NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA CON TRẺ
DO VIỆC THAY NGÔI ĐỔI VỊ


Lm. Lê Văn Quảng
 

Con người một khi đã lên ngôi rồi, ít có ai muốn xuống. Lý do là vì khi xuống ngôi người ta phải hy sinh tất cả những đặc quyền, đặc lợi mà người ta đã một thời được hưởng. Nhưng nếu họ bị cưỡng ép, bị tước đoạt, cái gì sẽ xảy ra? Nếu không được chuẩn bị tinh thần, chắc chắn nhiều biến chứng sẽ xảy ra cho họ. Đó là lý do tại sao con trẻ chúng ta sinh chứng khi ngai vàng của chúng bị cưỡng chiếm. 

Vị Thứ Trong Gia Đình

Danh từ vị thứ chỉ đến sự liên quan và vị trí của những đứa con trong gia đình. Trong tương quan ảnh hưởng và đáp trả giữa những phần tử trong gia đình phát sinh những cá tính khác biệt. Vị trí mỗi cá nhân, vai trò và bổn phận phải làm có một ảnh hưởng rất lớn trên cá tính của mỗi người cũng như trên mẫu mực của toàn thể gia đình. Một gia đình bắt đầu với người mẹ, cha, và một trẻ sơ sinh. Vai trò của người mẹ thì khác với vai trò của người vợ. Vai trò của người cha thì khác với vai trò của người chồng. Sự hiện diện của đứa bé cho thấy chiều kích mới trong tương quan giữa vợ và chồng. Nếu nó là đứa con đầu lòng mọi người ?ều chú ý đến nó. Mẹ và cha nó đều để ý đến nó như là bố mẹ của đứa con duy nhất. Nếu có sự xung khắc, cĩ thể là một trong bố mẹ sẽ ở về phía đứa trẻ. Sự đồng minh như thế thường được mang lại bỡi mối tình đặc biệt bố mẹ dành cho nó. Khi đứa thứ hai ra đời, vị thế của nó bị thay đổi. Ngai vàng của nó đã bị cưỡng chiếm. Có một cái gì mới đi vào trong tất cả những tương quan như một kết quả của sự thay đổi vị trí trong gia đình. Đứa trẻ mới sinh, dĩ nhiên được ưu tiên hơn, nên đứa lớn cảm thấy cần phải tái tạo cho nó một chỗ đứng mới, một vị thế có giá trị hơn trong hai đứa. Đứa bé sinh sau sẽ khám phá ra vị thế của nó như là một đứa nhỏ nhất trong gia đình. Điều đó có nghĩa là còn có một người anh hoặc một chị khác lớn hơn nó và có nhiều kinh nghiệm hơn nó.

Khi người con thứ ba ra đời, một lần nữa có sự thay đổi vị thế cũng như tương quan giữa các phần tử trong gia đình. Bố và mẹ là cha mẹ của ba đứa trẻ. Đứa lớn nhất xuống ngôi trước và rồi đến đứa thứ hai. Cứ mỗi lần một đứa mới sinh ra, vị trí trong gia đình mang lấy sự xếp đặt mới với một tương quan mới và một ý nghĩa mới. Đây là lý do tại sao chúng ta thấy tính tình con trẻ trong một gia đình không giống nhau dẫu chung môi trường và cảnh sống giống nhau. Chúng ta thường thấy có những nét tương đồng giữa những đứa trẻ lớn nhất của những gia đình khác nhau hơn là giữa đứa thứ nhất và đứa thứ hai trong cùng một gia đình. Như một nhóm sao xuất hiện, mỗi đứa đều cố tìm vị thế của mình trong cách thế riêng tư của nó. Như đám cỏ được xem từ làng xa, vị thế của đứa đến sau được xem là tốt hơn, được bố mẹ ưu đãi hơn. Đứa trẻ sau được coi là sự đe dọa của đứa trước. Ở đây cũng vậy, cũng như sự thích nghi vào những khuyết tật bẩm sinh, đứa trẻ thứ nhất hoặc sẽ đầu hàng hoặc cần phải bổ túc vào những khiếm khuyết trong một số lãnh vực nào đó. Điều đó cũng xảy ra như vậy cho đứa thứ hai trong tương quan với đứa thứ nhất. Nó thường ganh ghét sự đi trước của đứa thứ nhất nên sẽ tìm cách để vượt mặt hoặc sẽ đầu hàng bỏ cuộc. Thường thì đứa thứ nhất và đứa thứ nhì căng thẳng với nhau nên mỗi đứa hành động trong chiều hướng nghịch nhau. Chúng càng căng thẳng hơn nếu bố mẹ đặt đứa nầy chống lại đứa khác với tư tưởng sai lầm nầy là để khiến chúng nó cố gắng hơn. Nhưng chúng sẽ làm ngược lại. Nếu thấy mình thua kém, nó sẽ nhường trận chiến cho người kia và trong sự mất can đảm nó sẽ đi tìm một chiến thuật ngược lại.

Tuấn Nguyễn và Tuyền Phạm lấy nhau. Cả hai đều xuất thân từ Đại Học hoạt động, lanh lợi, và có nhiều tài năng. Khi cô bé Ái Vy được sinh ra, họ hoàn toàn phấn khởi và dĩ nhiên mong đợi nhiều điều nơi cô bé. Mỗi giai đoạn lớn lên của đứa bé là một niềm hy vọng của bố mẹ. Mới mười tháng rưỡi Ái Vy bước được bước đầu tiên nên bố mẹ nó hãnh diện lắm. Hơn một tuổi thì được mẹ huấn luyện đi vệ sinh. Mọi người đều cảm thấy vui sướng với đứa bé khôn lanh nầy. Ái Vy cảm thấy bố mẹ vui thích nên cố gắng để tiến lên. Khi nó được một tuổi rưỡi, Tiến em nó được sinh ra. Ngay từ đầu, bé Tiến xem ra gầy còm xanh xao hơn Ái Vy. Nó không cân nặng như tuổi nó đòi hỏi và mọc răng cũng chậm nữa. Bố mẹ nó lo lắng cho nó. Ái Vy nhận thấy đươc tình thế. Khi Tiến lớn lên, cô bé cảm thấy mình cần phải làm một cái gì hơn nữa. Dẫu sao, Tiến em nó cũng còn là một cái gì đe doạ cho nó. Vậy thì làm cách nào Ái Vy có thể giữ được vị thế của mình đối với bố mẹ nó? Dĩ nhiên, nó không thể lý luận và nghĩ ra điều gì. Nó chỉ biết cảm nhận và đáp trả theo phản ứng tự nhiên của nó. Nó nhận thấy được sự thất vọng của ba nó đối với đứa em gầy còm yếu ớt của nó nên cô bé chú trọng đến việc tăng những hoạt động đầy sinh lực hơn. Và cứ mỗi lần em nó làm được những tiến bộ mới, nó cảm thấy cần phải canh phòng hơn. Bấy giờ, nó cũng cố gắng làm cho được một cái gì mới mẻ hơn để đi đầu, để giữ vị thế nhất. Với thời gian trôi qua, cô bé ngày càng trở nên cố gắng hơn để thỏa đáp đuợc những tiêu chu?n của bố mẹ và để dẫn đầu trước em nó. Dần dần, cô bé đã phát triển niềm tin sai lầm nầy là: cô phải là đầu và là tốt nhất. Cô bé cũng khám phá ra những cách cản trở và làm nhụt chí em Tiến của nó và cô đã làm như thế một cách vô ý thức.

Trong khi đó, cậu bé Tiến cũng lớn dần và bắt đầu ý thức được về thế giới bên ngoài cũng như bên trong đang tăng trưởng. Nó cảm thấy được rằng một cách nào đó nó không thể theo kịp điều mà bố mẹ nó mong muốn. Nó cũng cảm thấy ganh ghét sự khôn ngoan và khả năng của chị nó. Nó ráng cố gắng làm nhiều điều nhưng không thể thành công. Nó trở nên chán nản và ít nhiều muốn đầu hàng. Nó dần dần phát triển niềm tin lầm lẫn nầy là nó đã không có nhiều cơ may. Khi bố mẹ nó nói: “Chị Ái Vy có thể làm được điều đó ở vào lứa tuổi của con. Tại sao con lại không?” Nó cảm thấy thất vọng và muốn ganh tỵ với chị nó. Thay vì cảm thấy thách thức để cố gắng hơn lên, nó chấp nhận những lời phê bình đó như một bằng chứng của niềm tin rằng nó đã không có những cơ may.

Đến đây, chúng ta có thể thấy rằng đối với Ái Vy, bé Tiến em nó không còn là một đe dọa đáng sợ nữa. Cô bé đã giải quyết vấn đề bằng cách gia tăng gấp đôi sự số gắng để hoàn thành những ước muốn của bố mẹ. Trong khi đó, bé Tiến thì không như vậy. Có cùng bố mẹ với cùng những tiêu chuẩn phải hoàn thành như nhau, nhưng với sức khoẻ yếu kém vì bệnh tật, bé Tiến đánh giá tình huống một cách khác hẳn. Nó xem ra không thể vượt được những trở ngại và cũng không thể cạnh tranh được với chị nó, nên nó đâm ra thất vọng và tin rằng nó hoàn toàn không được may mắn. Vậy làm cách nào nó tìm được một chỗ đứng đối với bố mẹ? Nhìn thấy bố mẹ tỏ ra quan tâm nhiều đối với sự thiếu khả năng của nó nhất là mẹ nó luôn bận rộn với nó, nó đáp lại sự thương tình của bố mẹ bằng cách khóc nhiều. Và bố mẹ đã cảm thấy tội nghiệp nên chú ý tới nó, săn sóc nó, và vì thế làm nó dừng lại ở đó.

Khi Ái Vy được 3 tuổi 3 tháng thì Ái Vân được sinh ra. Ai Vy ý thức về sự kiện nầy là: nó có một cô gái khác cần phải tranh đua. Sự hiểu biết của Ái Vy về cuộc sống đã tăng dần và với kiến thức đó Ái Vy đã thấy được đứa bé mới sinh l vô dụng. Ái Vy cố gắng giúp mẹ trong việc chăm sóc đứa trẻ sơ sinh đó. Nhưng khi Ái Vân lớn lên và phát triển tài năng, Ái Vy trở nên lo lắng. Bây giờ có cái gì đã thay đổi, có cái gì cần phải cảnh giác hơn. Ái Vy có hai đứa em ở đàng trước. Bất cứ sự phát triển nào của một trong hai đứa đó đều trở nên một sự đe doạ cho nó. Cô bé bắt đầu ganh tỵ đối với những đứa nầy khi chúng nó chiếm được sự khen thưởng. Tuy nhiên, việc diễn tả sự ganh tỵ đó chỉ mang lại cho nó sự khiển trách mà thôi. Vì thế, để thuyết phục được chướng ngại nầy, cô bé đã bắt đầu đóng kịch làm ngơ đi cho xong.

Riêng bé Tiến khi thấy Ái Vân lớn lên như một cô gái thông minh khác thường, nó càng cảm thấy thêm thất vọng về vị trí của nó. Sự trổi vượt của nó như một đứa trẻ nam đã không giúp ích được nhiều cho nó vì nó đã không có nhiều đặc nét của một đứa con trai. Bé Tiến bây gi? không còn là đứa út nữa nhưng ? trở thành đứa giữa. Nó không là một đứa gái thông minh như em nó mà cũng không là một đúa trai có nhiều nam tính. Nó hay khóc. Mọi người đều quở mắng nó giống như con gái. Nó càng thu mình vào hơn nữa và chỉ còn cố gắng một nửa để ứng phó với cuộc đời. Nó chơi nhiềi với Ái Vy hơn là với Ái Vân, sẵn sàng chấp nhận vai trò làm em để Ái Vy làm chủ nó.

Ái Vân rất là khôn lanh và hấp dẫn nữa . Vì thế, cô bé là trọng tâm của sự chú ý của mọi người trong suốt thời của nó. Ái Vân có 4 người phục vụ. Khi biết nhận thức về môi trường bên ngoài, nó thấy được những tiêu chu?n mà bố mẹ nó đòi hỏi phải hoàn thành. Nó cũng cảm thấy rằng Ái Vy có đầu óc khá thông minh còn Tiến thì klhông. Nhưng trên hết, nó cảm thấy cả Ái Vy và Tiến đều bị quở mắng. Khi Ái Vân được hai tuổi, cô khám phá ra rằng cô có thể là một người tốt, một người hạnh phúc trong gia đình và nhờ thế cô đã tìm ra được chỗ đứng của cô ta.

Khi Ái Vy lên 6, cô bắt đầu đi học và cảm thấy mình trở thành quan trọng thì Nhi được sinh ra. Ái Nhi cũng sẽ là một đe dọa cho Ái Vy nhưng không đến nỗi quá lớn vì lúc nầy Ái Vy có thể xếp đặt mọi sự chu đáo. Điều quan trọng đối với Ái Vy là làm mọi cách để giữ cô b i Nhi vẫn luôn là một đứa bé sơ sinh. Một hôm mẹ bảo Ái Vy giúp em bé, Ái Vy cảm thấy sung sướng làm điều đó như ý mình muốn. Ngày tháng trôi qua, Ái Vy lớn dần, mẹ bảo Ái Vy dạy cho em cách cột giây giày, nhưng Ái Vy chỉ tìm cách cản trở. Trong lúc dạy cho em nó, Ái Vy chỉ tìm cách cho Ái Nhi thấy nó đần độn là chừng nào.

Bé Tiến thì khác. Cậu bé không để ý đến Ái Nhi mấy. Mẹ nó thường bảo: “Cu Tiến dường như nửa tỉnh nửa mê.” Còn Ái Vân chỉ thích chơi một mình, có nhiều phát minh và ít khi bị khiển trách. Ái Vân không trổi vượt ai, cũng không quấy rầy ai trong khi Ái Nhi vẫn còn là đứa bé sơ sinh nên được mọi người trong nhà chú ý và cưng chìu.

Lúc Ái Nhi lên 3 thì bố mẹ đều có thể nhận thấy được cá tính của từng đứa. Ái Vy 9 tuổi rưỡi, một đứa bé thông minh, làm việc có hiệu năng, có tương lai rực sáng với một niềm tin: cuộc đời chỉ có ý nghĩa nếu mình là nhất, là tuyệt vời. Cu Tiến 8 tuổi rưỡi, yếu ớt, vô hiệu năng, mất niềm tin, và hay khóc vì nó tin rằng nó chỉ có thể sống được nếu mọi người còn thương hại nó và cưng chìu nó. Ái Vân 6 tuổi, ở giữa, lạc quan, hạnh phúc, bằng lòng với những gì mình có, không quan tâm nhiều với những đòi hỏi cao siêu. Ái Nhi 3 tuổi, nhỏ và còn khờ khạo nhưng cũng kháu khỉnh dễ thương. Mỗi đứa có một chỗ đứng riêng biệt, có một vai trò riêng biệt, và một cảm giác rõ ràng về cách thức nó biểu lộ cuộc sống.

Thật ra, không phải tất cả các gia đình có 4 đứa trẻ đều phát triển giống hệt như vậy. Ở đây tôi chỉ muốn đưa ra một trường hợp cụ thể của một gia đình đã sống. Rất có thể trong những gia đình khác, đứa con đầu xem ra th?t vọng và đứa con thứ hai sẽ thành công, trổi vượt hơn. Chẳng hạn, đứa con đầu có thể là một đứa gái rất bình thường trong khi đứa thứ hai cũng là đứa gái nhưng rất dễ thương và thành công trong việc thu hút, hấp dẫn hơn chị nhiều. Cái gì đã làm chúng nó có sự khác biệt? Cái gì đã làm chúng nó phát triển và có một vị thế đặc biệt trong gia đình, đó chính là cách cắt nghĩa mà mỗi đứa gán cho hoàn cảnh riêng biệt của nó cũng như những quyết định mà nó đã làm để đáp ứng với hoàn cảnh đó. Nếu Ái Vy cảm thấy rằng những đòi hỏi của bố mẹ thì quá đáng, hoặc nếu cảm thấy em nó là một đe dọa lớn lao cho nó, nó có thể bỏ cuộc hoặc giới hạn những lãnh vực phải làm. Nếu cu Tiến cảm thấy rằng con đường học vấn là cần cho nó và nó phải trở nên xuất sắc trong trường như một sự bù đắp cho sức khoẻ yếu kém của nó thì quả thật nó đã có lối sống khác. Hoặc nếu Ái Vân đã quyết định trở nên một đứa trẻ có ý chí sắt đá hơn thì rất có thể đã ảnh hưởng đến Ái Nhi rất nhiều trong việc trở thành một đứa trẻ ngoan trong gia đình. Mỗi đứa trong vị thế của nó đã hành động theo cách thức mà nó quan niệm và nhìn thấy về vai trò của nó trong gia đình. Cùng lúc đó, cách cư xử của nó cũng ảnh hưởng đến cách cư xử của những đứa trẻ khác.

Chính vì thế, quyết định của mỗi đứa về cách sống mà nó chọn lựa tất nhiên bị ảnh hưởng bỡi quan iệm của nó về cuộc đời, cũng như bỡi lối sống của những đứa trẻ chung quanh nó. Nếu quan niệm của nó sai lệch, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy hướng đi lệch lạc của nĩ. Thường thì cha mẹ dễ dàng nhận ra những hướng đi cũng như những cách sống sai lệch đó, nên họ sẽ hướng dẫn con trẻ có những cái nhìn cũng như những tư tưởng chính xác hơn.

Một vài mẫu chuyện sau  đây sẽ dần dần giúp chúng ta hiểu được tâm lý của con em chúng ta và hy vọng sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc giáo dục chúng.

Suốt mùa hè, mẹ giao cho Hưng 10 tuổi và Hùng 7 tuổi có trách nhiệm chăm sóc vườn cỏ chung quanh nhà. Hưng lo phía sau và Hùng lo phía trước. Cứ 2 tuần, bà mẹ bảo chúng nó cắt cỏ một lần. Mẹ nó thường không cho phép chúng nó đi chơi cho tới khi cắt cỏ xong. Hôm đó vào buổi trưa, sau khi cắt cỏ xong Hùng đi vào và tuyên bố: “Mẹ, con đã làm xong công việc cắt cỏ của con. Con quả là một đứa con tốt.” Trong khi đó, Hưng anh nó đang chạy chơi trên đường và chẳng màng gì đến bổn phận của nó. Bấy giờ, mẹ nó trả lời cho Hùng: “Vâng, cưng, con luôn là một đứa con tốt. Con hãy đi tìm Hưng cho mẹ và bảo anh con rằng mẹ muốn gặp nó.” Hùng chạy đi tìm anh và bảo: “Mẹ muốn gặp anh đó. Em dã làm xong phần anh rồi, còn anh thì chưa.” Bấy giờ, Hưng sừng sộ lên và đấm em một đấm. Trận chiến diễn ra. Khi chúng về nhà, Hùng mách với mẹ rằng Hưng đã đánh nó. Bà mẹ quay sang Hưng và bảo: “Hưng tại sao con lại như thế? Tại sao con không làm tròn bổn phận của con? Tụi con phải yêu mến nhau thay vì đánh nhau nghe chưa!”

Lúc Hưng được 2 tuổi thì Hùng được sinh ra, và cũng từ đó Hưng trở nên bất trị. Nó trở nên thô lỗ, phá phách và hay gây gỗ trong khi Hùng là một đứa trẻ thơ ngây và hạnh phúc khác thường. Một cách nhanh chóng, Hùng đáp trả lại tình yêu mà mẹ nó dành cho nó. Nó vui thích cười nói với mẹ nó. Mẹ nó hiểu một cách mù mờ rằng Hưng, anh nó ganh tỵ với em vì bà dành quá nhiều thời giờ cho Hùng. Thật ra, Hưng cảm nhận được điều nầy là: bé Hùng đã chiếm mất vị thế của nó và mẹ nó luôn dành nhiều tình cảm tốt đẹp cho em nó nên nó muốn phản chứng để chiếm lại được sự chú ý của mẹ nó. Khác hẳn với anh, Hùng luôn tỏ ra là một đứa con ngoan và cũng thông minh nữa. Nó khéo xử sự để anh nó thích đánh lộn với nó và như thế mẹ nó càng yêu thích nó hơn. Dĩ nhiên, vị thế của nó càng trở nên vững chắc hơn. Còn Hưng thì khác, nó muốn đánh lộn để hạ bệ em nó và để được như em nó. Cả hai làm bố mẹ phải quan tâm, nhức đầu, nhưng mỗi đ?a có cách thế riêng của nó. Mỗi đứa hành động theo cách nhìn và cách cắt nghĩa của nó cũng như hợp tác với đứa kia để giữ thế quân bình.

Trong một gia đình 3 đứa con, đứa con thứ hai đã một lần chiếm được ưu thế so với đứa thứ nhất. Giờ đây phải đành xuống ngai để dành chỗ ưu tiên đó cho em nó. Nó trở thành đ?a ở giữa. Vị thế của nó quả thật là khó khăn. Đứa thứ nhất và đứa thứ ba luơn là đồng minh chống lại kẻ thù chung nên đứa thứ hai ở trong vị thế khó xử. Nó bỗng nhiên khám phá ra rằng nó không có cái lợi của đứa đầu cũng không có cái lợi của đứa cuối. Như một kết quả, nó có khuynh hướng cảm thấy mình bị coi thường và lạm dụng nên nó có ấn tượng rằng cuộc đời là một bất công. Ngoại trừ nó tìm ra phương cách thay đổi não trạng, nó sẽ luôn xác tín rằng con người thì bất công và nó sẽ không có cơ may để có chỗ đứng trong cuộc đời. Tuy nhiên, nếu nó được may mắn, thành công hơn những đứa kia nó sẽ quan tâm hơn đến sự công bình. Trong một gia đình mà người mẹ đặt ra những tiêu chuẩn cao, đứa con gái nếu là giữa 2 đứa trai có thể bắt chước mẹ nó nên có khuynh hướng hoàn hảo. Nó có thể dùng bản tính nữ giới để chiếm được sự trổi vượt trước nhất trong gia đình, sau đó ngoài xã hội. Nhưng nếu nam tính được đề cao trong gia đình, cô gái ở giữa có thể cạnh tranh với anh và em trai nó nên dễ trở thành một trẻ gái thô bạo và dễ có nam tính hơn bất cứ đứa nào khác. Nếu cha mẹ cảm thấy thất vọng vì không có con trai, một đứa con gái có thể cố gắng để được sự ưu đãi bằng cử chỉ của con trai. Một đứa con trai giữa 2 đứa con gái có thể mang hình ảnh đảo ngược. Nếu nó trổi vượt hơn chị và em gái nó bằng cách là một đứa thật là con trai, nó có nhiều lợi điểm ngay dù nó là đứa giữa. Tuy nhiên, nếu người mẹ là người thống trị trong gia đình và đứa con trai ở giữa cảm nhận được hành động uy quyền của bà trên người cha vô hiệu năng, nó sẽ cảm thấy nó ở trong một tình trạng khó khăn cực kỳ. Nó có thể tưởng tượng ra rằng đàn ông không đáng kể mấy. Bấy giờ, hoặc là nó đồng minh với mẹ nó chống lại bố nó, hoặc đồng minh với bố đánh bại mẹ nó và quyền lực của bà. Sự phát triển của nó sẽ tuỳ thuộc vào sự cắt nghĩa về những hoàn cảnh và những quyết định không ý thức của nó.

Trong một gia đình 4 đứa con, đứa con thứ 2 và đứa con thứ 4 thường là bạn đồng minh. Chúng ta có thể nhận ra được điều nầy khi thấy 2 đứa trẻ tỏ ra có cùng sở thích, cùng nhân cách. Có sự cạnh tranh giữa những đứa trẻ là do bỡi những khác biệt cá tính và sở thích. Không có luật chung như đến mức độ nào sẽ có sự liên minh hoặc sẽ có sự tranh giành xảy ra giữa những đứa trẻ. Tuy nhiên, điều đó cũng rất quan trọng cho toàn thể bức tranh gia đình.

Đứa trai duy nhất trong số đông con gái, cho dù ở vị thứ nào, phái tính của nó có nhiều thuận lợi nhưng cũng còn tuỳ thuộc vào sự thẩm định về khả năng của nó có thể hoàn thành được vai trò nam giới của nó trong gia đình hay không. Điều đó cũng áp dụng cho đứa con gái duy nhất trong một gia đình có nhiều con trai. Một đứa trẻ yếu ớt, bệnh tật giữa những đứa trẻ khoẻ mạnh, lực lưỡng có thể khám phá ra cái lợi thế của nó nếu những người trong gia đình thương hại nó. Nhưng nếu sức khoẻ là một tiêu chuẩn có giá trị đối với gia đình, và bệnh tậ yếu ớt thường bị khước từ thì đứa trẻ bệnh tật sẽ cảm thấy mặc cảm vì phải đối diện với một chướng ngại. Nó sẽ có sự lựa chọn giữa đầu hàng và phấn đấu – hoặc đầu hàng và sống trong mặc cảm với cảm giác rằng cuộc đời đã lạm dụng nó và không có chỗ cho nó – hoặc sẽ cố gắng để khuất phục trở ngại và thich ứng với những hoạt động của những đứa trẻ khoẻ mạnh. Trong một gia đình đầy sinh lực, bất cứ chọn lựa nào cũng cho thấy những khó khăn. Chẳng hạn, nếu đứa trẻ có bệnh tim, không cố gắng nào có thể mang lại cho nó một chỗ đứng giữa những đứa khoẻ mạnh. Nhưng nếu nó đầu hàng nó sẽ bị coi thường. Chính vì thế, nó đi tìm một chỗ đứng qua một cố gắng phi thường như sẽ trở thành một nhà trí thức giữa những lực sĩ.

Nếu một đứa trẻ được sinh ra sau cái chết của đứa con đầu lòng, nó có một sự ngẫu nhiên gấp bội phải đối diện. Thực ra, nó là một đứa thứ hai, nhưng nó cũng có vị thế của đứa con đầu. Thêm vào đó, kinh nghiệm mất đứa con đầu sẽ khiến cho bố mẹ nó quá lo lắng bảo vệ nó nên cố gắng bọc nó trong chiếc mền nhung. Nó có thể chọn lựa hoặc nằm yn trong bầu khí cưng chìu đó hoặc cố gắng vùng vẫy cho sự độc lập của chính mình.

Đứa trẻ trong gia đình có một chỗ đứng độc nhất vô nhị. Không bao lâu nó sẽ khám phá ra rằng vì ngay từ lúc đầu nó không làm được gì nên có nhiều kẻ phụng sự nó. Bố mẹ cần phải ý tứ, nếu không rất dễ cho nó bị cám dỗ giữ mãi vị thế được ưu đãi đó, khiến những phần tử khác của gia đình phải bận rộn phục vụ cho nó. Và như thế rất nguy hiểm cho tương lai của nó.

Đứa con độc nhất thường phải đối diện với một tình trạng cực kỳ khó khăn. Nó là một đứa trẻ trong thế giới người lớn, một đứa bé bị bao vây bỡi những ông khổng lồ. Nó không có anh chi em để thiết lập nột quan hệ gần gũi với tuổi nó. Mục tiêu của nó là trở nên một trong số những người lớn muốn lèo lái và làm vui lòng kẻ khác. Chính vì thế, nó gặp phải khó khăn hoặc là phát triển những cái nhìn của người lớn với hy vọng đạt tới mức độ người lớn, nhưng như vậy thì quá sớm so với tuổi nó, hoặc sẽ mãi là một đứa bé luôn mang mặc cảm với người khác. Do đó, tương quan nó với những đứa trẻ khác không mấy tự nhiên và không có gì bảo đảm. Nó không hiểu được chúng và chúng cảm thấy nó giống như con gái rụt rè nhút nhát. Nó không phát triển cái cảm giác thuộc về những đứa trẻ, ngoại trừ nó sớm được cho đi tham dự những sinh hoạt chung với trẻ.

Không có mức độ bao nhiêu người là gia đình lý tưởng. Không thành vấn đề có bao nhiêu đứa con. Gia đình nào cũng có những vấn đề riêng. Những trở ngại nầy tuỳ thuộc vào con số trong gia đình và tuỳ thuộc vào sự cắt nghĩa mà mỗi đứa trẻ có về vị thế của nó. Không thành vấn đề về tầm cỡ lớn nhỏ của gia đình, ở đâu cũng cho thấy những ảnh hưởng cũng như những áp lực giữa những phần tử trong gia đình. Không phải chỉ một yếu tố đơn độc ảnh hưởng đến sự phát triển của bất cứ một đứa trẻ nào, mà tất cả trẻ con đều ảnh hưởng đến nhau ngay cả cha mẹ cũng vậy.

Mỗi đứa đều là chủ động trong việc quyết định cách thế mà nó và những đứa khác phát triển như đã được cho thấy trong trường hợp của Hưng và Hùng. Hưng nhìn thấy tình thế bất ổn bỡi mẹ nó yêu em nó hơn nó. Với cái nhìn của nó, nếu nó trở thành một đứa trẻ tốt và ngoan có lẽ không lợi gì nên nó sẵn sàng bị mẹ nó quở trách cũng còn tốt hơn là mẹ nó không đoái hoài gì đến nó như nó thấy. Hưng bây giờ muốn là một đứa trẻ xấu vì điều đó phục vụ cho mục đích của nó là thiết lập một chỗ đứng cho chính nó trong gia đình. “Tôi là đứa trẻ xấu. Họ không thể làm gì tôi. Ý nghĩa của đời tôi nằm ở điều nầy.” Dĩ nhiên, Hưng không nghĩ ra một cách rõ ràng những dòng chữ nầy nhưng đây là điều mà nó tin. Chỉ trong cách thế đó nó mới gặp được sự chú ý của mẹ nó. Nhưng rồi nó không hạnh phúc. Nó gặp một chướng ngại và không thể khất phục, nó đâm ra mất can đảm, mất nghị lực để rồi đi tìm một câu trả lời cho vấn đề trong cách thế tiêu cực. Khác với em nó, nó thấy không có lối nào khác để khuất phục chướng ngại. Nó không nhận thấy rằng nó có nhiều lợi điểm hơn như có thể làm được nhiều điều hơn em nó. Khi mẹ nó rầy mắng nó để đáp trả lại hạnh kiểm xấu của nó, mẹ nó đã vô tình khuyến khích nó. Nếu bố nó thêm lời quở trách: tại sao con không như em con? Nó cng khám phá ra rằng nó đã lôi kéo được sự chú ý của bố mẹ bỡi việc trở thành xấu, và càng rõ ràng đối với nó là em nó thì tốt đối với bố mẹ nĩ, còn nó thì xấu. Hùng klhi lớn lên, trở thành đứa trẻ ngoan hơn anh, đã đặt một áp lực trên anh khiến anh nó càng không thích vâng lệnh bố mẹ, những nguời đã yêu em nó, một đứa trẻ xem ra là kẻ thù địch đã đẩy nó xuống khỏ ngai vàng. Hùng giữ vững chỗ đứng bằng cách cố gắng ngoan ngoãn đối với bố mẹ nên làm cho Hưng càng trở nên xấu hơn. Bố mẹ đẵ giúp vào trong quan hệ bằng cách khiển trách đứa xấu và đề cao đứa tốt khiến con cái ngày càng thêm chống đối nhau.

Sự Đáp Trả Của Đứa Trẻ

Rất nhiều sách vở đã được viết và nói về việc đào tạo nhân cách cho một đứa trẻ. Dường như đứa trẻ là một mẫu đất sét và chúng ta làm công việc nhào nặn nó thành một hữu thể có thể chấp nhận được trong xã hội. Đây là một quan niệm sai lầm như chúng ta đã trình bày trước đây và điều ngược lại có thể là đúng. Không phải chỉ có chúng ta những người làm bố mẹ mà cả chúng cộng với môi trường chúng đang sống, tất cả đã tạo ra con người của chúng. Mỗi đứa trẻ là một hữu thể độc đáo và năng động. Một cách bình đẳng nó chia xẻ và thiết lập tương quan giữa nó và những người chung quanh trong môi trường nó sống. Mỗi tương quan là một độc đáo đối với nó tuỳ thuộc hoàn toàn vào sự đóng góp của mỗi người. Mối liên hệ nẩy sinh qua những hành động giữa hai người, người lớn với người lớn, trẻ với trẻ, hoặc trẻ với người lớn. Những yếu tố của hành động tương quan cá nhân có thể bị thay đổi bỡi một bên, do đó cũng làm thay đổi cả toàn bộ quan hệ.

Trẻ con phát triển những mối tương quan với người khác qua viêc xử dụng sức sáng tạo của chúng trong cố gắng tạo cho mình một chỗ đứng. Đứa trẻ cố gắng làm một cái gì. Nếu việc làm đó có tác dụng và thích hợp với mục đích, nó sẽ giữ đó như một phương cách để tìm căn tính cá nhân của nó. Thỉnh thoảng đứa trẻ có thể khám phá ra rằng cùng một kỷ thuật không thể có tác dụng với hết mọi người. Bấy giờ nó có hai con đường mở ra cho nó. Nó có thể hoặc rút lui và từ chối cộng tác với một người như thế, hoặc có thể dùng một kỷ thuật mới và phát triển một tương quan hoàn toàn khác biệt.

Tuyến 9 tuổi là đứa con một. Nó vui vẻ và đồng ý ở nhà. Nó giúp mẹ nó làm công việc nhà và sẵn sàng làm mọi sự nó có thể để làm vui lòng bố mẹ nó. Nó nói ít, lễ phép, vâng lời, trật tự trong phòng, v không ham thích đồ chơi. Tuy nhiên nó gặp khủng hoảng ở trường. Thầy giáo nói nó rụt rè, nhút nhác, và không cộng tác. Nó không bao giờ quay rầy nhưng nó ngồi mơ mộng thay vì làm công việc trong lớp. Nó cần sự giúp đỡ của thầy cô. Nó không có bạn trong số các bạn học của nó, từ chối tham gia đánh banh hoặc đóng góp vào những sinh hoạt của lớp.

Ở nhà, Tuyến nổi bậc là một đứa trẻ giữa một thế giới người lớn, và nó đã tạo ra chỗ đúng của nó bằng cách làm vui lòng những người chung quanh nó. Nhưng ở trường, nó được bao vây bỡi những bạn bè nó, thích trêu chọc nó nhưng nó không màng tới chúng và xa cách chúng. Những cố gắng đầu tiên của nó để làm vui lòng chúng đã không gây được một ấn tượng nào lớn. Thầy giáo không xem nó ngoại lệ, cũng không cho nó một chỗ đứng đặc biệt nào giữa những đứa trẻ khác. Nó hoàn toàn không có chút tư tưởng về cách thế giao tranh trong các trận chơi như các bạn nó. Nó không thể ném một trái banh, cũng không thể gây cho các bạn nó một ấn tượng tốt về phong cách của nó. Nó rút mình trong mơ và tránh những cố gắng để tạo một quan hệ mới.

Một mẫu chuyện khác giúp chúng ta thấy được trẻ con có thể phát triển những quan hệ khác biệt với mỗi bố mẹ. Cương và Cường suốt ngày quanh quẩn bên mẹ. Đứa thì đòi cái nầy đứa thì đòi cái khác. Khi chúng muốn một cái gì, đầu tiên chúng đòi hỏi với giọng lè nhè, rồi khóc, sau cùng làm trận cho tới khi được điều mình muốn. Tuy nhiên, khi bố ở nhà chúng xem ra rất ngoan. Ông không thể nào hiểu được những mẫu chuyện mà bà mẹ thuật lại cho ông mỗi khi ông trở về nhà. Chỉ một cái nhìn của ông cũng làm chúng sợ và nên ngoan ngoãn. Chúng luôn luôn để ý đến ông.

Trẻ con biết r?ng người mẹ sẽ chìu chúng và chỉ khiển trách đối với những hành vi sai lầm, còn bố thì lưu ý đến điều ông đã nói. Bố thì cứng rắn còn mẹ thì dễ dàng.

Bất cứ tình huống khó khăn và chán nản nào cũng đều phát xuất từ những cá tính khác biệt trong gia đình, nó có thể được cải tiến, nếu những người trong gia đình cùng nhau làm việc để xây đắp một lối sống hoà điệu. Không có một tương quan nào hoàn toàn. Cái mà chúng ta hy vọng nhất là làm việc để thăng tiến. Nếu cha mẹ thấy rằng đứa con giữa cảm thấy mình bị đẩy ra rìa, cha mẹ phải tìm cách để giúp nó tìm được một chỗ đứng bằng những đóng góp hữu ích. Khi thấy rằng đứa đầu bị thất đãm bỡi sự tiến nhanh của đứa thứ nhì, bố mẹ cần tăng thêm sự khuyến khích cho nó để có được sự tự tin vào khả năng của nó. Khi thấy rằng đứa con út có xu hướng muốn được phục vụ và cưng chìu, bố mẹ cần phải giúp nó ý thức rằng nó cũng có thể làm được những điều đó mà không cần phải nhờ đến những người khác phục vụ cho mình.

Sự cắt nghĩa và sự đáp trả của đứa trẻ về vị thứ của nó được xem là quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cá tính của nó trong tương lai.

Đến đây chúng ta đã có một kinh nghiệm khá dồi dào về những yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo thành tính tình của mỗi đứa trẻ. Hy vọng những kinh nghiệm nầy có thể giúp ích chúng ta nhiều trong việc giáo dục con cháu chúng ta. Một mái ấm gia đình bên cạnh người vợ hiền và những đ?a con khôn là một lý tưởng tuyệt vời mà mọi người chúng ta đều mơ ước. Cầu chúc cc bạn luôn có một cuộc sống an vui và một mái ấm gia đình hạnh phúc trong những tháng ngày sống xa quê hương và xa những người thân yêu trên những miền đất đầy băng giá và lạnh buốt tình người

Trang gia đình | Trang nhà


Gửi Bài - Góp Ý  - Chia Sẻ - Comments