Sự kiện sinh học phổ biến: để
giống loài được trường tồn, các cá thể cần phải sống theo
luật hấp dẫn giới tính, nhằm bảo đảm cho hiện hữu tập thể,
là hiện hữu vượt xa vô hạn hiện hữu cá nhân.
Những yếu tố
của nhân học giới tính
Những giai đoạn của cấu trúc
hóa tâm lý – tính dục
Freud mô tả tiến trình cấu
trúc hóa tính dục là một tiến trình tiệm tiến, năng động,
bao gồm không chỉ những tiến bộ mà cả những ấn định ở một số
giai đoạn, và những thoái bộ có thể có ở những giai đoạn đi
trước. Mặt tiến hóa biểu lộ ra, nơi đứa trẻ, với sự chuyển
vị các vùng khoái cảm: từ miệng, qua hậu môn, và sau cùng là
đến cơ quan sinh dục. Như thế theo ông nơi trẻ nhỏ dục tính
đã hoạt động từ rất sớm trước khi dậy thì. Từ lúc sinh ra
đời, đứa trẻ cảm thấy “một lô những kích thích đưa tới một
khoái cảm không chỉ là sự thỏa mãn một nhu cầu sinh lý và
chúng sẽ được thấy xuất hiện trở lại về sau này, như là
những nhân tố, trong hình thức được cho là bình thường, của
tình dục”[1]
Giai đoạn dậy thì từ 11 đến
14 tuổi. Thời của biến chuyển toàn thể con người, về thể
chất, sinh lý, tình cảm, với sự xuất hiện kích thích cơ quan
sinh dục. Cũng là giai đoạn của khủng hoảng hoang mang ít
nhiều. Giai đoạn thiếu niên chuyển tiếp sang người lớn: tuổi
của băng nhóm, tụ họp cùng giới về mặt xã hội học.
Cùng với cảm giác thấy sục
sôi bên trong là một sự thay đổi đột ngột thể lý sinh lý,
khám phá khoái cảm nơi cơ quan sinh dục. Nhưng cũng tương
ứng với điều ấy, về mặt xã hội học, là thái độ đối kháng
(gia đình, xã hội). Nhưng đây cũng là thời của tình bạn đằm
thắm, cao thượng, cũng là thời của khủng hoảng học đường.
Tất cả những điều này sửa soạn cho khủng hoảng đặc thù của
tuổi thanh niên, và cùng lúc khám phá ra sự hấp dẫn của
người khác phái, tựu trung nơi đó vừa nỗi lo sợ và niềm khát
khao. Chuyển tiếp qua thời kỳ tính dục khác giới không phải
luôn luôn dễ dàng nhưng tiệm tiến: ở đây có thể có những
định hình, tiến hoặc thoái bộ.
1. Tính dục con
người không chỉ là vấn đề sinh dục
Có thể nói mọi quan hệ nhân
bản đều có sắc thái giới tính (sexed), nghĩa là, được ghi ấn
dấu giới tính (nam hay nữ tính) của chủ thể trong quan hệ.
Nói thế có nghĩa là toàn thể đời sống tương quan của chúng
ta, tất cả mọi ước vọng của chúng ta, dù chúng thuộc bình
diện nào, cũng đều mang dấu ấn của kinh nghiệm mà chúng ta
có về tính dục của mình kể từ những giờ phút đầu tiên của
thời thơ ấu.
2. Mọi quan hệ
không thể được xem chỉ như là tình dục
Mọi quan hệ, kể cả quan hệ
tình dục, đều có dấu ấn của một xung năng (impulse) mãnh
liệt: sự hung hăng (aggressiveness). Tính dục và sự hung
hăng luôn đang xen với nhau trên nhiều mức độ khác nhau. Thế
nhưng quan hệ nói chung dù có dấu ấn của sự phân giới, cũng
không được giản lược phiến diện chỉ như là tính dục. Khẳng
định về một người nào đó trên cơ sở xu hướng tính dục của
người ấy mà thôi là phiến diện, định kiến. Nói ai đó là
“người đồng tính luyến ái”, là rất thiếu tôn trọng người ấy,
bởi lẽ cách diễn tả như thế đồng nghĩa với áp đặt một cách
phiến diện toàn thể nhân vị của người ấy vào xu hướng tình
dục của họ. Riêng đối với người kitô hữu, một nhân vị, dù có
xu hướng thế nào, trước hết là một chủ thể được mời gọi thực
hiện chính mình với tất cả những gì mình là, và đáp trả
tiếng gọi của Thiên Chúa về bản thân mình.
Trước hết, tiết dục là tự
nguyện tránh (chứ không chỉ đơn thuần là kiêng khem) mọi sự
hành lạc.
Nhưng khiết tịnh mới là khái
niệm chúng ta muốn làm sáng tỏ ở đây. Như đã nói, tính dục
của một người không chỉ là hoạt động sinh dục, cũng thế
khiết tịnh không chỉ là một cách thức quan hệ liên hệ trực
tiếp với hoạt động sinh lý. Cần phải hiểu rộng hơn rất
nhiều. Nó liên hệ tới hết mọi người, kết hôn hay không kết
hôn. Có thể nói, theo Xavier Thévenot, đó là một thái độ
hành xử căn bản giúp ta sống đời sống tính dục một cách
thong dong vì mình và vì người khác.[2]
Như thế, một người có thể tiết dục mà không khiết tịnh, như
trường hợp một người đàn ông độc thân không hề làm sự dâm
dục nhưng dùng uy lực phái tính để gợi tình dụ dỗ một người
phụ nữ chẳng hạn, người ấy không khiết tịnh.Vấn đề là ham
muốn phái tính của tôi có khiến tôi giam hãm tha nhân trong
khát vọng ấy của tôi hay, nó giúp người kia trở nên là chính
họ nhiều hơn hay không? Khiết tịnh hiểu như thế hàm ẩn sự
kính trọng hoàn toàn tha nhân, mong muốn người ấy tự do. Một
cái nhìn khiết tịnh phải là cái nhìn không tách biệt thân
xác người khác, như đối tượng khác phái đáng thèm muốn, ra
khỏi chính con người đó; đó là một cái nhìn đón nhận tha
nhân trong toàn thể nhân vị người ấy.
4. Tìm khoái
cảm tự kỷ (autoerotism)
Là chủ thể lấy mình làm đối
tượng trong khi tìm khoái lạc dục tính. Vào tuổi thiếu niên,
đôi khi có sự trở lui về tình trạng tìm khoái cảm tự kỷ này,
nhưng một cách khác, vì dục tính đã chuyển từ miệng sang
sang các cơ quan sinh dục như là vùng khoái cảm sống động.
Thế nên, khi đương đầu với thất bại, thất vọng, đụng độ căng
thẳng trước thực tế quá khắc nghiệt so với thế giới thơ
mộng, nhiều ước mơ, lý tưởng của tuổi thần tiên, cậu hay cô
bé cũng có thể lui về tình trạng tìm khoái cảm tự kỷ, nhưng
lần này với hành vi thủ dâm, nghĩa là đụng đến cơ quan sinh
dục. Thủ dâm của cô cậu thiếu niên hay bú tay của trẻ thơ
như thói quen thường xuyên đều có nghĩa là một sự thoái bộ
vì biểu lộ một sự khép kín bản thân mình lại. Hành vi tự tìm
cảm khoái bản thân ấy có thể mang lại một sự thư giãn nhất
thời xoa dịu căng thẳng đang gặp, nhưng ở chiều sâu của tâm
thức nó không phải là một giải pháp mang đến sự thỏa mãn,
bởi lẽ tính dục, như cấu trúc sinh lý các cơ quan của nam-nữ
cho thấy, là dành cho quan hệ với người khác, với người khác
phái tính.
Sự thoái bộ này nơi hành vi
thủ dâm có sắc thái hơi khác tùy giới. Nơi cô bé mang đậm
tình cảm hơn, nơi cậu bé mang nét nhục dục nhiều hơn, nhưng
ý nghĩa là như nhau: tư lự, ủ ê, buồn bã, nói chung đó là
hành vi đi ngược chiều lại với tương quan với tha nhân, do
đó không đem lại niềm vui, tạo sự sống.
Nơi động vật dục tính nhằm để
sinh sản và có tính tự động. Nhưng, nơi loài người, không
còn nhiều đặc tính tự động thay vào đó là tự do tính của con
người, và như thế sẽ có tác dụng hoặc tốt hoặc xấu. Do đó
quan hệ tình dục nơi con người là một đỉnh điểm: có thể là
nơi chốn của một gặp gỡ sung mãn, của trao ban và đón nhận
lẫn nhau, mà cũng có thể là sào huyệt của trụy lạc, điều mà
loài vật không biết tới.
Điều quan trọng, trong mọi
tiến trình tâm-sinh-lý tốt đẹp, là thể hiện một quan hệ đích
thực giữa hai chủ thể con người, nghĩa là quan hệ trong đó
tha nhân phải được đối xử không phải như một đồ vật đối
tượng của khoái cảm của ta, nhưng là như một chủ thể của
khát khao của ta.
Mọi khát vọng (desire) đều
nảy sinh từ một nhu cầu (need), thế nhưng nếu chỉ dừng lại ở
mức độ giải khát nhu cầu, thì ta vẫn ở lại trong phạm vi của
hưởng thụ trong đó tha nhân thật sự được xem như một đồ vật
để hưởng để dùng.
Khát vọng tính dục có nguồn
gốc từ một xung năng tình dục bản năng. Nhưng bước chuyển
tiếp từ một nhu cầu sang khát vọng bao hàm một chối từ: chối
từ cái gì? Chối từ chiếm hữu tha nhân như chiếm hữu một đồ
vật.
Khát vọng người khác, hay
Đấng-Hoàn-Toàn-Khác, là ngầm nói với “người ấy” đồng thời
hai điều: “Em không thể không cần đến anh. Em thiếu anh. Em
cần anh”, và cùng lúc: “Em tự ngăn mình lại không nắm giữ và
sở hữu anh như sở hữu một đồ vật. Em không chỉ kính trọng mà
còn mong muốn anh tự do”.
Do đó trong mọi khát vọng ta
sống một mâu thuẫn, một sự căng thẳng, và một sự không thỏa
mãn. Khát vọng tính dục chính là động cơ của quan hệ có sắc
thái tính dục. Nhưng sự kết hợp xác thịt (hay “quan hệ tình
dục”), dù có thể sống động tới mức nào đi nữa bởi sức mãnh
liệt và khoái cảm mà nó mang lại, cũng mới chỉ là “hợp nhất”
tạm thời. Đây là cảm giác ngây ngất, đắm say, một kinh
nghiệm như thể đi vào trạng thái cuồng điên, thời gian trong
phút chốc như ngưng đọng. Là một kinh nghiệm khiến ta khao
khát và làm rực sáng lên cái khả năng “được hợp phối nên
một” hoàn toàn, vô cùng, nhưng cũng kinh nghiệm về một sự
“hiệp thông” không thể có được. Sau cao đỉnh đó mỗi người
thuộc đôi bạn được trả về lại với dị biệt tính của mình, với
cái góc rất riêng cô đơn của mình.
Ta không bao giờ chấm dứt
được khát vọng vì nó vô biên. Sự bổ khuyết lẫn nhau của
người nam-người nữ do đó không bao giờ hiểu như là khả năng
hiệp nhất hoàn hảo, không vết nứt nẻ. Hẳn là chúng ta được
tạo dựng cho một tương quan thành toàn mà người ta gọi là
hiệp thông. Nhưng lưu ý: hiệp thông không phải là hòa tan.
Mọi quan hệ tốt đẹp, đều mang chở sự sống, đòi hỏi phải có
khác biệt, tha tính, khoảng cách. Hiệp thông, khác với hòa
tan, là hiệp nhất trong dị biệt. Và hiệp thông không chỉ đòi
hỏi dị biệt nhưng còn làm gia tăng dị biệt. Quan hệ tốt đẹp
là làm cho đôi bạn quan hệ trở nên nhân vị hơn, “người” hơn.
Mỗi người trở nên chính mình hơn một chút, trong phạm vi
nhân vị của mình.
Trong cuộc sống lứa đôi tính
dục được tạo ra là để thực hiện tương quan liên chủ vị. Đôi
lứa chính là nơi gặp gỡ của ba chức năng sau đây: quan hệ,
tạo khóai cảm và sinh sản.
Tính dục, giữa đôi bạn yêu
nhau, là ngôn ngữ thân xác nhờ đó họ bộc lộ tình yêu của
nhau cho nhau. Như thế, tính dục là khoảng không gian nơi đó
con người đặc quyền tỏ hiện mình như một hữu thể xác-hồn bất
khả phân ly, bén rễ tự trong bản năng nhưng có thể thống
trị, chế ngự và ổn định họ sao cho nó trở thành ngôn ngữ
tình yêu, vốn từ phía đó là thuộc tinh thần.
2. Chức năng
tạo khoái cảm
Nhưng một câu hỏi quan trọng
hơn và có lẽ khó hơn là: Đâu là chỗ đứng đúng đắn của khoái
cảm hay lạc thú?
Khó trả lời, vì khoái lạc vốn
hàm hồ. Nó đánh thức những kinh nghiệm cổ xưa và như tế bị
cấm đoán, và cũng có thể vì chúng ta còn đậm dấu ấn, dù muốn
hay không muốn, của một nền giáo dục coi mọi lạc thú tiên
thiên là đáng ngờ.
Có hai cám dỗ trái ngược cần lưu
ý.
Một đàng, ngờ vực và chối từ
mọi lạc thú.
Đàng khác, vì lạc thú nhất là
lạc thú tình dục, đem đến một cảm giác thỏa mãn, được lấp
đầy ngắn hạn, nhưng mãnh liệt và thực, nên có cám dỗ muốn
lấp đầy những trống trải, khuyết thiếu của ta bằng mọi cách
thu tích khóai cảm, và nếu cần sử dụng tha nhân như một đồ
vật đối tượng tạo lạc thú tình dục.
Thật ra, khoái cảm hay lạc
thú là một thành phần tổng hợp nên quan hệ tính dục, và có
thể có tính xây dựng và tổ chức đối với từng chủ thể và đôi
bạn, với điều kiện là nhớ rằng trong tình yêu có ba: đôi bạn
và một sự khiếm khuyết luôn luôn có trong mọi khát vọng. Cần
chấp nhận khát vọng sẽ không bao giờ thỏa mãn trọn vẹn; và,
nhờ thế mà khát vọng luôn sống, và chúng ta vẫn sống, hạnh
phúc.
3. Chức năng
sáng tạo sự sống
“Hãy sinh sôi nảy nở thật
nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất” (St 1, 28)
Ngay cả chức năng này cũng
không được sử dụng như là phương thế để lấp khoảng trống
giữa hai người. Đứa bé không thể là nơi “tị nạn” để tránh
giải quyết “vấn đề” có thể có giữa hai người.
Mục đích của sự phát triển
tâm-sinh lý và tình cảm là làm sao tổng hợp hài hòa mọi sức
mạnh nội tại trong con người, từ mức độ sinh học đến những
mức độ tâm linh nhất, và sáng tạo những quan hệ liên vị tốt
đẹp. Trong đời sống đôi bạn làm sao thiết lập được một quan
hệ thật sự trong đó ba chức năng trên được hòa hợp tốt nhất,
và chấp nhận cái bất toàn luôn còn có đó giữa hai người.
Đời sống độc thân có thể được
nhờ cơ chế tâm lý sự thăng hoa được định nghĩa như là sự “sử
dụng libido, tức là năng lực tâm lý ẩn bên dưới những xung
năng, nhất là xung năng tính dục vì những động cơ và mục
đích khác như xã hội, nghệ thuật, tôn giáo” (Laplanche và
Pontalis).
Khác với dồn nén, là “hiện
tượng tự vệ vô thức, ở đó cái tự ngã từ chối một xung năng
(tình dục, hung hãn, …) hoặc một ý tưởng đối kháng lại những
yêu sách của “siêu ngã”.
Độc thân cũng có thể là biểu
lộ của một sự chưa trưởng thành, sợ hãi tính dục, khó khăn
không dám dấn thân một cách lâu bền.
[1]
J. LAPLANCHE, J.-B. PONTALIS, Enciclopedia della
psicanalisi, Laterza, Roma 1987.
[2]
Cf. THÉVENOT, Principi etici di riferimento per un
mondo nuovo, Elle Di Ci, Leumann 1984; Id.,
Omosessualità maschile e morale cristiana, Elle Di
Ci, Leumann 1991.
|
|