HƯỚNG DẪN NGƯỜI CÔNG GIÁO
KHI ĐỐI DIỆN VỚI SỰ LO LẮNG


Nguồn : donboscoviet.org.vn

Đáng buồn thay, rất nhiều người trong chúng ta trở nên nghi ngờ về sự quan phòng và chăm sóc của Thiên Chúa đối với những lo toàn hằng ngày của mình. Chúng ta thường nghĩ rằng Thiên Chúa quá bận bịu để giải quyết những xung đột của chiến tranh, những nạn đói, những chận ngập lụt, và hằng tỉ tỉ những vấn nạn “rất thật” đang xảy ra trên thế giới đến nỗi Ngài không còn giờ để mắt tới những phiền muộn vớ vẩn của chúng ta. Phải chăng, chúng ta không nên dâng những sự khó ấy lên cho Thiên Chúa, hay phải tự mình âm thầm chịu đựng những khốn khó ấy?

Không hẳn là như thế! Mặc dù nếu chúng ta âm thầm chịu đựng những đau khổ ấy, chắc chắn chúng ta sẽ có công trạng trước mặt Chúa - như thánh Phaolô nói trong thư gởi tín hữu Côlôsê để khuyên bảo họ hãy liên kết những đau khổ của mình với Thập Giá của Đức Kitô. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là Thiên Chúa không muốn giải thoát chúng ta khỏi những phiền muộn. Chúa Giêsu luôn nhắc nhở chúng ta rằng nếu các bậc cha mẹ ở đời này mà còn muốn cho con cái những thứ tốt nhất, thì Cha Trên Trời, Đấng giàu lòng yêu thương hơn bấy kỳ cha mẹ nào trên trần này, sẽ ban muôn vàn ơn phúc xuống cho con mình. Có cha mẹ nào mà lại muốn con cái mình bị phiền muộn giày vò?

Khi các môn đệ của Chúa Giêsu bắt đầu lo lắng “Lấy gì mà ăn? Lấy gì mà uống? Lấy gì mà mặc cho ngày hôm nay?” Chúa Giêsu an ủi họ: “Đừng lo cho mạng sống…hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho.”(Mát-thêu 6, 25-33)

Trong suốt 2000 năm qua, Giáo Hội vẫn liên lỉ gióng lên tâm tình của Thánh Phaolô ngỏ với giáo đoàn của Ngài (khi Ngài còn ở trong tù), đó là, chúng ta không nên để cho những lo lắng, ưu tư làm xáo trộn tâm trí mình. Giáo huấn này cũng rất có giá trị trong thời hiện đại của chúng ta. Mỗi khi đi tham dự Thánh Lễ, chúng ta thường nghe những lời này: “Lạy Cha, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin đoái thương cho những ngày chúng con đang  sống được bình an. Nhờ Cha rộng lòng thương cứu giúp, chúng con sẽ luôn luôn thoát khỏi tội lỗi, và được an toàn khỏi mọi biến loạn, đang khi chúng con đơi chờ ngày hồng phúc, ngày Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con ngữ đến.”

Những lời cầu có sức mạnh này vừa là một kinh nguyện, vừa là một lời hứa cho mỗi Kitô Hữu. Tuy nhiên, đây là một điều ngoại thường. Gìn giữ chúng con an toàn khỏi mọi biến loạn? Phải chăng lời cầu xin này là quá ích kỉ hay hoàn toàn là không tưởng? Liệu có mấy người trong chúng ta thức dậy vào buổi sáng mà không cảm thấy ít nhiều lo lắng? Liệu chúng ta có dám xin Chúa cất hoàn toàn cho chúng ta những gì là một phần của cuộc sống hằng ngày?

Chúng ta thường coi sự căng thăng tương đương với nỗi lo âu. Nhưng một vài sự căng thẳng có ích cho chúng ta. Nếu không có sự căng thẳng, chúng ta không thăng tiến nhiều trong cuộc sống. Thật vậy, một vài cấp độ căng thằng trở nên hữu ích cho thể lý, tâm trí và các tương quan của chúng ta.

Giả sử, nếu bạn bị căng thẳng vì phải thanh toán nhiều hoá đơn, và chính nhờ sự căng thẳng này mà bạn ngồi xuống để tính sổ và xem lại ngân sách của mình; đây là một điều tốt lành. Nếu bạn cảm thấy mình và người bạn đời gần đây không được hoà thuận cho lắm, và chính sự căng thẳng này khiến bạn tổ chức một chuyến đi chơi để lấy lại bầu khí gia đình; đây cũng là một điều tốt lành. Sự căng thẳng, theo nghĩa lành mạnh, giúp chúng ta phản ứng lại những vấn nạn mà ta phải đối mặt, bằng một cách thức khiến cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Rõ ràng khi chúng ta cầu nguyện để được thoát khỏi mọi âu lo, chúng ta không có ý xin cho được dảm đi những căng thẳng vốn làm cho cuộc sống chúng ta mạnh mẽ hơn, những mối quan hệ của chúng ta trở nên lành mạnh hơn, vui tươi hơn và phong phú hơn.

Nhưng nỗi lo âu trở thành sự căng thẳng khi nó không giải quyết được điều gì, chỉ tạo ra thêm nhiều rắc rối. Nếu tôi lo lắng về vấn đề tài chính của mình, thay vì ngồi xem lại ngân sách chi tiêu, tôi lại đi tiêu sài nhiều hơn nữa để cảm thấy dễ chịu hơn; đây chính là nỗi lo lắng vốn không giải quyết được vấn đề gì. Thực ra, nỗi lo lắng còn tệ hại hơn nữa, khi nó cướp đi khả năng của chúng ta trong việc cộng tác với ân sủng của Thiên Chúa, vốn ban cho chúng ta để giải quyết những vấn nạn, sống một đời sống có ý nghĩa hơn, vui tươi hơn, thay vì bị ám ảnh bởi những điều vượt quá khả năng kiểm xoát của chúng ta.

Chẳng ai thức dậy vào buổi sáng rồi tuyên bố rằng: “Tôi nghĩ, hôm nay, tôi muốn trở thành một người thất bại!” Vậy tại sao nỗi lo âu lại lại có thể khuất phục chúng ta?”

Nỗi lo âu có sức quyến rũ. Nó nói với chúng ta rằng nếu chúng ta lo lắng vừa đủ, chúng ta có thể kiểm soát được mọi sự. Chúng ta thường tưởng rằng bằng cách để mắt tới tất cả những vấn đề có thể xảy đến, chúng ta tránh được mọi tại hoạ. Bệnh tật hay chết chóc? Kiểm xoát được hết. Tổn thất tài chánh? Không chế được hết.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa những vấn nạn trong tương lai là phản ứng lại cách mau lẹ đối với những vấn đề mà chúng ta hiện nay đang gặp. Nhưng nỗi lo âu thường gây ra những đổ vỡ bằng cách hướng sự chú ý và năng lực của chúng ta ra ngoài những vấn đề mà đúng ra chúng ta phải giải quyết bây giờ, và nó hướng năng lực ấy vào những vấn đề mà ta không bao giờ xử lý được.

Chúa Giêsu mô tả cách chữa trị hay nhất cho bệnh lo âu qua Phúc Âm Thánh Mát-thêu chương 6, câu 24 đến câu 34 khi Ngài dạy chúng ta phải chống lại cơn cám dỗ lo lắng cho ngày mai, thay vào đó, tập trung giải quyết những vấn nạn của ngày hôm nay. Khi bạn chìm trong nỗi lo âu, hãy thử áp dụng những bước sau đây:

Làm Một Bản Kế Hoạch: Có một câu nói đùa “Làm thế nào bạn ăn hết được một con voi? Có gì đâu, cứ từ từ, mỗi lần cắn một miếng.” Hãy tự hỏi chính mình xem mình có thể làm được gì trong ngày hôm nay để vấn đề bớt căng thẳng hơn, hay tìm một nguồn giúp đỡ. Phân một vấn đề lớn thành những vấn đền nho nhỏ và tập trung xử lý những vấn đề nho nhỏ này hơn là xử lý toàn bộ vấn đề trong một lúc; việc này sẽ giúp bạn cảm thấy rằng những vấn đề của bạn có thể xử lý được và rất cụ thể.

Hãy Đảm Nhận Lấy Trách Nhiệm: Một khi bạn đã có một bản kế hoạch,  hãy đảm bảo rằng bạn có thể đảm trách công việc đó, hay nhờ một ai đó đảm trách. Hầu hết những rắc rối gây nên lo âu cho chúng ta là những cái mà ta không muốn xử lý; do đó, nhờ người khác giúp đỡ để giải quyết vấn đề này là điều hệ trọng mang đến sự thành công và bình an. Đôi khi, viết ra những bước hành động trong bản kế hoạch hay lịch công tác đã là đủ; nhưng có những lần ta phải nhờ đến những người bạn đáng tin cậy hay người bạn đời để giúp mình thực hiện kế hoạch đã vạch ra.

Duyệt Xét Lại: Mỗi ngày, tự hỏi chính mình xem bạn có thể làm được gì để tiến thêm một bước trong việc giải quyết vấn đề gây nên lo âu cho bạn. Phải chăng kế hoạch không tiến triển như ý muốn? Làm thế nào để thay đổi nó? Điều gì là thiếu xót trong bản kế hoạch này? Hãy đi tìm kiếm hay nhờ ai đó giúp tìm kiếm những yếu tố thiếu xót này.

Cầu Nguyện: Thánh Phanxicô Salê đã từng nói: “Chúng ta phải gởi gắm Qúa Khứ vào Lòng Thương Xót Chúa, Hiện Tại vào Sự Trung Thành của chúng ta, và Tương Lại vào Sự Quan Phòng của Thiên Chúa.” Nói cách khác, tất cả những cái chúng ta cần là chu toàn những trách nhiệm của mình. Mọi sự còn lại nằm trong tay Chúa. Mức độ của sự an ủi mà bạn có được tỉ lệ thuận với mức độ của sự hiểu biết hay tín thác vào sự quan phòng và chăm sóc của Thiên Chúa. Để có được sự tín thác ấy, ta phải dành thời gian để cầu nguyện, học hỏi Thánh Kinh, đọc lại bút tích của các vị thánh xem làm thế nào mà các ngài có thể trung thành qua các giai đoạn khó khăn và thử thách. Có người nói: “Tôi đặt mọi vấn nạn của mình dưới chân Chúa, nhưng tôi cũng thường lấy lại khi Chúa không để mắt tới những vấn nạn ấy!”

Nếu bạn gặp phải khó khăn để trao phó mọi sự trong tay Chúa, hãy hỏi chính mình xem thời gian gần đây bạn đã dành bao nhiêu thời gian để Chúa nâng niu bạn trong lòng bàn tay của Ngài. Sự tín thác sẽ đến ngay sau đó, nếu bạn thổ lộ lòng mình ra với Ngài.

Trang gia đình | Trang nhà


Gửi Bài - Góp Ý  - Chia Sẻ - Comments