữa thì bấy
giờ tha nhân chính là hỏa ngục cho cuộc sống hiện tại của chúng
ta.
Thiên đàng hay hỏa ngục không nằm đâu xa vời, không nằm trên
không trung, cũng không nằm dưới lòng đất, nhưng nằm ngay bên
cạnh chúng ta, trong tâm hồn chúng ta, trong gia đình chúng ta,
trong cuộc sống chúng ta mà tất cả chúng ta đều có thể tận hưởng
ngay từ hôm nay.
Chính vì thế, tôi xin nói với cô dâu chú rể: trong bất cứ hoàn
cảnh nào, chúng ta cũng hãy lấy tình yêu đối xử với nhau, vì nơi
nào có nhiều tình yêu thì đau khổ sẽ ít (love more, suffering
less). Và thiên đàng không là gì khác hơn là sự hòa hợp của hai
tâm hồn trong sự chan chứa tình yêu mà nhà thơ Trần tế Xương đã
diễn tả một cách khéo léo và thi vị:
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT
TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI. |