NHẬP ĐỀ
Một phần tư thế kỷ từ sau thông điệp Humanae
Vitae, đã đồng thời xảy ra một sự suy sụp chung về đạo đức mang
tên cuộc cách mạng tình dục. Tình trạng này, ngày càng biến đổi
sâu xa, từ phong trào híp-pi cổ võ việc làm tình tự do ở thập
niên 60, đến việc bình thường hóa hiện tượng đồng tính luyến ái
bằng định chế hôn nhân như là nhân quyền. Mặc dù những hiện
trạng cực đoan trên chỉ là thiểu số, nhưng giữa thành phần đa số
thầm lặng, cuộc cách mạng tình dục này cũng đã gây nên trong họ
nhiều mất mát, khi có sự gia tăng về tranh ảnh khiêu dâm, chung
chạ tình dục, bất trung trong hôn nhân, ly dị, phá thai, hủ bại
tình dục, và những nỗi buồn trong cuộc sống.
Chúng ta đang chứng kiến sự đảo lộn giá trị trong
lãnh vực tình dục của con người và đời sống gia đình. Kinh
nghiệm thật của tình yêu bị lầm tưởng là sự thèm khát tình dục.
Đứa trẻ bị gọi là con hoang đã đành là từ một tình yêu nhảy rào,
còn đứa trẻ sinh ra từ tình yêu hôn nhân thì lại bị xem như một
sai lầm, với não trạng tránh thụ thai. Tình dục được xem như đồ
chơi, trò giải trí, thuần túy mang lại hoan lạc. Tình cờ hay
ngẫu nhiên, tình dục đang phá hoại chính bản chất của nó.
Trong thông điệp Humanae Vitae, Đức Giáo Hoàng
Phao-lô 6 đã dự đoán về cuộc cách mạng này, khi Ngài cảnh giác
chúng ta về những hậu quả tiêu cực trong việc sử dụng phổ biến
các biện pháp tránh thai. Ngài đã nhìn thấy tránh thai có thể
trở nên mũi dao sắc bén đe dọa toàn diện nền luân lý ( HV,14 ).
Hồi tưởng lại quá khứ, ngày nay người ta có thể nhận ra được sự
biến dạng của những giá trị tình dục, chính là hậu quả trực tiếp
khi áp dụng biện pháp tránh thai trong tình yêu vợ chồng. Để có
nhiều người chú ý đến lời giảng dạy của Giáo Hội, chúng ta cần
trở về với cội nguồn đạo lý căn bản, hầu chống trả lại cơn thủy
triều xanh của chủ nghĩa hưởng thụ và dâm ô.
Chúng ta có một niềm hy vọng thật. Bài diễn từ
của Thánh Phao-lô, về tình hình đạo đức dân ngoại xưa trong
Rm.3, 24 – 32, thực sự là niềm tin của thời đại chúng ta hôm
nay. Chính các Ki-tô-hữu ban đầu đã có thể biến đổi xã hội bằng
sức mạnh học thuyết của Đức Ki-tô và Giáo Hội, từ đời sống và
hành động xác tín của họ.
Chúng ta hy vọng giáo huấn của Hội Thánh về tránh
thai trong bản trình bày yếu lược này, có thể trợ giúp người
Ki-tô-hữu sống niềm tin đã lãnh nhận và biến đổi xã hội bằng Tin
Mừng. Vấn đề tránh thai được đặt ra dưới nhiều lãnh vực. Chúng
ta giới hạn bản trình bày này hoàn toàn trong tôn giáo và các
luận cứ thuộc bình diện đạo đức, với xác tín rằng tác giả của
luật luân lý cũng chính là Đấng Tạo Hóa và là Chúa của trật tự
xã hội, và Ngài không thể mâu thuẫn với chính mình.
I. SỰ PHI LUÂN LÝ CỦA TRÁNH THAI
1. TRÁNH THAI LÀ GÌ ?
Tránh thai là bất cứ hành động nào cản trở sự kết
hợp của trứng và tinh trùng trước, trong và sau giao hợp. Các
biện pháp tránh thai là bất cứ dụng cụ hoặc thuốc, sử dụng trong
tránh thai. Các biện pháp tránh thai thường được áp dụng là:
xuất tinh ngoài âm đạo, thắt ống dẫn trứng, cắt ống dẫn tinh,
bao cao-su, hóa chất diệt tinh trùng, thuốc viên và chích ngừa
thai. Dụng cụ tử cung và viên thuốc sau giao hợp còn tệ hơn cả
tránh thai, bởi khả năng trục xuất phôi thai đã hình thành và
phát triển; chính xác là phá thai. Phá thai vi phạm đạo đức trầm
trọng hơn tránh thai, vì chống lại giới răn thứ năm của Chúa:
“Ngươi không được giết người”.
2. TRÁNH THAI CÓ PHI LUÂN LÝ KHÔNG?
Tránh thai là đi ngược lại luật luân lý tự nhiên
đối với sự hưởng dùng tình dục. Nó gây hỗn loạn nghiêm trọng đạo
đức, và khách quan dẫn đến cấu thành một trọng tội. Bởi thế,
hành vi này bị kiên quyết lên án bởi Giáo Hội.
Trong Kinh Thánh, chúng ta có thể thấy Chúa đã
không hài lòng đối với việc tránh thai. Con của Giu-đa là Ô-nan
tưởng rằng đứa trẻ sinh ra thuộc dòng dõi của người anh đã chết.
“Ô-nan biết rằng dòng dõi sinh ra sẽ không phải là của mình, nên
khi ăn ở với chị dâu, cậu lại cho tinh rơi xuống đất, để không
cho anh cậu có người nối dõi. Hành động của cậu không đẹp lòng
Đức Chúa, nên Người cũng khiến cậu chết.” ( Sáng Thế 38, 9 – 10
) Thần Học Luân Lý gọi tội này là Onanism, xuất tinh ngoài âm
đạo, giao hợp không trọn.
3. TRÁNH THAI CÓ CHỈ LÀ TỘI CHO KI-TÔ-HỮU
KHÔNG?
Tránh thai là hành vi phi đạo đức cho mọi người
nam và nữ vì sống ngược với luật tự nhiên. Đây là nền tảng tự
nhiên đặt trên con người và là chương trình của Thiên Chúa, dành
cho nhân loại nhiệm vụ quan trọng là chuyển giao sự sống. Luật
luân lý tự nhiên, khác với luật Phúc Âm hay luật Giáo Hội, ràng
buộc trên mọi người nam và nữ là con ngưòi. Khi tuyên bố sự phi
đạo đức của việc tránh thai, Giáo Hội không áp đặt luật của
mình. Giáo Hội chỉ làm tròn nhiệm vụ được Chúa Ki-tô trao: gìn
giữ và giải thích xác thực về luật tự nhiên, mà tác giả là Đấng
Tạo Hóa của mọi người nam và nữ.
4. TẠI SAO TRÁNH THAI CHỐNG LẠI LUẬT LUÂN LÝ
TỰ NHIÊN ?
Tránh thai, là một cám dỗ hấp dẫn trong giao hợp,
khi cố tình ngăn cản sự mở ra cho khả năng tiềm tàng sáng tạo sự
sống mới, chống lại mục đích thực sự và cấu trúc riêng biệt
trong động tác giao phối vợ chồng. Cùng một lúc, người dùng biện
pháp tránh thai đi ngược lại giá trị của sự sống, làm hỏng bản
chất của tình yêu vợ chồng, tự giảm giá trị và phản lại chính
mình cùng người phối ngẫu, và họ quyết tâm yêu sách một quyền
năng chỉ dành riêng cho Thiên Chúa. Trong khuôn khổ của 10 giới
răn ( biểu tượng của luật tự nhiên ), tránh thai lỗi phạm đến
thứ tự từng điều răn: thứ năm, thứ sáu, thứ tám và thứ nhất.
5. TẠI SAO TRÁNH THAI LỖI PHẠM ĐẾN MỤC ĐÍCH
CỦA TÌNH DỤC ?
Hôn nhân và cuộc sống tình yêu đã được tự nhiên
sắp đặt để truyền sinh ( procreation ) và giáo dục con cái ( GS.
50 ). Sự sinh sản con cái là mục đích nền tảng của hành động
phối ngẫu, bắt nguồn từ chính bản chất của tự nhiên. Sử dụng
tình dục mà chủ tâm thoái thác khả năng tiềm tàng mở ra cho sự
sống, là phá vỡ chính bản chất của tình dục. Đó là lạm quyền,
trên chính bản chất tình dục của con người.
Giống như những giới hạn mà chúng ta thường áp
dụng trong việc ăn uống và dinh dưỡng. Bản chất tự nhiên của
việc ăn uống là nuôi sống. Chúng ta ăn để sống. Khoái lạc cũng
đồng thời có được khi ăn uống. Rõ ràng là đi ngược lại với bản
chất của ăn uống (ngược lại với luật tự nhiên ), khi chủ tâm
thoái thác giá trị nuôi sống, mà chỉ muốn hưởng thụ khoái lạc.
Một số người xưa bị chê cười vì ăn uống vô độ, họ móc họng nôn
mửa (trong một phòng dùng cho việc nôn mửa), để sau đó có thể
trở lại bàn ăn tiếp.
6. TẠI SAO TRÁNH THAI CHỐNG LẠI Ý ĐỊNH CỦA
THIÊN CHÚA VÀ BẢN CHẤT SÂU SẮC CỦA HÀNH ĐỘNG PHỐI NGẪU ?
Cấu trúc của hành động phối ngẫu đặt nền tảng
trên kế hoạch của Thiên Chúa để lưu truyền sự sống con người. Kế
hoạch này được tóm lược như sau:
Bản chất con người bao gồm một thân thể vật chất
và một linh hồn thiêng liêng, trong một hữu thể duy nhất. Người
nam và người nữ được sáng tạo theo hình ảnh và giống như Thiên
Chúa, họ được hưởng chính phẩm giá này. Theo như kế hoạch, thì
sự hiện hữu của con người đến trong thế giới, khác với loài thú
vật hung dữ, là kết quả tình yêu chân thật của người nam và
người nữ, chỉ trong hôn nhân. Qua hành động phối ngẫu, rong phạm
vi của hôn nhân và sự mở ngỏ cho sự sống, đôi vợ chồng trao cho
nhau món quà tặng là chính mình trong 1 hữu thể, đồng thời cộng
tác với Thiên Chúa cho một sự sống mới.
Hành động phối ngẫu là cử chỉ hiệp thông tình yêu
giữa đôi vợ chồng, nó có 2 ý nghĩa oặc 2 bình diện: ý nghĩa kết
hợp nên một, trong đó đôi vợ chồng diễn tả tình yêu lẫn nhau
bằng trao tặng món quà chính mình; và ý nghĩa đồng sáng tạo (
procreative ) khi họ cùng nhận thức tính chất đặc biệt của tình
yêu hôn nhân, là Đấng ban sự sống mong muốn tình yêu này được
hoàn hảo bằng sự sáng tạo nên một con người mới. Hai bình diện
này không thể tách rời được (tính chất này là nguyên tắc). Để
bảo đảm cả hai bình iện cơ bản này, phải hướng toàn bộ hành động
phối ngẫu vào tình yêu hôn nhân chân thật và ý thức trọng trách
của bậc cha mẹ.
7. CÓ THỂ GIẢI THÍCH THÊM GÌ VỀ NGUYÊN TẮC
KHÔNG TÁCH RỜI GIỮA TÍNH ĐỒNG SÁNG TẠO VÀ SỰ KẾT HỢP NÊN MỘT
TRONG HÀNH ĐỘNG PHỐI NGẪU ?
Ý nghĩa hiệp nhất của hành động phối ngẫu là cách
tỏ bày tình yêu duy nhất giữa chồng và vợ, qua việc trao tặng
toàn bộ chính mình cho người kia. Khi tránh thai, họ đã dùng
ngôn ngữ của thể xác để nói dối nhau, vì ngay khi bộc lộ câu:
“Anh trao tặng em tất cả” trong lúc phối ngẫu, người ta đã giữ
lại một phần quan trọng của chính mình: thiên chức làm mẹ hay
thiên chức làm cha. Bởi thế, hành động phối ngẫu đi cùng với
việc tránh thai thì không còn tính hiệp nhất và tính toàn bộ
trong tình yêu nữa.
Cũng là phi luân lý khi mở ra cho sự sống mà
không có ý nghĩa hiệp nhất, như trường hợp sinh sản trong ống
nghiệm và mượn bà mẹ đẻ giúp. Ngoài ra từ những phôi thai gười,
thí nghiệm trong bất cứ chương trình nào, đứa trẻ sinh ra rõ
ràng không phải là kết quả của tình yêu đôi lứa và hoàn toàn
thiếu tính duy nhất.
8. CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI CÓ TỘI GÌ KHI
TRÁNH THAI ?
Khi tránh thai, cá nhân lạm dụng quà tặng của
tình dục, từ đó làm giảm phẩm giá con người. Vì là một tội trầm
trọng, họ đánh mất tình bạn với Thiên Chúa, nguy cơ đến Ơn Cứu
Độ đời đời. Tránh thai mở ra cho hôn nhân viễn tượng bất trung
và tình trạng sa sút tổng quát về đạo đức. Bởi lẽ đó rất có hại
cho gia đình và xã hội. Tránh thai dẫn đến mất tôn trọng phụ nữ,
làm cho người nam có thể quen nhìn người nữ chỉ là đồ vật, giúp
thỏa mãn sung sướng cho riêng mình, không còn là người bạn đường
đáng yêu đáng trọng. Cuối cùng, tránh thai có thể bị lạm dụng
bởi những khái niệm quyền cộng đồng, dẫn đến xâm phạm tính mật
thiết trong hôn nhân của đôi bạn, khi nó hướng đến chủ nghĩa
thực tế vị lợi.
Những hậu quả tiêu cực này, đến sau sự phổ biến
thực hành tránh thai, đã được Đức Giáo Hoàng Phao-lô 6 tiên báo
trong thông điệp Humanae Vitae. Và nay, dự đoán này đã được
chứng thực bằng những điều đang xảy ra trong nhiều xã hội văn
minh.
II. KHÔNG CÓ SỰ BIỆN HỘ CHO TỘI
9. CÓ NHỮNG LÝ LẼ NÀO VỀ KINH TẾ XÃ HỘI HỌC,
SINH THÁI HỌC, Y HỌC HAY ĐẶC TÍNH NHÂN ĐẠO CÓ THỂ BIỆN HỘ CHO
HÀNH VI TRÁNH THAI ?
Trong bất cứ quyết định nào của con người, chiều
kích quan trọng nhất là tính luân lý, vì đây là nguồn mạch sâu
xa nhất của hạnh phúc nhân loại và ơn cứu độ vĩnh cửu. Không thể
có lý lẽ đúng đắn nào, để viện dẫn cho một hành động phi luân
lý, bởi lẽ mục đích không bao giờ có thể biện minh cho phương
tiện.
Hơn nữa, Đấng Tác Giả của luật luân lý cũng chính
là Đấng Tạo Hóa toàn thể vũ trụ. Vì vậy, không thể có mâu thuẫn
giữa sự thiện luân lý với bất cứ điều gì tốt thật cho con người.
Nhiều viện dẫn về kinh tế xã hội, y khoa, tâm lý hay chủ nghĩa
nhân đạo muốn biện hộ cho tránh thai, chứng tỏ mắc phải sai lầm
khi đưa ra ý kiến trong lãnh vực này.
Sự “bùng nổ dân số” đã được giải thích thành một
huyền thoại, qua cách nhìn của các nhà khoa học xã hội. Sự phát
triển dân số không phải là nguyên nhân của nghèo đói, cũng không
phải là chướng ngại vật cho phát triển kinh tế. Thế giới dành
cho con người chứ không ngược lại. Con người là vốn quý để tăng
trưởng và phát triển.
Có rất nhiều hậu quả y học chống chỉ định và tác
dụng ngược,đến từ kế sách và thuốc tránh thai. Hơn nữa, khả năng
sinh sản là dấu hiệu của sức khỏe. Nếu giới hạn sự sinh sản là
một “chương trình sức khỏe”, thì tệ nạn trầm trọng nhất hiện nay
ở phụ nữ độc thân là mang thai.
Sự mất cân bằng môi trường sinh thái không phải
vì hậu quả trực tiếp của dân số,nhưng vì con người lạm dụng môi
trường. Ta gọi là sử dụng chừng mực và điều độ tài nguyên thiên
nhiên. Tôn trọng tự nhiên là chỉ dẫn đúng đắn nhất cho ta biết
kính trọng chính khả năng đón nhận sự sống. Trong ý nghĩa đó,
tránh thai là những hình thức tồi tệ nhất gây đầu độc và sa đọa.
Cuối cùng, khi có tình trạng khó khăn cần giải
pháp nhân đạo, phải luôn tính đến tôn trọng phẩm giá con người
trong chiều kích thật sự nhân bản. Ngược lại, kế hoạch tránh
thai biến đổi người nam hay người nữ, trở thành thú vật, không
thể làm chủ đời sống phái tính.
10. CÁI GỌI LÀ “NGUYÊN TẮC TOÀN BỘ“ ÍT RA CÓ
THỂ BIỆN HỘ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG VIỆC TRÁNH THAI Ở ĐÔI VỢ
CHỒNG VẪN CÓ THÁI ĐỘ TỔNG QUÁT ĐÓN NHẬN CON CÁI KHÔNG ?
Luật luân lý về “nguyên tắc toàn bộ” ( ví dụ một
bộ phận có thể thay thế để toàn bộ thân thể khỏe mạnh ) được áp
dụng cho một sự việc cụ thể và đồng nhất về chất, như thân thể
con người. Luật này không thể áp dụng cho tính “đồng nhất trong
lãnh vực luân lý”, cả tính đồng nhất trong môi trường gia đình
hoặc xã hội. Nếu không, chúng ta sẽ rơi vào chủ nghĩa luân lý
tương đối, dẫn đến vi phạm luật của Chúa khi cho rằng “toàn bộ”
thì tốt hơn, như đã xảy ra trong xã hội độc tài chuyên chế Đức
Quốc Xã và lịch sử hình thành Liên Bang Xô-viết.
11. THẾ NÀO LÀ “NGUYÊN TẮC ĐIỀU ÍT XẤU HƠN” ?
TRÁNH THAI CÓ THỂ ĐƯỢC CHỌN LÀ ĐIỀU ÍT XẤU HƠN KHÔNG ?
Cứu cánh không bao giờ có thể biện minh cho
phương tiện. Người ta không thể hành động hay chủ ý muốn một
điều xấu, cho dù nếu điều tốt có thể đến sau. Người ta có thể
tha thứ, nhưng vẫn có thể không làm cả điều ít xấu. Để tha thứ,
con người không làm điều xấu xa, họ thà làm điều gì khác mang
bản chất tốt, và vẫn phải tiên liệu được những hậu quả xấu gián
tiếp.
12. TA CÓ THỂ “GIÚP THIÊN CHÚA HAY TỰ NHIÊN”
BẰNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI ĐỂ ĐẠT MỤC TIÊU ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN
KHÔNG?
Thiên Chúa muốn chúng ta sử dụng những khả năng
được ban tặng trong việc tìm biết chương trình của Ngài. Nhưng
tránh thai đích xác là đi ngược ý định mà Chúa đã ghi khắc trong
hành vi phối ngẫu của muôn vật. Bằng việc tránh thai, chúng ta
không giúp tự nhiên; chúng ta cản trở, phá ngang hay làm hư hỏng
tự nhiên.
13. CÓ ĐIỀU GÌ SAI LẦM KHI ĐI NGƯỢC LẠI TỰ
NHIÊN ? TA CÓ THỂ LÀM MỘT SỐ ĐIỀU “NGƯỢC TỰ NHIÊN“, MÀ KHÔNG HẲN
PHI LUÂN LÝ HAY PHẠM TỘI TRẦM TRỌNG, NHƯ THỂ ĐI BẰNG ĐÔI TAY VÀ
ĐỨNG NGƯỢC BẰNG ĐẦU KHÔNG ? TẠI SAO ĐI NGƯỢC LẠI TỰ NHIÊN TRONG
HÀNH ĐỘNG PHỐI NGẪU SẼ TRỞ NÊN ĐIỀU TỆ HẠI ?
Sự vi phạm luật tự nhiên trong tránh thai là một
vấn đề rất nghiêm trọng vì liên hệ đến những giá trị lớn lao của
phái tính, sự sống, và sự cộng tác con người với Thiên Chúa.
Giáo Hội không dạy tình dục là xấu. Trái lại, tình dục là điều
rất tốt, vì qua nó Thiên Chúa ban cho con người được cộng tác
sáng tạo nên sự sống mới.
Việc sử dụng đúng đắn tình dục trong hôn nhân là
xứng đáng và đẹp lòng Chúa. Trong ý nghĩa này, tình dục là
thiêng liêng. Sự lạm dụng hoặc dùng sai tình dục như một quyền,
gây hỗn loạn đạo đức nghiêm trọng. Đó là sự sỉ nhục đối với sự
sống và quyền tạo hóa của Thiên Chúa.
Khi bằng việc tránh thai, các đôi vợ chồng nắm
lấy khả năng sáng tạo tiềm tàng từ hành vi phối ngẫu tình dục,
họ đã đòi hỏi một quyền chỉ dành riêng cho Thiên Chúa, quyền
quyết định trong phán xét chung cuộc về sự hiện hữu của con
người. Họ chiếm lấy tư cách là kẻ nắm giữ nguồn gốc sự sống con
người, chứ không là kẻ cộng sự với quyền sáng tạo của Thiên
Chúa. Trong viễn cảnh này, tránh thai được phán xét cách khách
quan, là bất chính sâu sắc không thể biện minh, dù với bất cứ lý
do nào. Suy nghĩ hay phát biểu ngược lại, là đồng nghĩa với thái
độ xác nhận rằng hoàn cảnh sống của con người có thể giúp họ
được hợp lệ, từ đó phủ nhận Thiên Chúa là Chúa. ( Gio-an Phao-lô
2, Hội nghị về Trách nhiệm của bậc Cha Mẹ, 17.9.1983 )
14. NHƯNG CHÚNG TA ĐANG SỐNG TRONG MỘT XÃ HỘI
ĐA NGUYÊN. NHIỀU NGƯỜI THÀNH THẬT TIN TRÁNH THAI KHÔNG PHI LUÂN
LÝ. CÓ THỂ THỪA NHẬN MỘT CHƯƠNG TRÌNH TRÁNH THAI ĐỂ MỖI NGƯỜI TỰ
CHỌN LẤY PHƯƠNG PHÁP MÀ LƯƠNG TÂM HỌ CHO PHÉP KHÔNG ?
Quan điểm của Giáo Hội đối với tránh thai được
đặt nền tảng trên luật tự nhiên. Theo đúng nghĩa này, nó được áp
dụng cho mọi người nam và mọi người nữ trong mọi thời đại. Nói
cách khác, tránh thai là phi luân lý (một cách khách quan), ngay
cả đối với những ai không nhận thức được, giống như bất cứ giáo
huấn nào khác đặt nền tảng trên luật tự nhiên, thí dụ sự phi
luân lý của tội giết người hay tội trộm cắp.
Dù trong trường hợp phải chiếu cố đến tầng lớp
người dốt kém khó thay đổi, cũng không thể biện minh cho một
chương trình tránh thai tài trợ bởi nhà nước, trong một dân tộc
mà 90% dân số tự nhận có niềm tin tôn giáo, dạy rằng tránh thai
gây nên đồi bại ( khoảng 80% là Ki-tô Giáo và 10% là Hồi Giáo ).
Chương trình dân số hiện hành của chính phủ
Philippines đặt trọng tâm vào tránh thai, đang xúc phạm đến sự
nhạy cảm văn hóa và những giá trị tôn giáo tại Philippines. Ngay
cả việc giới thiệu rất hạn chế về “kế hoạch hóa gia đình theo tự
nhiên” cũng được hiểu như một phương cách khác để tránh thai,
trong khi phải xem nó là một lối sống thanh tịnh và yêu thương.
15. CHIẾN DỊCH TUYÊN TRUYỀN TRÁNH THAI CÓ
CHỐNG LẠI ĐƯỢC TỆ NẠN PHÁ THAI ĐANG LAN TRÀN KHÔNG ? PHẢI CHĂNG
KHI CÓ “NHIỀU PHỤ NỮ TRÁNH THAI” THÌ SẼ CÓ “ÍT PHỤ NỮ PHẢI PHÁ
THAI” ?
Khi chấp nhận sự thật rằng phá thai là tội trầm
trọng hơn tránh thai, thì cả hai hành vi này đều sai và chứng tỏ
đều không tốt đẹp. Hơn nữa, ta đã chứng minh được rằng sự phổ
biến thực hành tránh thai làm tăng, thay vì giảm thiểu ảnh hưởng
của phá thai. Đó là bởi sự tiện lợi của tránh thai giúp dễ dàng
quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.
16. NHƯNG NẾU GIA ĐÌNH HỌ CÓ HOÀN CẢNH THỰC SỰ
KHÓ KHĂN, THỰC SỰ KHÔNG THỂ CÓ THÊM CON NỮA ? THIÊN CHÚA CÓ THỂ
ÁC NGHIỆT, VẪN CẤM TRÁNH THAI KHÔNG ?
Nếu đôi bạn ở trong hoàn cảnh khó khăn nghiêm
trọng, có những phương cách khác để không thụ thai (không phải
là tránh thai) mà không phi luân lý và giữ gìn được phẩm giá con
người, đó là tiết dục theo chu kỳ tuần hoàn tự nhiên. Bằng thái
độ tôn trọng sự tiến triển tự nhiên của cơ thể con người, tiết
dục theo chu kỳ tự nhiên “dẫn đến khám phá vẻ đẹp của cơ thể mà
Thiên Chúa sáng tạo, khám phá sự tôn trọng xứng hợp, và đạt kinh
nghiệm trưởng thành trong tình yêu chân chính giữa hai vợ chồng”
( Hội nghị các Giám Mục Philippines, Tình yêu và Sự sống ). Hơn
nữa, với cách nhìn Ki-tô Giáo, chúng ta có thể đoan chắc rằng:
“không thể có mâu thuẫn thực sự nào giữa luật của Thiên Chúa về
truyền sinh với nhu cầu nuôi dưỡng tình yêu chân chính trong hôn
nhân” ( FC. 33 ).
Phải kể đến “tính thể xác” và những thời kỳ có
thể thụ thai. Cần phải làm tất cả những gì có thể làm được để
mọi gia đình, nhất là các vợ chồng trẻ đạt được một sự hiểu
biết, nhờ thông tin và giáo dục rõ ràng, kịp thời và nghiêm
chỉnh... Sự hiểu biết đó phải đưa đến mức giáo dục để biết kiềm
chế. Nhất là sự cần thiết phải có đức khiết tịnh và một sự giáo
dục thường xuyên theo hướng ấy... Đức khiết tịnh không phủ nhận
hay miệt thị tính dục con người, nhưng đúng hơn nó là một năng
lực tinh thần biết bảo vệ tình yêu khỏi những nguy hiểm của sự
ích kỷ và của tính bạo động, và đưa tình yêu đến mức thể hiện
trọn vẹn...
Việc dùng lý trí và ý chí tự do để làm chủ bản
năng tất nhiên đòi phải có một sự khổ chế, vì chỉ những biểu lộ
tình yêu trong đời sống vợ chồng mới có thể được điều hòa trong
khuôn khổ, nhất là trong việc giữ sự tiết dục theo chu kỳ tự
nhiên. Kỷ luật riêng này của sự thanh khiết đôi bạn, không làm
hại gì cho tình yêu vợ chồng, mà còn đem lại cho tình yêu ấy một
giá trị nhân bản rất cao.
Kỷ luật này đòi hỏi luôn cố gắng, nhưng nhờ ảnh
hưởng tốt đẹp của nó, vợ chồng phát triển được toàn vẹn nhân
cách của mình, giàu có thêm các giá trị tinh thần, đem lại cho
đời sống gia đình hoa quả trong sáng và bình an, giúp giải quyết
nhiều vấn đề khác, giúp quan tâm đến bạn mình, ý thức trách
nhiệm, tránh được tính ích kỷ là kẻ thù của tình yêu. Nhờ đó,
cha mẹ có khả năng ảnh hưởng sâu xa và hữu hiệu hơn trong việc
giáo dục con cái ( Trích FC 33 ).
III. LƯƠNG TÂM CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC VÀ HƯỚNG DẪN
BỞI GIÁO HUẤN
17. TẠI SAO CÓ MỘT SỐ NGƯỜI HIỂU BIẾT NHIỀU,
XEM RA TỐT ĐẠO, NGAY CẢ MỘT VÀI LINH MỤC, CHO RẰNG TRÁNH THAI LÀ
ĐƯỢC ?
Đến một mức độ nào mà những Kytô-hữu đó không đi
theo giáo huấn trong sáng của Giáo Hội, họ không trở nên một
Ki-tô hữu tốt lành. Và nếu một Linh Mục không giảng dạy học
thuyết của Giáo Hội, đơn giản là khi đó Ông không làm nhiệm vụ
một Linh Mục. Rất có khả năng, họ hiểu sai tầm quan trọng của
Giáo Huấn Giáo Hội, và hầu như chắc chắn, họ đã lúng túng trong
khái niệm Ki-tô giáo về luân lý và lương tâm.
18. ĐỨC GIÁO HOÀNG
PHAOLÔ VI ĐÃ CÓ THỂ SAI LẦM KHI KẾT ÁN VIỆC TRÁNH THAI TRONG
THÔNG ĐIỆP HUMANAE VITAE KHÔNG ? ĐÃ CÓ NGƯỜI NÓI RẰNG NGÀI CÓ
THỂ SAI LẦM, VÌ THÔNG ĐIỆP ĐÃ KHÔNG DÙNG ĐẾN “QUYỀN VÔ NGỘ”
Khi Giáo Huấn dạy tránh thai là phi đạo đức và
chống lại ý muốn của Thiên Chúa, đó là lời dạy bảo kiên định của
Giáo Hội, không hề do chọn lựa tùy tiện của một vị Giáo Hoàng cô
độc. Hơn nữa, vấn đề quan trọng cho mỗi người trong chúng ta,
cho hành vi luân lý của chúng ta, không ở chỗ có điều gì không
thể sai, mà là có điều gì đúng hoặc sai. Khi dạy bảo việc giết
người và cướp đoạt là phi luân lý, thì không cần dùng quyền vô
ngộ, mà cũng không cần đưa ra yếu tố không thể sai lầm để quy
kết là phi luân lý. Thẩm quyền thông thường của Giáo Hội luôn
tôn trọng lời tuyên dạy có tính chân thành tôn giáo.
Mọi người phải lấy ý chí và lý trí kính cẩn tuân
phục cách đặc biệt những giáo huấn chính thức của Giáo Hoàng
Rôma, dù khi Ngài không tuyên bố từ thượng tòa. Như vậy là kính
trọng, nhận biết giáo huấn tối thượng, và chân thành chấp nhận
các phán quyết của Ngài, theo đúng tư tưởng và ý muốn Ngài trình
bày, đặc biệt biểu lộ qua tính chất các tài liệu, hoặc qua việc
Ngài nhiều lần đề nghị một giáo thuyết, hay qua cách diễn tả của
Ngài ( LG 25 ).
Bên cạnh lời dạy không ngớt trong giáo huấn
thường xuyên của Giáo Hội, tất cả các vị Giáo Hoàng cận đại phải
giải quyết vấn đề này đều lên án tránh thai. Đức Giáo Hoàng
Gio-an Phao-lô 2 đã duy trì bằng lập đi lập lại giáo huấn của
thông điệp Humanae Vitae trong nhiều thể loại văn kiện giáo
hoàng, nhắc lại mối liên kết các lời giáo huấn mạnh mẽ này trên
hết, về nền tảng tự nhiên của giáo huấn và luật của Thiên Chúa.
Do đó, đây là yếu tố rất mạnh để xác định rằng giáo huấn về bản
chất phi luân lý của tránh thai không thể sai lầm, đặt nền tảng
trên ơn vô ngộ mà thẩm quyền giáo huấn thông thường và phổ quát
có thể có được ( x. LG 25 ).
19. GIÁO HUẤN NÀY CÓ THỂ SẼ ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH
NHƯ LUẬT ĂN CHAY, KIÊNG CỮ, CHO VAY LÃI... ĐÃ TỪNG THAY ĐỔI
TRONG QUÁ KHỨ KHÔNG ?
Khi nói giáo huấn của Giáo Hội về sự phi luân lý
của tránh thai được đặt nền tảng trên luật tự nhiên, điều này sẽ
không thay đổi trong cốt lõi, nhưng chỉ có thể khai triển mà
không đi ngược lại chính bản chất của giáo huấn. Các luật lệ đặc
trưng về ăn chay, kiêng cữ không phải là những nguyên lý của
luật tự nhiên, nhưng được đặt nền tảng trên sự rèn luyện kỷ luật
trong Giáo Hội. Giáo huấn của Giáo Hội về sự phi luân lý của cho
vay lãi đã không thay đổi trong cốt yếu, nhưng được phát triển
theo khái niệm về tiền tệ tùy thuộc đặc tính của tiền vốn. Cho
vay nặng lãi vẫn là phi đạo đức, tuy nhiên tìm kiếm lợi tức
không phải là hành vi cho vay nặng lãi, nếu được xét là hợp lý
và phù hợp với luật.
“Qua việc định rõ bản chất hành vi tránh thai là
bất hợp pháp, Đức Phao-lô 6 muốn dạy rằng tiêu chuẩn đạo đức
dành cho vấn đề này không cho phép được hưởng luật trừ. Không
một ai hay một hoàn cảnh xã hội nào, từ trước đến giờ hoặc mãi
mãi về sau, có thể đưa ra một hành vi hợp pháp trong chính bản
chất hơn thế” ( Gio-an Phao-lô 2, Hội Nghị Quốc Tế về Thần Học
Luân Lý, tháng 12 năm 1988 ).
20. TÔI ĐƯỢC KHUYÊN RẰNG CÓ THỂ NGHE THEO
LƯƠNG TÂM THAY THẾ CHO GIÁO HUẤN NÀY CỦA GIÁO HỘI, VÌ XÉT CHO
CÙNG, LƯƠNG TÂM LÀ THƯỚC ĐO LUÂN LÝ GẦN SÁT TÔI NHẤT
Lương tâm là sự phán xét về đạo đức mà chúng ta
dành cho từng hành vi riêng biệt, đặt nền tảng trên luật luân
lý. Lương tâm không thể đưa ra những phán xét có tính tự trị hay
tự đặt ra những luật lệ riêng. Người Ki-tô hữu cần được giáo
huấn của Giáo Hội hướng dẫn, mỗi khi họ vận dụng tiếng lương
tâm, nếu không, bản thân họ bị lầm lẫn hoặc lương tâm họ sai
lạc. Do đó không bao giờ lương tâm có thể là quy luật hoàn chỉnh
so với luật luân lý. Vì thế, mỗi người Ki-tô hữu có bổn phận rèn
luyện lương tâm của mình, để có được sự hướng dẫn chính xác và
bảo đảm trong những hành vi luân lý. Nếu họ thờ ơ việc giáo dục
này, sự sai lầm và không hiểu biết có thể gây nên tội đáng khiển
trách.
Tuyên bố rằng lương tâm đã chuẩn xác, khi đặt
nghi ngờ trên sự thật dạy bởi thẩm quyền Giáo Hội, là hàm ý từ
chối khái niệm Ki-tô giáo trong cả hai lãnh vực: thẩm quyền giáo
huấn và đạo đức lương tâm ( Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô 2, như
trên ).
Đôi khi, với chỉ một ý tưởng mơ hồ rằng lương tâm
là gì, chúng ta có thể nghĩ về nó như “một tiếng nói nhỏ” dạy
chúng ta làm điều gì, mà không nghĩ đến việc tham khảo luật luân
lý. Theo cách này, chúng ta lẫn lộn lương tâm với ước muốn riêng
hay cảm tưởng chủ quan, chúng ta còn có thể lầm lẫn giữa cám dỗ
của ma quỷ với tiếng nói của lương tâm.
21. Ở MỘT SỐ QUỐC GIA NHƯ HOA KỲ, CÓ TÌNH
TRẠNG ĐA SỐ KI-TÔ HỮU KHÔNG TUÂN THEO LỜI DẠY CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
VỀ VẤN ĐỀ NÀY. VIỆN LẼ GIÁO HỘI CŨNG LÀ “DÂN CHÚA”, TA CÓ THỂ
XEM NHỮNG LỜI DẠY NÀY, CŨNG CHỈ LÀ CÁCH DIỄN TẢ “CẢM THỨC ĐỨC
TIN” KHÔNG ?
Những nguyên tắc căn bản và những vấn đề thuộc
phạm vi luân lý không thể được quyết định bằng bầu phiếu, bởi lẽ
ý nghĩa bó buộc của nó đến từ Thiên Chúa, theo luật tự nhiên.
Nhiệm vụ cai quản trong Giáo Hội, được thiết lập bởi Chúa Ki-tô,
không như một chế độ dân chủ. Đúng hơn, Ngài đã thiết lập một
phẩm trật để phục vụ Dân Chúa bằng việc thực thi cùng một lúc ba
nhiệm vụ: giáo huấn, thánh hóa và cai quản. Cảm thức đức tin là
sự diễn tả đức tin chân thật của Giáo Hội khi tin tưởng điều gì
mà Giáo Hội nhận được: đây là điều kiện cần; trong khi thẩm
quyền giáo huấn là sự diễn tả đức tin của Giáo Hội khi Giáo Hội
giảng dạy: đây là điều kiện đủ. Tình trạng nói trên cho thấy rất
cần trợ giúp những người này thực hành đức tin Ki-tô giáo. Không
cần dấu giếm về rất nhiều quốc gia Tây phương đang ở trong tình
trạng phải cấp bách có một nỗ lực tái rao giảng Tin Mừng.
IV. TỰ KIỀM CHẾ VÀ TỰ CHỦ VỚI HIỂU BIẾT LÀ KHẢ
THI VÀ SINH ÍCH LỢI
22. GIÁO HỘI CÓ DẠY CHÚNG TA NÊN CÓ NHIỀU CON
CÁI TÙY THEO KHẢ NĂNG SINH LÝ CHO PHÉP KHÔNG ?
Trong khi Giáo Hội khẳng định giá trị của sự sống
và loài người, tuân theo huấn thị chung của Thiên Chúa: “Hãy
sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất và thống trị mặt
đất” ( St1, 28 ), thì điều này không có nghĩa là có nhiều con
cái tùy theo khả năng sinh lý. Theo luật Chúa, Giáo Hội khuyến
khích người làm cha mẹ thực hiện trách nhiệm trong sinh sản.
23. CÓ ĐIỀU GÌ KHÁC NHAU GIỮA GIÁO HUẤN VỀ
TRÁCH NHIỆM TRONG SINH SẢN VÀ TRÁNH THAI ?
Bình diện quan trọng nhất của trách nhiệm trong
sinh sản là tôn trọng trật tự luân lý khách quan do Thiên Chúa
thiết lập. Ý thức này sẽ hướng dẫn đôi vợ chồng nhận ra bổn phận
của họ đối với Thiên Chúa, chính bản thân họ, gia đình và xã
hội, trên một bậc thang giá trị đúng đắn.
Khi đề cập đến số con cái, không thể đánh đồng ý
thức trách nhiệm trong sinh sản với ý muốn tránh có con. Trách
nhiệm trong sinh sản được thể hiện “bằng quyết định cao thượng
và thận trọng để dưỡng nuôi một gia đình sung túc, quyết định
này được hình thành từ những lý do nghiêm túc và phải tôn trọng
luật luân lý, để không sinh thêm con trong một thời gian định kỳ
hay vô hạn” ( HV10 ).
Trách nhiệm trong sinh sản còn đòi hỏi kiến thức
hiểu biết và tôn trọng tiến trình sinh học trong truyền sinh,
đồng quan trọng với rèn luyện tự kiềm chế và tự chủ bản năng,
cảm xúc và đam mê.
24. ĐÔI VỢ CHỒNG CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐIỀU GÌ KHI CÓ
ƯỚC MUỐN HẠN CHẾ SỐ CON CÁI TRONG THỜI GIAN TẠM THỜI HAY VÔ ĐỊNH
?
Họ có thể tiết dục trong đời sống vợ chồng, hoặc
có thể quan hệ tình / dục trong những thời kỳ mà người phụ nữ
không có khả năng sinh sản. Sự tiết dục định kỳ là một cách sống
tốt và phù hợp luật ( luân lý ) với ai có lý do nghiêm túc và ý
thức đúng đắn (khác hẳn não trạng chống lại sự sống hoặc tâm lý
tránh thai). Việc quan tâm theo dõi chu kỳ sinh sản tự nhiên
trong hôn nhân hoàn toàn không trái luật luân lý, vì hai tính
chất hiệp nhất và mở ra cho sự sống được kết hợp khi áp dụng
phương thế trên, thì đã có sẵn và không thể tách lìa trong bản
chất của hành vi phối ngẫu vợ chồng. Như thế, đôi vợ chồng đón
mở sự sống ngay khi họ không cố ý dứt khoát ngăn chặn sự sống.
Đây chính là bản chất toàn thể nhân vị và trao hiến trọn vẹn.
25. NHƯNG CẢ HAI NHÓM NGƯỜI SỬ DỤNG BIỆN PHÁP
TRÁNH THAI VÀ TIẾT DỤC THEO CHU KỲ SINH SẢN TỰ NHIÊN, ĐỀU MUỐN
CÙNG 1 ĐIỀU. VẬY TẠI SAO KHÔNG DÙNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO HIỆU
QUẢ NHẤT ?
Trên quan điểm luân lý, người sử dụng biện pháp
tránh thai và người thực hành tiết dục theo chu kỳ sinh sản tự
nhiên cho một lý do phù hợp luật, họ không nhằm cùng mục tiêu.
Tên ăn trộm và người công nhân có thể muốn điều giống nhau (tiền
bạc để tiêu xài), nhưng tên trộm sử dụng phương tiện phi luân
trong khi người kia tôn trọng luật Chúa, cùng là để có tiền ;
chưa kể cách thức kiếm tiền sẽ định hình phong cách tiêu xài.
Cùng là tiền,với tên trộm là phi pháp, còn với anh công nhân là
tìm kiếm sống.
Biện pháp tránh thai khác biệt sâu sắc so với
tiết dục định kỳ về bản chất phi luân. Hiểu cách đúng đắn và
hoàn chỉnh, kế hoạch gia đình theo tự nhiên ( NFP ) không phải
là một biện pháp tránh thai nhưng là một nếp sống tôn trọng luật
Chúa.
Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô 2 đã chỉ ra sự
khác biệt này như sau:
Về mặt nhân học và luân lý, sự khác biệt giữa
tránh thai và sử dụng những thời gian không thể thụ thai là rất
quan trọng và sâu xa hơn người ta tưởng, bắt nguồn từ hai khái
niệm không thể giản lược với nhau về con người và về tính dục
của con người.
Trong hôn nhân, hai vợ chồng hiến thân trọn vẹn
cho nhau. Việc tránh thai biểu lộ sự mâu thuẫn ngược lại tự
nhiên, khi họ không còn tự hiến cho người kia cách trọn vẹn. Từ
đó, không những họ chủ tâm khước từ mở ngỏ cho sự sống, họ còn
làm sai lạc chân lý nội tại của tình yêu vợ chồng : tự bản chất
là trao ban toàn thể nhân vị.
Việc chọn theo những nhịp tự nhiên bao gồm nhịp
sống của con người biểu hiện bằng chu kỳ sinh sản nữ, cũng là
đón nhận sự đối thoại, kính trọng lẫn nhau, tinh thần trách
nhiệm, sự tự chủ nhờ nếp sống tiết dục. Đón nhận và sử dụng hài
hòa thời gian sinh học của con người và không gian đối thoại của
vợ chồng, chính là nhận biết đặc tính thống nhất giữa tinh thần
và thể xác trong tiến trình hiệp nhất, nơi đây vợ chồng sống
tình yêu con người với đòi / hỏi sống thủy chung.
Một khi tinh thần và thể xác được thống nhất, đôi
vợ chồng kinh nghiệm được các giá trị phong phú trong ân / ái,
họ thể hiện được bản chất sâu xa của hành vi tính dục con người,
ngay cả trong bình diện thể lý. Như thế, tính dục xứng đáng được
tôn trọng vớ chiều kích thực sự nhân bản, nên không thể được sử
dụng như một đồ vật gây tan rã sự thống nhất giữa tinh thần và
thể xác trong bản tính người mà Thiên Chúa đã sáng tạo theo hình
ảnh mình. ( Trích FC 32 )
26. TIẾT DỤC THEO CHU KỲ SINH SẢN TỰ NHIÊN CÓ
KHẢ THI KHÔNG ? PHẢI CHĂNG NÓ ĐÒI HỎI QUÁ NHIỀU Ở ĐÔI VỢ CHỒNG ?
Có nhiều tình huống xảy đến trong cuộc sống, mà
vợ chồng được mời gọi sống tiết dục, như : bệnh tật, đi xa, chăm
sóc người thân … Như bất cứ khả năng nào của con người, việc
quan hệ tình dục đòi phải được lý trí đúng đắn hướng dẫn, không
bởi đam mê mù quáng. Tính chân lý của luân lý phải được giương
cao luôn luôn, không chỉ trong lãnh vực tính dục, mà cả trong
mọi lãnh vực khác. Việc tiết dục định kỳ phụ thuộc vào khả năng
chế ngự bản năng, đây chính là một biểu thị nói lên trách nhiệm
trong sinh sản. Một khi có thể tự chủ, tình yêu sẽ trở nên nhân
bản và chân thật hơn.
Ngoài ra, có nhiều phương thế để phát triển khả
năng tự chủ, đặc biệt cậy nhờ vào ân sủng của bí tích hôn phối,
tinh thần phó thác của con cái Chúa, và nếp sống khổ chế
Kitô-Giáo.
Hơn nữa, những quy phạm này thật phù hợp để giữ
đức khiết tịnh của ơn gọi hôn nhân, giúp tránh xa các tổn thương
trong tình yêu vợ chồng, và còn đem lại một nhân phẩm cao quý. |