CÂU HỎI 11 :
Tại sao nói con người là một tinh thần nhập
thể? (x.FC 11)
· Vì là một linh hồn biểu lộ trong một thân xác
và một thân xác sống động do một tinh thần bất tử.
Nên nó được mời gọi sống yêu thương trong toàn
thê duy nhất tính của nó.
Tình yêu cũng bao gồm cả thân xác con người và
thân xác dự phần vào tình yêu của tinh thần.
CÂU HỎI 12 :
Định nghĩa Tính dục là gì?
( x.FC 11 )
· Tính dục là hành vi riêng biệt chỉ dành cho đôi
bạn Nam Nữ hiến thân cho nhau và tính dục không phải chỉ một
điều thuần túy sinh lý nhưng có liên hệ đến nhân vị trong mức
thẳm sâu nhất mà nhân vị có được. Tính dục ấy chỉ được thực hiện
một cách nhân bản đích thực.
- Nếu nó là một thành phần làm nên tình yêu.
- Trong đó, người Nam người Nữ hiến thân trọn vẹn
cho nhau đến chết.
CÂU HỎI 13 :
Thế nào là Khế ước và Định chế Hôn nhân?
( x.FC 11 )
· Khế ước hôn nhân là sự lựa chọn có ý thức và tự
do mà người Nam Nữ chấp nhận sống chung và chia sẻ tình yêu như
chính Thiên Chúa đã muốn.
Định chế Hôn nhân không phải là sự áp đặt của xã
hội và quyền bính, cũng không phải là sự áp đặt của một hình
thức bên ngoài.
Định chế là một đòi hỏi tự bên trong Khế ước Tình
yêu, được xác định công khai như giao ước duy nhất và tuyệt đối
để nhờ đó đôi bạn có thể sống trung thành trọn vẹn ý định của
Thiên Chúa Tạo hóa.
Sự trung thành thay vì giảm thiểu tự do nhân vị
lại giúp cho tự do khỏi rơi vào những thái độ chủ quan, những
chủ trương tương đối và làm cho nó được tham dự vào sự khôn
ngoan của Thiên Chúa.
CÂU 14 :
Chúa Kitô mặc khải thế nào về sự thật nguyên
thủy của hôn nhân , sự thật của “thuở ban đầu”?
(x.FC 13 )
· Sự thật nguyên thủy của hôn nhân chỉ đạt sự
viên mãn dứt khoát trong việc trao ban Tình yêu mà Ngôi Lời
Thiên Chúa ban cho loài người khi Người mặc lấy bản tính nhân
loại và trong việc hy sinh mà Đức Giêsu Kitô đã hiến mình trên
Thánh giá cho hiền thê của Người là Hội Thánh. Sự hy sinh ấy
biểu lộ trọn vẹn ý định mà Thiên Chúa đã khắc ghi vào nhân tính
của mỗi con người khi tạo dựng nên họ.
Như thế, hôn nhân của những người chịu phép Rửa
tội trở nên biểu tượng thật của giao ước mới và vĩnh cữu được ký
kết trong Máu Đức Kitô.
Thánh Thần mà Chúa đã đổ tràn xuống ban cho họ
một trái tim mới, và làm cho cả hai nam nữ có khả năng yêu
thương như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta.
CÂU HỎI 15:
Tại sao hôn nhân Kitô giáo là một Bí tích?
( x.FC 13 )
· Do phép Rửa tội, Bí tích Hôn phối liên kết chặt
chẽ người nam và người nữ với nhau không thể tháo gỡ khi người
này thuộc về người kia, họ thực sự biểu lộ tương quan giữa Đức
Kitô với Hội Thánh Ngài.
Qua dấu chỉ các Bí tích, tình yêu họ được nâng
cao và đem vào trong tình Bác ái hôn ước Đức Kitô, được sức mạnh
cứu rỗi của Người nâng đỡ và làm chứng cho niềm hy vọng mai nầy
được gặp gỡ Đức Kitô.
CÂU HỎI 16 :
Tại sao nói con cái là ân huệ rất quý báu của
hôn nhân trong ý định của Thiên Chúa?
( x.FC 14 )
· Chính định chế hôn nhân và tình yêu vợ chồng
đều quy hướng về việc truyền sinh và giáo dục con cái.
Trong thực tế sâu xa nhất, tình yêu vốn cốt yếu
là ơn huệ, và tình yêu vợ chồng khi đưa đôi bạn chỗ biết nhau
làm cho họ thành “một xác thịt” và nó không kết thúc nơi hai
người nhưng làm cho họ khả năng thực hiện được việc trao hiến
lớn lao nhất, nhờ đó họ trở nên những người cộng tác với Thiên
Chúa để thông ban sự sống cho một nhân vị khác.
CÂU HỎI 17 :
Theo đức tin Kitô giáo đâu là ý nghĩa của con
cái đối với vợ chồng và đối với giao ước hôn nhân?(x.FC
14 )
· Thiên Chúa có ý định cho tương quan giao ước
hôn nhân phát triển thành cộng đồng yêu thương lớn hơn mà chúng
ta gọi là gia đình. Sự rộng mở yêu thương này xuất hiện qua con
cái là quà tặng của Thiên Chúa, tình yêu vợ chồng phải rộng mở
đón nhận quà tặng là sự sống mới.
· Con cái phản ánh và hiện thân của tình yêu vợ
chồng.
· Con cái làm phong phú tình yêu vợ chồng.
· Cha mẹ được mời gọi để biến tình thương con cái
thành dấu chỉ hữu hình cho chúng nhận ra được tình yêu Thiên
Chúa
CÂU HỎI 18 :
Hôn nhân và gia đình Kitô giáo xây dựng nên
Hội Thánh như thế nào? ( x.FC 15 )
· Hôn nhân và gia đình Kitô giáo xây dựng nên Hội
Thánh. Thật vậy, trong gia đình nhân vị không chỉ được sinh ra
và dần dần nhờ giáo dục được dẫn vào trong cộng đồng nhân loại
mà thôi, nhưng nhờ tái sinh qua Bí tích Rửa tội và nhờ sự giáo
dục đức tin, con cái cũng được dẫn vào trong gia đình của Thiên
Chúa là Hội Thánh.
Gia đình là chiếc nôi và là môi trường Hội Thánh
hội nhập vào cộng đồng nhân loại và ngược lại, cộng đồng nhân
loại hội nhập vào Hội Thánh.
CÂU 19 :
Mỗi gia đình Kitô hữu cần phải chu toàn
những bổn phận nào ? (x. FC 17)
Bốn bổn phận chính mà mỗi gia đình Kitô
hữu cần chu toàn :
a/ Đào tạo một cộng đồng các ngôi vị .
(những con người biết sống yêu thương
nhau).
b/ Phục vụ sự sống, qua việc sinh sản và giáo
dục con cái.
c/ Tham gia vào việc phát triển xã hội.
d/ Tham dự vào đời sống và sứ vụ của Giáo
hội.
CÂU 20 :
Một cộng đồng các ngôi vị có nghĩa là
gì ? (x. FC 18)
· Gia đình được xây dựng và sống động
nhờ tình yêu, là một cộng đồng các ngôi vị của người
chồng và người vợ, của cha mẹ và con cái, của bà con
gia tộc nên bổn phận đầu tiên là phải sống trung thành
chính thực tại của sự hiệp thông và cố gắng liên lỉ
nhằm thăng tiến một cộng đồng đích thực các ngôi vị.
Nguyên lý nội tại, năng lực và đích điểm đạt đến chính
là tình yêu “cũng như không có
tình yêu thương gia đình không phải là một cộng đồng các
ngôi vị, thì cũng thế, không tình yêu thương, gia đình
không thể sống, lớn lên và tự hoàn thiện xét như một
cộng đồng các ngôi vị ”
|