Thấy trẻ khó chịu khi làm bài
tập và sắp bùng phát thành sự giận dữ lúc đó, bạn hãy đến bên
con và nhẹ nhàng nói: "Nào để mẹ xem điều gì làm con lo lắng".

Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn kìm chế sự tức giận của bé:
- Hãy khen khi trẻ có cách cư xử tốt
Bạn hãy nói với bé cách cư xử nào khiến bạn hài lòng. Bạn động
viên khi bé thực sự cố gắng và khuyến khích trẻ có những hành vì
cư xử tốt.
Với một chút nhạy cảm và sự quan sát tinh tế, bạn sẽ thấy vô vàn
cơ hội để có thể đưa ra những lời nhận xét như: "Mẹ/ba rất vui
vì con đã ngồi vào bàn ăn tối mà không cần mẹ/ ba phải nhắc",
"Mẹ đánh giá cao vì con đã treo quần áo gọn gàng lên mặc dù đang
rất vội ra ngoài chơi", "Con đã thực sự rất kiên nhẫn trong khi
đợi mẹ nói chuyện điện thoại xong"...
- Bỏ qua một số cách cư xử không đúng của trẻ
Hãy cân nhắc thật kỹ việc bỏ qua những cách cư xử không phù hợp
của trẻ nếu có thể chấp nhận được. Mặc dù hành động này có thể
được bỏ qua, nhưng trẻ phải hiểu rằng cách cư xử như thế là
không tốt.
- Trẻ cũng có thể bị tác động bởi ngoại cảnh
Cách cư xử hung hăng của bé có thể xấu hơn nếu trẻ sống trong
môi trường tạo sự căng thẳng, kích thích. Vì thế, bạn hãy bố
trí, sắp xếp môi trường xung quanh hợp lý. Khi thấy bé có một
hành động không tốt, bạn hãy dừng ngay nó lại, có thể áp dụng
những quy định và nguyên tắc.
- Bạn hãy thể hiện sự gần gũi, chăm sóc với bé
Một cái ôm, nựng yêu bé cũng có thể giúp trẻ kìm chế cơn giận
bộc phát. Trẻ nhỏ thường sẽ bình tĩnh hơn nếu có người lớn ở bên
cạnh và thể hiện sự quan tâm đến việc làm của chúng.
Trẻ càng nhỏ (đặc biệt là những bé sống tình cảm) có vẻ rất
thích thú khi người lớn tham gia cùng công việc với mình. Nếu bé
tức giận đến mức sắp đập phá một đồ chơi hoặc vật dụng vì không
biết cách chơi thì bạn có thể dễ dàng ngăn hành vì này bằng cách
thể hiện sự quan tâm, sẵn sàng giúp trẻ.
- Trò chuyện trực tiếp với bé
Bạn có thể nói cho con biết mình cảm thấy thế nào và cần bé quan
tâm. Ví dụ, cha mẹ có thể nói rằng: "Mẹ biết âm thanh mà con
đang gây ra không làm cha mẹ bực mình, nhưng hôm nay thực sự hôm
nay mẹ bị đau đầu. Vậy con có thể chơi một trò khác được không?"
Khuyến khích trẻ nhận ra được điểm mạnh cũng như điểm yếu của
mình. Hãy nói với trẻ rằng bạn chấp nhận cảm giác bực tức của bé
nhưng hãy đưa ra những cách khác để bé thể hiện sự tức giận của
mình. Trẻ có thể viết ra, còn hơn là dùng nắm đấm.
Bạn cũng cần dạy trẻ cách nói để thể hiện bản thân mình. Nói
chuyện giúp trẻ tự kiểm soát bản thân và vì thế giảm những hành
động gây hấn. Khuyến khích trẻ nói ví dụ như: "Con không thích
mẹ lấy bút chì của con. Bây giờ, con không thích phải chia sẻ". |