Một gia đình hạnh phúc có những cách giải
quyết như thế nào để hài hòa được những đòi hỏi trong công việc
và đời sống gia đình?
Không
phân chia nhau việc vặt
Trong một
phần của nghiên cứu, Giáo sư Kremer-Sadlik và các đồng nghiệp
của mình tại trung tâm UCLA đã tìm hiểu sự liên quan giữa phân
công việc nhà và sự hài lòng trong hôn nhân.
Kết quả đáng
ngạc nhiên là vợ chồng hạnh phúc hơn khi họ cảm thấy mình đang
làm việc hướng tới những mục tiêu giống nhau, không quan trọng
ai làm nhiều hơn (thực tế là phụ nữ là người làm việc nhà nhiều
hơn). Những người phụ nữ trong những cuộc hôn nhân hạnh phúc nói
với các chuyên gia rằng chồng của họ dường như rất hiểu biết
những gì cần phải làm để giúp đỡ vợ, như dọn bàn trong khi vợ
đang nấu ăn, sắp xếp bát đũa vào bồn khi đã dùng xong bữa.
Đối với họ
quan điểm về việc nhà luôn rõ ràng: “Tôi làm những công việc đó
vì gia đình của tôi”, chứ không phải là “làm hộ vợ/chồng”. Như
một tất yếu, các ông chồng trong các gia đình hạnh phúc tham gia
làm việc nhà nhiều hơn những gia đình khác.
Tìm thấy
niềm vui bên nhau trong từng khoảnh khắc
Những bà mẹ
hạnh phúc nhận thấy rằng thời gian thực sự để kết nối tình cảm
gia đình nằm ở những sự việc nhỏ diễn ra hàng ngày. Đó có thể là
lúc bạn ngồi tết tóc cho cô con gái yêu, là lúc cùng chồng làm
vườn, là lúc ngồi cùng con trai xem một bộ phim.
Nhưng đáng
tiếc nhiều gia đình bỏ qua những cơ hội để có thể kết nối tình
cảm với nhau. Một ví dụ là cách các thành viên trong các gia
đình phản ứng khi ông bố đi làm về: Ở một gia đình, vợ và các
con chào bố bằng những câu chào, những cử chỉ ấm cúng, một gia
đình khác các con chào bố trong khi mắt không rời được trò video
games còn bà vợ hỏi chồng: “Anh đi đâu giờ này mới về?”.
Cha mẹ làm
gương, không ra lệnh
Trong một gia
đình hạnh phúc, cha mẹ và con cái dường như không có nhiều căng
thẳng trong việc con cái phải hoàn thành những mục tiêu do cha
mẹ đặt ra. Những công việc nhỏ trong một ngày như dọn bữa ăn
tối, hoàn thành bài tập về nhà…diễn ra nhẹ nhàng, vui vẻ. Đương
nhiên cha mẹ vẫn là chủ trong gia đình nhưng họ không phải là
người chỉ huy.
Cùng nhau
nấu bữa tối
Khi các bà mẹ
được trợ giúp, họ có xu hướng chuẩn bị chu đáo hơn cho các bữa
ăn phụ hoặc khẩu phần ăn riêng cho con nhỏ. Các em bé sẽ ăn các
món ăn bày trên bàn một cách thích thú hơn nếu được tham gia vào
quá trình chuẩn bị bữa ăn. Và tâm trạng của mọi người trong nhà
vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn khi trẻ tham gia vào công việc nấu ăn
trong nhà bếp.
Các bà mẹ
luôn dành 5-10 phút cho mình mỗi ngày
Các bà mẹ có
thể thư giãn bằng việc tập thể dục, làm vườn hoặc tự mình nhấm
nháp một thanh kẹo. Điều đó thực sự tốt cho sức khỏe của họ và
cả gia đình.
Cùng xem
TV
Những gia
đình dành thời gian xem TV cùng nhau tạo ra rất nhiều mối ràng
buộc tích cực. Ngồi cùng nhau khiến cả nhà gần gũi hơn, các con
của bạn có thể chia nhau gói bim bim, cập nhật cho nhau những
kiến thức hàng ngày. Khi cả gia đình cùng cười bởi một chương
trình nào đó, đó là kỉ niệm, đó là hạnh phúc.
Duy trì
những thói quen thường xuyên
Những thói
quen thường xuyên là tiền đề cho mối quan hệ gia đình phát
triển. Chẳng hạn vợ chồng ngồi uống với nhau một tách cà phê khi
kết thúc ngày làm việc, hay cha mẹ dành ra vài phút vào buổi tối
để đọc truyện cho con nghe - đó là những giây phút thoải mái
nhất. |