TRIỆU CHỨNG BẤT ỔN TÂM LÝ
- “Tôi dạo này tự nhiên cảm thấy nóng nẩy và
hay bực tức. Nhiều khi tôi thấy mình như bị tù túng, mất tin
tưởng, và ngay cả trong giấc ngủ, nhiều đêm tôi cũng thấy mình
tự nhiên thức giấc, hốt hoảng, sợ sệt”.
- “Tôi lúc này hay hồi hộp, nhiều lúc tim như
bị ngừng đập, hơi thở yếu ớt, và mệt mã không muốn làm gì cả.
Tôi thấy chán đời, và khơng mu?n s?ng nữa.”
- “Tôi thời gian gần đây trí nhớ tự nhiên kém
hẳn đi. Tôi hay quên sót và không nhớ nổi cái số điện thoại cầm
tay của chính mình nữa.”
- “Tôi ít tháng nay tự nhiên mất ngủ triền
miên. Aên không thấy ngon miệng. Đã vậy, tôi hay nhức đầu, đau
bụng, và hơi thở nặng nề.”
- “Da dẻ tôi độ này thấy ngứa ngáy, và lở
loét. Tôi ăn bao nhiêu cũng không no, và người tôi lúc này phì
nộn trông không giống ai. Nhưng khổ nỗi là tôi không thể nào
nhịn ăn được”.
ẢNH HƯỞNG TÂM LÝ SỐNG
Nếu bạn vướng vào một trong những lời than thở
trên đây là bạn đang bị triệu chứng trầm cảm (stress) tấn công
bạn rồi đó. Nếu không tự mình ra khỏi những cái làm cho bạn đi
tới sự căng thẳng và dồn nén, thì không lâu bạn có thể phải vào
nhà thương tâm thần để “giải lao” vài tuần, vài tháng, có khi
vài năm để lấy lại miếng ăn ngon, giấc ngủ yên, hơi thở mạnh,
hết nhức đầu, đỡ ngứa ngáy, và không còn bị hồi hộp làm bạn giật
mình trong giấc ngủ.
Nhưng để nhận diện được những yếu tố và những
lý do đang và sẽ dẫn bạn tới các văn phòng tâm lý, hoặc vào nhà
thương, thì bạn cũng cần phải biết rằng ngày hôm nay, số thuốc
an thần, thuốc ngủ là những thứ thuốc được kê toa nhiều nhất.
Còn nếu như bạn không đến các phòng mạch bác sĩ. Không đi thăm
các bác sĩ tâm lý, hoặc tâm thần, thì rượu, bia, thuốc lá, và
các loại bạch phiến, nha phiến... là những thứ đang thu hút
những khách hàng chán đời, không muốn sống, hoặc thao thức, mất
ăn, và mất ngủ.
Gần đây, một hiện tượng lạ đang thu hút lớp
tuổi trẻ chán đời, nhưng lại làm cho phụ huynh sợ toát mồ hôi
hột, đólà hiện tượng tuổi trẻ dùng để “đánh thức” mình dậy, và
giúp “ra khỏi” cái chán đời bằng cách tự treo cổ để cảm thấy cái
cảm giác lâng lâng, kích thích đến nghẹt thở. Không biết ông bà
mình ngày xưa có biết đến trò chơi bạo tợn này hay không, nhưng
tuổi trẻ ngày nay là thế đó. Kẹt một cái, đây lại là một trò
chơi chết người. Đã có một số em không bao giờ tỉnh dậy và ra
khỏi cái cảm giác ấy nữa vì đã chết thật.
NGUYÊN NHÂN GÂY BẤT ỔN
Vậy đâu là cái đang làm cho con người ngày nay
chán sống, không muốn sống, hay sống mà sợ hãi, hốt hoảng, quên
đầu, quên đuôi? Bạn muốn biết điều đó, thì mời bạn lái xe ra
ngoài siêu xa lộ một vòng. Hoặc mời bạn đi vào những hộp đêm,
những sòng bài, những phòng tắm hơn, dĩ chí vào nhà thờ thì sẽ
thấy.
Người ta đua nhau lái xe như bay ngoài xa lộ.
Hễ vượt được ai là vượt bất kể nguy hiểm đến tính mạng mình hay
người khác. Người ta đua nhau nhẩy. Nhẩy kiểu này, kiểu nọ. Nhẩy
thâu đêm. Nhẩy quay cuồng và không muốn về nhà nữa. Người ta đua
nhau làm giầu. Làm giầu bằng cách sát phạt nhau. Gian lận, và
lường gạt. Người ta đua nhau tìm kiếm những cảm giác lạ. Và
người ta chen chúc nhau đến trước toà Chúa như chen nhau lên tầu
vượt biên sau tháng 4 năm 1975 vậy. Người ta làm những việc ấy
vì sợ không có giờ, sợ bị trễ giờ. Sợ rằng nếu mình không hưởng,
đứa khác sẽ hưởng mất. Sợ rằng nếu mình không làm giầu, sẽ bị kẻ
khác làm giầu trước mình. Sợ nếu không đến trước toà Chúa trước,
đến lúc mình đến Chúa hết ơn rồi không còn để cho nữa. Và đó là
một hình thức sống và ảnh hưởng cái triết lý mỳ gói, mỳ ăn liền.
Cái gì hễ muốn là phải được. Không được thì bứt rứt, khó chịu,
bồn chồn, và lo lắng.
Và cũng vì con người hay sốt ruột, nên ruột
con người bị sốt, bị đứt, bị lở loét, và bị viêm. Cũng vì thế,
mà con người ngày nay mới ba, bốn, hoặc năm chục là đã hói đầu,
bạc tóc. Tâm lý sống ấy khởi đi từ nhận thức về quá khứ, hiện
tại và tương lại, nên khi con người đặt mình vào cái hiện tại
ngắn ngủi của mình liền nẩy sinh sự nuối tiếc và hận thù quá
khứ. Cũng vì giây phút hiện tại quá ngắn ngủi và mong manh, nên
con người mới mơ màng, và ảo tưởng, ảo giác về tương lai, khiến
cuộc sống trở nên lẫn lộn, giăng mắc và khó giải quyết. Rồi
trong cái khó khăn của chính nó, con người lại làm cho trở nên
càng khó khăn hơn bằng sự nóng nẩy, bất nhất và muốn được như
mình muốn. Muốn ngay điều mình muốn
TÂM LÝ THỰC HÀNH
Trong lãnh vực đạo đức, ta gọi đây là người
không có nội tâm, thiếu lòng đạo đức, và thiếu đức tin để thực
hành và đi vào niềm tin của mình. Không tin vào mình, mà cũng
không tin vào Chúa, nên cuộc sống càng trở nên vô vọng, chán
chường. Đến đây thì không phải là thuốc an thần, xì ke hay rượu
mạnh giải quyết những khó khăn chồng chất của cuộc đời, mà là
mấy ông, mấy bà tướng số, thầy bói. Bói hươu, bói vượn. Cứ nhìn
vào cặp mắt ngây dại của những thân chủ mà tán cho ra tiền, còn
đúng hay sai là hạ hồi phân giải. Vì thế, nhiều người không hề
muốn sửa đổi cá tính và những khuyết điểm, mà chỉ muốn kê lại
cái gường, kê lại cái tủ cho hôn nhân hạnh phúc theo lời thầy
bảo. Họ tin rằng cái tủ, cái gường kia làm nên cuộc tình đổ vỡ
của mình, còn mình thì không hề có một lỗi lầm, nguyên nhân nào
dù là rất nhỏ mọn.
Với cái nhìn tâm lý, thì đây là loại người
sống thiếu tự tin và thiếu nghị lực. Cái hình ảnh mỳ ăn liền hay
triết lý sống muốn dùng ảo tưởng, dùng những bất ngờ giải quyết
khó khăn, chứ không hề đối diện với khó khăn để giải quyết. Với
những người này, cách giải quyết khó khăn, cái làm nên hạnh phúc
là những giây phút sống bằng ảo tưởng, ảo giác hay cảm giác
mạnh: rượu mạnh, thuốc xái, hay ngay cả những “phép lạ” là những
thứ mà lớp người này vẫn mong mỏi hoặc dùng như một thứ “thần
dược” giải tỏa những khó khăn của cuộc đời.
Muốn gì được nấy. Muốn là được liền. Hễ không
được là khó chịu, bực tức, và mất ăn, mất ngủ. Đó là ảnh hưởng
của triết lý sống mỳ ăn liền, hay triết lý sống của lớp người
ngày nay đang vội vàng chạy theo những trào lưu tiến hóa, và
vong thân dựa vào những kết quả của khoa học, của thế giới quay
cuồng và mất hút đến chóng mặt.
Tóm lại, cuộc đời của con người không phải là
một gói mỳ ăn liền. Và chúng ta cũng không thể sống và giải
quyết những vấn nạn cuộc đời với quan niệm và lối sống ấy. Cuộc
đời, thật ra là một chuỗi ngày được đan kết bởi niềm vui và nỗi
buồn. Bởi hạnh phúc và đôi điều bất hạnh. Bởi may mắn và rủi ro.
Bởi khoẻ và yếu. Bởi bình an và bất an. Tóm lại, một cuộc đời,
một cuộc sống có giá trị phải được pha chế và gồm tóm tất cả
những thứ đó. Nhưng điều làm nên giá trị cuộc đời, là chính ta
phải bình tĩnh, lợi dụng và xử dụng tất cả để đem lại cho cuộc
đời mình cái giá trị thật của nó, đó là sự bình an, là niềm tin
tưởng vào Thiên Chúa và sự can đảm tin vào chính mình để không
bị những sợ hãi, lo lắng và thất vọng chi phối. Bạn hãy so sánh
giữa một bữa cơm gia đình, thân mật, và hạnh phúc sau một ngày
làm việc vất vả, và với một ly mỳ vừa húp xì xụp, vừa hấp tấp
vội vàng và xong rồi thì vất cái ly vào thùng rác! Qua hình ảnh
so sánh này, chắc bạn cũng đồng ý với tôi là: Đời sống con người
không phải chỉ là một gói mỳ ăn liền. |