LẮNG NGHE


Lm. Lê Văn Quảng
Theo Công Giáo Việt Nam

Hầu hết chúng ta quen với câu chuyện tiếu lâm về đứa trẻ hỏi mẹ: “Mẹ, con đến từ đâu?” Bà mẹ cho một loạt cắt nghĩa dài dòng về những con vật. “Con biết những điều đó rồi. Điều mà con muốn biết là con đến từ đâu?” Bà mẹ cắt nghĩa sâu xa hơn về việc sinh những đứa bé. Cậu bé vẫn không thõa mãn. “Mẹ, anh Quang đến từ Vũng Tàu. Anh Bình đến từ Đà Lạt. Còn con đến từ đâu?” 

Đây là một phần của những thành kiến tổng quát của chúng ta về con trẻ. Chúng ta thường nghĩ rằng chúng ta biết điều chúng muốn nói mà không thật sự chịu lắng nghe chúng. Chúng ta để miệng chúng ta luôn bận rộn đến nỗi chúng ta không còn giờ để nghe những điều đến từ miệng chúng. Nhiều người trong chúng ta hoàn toàn thích thú một cuốn sách phổ thông hoặc một chương trình tivi đặt nền tảng trên sự khôn ngoan bình dị của những đứa trẻ. Vì thế, không cần thiết phải đi ra ngoài, ở trong nhà với con trẻ cũng đủ vui. Điều chúng ta cần làm là Lắng Nghe! 

Sĩ Hùng 6 tuổi giúp bố xếp những chiếc va li vào trong xe, chuẩn bị cho những ngày đi nghỉ của gia đình. Còn một cái va li nhỏ không xếp được nữa. “Bố ơi, lấy cái gối ngồi của mẹ ra và để nó ở phía sau.” Ông bố phớt lờ lời đề nghị của nó, xếp lại những chiếc va li nhưng vô ích. Ông bố mệt phờ, đi vào nhà uống ly nước. Cậu bé lấy chiếc gối ra. Khi ông bố trở lại, ông ngạc nhiên thấy chiếc va li nhỏ được xếp gọn gàng trong xe. 

Ông bố không chịu lắng nghe trong lúc lời đề nghị của đứa trẻ rõ ràng là có lý. Con trẻ chúng ta rất nhạy bén với việc thu xếp tình hình. Chúng có những lối giải quyết thông minh để đề nghị. Chúng có một cái nhìn khác mà chúng ta có thể dùng cho lợi ích chúng ta. 

Một ông bố dẫn 5 đứa con đến để tìm sự giúp đỡ chuyên môn về vấn đề hướng dẫn gia đình. Sau khi ông trình bày vấn đề, một sự phân tích rõ ràng về tình trạng của gia đình ông, đưa đến một lời đề nghị cụ thể để giải quyết vấn đề. Bấy giờ, người bố được yêu cầu đi ra ngoài, và 5 đứa con được mời vào. Vị bác sĩ tâm lý hỏi chúng: đâu là lý do có sự xung đột, và chúng cắt nghĩa rất là rõ ràng. Chúng được hỏi cái gì nên được làm để giải quyết vấn đề xung khắc đó. Chúng đã làm một đề nghị giống như vị bác sĩ tâm lý đã đề nghị. 

Ông bố có thể tiết kiệm được số tiền và thời giờ đi đến tham khảo với vị bác sĩ tâm lý nếu ông đã nghĩ đến việc lắng nghe những đứa con ông. Rất nhiều lần, con cái chúng ta biết điều chúng ta làm là sai. Nhưng chúng ta vẫn có cảm tưởng rằng chỉ chúng ta mới có quyền nói cho chúng biết điều chúng đang làm là sai. Sự tự cao tự đại của chúng ta ngăn cản chúng ta lắng nghe chúng. Thật ích lợi cho chúng ta biết bao nếu chúng ta biết lợi dụng sự nhạy cảm của chúng và biết đối xử với chúng một cách kính trọng trong việc lắng nghe tiếng nói của con cái chúng ta. 

Cậu bé Long và hai cô bé Liên, Lan đang cãi nhau về việc chọn chương trình ti vi. Long thích coi phim cao bồi trong khi hai cô gái thích xem hài kịch. Cuối cùng thì bà mẹ xem ra kiệt sức: “Long ơi, mẹ đau và mệt mỏi lắm rồi. Con vào phòng con đi.” “Tại sao lại cứ luôn luôn nhắm đến con?” cu Long hét lên. “Không cãi lại, rời khỏi đây ngay,” bà mẹ ra lệnh. 

Bà mẹ nên lắng nghe cậu bé. Nó hỏi một câu rất chí lý: “Tại sao cứ nhắm nó thôi?” Vì bà rơi vào bẩy đã sắp sẵn bỡi 2 cô bé để làm rắc rối cậu bé. Nếu bà mẹ biết lắng nghe cậu bé, bà có thể khám phá ra cách thế mà chính bà đã giúp cho cuộc chiến cứ kéo dài liên tục. 

Cậu Minh Chính 9 tuổi, đang chơi với con chó của nó trong phòng xem tivi dẫu điều đó bị cấm nhặt. Cậu bé và con chó lăn đụng chiếc bàn, làm ngã cái đèn, và bóng đèn bị vỡ. Bà mẹ giận dữ từ ngoài chạy vào, mắng cho một trận, và kết luận với câu: “Chiều nay, con không được đi bơi.” Cậu bé đáp lại ngay: “Chẳng sao cả.” 

Cậu bé lo lắm chứ. Nhưng cái tự ái của nó không để nó chấp nhận điều đó. Câu trả lời của nó là một nối dài của sự bất tuân phục đã được tỏ lộ và đã đánh bại bà mẹ. 

Nhiều lần chúng ta cần phải lắng nghe ý tưởng đàng sau những lời nói đứa trẻ dùng. “Chẳng sao cả” thật sự muốn nói rằng: “ngay cả hình phạt cũng không thể khuất phục được tôi.” Khi một đứa trẻ hét, có nghĩa là: “con ghét mẹ. Con không thích như thế một khi con không có đường lối riêng của con”. Khi nó hỏi một loạt tại sao, nó muốn nói: “hãy chú ý tôi”. 

Văn Sĩ 10 tuổi, ngồi bên cạnh bạn nó là Phúc trong chiếc xe buýt chở học sinh của nhà trường. Bác tài xế lắng nghe đoạn đối thoại của chúng như sau:

- Sĩ, hôm qua sao mầy không đi học?

- Tao không muốn đi học. Vì thế, tao định trong đầu là đau. Và tao đau thật.

- Mầy đau làm sao?

- Đau bao tử.

- Tại sao?

- Tao không muốn đi ra ngoài trong cái lạnh nầy. Sáng nay tao cảm thấy giống như vậy. Nhưng mẹ tao đã canh lại nhiệt độ trong nhà quá nóng. Tao không muốn phải chịu thêm một ngày nữa trong nhà như vậy. Thoạt đầu, tao định trong đầu là đau, nhưng rồi tao thay đổi. Tao đã phải vội vã để bắt kịp xe buýt. Tao đã không có bữa ăn sáng vì tao vẫn còn cảm thấy đau. 

Con trẻ rất thành thật với nhau. Tuy nhiên, chúng ít cho chúng ta có dịp để nghe chúng. Chúng ta thường nói một loạt về điều chúng ta nghe đến nỗi khiến chúng phải ý tứ hơn. Bác tài xế thì lắng tai nghe. Ông học được rằng con trẻ có thể tự làm mình đau để tránh điều chúng không thích. Ông cũng học được một cái gì về ý nghĩa của sự bình đẳng giữa các con trẻ. Cậu bé Phúc chấp nhận cậu Văn Sĩ và chấp nhận điều mà nó đã làm như một phần của cuộc sống. Nó không mở miệng dạy đời bạn nó. 

Mỗi bà mẹ nên học phân biệt ý nghĩa của âm thanh trong tiếng than khóc của con trẻ. Nếu không có gì hơn là những âm thanh được tiếp tục, bà phải biết khi nào nó chán và khi nào nó giận. Mỗi người chúng ta đều có khả năng nầy, nhưng dường như chúng ta bỏ nó qua một bên khi con cái đã lớn. Chúng ta nghe tiếng thét từ một đứa trẻ, chúng ta vội lao mình cách nhanh chóng để xem cái gì xảy ra. Rất nhiều lần chúng ta đã làm thế vì có tiếng thét. Nhưng nếu chúng ta biết dừng lại và lắng nghe một chút, chúng ta có thể tránh được một sự đáp trả phục vụ cho mục đích sai lầm của đứa trẻ. Nếu chúng ta biết lắng nghe, chúng ta đã gặt hái được biết bao nhiêu điều tốt đẹp! 

Trang gia đình | Trang nhà


Gửi Bài - Góp Ý  - Chia Sẻ - Comments