ĐỪNG THƯƠNG HẠI


Lm. Lê Văn Quảng
Theo Công Giáo Việt Nam

Người Việt Nam chúng ta có câu: “Thương con cho roi cho vọt. Ghét con cho ngọt cho ngào.” Thường bố mẹ nào cũng thương con, nhưng không phải thương con là chìu theo ý con, để rồi con muốn gì được nấy. Thương như thế, con cái rất dễ hư hỏng. Rất ít cha mẹ biết cách thương con, chỉ ban cho con những gì cần thiết. Đôi khi bố mẹ cũng cần phải tỏ ra cứng rắn, phải biết khước từ những yêu sách không được chính đáng của con cái. Nếu chúng cứng đầu bướng bỉnh, trong một số trường hợp cần thiết, bố mẹ có khi cũng phải dùng đến những biện pháp cứng rắn sửa trị để giúp nó nên người. Phương pháp giáo dục như thế mới thật sự là thương con cái đúng nghĩa. 

Đừng bao giờ tỏ ra thương hại. Thương hại là làm hại con trẻ ngay khi xem ra đúng và có thể hiểu được.

Quốc Phong 7 tuổi rất hồi hộp về chương trình cho ngày sinh nhật của nó được đi chơi ở nông trại. Những chuyến đi về miền quê như thế thì rất hiếm. Bà mẹ nói với nó về tất cả dự tính. Khách của nó có 18 người, gồm cả 2 bà bạn của mẹ nó giúp vào việc giao thông. Khi ngày đó đến gần, sự raọ rực của cậu bé và bạn bè nó càng lên cao. Vào ngày sinh nhật của nó, mới tờ mờ sáng nó đã thức giậy. Bầu trời dày đặc mây mù. Nó hồi hộp chạy tới hỏi mẹ: “Trời không mưa phải không mẹ ? Chúng ta vẫn đi có phải không?” Bà mẹ sợ những khó khăn có thể và rất lo âu về những kết quả của một sự thất hẹn. Thật vậy, bà ta đã xếp đặt với nông trại, nhưng nếu để ngày khác thì không phải là ngày sinh nhật của cậu bé và những chuyện như thế thì rất quan trọng đối với con trẻ. Bà cố gắng trấn an cậu bé: “Ô, má nghĩ trời sẽ chóng trong sáng. Chúng ta hãy chờ một chút và xem coi.” Quốc Phong ăn sáng và suốt buổi sáng đứng ở cữa sổ để nhìn trời. Theo chương trình thì họ phải rời thành phố lúc 2 giờ chiều. 12 giờ thì mưa nhỏ và 12giờ rưỡi thì trời đổ mưa to. Rõ ràng là những sắp đặt cho ngày hôm đó sẽ phải bị đình chỉ. Cậu bé rơi nước mắt, tim nát tan. Một sự thất vọng lớn lao đối với nó. Một cách nhẹ nhàng bà ôm nó trong vòng tay của bà. “Con ơi, mẹ biết con buồn. Mẹ xin lỗi. Thật là một thất vọng lớn lao cho con. Mẹ chấp nhận bất cứ cái gì để làm cho trời ngưng mưa. Nhưng mẹ không thể. Chúng ta sẽ đi vào ngày mai. Những người ở nông trại nói chúng ta có thể đi vào ngày mai.” “Nhưng ngày mai không là sinh nhật của con. Hôm nay mới là. Và con muốn làm tiệc hôm nay.” Mẹ biết, nhưng trời mưa biết làm sao?” “Không công bằng, không công bằng! Mọi chuyện không bao giờ xảy ra tốt đẹp cho con.” “Con ơi, đừng khóc nhiều nữa. Mẹ không thể làm được gì để làm ông trời ngưng mưa.” Cậu bé buồn, không thể an ủi được. Bà mẹ cũng gần như muốn khóc vì bà cảm thấy thương hại cho cậu bé đang phải thất vọng lớn lao. 

Phần lớn của nỗi đau khổ cay đắng của cậu bé thì không cần thiết. Con trẻ rất nhạy cảm với thái độ của người lớn ngay dầu những thái độ đó không được diễn tả. Vì thế, nếu chúng ta thương hại một đứa trẻ, nó sẽ nghĩ rằng nó có quyền thương hại chính nó. Sự đáng thương hại của nó trở thành ngày càng tăng nếu nó cảm thấy mình thật sự đáng thương. Để rồi, thay vì đối diện với tình trạng không được may mắn đó và làm cái gì có thể làm được, nó lại dựa trên sự thương hại của những người khác, chờ họ an ủi, và dần dần nó mất hết can đảm và muốn chấp nhận cái hiện tại, không còn muốn vươn lên. Một thái độ như thế có thể trải dài suốt cuộc đời. Nó có thể bị thuyết phục cho rằng cuộc đời nợ nó một cái gì trong việc bù đắp cho cái mà nó mất. Thay vì làm điều nó có thể làm, nó chỉ nghĩ tới điều những người khác sẽ làm cho nó. 

Cậu bé cảm thấy mình bị xúc phạm khi thấy những sự việc không làm như nó ước muốn. Nó có thể trở thành một kẻ góp nhặt những đau thương như thế. Chính sự ngẫm nghĩ của bà mẹ cho rằng sự thất vọng thì quá lớn đối với đứa bé còn quá nhỏ, đã khiến cho đứa trẻ có cảm giác như thế. Khác xa với ý tưởng chấp nhận sự việc: nó có thể có bữa tiệc hoặc đi về miền quê ngày hôm sau, nó trái lại cảm thấy cuộc đời nó hoàn toàn bị tiêu tan bỡi cơn mưa đó.

Khi người mẹ cho rằng sự thất vọng là quá sức cho cậu bé, bà tỏ sự thiếu kính trọng đối với con bà. Bà xem nó quá yếu và không có sức để đáp ứng cuộc đời. Cách của bà làm cho con bà có một quan niệm sai lầm. 

Con cái chúng ta nên học để chấp nhận những trục trặc ngoài ý muốn nếu chúng ta tránh đi những thương hại. Bà mẹ có thể đã ngừa được sự cay đắng trục trặc ngoài ý muốn đó ngay từ đầu. Bằng cách thảo luận với cậu bé chương trình, bà có thể đề cập đến việc có thể mưa. Trong trường hợp đó, họ có thể dời đến ngày hôm sau. Một sự chấp nhận không chính thức trong đầu óc về nhu cầu của tình thế để thích ứng với điều kiện thời tiết, có thể được chuyển tới cho cậu bé và điều đó giúp nó đối phó được với sự thất vọng sâu xa của nó. Dĩ nhiên, nó buồn khi trời mưa vào ngày sinh nhật của nó. Bà mẹ nên giúp con bà ứng phó với vấn đề bằng cách giữ không để bị sự thương hại ảnh hưởng. Bà không thể giúp nó được nếu bà tỏ ra thương hại cho nó. 

Cô bé Thùy Trang 9 tuổi, về nhà sau những tháng ở nhà thương vì bệnh sốt cấp tính. Nó mang nhiều dụng cụ nhà thương trên người nó. Nhiều lần và nhiều cố gắng được dùng trong việc vật lý trị liệu để giúp cô bé cách đi đứng và cử động với những dụng cụ trợ giúp. Nhân viên ở nhà thương đã chỉ dẫn cho bà mẹ cách chăm sóc cho cô bé. Tuy nhiên, tâm của bà mẹ thì quá đau buồn cho biến cố đó đến nỗi bà cảm thấy bà đã không lo lắng đủ cho cô bé. Cô bé mau chóng đáp lại sự quan tâm của bà mẹ. Khi cô bé khóc nhẹ: “Khó quá, con không thể làm được.” Bà mẹ vội chạy đến giúp nó. Vì tập đi thì thật sự khó khăn, bà mẹ giúp cô bé nhiều và càng ngày càng nhiều hơn. Cô bé ngồi trong xe lăn và càng ngày càng ít tập đi bộ hơn. Hai tay nó yếu ớt. Bà mẹ muốn làm một cái gì thoải mái hơn cho nó, vì thế bà cho nó ăn. Bà mẹ tận hiến hết mọi thời gian cho nó, làm mọi chuyện cho nó. Bà cảm thấy bà muốn bổ túc cho số phận không may của cô bé. Bà năn nỉ cô bé cố gắng đi, nhưng khi cô bé khóc rên rỉ “đau quá”, bà lại thấy thương hại. Ông bố cố gắng khích lệ cô bé nhưng lại sợ bà mẹ, người đã quở trách ông cho rằng ông đòi hỏi cô bé quá nhiều. Bố mẹ cãi vã nhiều lần về chuyện đó trước mặt cô bé. Cô bé thu mình tránh bố, và dựa vào mẹ ngày càng nhiều. Chỉ trong vòng một tháng, cô bé đã thay đổi từ một cô bé tươi cười, can đảm, và tự tin biến thành một đứa bé không còn kiên nhẫn, đòi hỏi, và vô dụng. Khi bà mẹ đưa nó đi vào nhà thương như chương trình đã xếp để bác sĩ khám nghiệm, người ta khám phá ra tình trạng sức khỏe của nó đã thụt lùi. Bác sĩ khuyên nên nhập viện. Đau lòng và giận dữ với sự cứng rắn của bác sĩ, người đã khám phá ra cô bé không chịu cộng tác, bà mẹ liền chối từ. Vào lúc đó ông bố xen vào, và sau khi tham khảo ý kiến, cô bé được nhận vào dẫu bà mẹ phản đối. Để việc chữa trị có kết quả, nó cần sự cố gắng, sự am hiểu, sự thõa thuận, và một quyết tâm muốn khuất phục mọi cái đang làm suy yếu do sự thương hại của bà mẹ và đưa cô bé trở lại trên con đường tiến tới. Chỉ sau khi bà mẹ đã gặp bác sĩ tâm lý, bà mới có thể hiểu được thái độ thương hại của bà đã làm hại biết bao cho cô bé và khiến nó đi lùi. Cả bố mẹ đã làm một bước tiến đáng ngưỡng mộ và đã học cách để biến thảm kịch thành một cố gắng hữu ích. 

Một đứa trẻ tàn tật về thể lý như là kết quả của tật nguyền bẩm sinh như mù, điếc, hay tàn tật dễ trở thành đối tượng cho sự thương hại. Tránh cảm giác thương hại đối với những đứa trẻ như thế thì gần như vượt quá bản tính tự nhiên của con người. Nhưng nếu thương hại chúng, chúng ta chỉ làm tăng thêm sự tai hại cho chúng mà thôi. Y tá và bác sĩ làm việc với những đứa trẻ tàn tật rất ngỡ ngàng với sự can đảm chúng thường tỏ ra và sự thông minh nhờ đó chúng có thể khuất phục hoặc cộng tác để thoát khỏi sự tật nguyền. Các nhà điều trị cũng rất ý thức về sự nguy hiểm của việc thương hại. Họ đã nhìn thấy những bước tiến đã được làm bỡi những đứa trẻ bị làm vỡ tan tành do tình cảm không thích hợp và sự thương hại của nhiều bố mẹ và các bà con không được hướng dẫn đúng đắn. Y tá, bác sĩ, và chuyên gia trị liệu thường tùy thuộc vào những phản ứng của cha mẹ, những người có những phán đoán sai lầm đối với sự cứng rắn của những phương cách họ dùng như cho là độc ác, cứng nhắc, và thiếu tình cảm. Thật ra, các nhà trị liệu tránh được sự thương hại cách dễ dàng hơn vì họ không vướng mắc vấn đề tình cảm. Tuy nhiên, khi họ có một đứa trẻ dưới sự chăm sóc của họ trong một thời gian dài, họ cũng học yêu đứa trẻ nhưng không phản ứng cách thương hại đối với tình trạng hiểm nguy của nó. Trái lại, họ khích lệ đứa trẻ tự hào về những hoàn thành của nó dưới những điều kiện khó khăn. 

Thùy Vân 5 tuổi lên cơn sốt và có những triệu chứng khó nhận ra được ngay tức khắc. Cô bé rất yếu và được nằm lại trong nhà thương để họ nghiên cứu. Ngoài sự lo lắng, bà mẹ cảm thấy sắc diện có chút biến chứng xảy ra cho cô bé. Cô bé được chích thuốc và được chuyền máu. Mặc dầu nửa tỉnh nửa mê, cô bé vẫn khóc mỗi khi bị chích kim. Bà mẹ phàn nàn vì bà cảm thấy quá ác đối với một đứa bé đau ốm như vậy. Sự thương hại đối với cô bé lên cao. Sau khi khám nghiệm và thuốc thang thích hợp, cô bé từ từ bình phục và được phép về nhà. Sự hồi phục chậm. Bà mẹ cố gắng phục vụ cô bé. Bà không biết làm gì hơn để bù đắp cho cơn bệnh trầm trọng và lâu dài. Mỗi ngày cô bé càng khá hơn, nó đòi hỏi ngày càng thêm nhiều. Bà mẹ dần dần kiệt sức bỡi sự mất ngủ và bà bắt đầu gắt gỏng. Cuối cùng, một ngày kia, bà nổi trận lôi đình. Khủng hoảng và ngỡ ngaøng, coâ beù khoùc: “Taïi sao meï aùc ñoäc vôùi con nhö vaäy trong khi con quaù ñau?” Hoái haän, baø meï coá gaéng hôn ñeå chòu ñöïng vôùi con baø. 

Cô bé đã thấm được sự thương hại của người mẹ và bây giờ nó thương hại chính nó. Bà mẹ mang mặc cảm tội lỗi về việc gắt gỏng với con bà và trở lại phục tùng những đòi hỏi không thích đáng. Một vòng lẩn quẩn đã được thiết lập. 

Hầu hết chúng ta đều cảm thấy thương hại đốùi với những con trẻ khi chúng đau ốm. Dĩ nhiên, một đứa trẻ đau cần sự chú ý và sự cảm thông của chúng ta. Nó không thể tự nó lo lắng cho chính nó. Chúng ta phải giúp nó, nhưng phải làm với cặp mắt để ý đến thái độ chúng ta. Chúng ta phải ý thức về việc mở lối cho cám dỗ muốn thương hại đứa trẻ đau khổ. Đây là một phần của cuộc sống. Tốt nhất, chúng ta có thể thõa đáp những nhu cầu khi nó đau, giúp nó chịu đựng đau khổ và chỉ nó cách ứng phó với những khó khăn. Đứa trẻ đau cần sự giúp đỡ của chúng ta về sự dũng cảm, cần lòng tin của chúng ta vào sự can đảm của nó, sự cảm thông và sự thiện cảm của chúng ta nữa. Sự đau ốm rất ảnh hưởng trong việc dễ làm mất nghị lực, nó gây cho trẻ một ấn tượng là còn nhỏ và vô dụng. Sự thương hại làm nó càng mất đi sự can đảm, làm mất năng lực, làm mất sự tự kỷ. Thương hại ám chỉ một thái độ của kẻ trên. Nó không nâng đỡ sự can đảm. Bà mẹ khôn khéo tỏ ra nhã nhặn đối với con khi bà mạnh mẽ khước từ đối xử với con bà theo phương cách thương hại để giúp nó tiến. Thời kỳ phục hồi là thời kỳ khó nhất cho cả bà mẹ và đứa con. Nhưng điều đó có thể được làm dễ hơn nhiều cho cả hai nếu sự thiện cảm và can đảm thay thế sự thương hại và phục vụ không đúng cách. 

Thúy Vân 3 tuổi rất sung sướng vui hưởng chiếc võng đu đưa mới của nó. Kim Trang 5 tuổi, một đứa trẻ láng giềng chạy sang từ nhà nó, bắt cô bé Thúy Vân ra khỏi chiếc võng đu để rồi chiếm ngay chiếc võng đu đó. Thúy Vân đứng dậy, phết đít cô Kim Trang một cái, và chạy tới chiếc võng đu khác. Bà mẹ nhìn theo từ chiếc cửa sổ nhà bếp. Thúy Vân ngồi vào chiếc đu khác chưa được bao lâu thì Kim Trang bỏ cái kia và lại đòi cái võng của Thúy Vân đang đu. Có tiếng vọng lên. Bà mẹ của Kim Trang chạy qua và nói với cả hai. Bà khích lệ Kim Trang chọn cái nào nó thích, đăït nó vào trong đó và băùt đầu đu đưa. Cô bé Kim Trang đổi ý. Cô muốn cái kia. Mẹ nó thuyết phục Thúy Vân đổi cho nó, đoạn đu đưa chiếc võng của Kim Trang và rồi Thúy Vân. “Cháu có thể tự đu đưa,” cô bé Th. Vân nói. Không bao lâu sau đó, cô bé Kim Trang một lần nữa lại đòi đổi chỗ. Mẹ nó lại phải thuyết phục. Không chịu đựng được nữa, bà mẹ Thúy Vân nhập cuộc: “Tại sao chị cứ phải theo ý cô bé suốt như vậy.” “Nó quá nhỏ, tôi không bao giờ từ chối điều gì. Tôi không bao giờ có thể bổ túc cho nó cho những khởi đầu mất mát nó có trong cuộc đời.” “Khởi đầu mất mát có ngĩa là gì?” Mẹ Kim Trang quay sang và thì thào: “Ô, nó là đứa con ngoại hôn.” Bà mẹ của Kim Trang xem mình như là một anh hùng quảng đại, người đến để cứu một đứa trẻ hoàn toàn bất hạnh và bất hợp pháp. Tuy nhiên trong đầu óc bà, tình yêu và sự trao ban trong thế giới nầy không thể bù đắp cho sự mất mát to lớn, là nguồn động lực bên trong đã tạo nên hành vi của cô bé. 

Bà mẹ của Kim Trang có một cái nhìn hoàn toàn không thực tế. Sự thương hại của bà không giúp được gì cho cô bé mà chỉ tạo ra một kết quả không mấy tốt đẹp. Quan niệm của bà, một người mẹ nuôi, đã ảnh hưởng cách xử thế của bà cũng như ảnh hưởng đến cô bé mà bà đã nuôi. Cô bé Kim Trang quá hư hỏng đến nỗi không thể làm được một sự đóng góp xây dựng nào. Nếu không có một sự ý thức, cô bé cũng vậy, bị ảnh hưởng bỡi quan niệm và thái độ sống của bà cho rằng: tôi bất hạnh, thế giới phải đền bù điều đó cho tôi. 

Thương hại là một cái bẩy cho những cha mẹ nuôi. Đó là một tai họa. Một đứa con nuôi không có chướng ngại để khuất phục hơn những đứa trẻ khác, ngoại trừ bố mẹ nuôi cung cấp những chướng ngại qua việc thương hại sai lầm nầy. Đứa trẻ trong năm đầu tiên không thể phân biệt giữa thành phần trong gia đình bằng việc con nuôi hay con đẻ. Sự ý thức về những người chung quanh nó giống với ý thức của một đứa trẻ được sinh ra trong gia đình. Vì lợi ích của sự thích nghi đối với đời sống, nó không bao giờ có một vị thế đặc biệt. Những đứa trẻ xem mình là đặc biệt trong một cách thế nào đó tậu lấy những giá trị sai lầm và phát triển những mong đợi sai lầm đó. Đứa con nuôi cần có sự kính trọng và chăm sóc giống như đứa con đẻ. 

Một bà mẹ có hai đứa con nuôi, khi chúng lớn lên, chúng được cho biết rằng chúng được nhận làm con nuôi bằng cách lưu ý điều đó cách rất tự nhiên. Khi chúng muốn biết rõ điều đó có nghĩa là gì, bà nói rõ rằng thỉnh thoảng có người không có khả năng nuôi con, trái lại có người có khả năng nuôi con nhưng lại không có con, như thế không tốt sao cho đứa bé có thể thay đổi vị thế của nó. Và rồi, một sự thảo luận chính thức về cách thức giải quyết một số những vấn đề khó khăn, sẽ loại bỏ được những trục trặc còn lại. Bấy giờ những đứa con nuôi được chấp nhận nếu bố mẹ hai bên đồng ý.

(Ông bố choàng tay ôm các con và nói với giọng cứng rắn rằng: “Đối diện với cái chết của mẹ, chúng ta cảm thấy một nỗi đau khổ lớn lao, nhưng hãy nhớ: chúng ta phải thương mẹ với sự can đảm, không phải với sự thất vọng. Đó là cách mẹ các con ước muốn, và bố tin chắc rằng các con có thể làm được điều đó như mẹ ước muốn.”) 

Anh Thư 9 tuổi, Mỹ Hoa 7 tuổi, và Anh Tuấn 6 tuổi, sống với dì Mỹ Linh và 2 đứa con gái của bà: Huyền Linh 8 tuổi và Thục Linh 5 tuổi vì bà mẹ của chúng đang nằm bệnh viện. Ông bố ăn tối với chúng mỗi tối và rồi đi nhà thương canh mẹ. Thỉnh thoảng dì Mỹ Linh cũng đi và bấy giờ ông dượng Anh Minh cố gắng làm cho chúng vui với những câu chuyện hoặc trò chơi. Dì Mỹ Linh cảm thấy mình kiệt sức và xuống tinh thần, một phần vì bỗng nhiên phải chăm sóc thêm ba đứa trẻ, và một phần vì sự quan tâm đối với người em rất thân thiện với bà. Những người lớn đều biết rằng bà mẹ của Anh Thư đang ở trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm vì bệnh ung thư. Họ không muốn cho con trẻ biết về bệnh tình của người mẹ. Cách đây một năm rưỡi, bà mẹ cũng ở nhà thương và trở về với chúng. Bất cứ lúc nào chúng nó hỏi “khi nào mẹ về”, chúng đều được nói rằng”sắp về”. Chúng cảm được có một sự ẩn dấu đằng sau những cái nhìn lo lắng và những cuộc nói chuyện nho nhỏ giữa bà dì và ông bố của chúng. Không thể hiểu được, nhưng chúng cũng cảm thấy khó chịu nên trở thành biến chứng, sinh ra càu nhàu, bực bội, và cứng đầu. Anh Thư mất sự lo lắng của bà mẹ hơn những đứa khác và nhận ra được tình trạng đó hơn. Vì Anh Thư là cô bé lớn nhất nên dì Mỹ Linh yêu cầu nó chăm sóc cho những đứa nhỏ hơn và cho nó ấn tượng có bổn phận của một người lớn nhất. Cô bé Anh Thư sẵn sàng gánh vác nhiều trách nhiệm nhưng lại phát triển một thái độ của kẻ trên nên bọn trẻ không thích. Điều đó thêm vào sự phức tạp mà chúng đang sống. 

Rồi bà mẹ chết, và nỗi đau khổ của người lớn không thể dấu được nữa. Các trẻ phải được thông báo. Ông bố yêu cầu để cho ông yên với ba đứa trẻ trong một thời gian, và dì Mỹ Linh sẽ nói với hai trẻ của bà. Dì Mỹ Linh đau khổ đến tột độ. Ông bố gọi ba đứa trẻ lại và nói: “Các con cưng của bố, bố có điều rất nghiêm chỉnh muốn nói với các con.” Cả ba trẻ đã cảm được cái gì không may, đã ý thức được về bầu không khí đã thay đổi trong nhà; “Có phải có gì không tốt đẹp xảy ra cho mẹ phải không?” cô bé lớn Anh Thư hỏi. “Mẹ các con đã về trời hôm nay để ở với Thiên Chúa. Mẹ các con rất hạnh phúc ở đó. Chúng ta cần phải can đảm bây giờ và phải lo cho nhau.” Phải mất mấy giây để điều ông bố nói được cảm nghiệm. Bị khủng hoảng, cô bé lớn khóc: “Tại sao mẹ bỏ chúng ta, bố? Tại sao mẹ phải về trời bây giờ? Chúng ta cần có mẹ!” “Chúng ta không thể làm gì được về điều đó con ơi! Thiên Chúa gọi mẹ của chúng con về với Ngài và chúng ta không thể hỏi điều Ngài làm.” Bé Mỹ Hoa hỏi: “Ba muốn nói là mẹ không còn về nhà nữa?” Ông bố nhè nhẹ trả lời: “Đúng đó con!” “Nhưng con muốn mẹ!” cô bé út vừa nói vừa khóc. Ông bố an ủi chúng và biết rằng sự đau khổ của chúng cũng cần được bày tỏ. Khi các trẻ yên tĩnh, ông bố nói: “Không có mẹ rất khó khăn. Chúng ta cần có một thời gian để làm quen. Chúng ta cần phải cùng nhau làm việc và giúp nhau. Chúng ta sẽ làm một chương trình sớm hết sức như cái gì cần phải làm kế tiếp. Vào lúc đó, Dì Mỹ Linh và hai đứa trẻ của bà vào phòng. Hai đứa trẻ của bà khóc vì những người chung quanh hơn là vì chúng trực tiếp liên quan đến thảm kịch. Dì Mỹ Linh ôm tất cả các bé vào vòng tay, ấp úng giữa những giọt nước mắt: “Những con cừu non tội nghiệp. Những con cừu non không mẹ tội nghiệp!” Ông bố lắc đầu nhìn Dì Mỹ Linh, nhưng Dì Mỹ Linh không hiểu. Các trẻ lại bộc khóc đau khổ, không mấy chốc lên đến tột đỉnh. Ông bố ra hiệu cho ông dượng yêu cầu đưa các con gái ông đi vào phòng một lúc. Ba đứa trẻ cũng ra khỏi vòng tay của bà dì và trở lại bên ông bố. Ông chồng sau cùng khuyên bà vợ Mỹ Linh nằm xuống nghỉ một chút. Bấy giờ ông bố choàng tay ôm các con, nói với giọng cứng rắn rằng: “Bây giờ, các con, chúng ta cảm thấy sự đau khổ nầy. Hãy nhớ: chúng ta phải nhớ mẹ với sự can đảm, không phải với sự thất vọng. Đó là cách mẹ các con ước muốn và bố tin chắc rằng các con có thể làm được điều đó như mẹ ước muốn. Nào, hãy quay quần bên nhau.” Ông im lặng chờ đợi các con thích ứng. Khi chúng đã trở nên sẵn sàng, ông nói tiếp: “Đến giờ cơm tối rồi. Dì Mỹ Linh cần chúng ta giúp đỡ. Tất cả chúng ta chú ý đến bữa ăn tối trên bàn.” “Bố, con không thể ăn bây giờ” cô bé lớn ấp úng giữa những giọt lệ. “Con ơi, con cần phải sống. Nếu con không ăn tối nay có thể được, nhưng vì bữa cơm tối đã sẵn, con sẽ tìm thấy cái con có thể ăn được.” Và với những lời khích lệ, ông bố đã thuyết phục được tất cả các con và đề nghị một công việc cho mỗi đứa. 

Con trẻ bị xuống tinh thần bỡi sự thương hại mà dì Mỹ Linh đã biểu lộ. Ông bố tỏ ra can đảm và sự nhạy cảm cần thiết trong hoàn cảnh đó, và với một chương trình hướng về điều sẽ làm kế tiếp, ông đã đưa những đứa con mình sớm đi vào con đường hồi phục.

Rất nhiều thảm kịch như thế xảy ra trong cuộc sống chúng ta. Là những người lớn, chúng ta được mong đợi chấp nhận và làm cái gì tốt nhất đối với hoàn cảnh. Khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là cảm thấy thương hại cho các đứa trẻ vô tội trong tình trạng bi đát. Tuy nhiên, sự thương hại của chúng ta chỉ mang lại những hậu quả tai hại hơn là thảm cảnh nữa. Nếu người lớn cảm thấy thương hại cho một đứa trẻ, đứa trẻ càng cảm thấy chính đáng trong việc thương hại chính mình. Nó có thể dễ dàng tiêu phí suốt cuộc đời, thương hại cho chính nó, và rồi không thể nhận lấy trách nhiệm để ứng phó với những bổn phận của cuộc đời và tìm một cách vô ích một ai đó để bổ túc cho sự mất mát mà đời dành cho nó. Thật khó cho nó để trở thành một thành phần sản xuất của xã hội vì sự chú ý của nó hoàn toàn tập trung vào chính nó và vào cái nó nên có như một quyền lợi chính đáng. 

Một trong những tình trạng nguy khốn nghiêm túc nhất cho một đứa trẻ là mất một bố mẹ. Thời gian tái lập theo sau sự mất mát đó có thể nhuộm mầu tang thương suốt cả cuộc đời đứa trẻ. Nếu là bà mẹ chết thì càng khó khăn hơn nữa. Những đứa trẻ như thế cần sự nâng đỡ về tình cảm có thể từ mọi người chung quanh chúng. Điều cuối cùng chúng cần đó là sự thương hại. Sự thương hại là cảm xúc tiêu cực – nó làm cho cá nhân con người cảm thấy mình nhỏ bé, không quan trọng, làm mất đi sự tự tin, và tiêu diệt niềm tin vào cuộc đời. Sự chết là một phần của sự sống. Nó phải được chấp nhận. Không có sự chết, không thể có được cuộc đời. Dĩ nhiên, chúng ta không muốn nhìn thấy những đứa trẻ bị tổn thương bỡi cái chết của một bố mẹ. Nhưng sự đau buồn của chúng ta không thể khôi phục sự sống cho người chết. Trong khi sự chết xảy ra, sự sống vẫn tiếp tục. Con trẻ cần ý thức về bổn phận của mình để tiếp tục xây đắp cuộc đời của chúng một cách can đảm ngay cả dưới những điều kiện cực kỳ khó khăn. Sự thương hại trong những lúc như thế chỉ làm kiệt quệ sự can đảm mà chúng cần có trong những lúc đó. 

Chúng ta không thể bảo vệ con trẻ chúng ta xa cách cuộc đời. Sức mạnh và sự can đảm mà nhờ đó chúng ta thõa đáp cuộc sống trong thời kỳ trưởng thành, được xây dựng trong thời thơ ấu. Điều đó có nghĩa là chúng ta học cách chấp nhận nó trong bước đường dài của chúng ta và làm sao để tiếp tục đi. Nếu chúng ta muốn hướng dẫn con trẻ chúng ta đi vào trong sự chấp nhận cuộc đời cách can đảm đó, nếu chúng ta muốn dạy cho chúng sự hài lòng đến từ sự khắc phục những bất trắc, và khích lệ khả năng chúng làm điều phải được làm kế tiếp, chúng ta phải can đảm, không nhường bước cho sự thương hại. Chúng ta phải chú trọng đến sự thương tâm mà chúng ta thường học hỏi từ những nền văn hóa, tránh hành động theo phản ứng tự nhiên, và hãy tỏ sự thiện cảm và cảm thông bằng cách nâng đỡ các trẻ ứng phó với vấn đề đau khổ cũng như trong việc tìm cho chúng một lối đi về phía trước. Điều đó có nghĩa là chúng ta không bỏ rơi con trẻ cho cơn khủng hoảng. Trái lại, chúng ta cùng nhau đến để nâng đỡ chúng như chúng ta nâng đỡ một người lớn trong cơn khốn cùng của họ. 

Có thể nói: hoặc lúc nầy hay lúc khác nhiều người trong chúng ta đã chạm trán với một số người lớn tỏ ra không thích sự thương hại, những người không muốn gặp những ai tỏ sự thương hại như một hình thức của thiện cảm. Trong những trường hợp như thế, chúng ta phải cẩn thận diễn tả cảm tình muốn cảm thông với sự tin tuởng vào khả năng của họ trong việc ứng phó những hoàn cảnh khó khăn mà họ đang gặp phải. Và chúng ta cũng phải làm như thế đối với các con trẻ của chúng ta. Sự kính trọng đối với con trẻ đòi hỏi chúng ta phải nâng cao ý thức về trách nhiệm, về phẩm giá, không được làm hạ giá bằng cách kích thích sự tự ái của chúng. Trong cơn khủng hoảng, trẻ con nhìn đến người lớn để tìm một dấu chỉ như phải ứng phó cách nào với tình cảnh không quen thuộc đó. Chúng cảm được thái độ chúng ta và dùng nó như một hướng dẫn. 

Thật không khó để phân biệt giữa thương hại và thương tâm. Thương tâm ám chỉ: tôi hiểu cảm giác anh có, nó làm anh đau nhiều, cái khó khăn anh đang phải chịu. Tôi đau lòng về chuyện đó và tôi sẽ giúp anh thắng vượt những khó khăn đó. Còn thương hại ám chỉ một thái độ của kẻ trên, thái độ của một chủ nhân ông đối với người được thương hại. Anh là một cái gì đáng thương hại, tôi cảm thấy thương hại cho anh. Tôi sẽ làm tất cả điều tôi có thể làm để bù đắp vào cái mà anh thiệt thòi. Cảm giác đau buồn về điều xảy ra là thương tâm. Còn cảm giác đau buồn cho anh là người mà điều đó xảy ra là thương hại. Chúng ta có khuynh hướng nghi ngờ khả năng của tất cả những con người mà chúng ta xem là nhỏ và yếu, và như một kết quả, chúng ta làm suy giảm sự đầy sinh lực mà chúng có thể phát huy nếu sự thương hại của chúng ta không làm chúng co rút vào sự thụ động để rồi chỉ còn biết phàn nàn và đòi hỏi. 

Trang gia đình | Trang nhà


Gửi Bài - Góp Ý  - Chia Sẻ - Comments