Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình
Giáo Lý Cho Cuộc Hội Ngộ Các Gia Đình Thế Giới Lần Thứ VI
(Mexico, D.F., 16 - 18 tháng 01, 2009)
“Gia đình là thầy dạy về các giá trị nhân bản và Kitô”
Đề tài 6: Gia đình, nhà đào
luyện lương tâm chuẩn mực
1.
Con người ngày nay càng lúc càng xác tín rằng phẩm giá và ơn gọi
của mình đòi hỏi con người phải nhờ trí tuệ mà khám phá ra các
giá trị đã được khắc ghi trong bản tính của mình, không ngừng
phát triển những giá trị ấy và thể hiện chúng ra trong cuộc
sống, nhờ thế mà càng ngày càng luôn tiến bộ hơn. Tuy nhiên,
trong những phán quyết của mình về các giá trị luân lý, nghĩa là
về những gì là tốt hay xấu, tức là về những gì phải làm hoặc
không được làm, thì con người không thể định đoạt những phán
đoán theo tự do riêng của mình. Trong nơi sâu thẳm của lương tâm
mình, con người khám phá thấy có một lề luật mà mình không phải
là tác giả nhưng bắt mình phải tuân phục. Lề luật này được Thiên
Chúa khắc ghi trong trái tim của con người một cách như thế nào
đó để giúp họ nên kiện toàn hơn, và dựa trên chính lề luật đó
Thiên Chúa sẽ phán xét con người cách riêng.
2. Bởi thế, phẩm
giá con người không thể được phát huy thực sự nếu như người ta
không tôn trọng trật tự cốt yếu trong bản tính đó. Hẳn là rất
nhiều hoàn cảnh cụ thể và nhiều nhu cầu của cuộc sống con người
đã thay đổi và vẫn còn tiếp tục thay đổi. Thế nhưng, trong bất
kỳ hoàn cảnh biến hóa nào của phong tục, những hình thái khác
nhau của cuộc sống phải được duy trì sao cho để không vượt quá
những giới hạn đã được qui định bởi những nguyên tắc bất di dịch
vốn dựa trên cơ sở những yếu tố cấu thành và những tương quan
cốt yếu của cuộc sống con người; là những yếu tố và tương quan
vượt xa điều kiện vô thường của lịch sử.
3. Những nguyên
tắc nền tảng mà lý trí vốn có thể hiểu được này ẩn chứa trong lề
luật vĩnh cửu, khách quan và phổ quát nhờ đó Thiên Chúa xếp đặt,
điều khiển và cai quản thế giới và những lối đường của cộng đồng
nhân loại theo kế hoạch khôn ngoan và yêu thương của Ngài. Thiên
Chúa làm cho con người tham dự vào lề luật này của Ngài để con
người có thể nhận biết mỗi ngày một nhiều hơn về chân lý không
thay đổi. Hơn nữa, Chúa Kitô đã thiết lập Hội Thánh của Người
như cột trụ và nền tảng của chân lý và thông ban cho Hội Thánh
sự trợ giúp thường xuyên của Thánh Thần để Hội Thánh gìn giữ một
cách không sai lầm những chân lý thuộc trật tự luân lý và giải
thích cách chính thức không chỉ lề luật khách quan được mạc khải
mà cả những nguyên tắc luân lý phát xuất từ chính bản tính tự
nhiên của con người và giúp con người phát triển và nên hoàn
hảo.
4. Ngày nay nhiều
người cho rằng chuẩn mực pháp lý của hành vi nhân linh đặc thù
của con người không nằm trong bản tính tự nhiên con người, cũng
không nằm trong lề luật mạc khải, nhưng lề luật duy nhất tuyệt
đối và bất di dịch chính là sự tôn trọng phẩm giá con người. Hơn
nữa, chủ nghĩa tương đối về triết học và luân lý chối bỏ sự hiện
hữu của mọi chân lý khách quan, cả trên bình diện hữu thể lẫn
trên bình diện thực hành đạo đức. Mỗi người có chân lý riêng của
mình, vì cá nhân giải thích các sự việc và cách sống theo sự
hiểu biết riêng và theo lương tâm của mình. Sống chung với nhau
sẽ dẫn chúng ta đến một chân lý chung được tất cả mọi người chấp
nhận, nhờ một sự đồng thuận cho phép chúng ta sống hòa bình với
nhau. Đó là cơ sở cho các luật xuất phát từ những ý kiến công
nghị dân chủ. Giáo hội không nên nói gì cả và nếu có nói điều gì
Giáo hội sẽ rơi lạc vào lãnh vực không phải của mình mà điều đó
thì nguy hiểm đối với nền dân chủ.
5. Từ đó phát sinh
những hệ quả tai hại cho con người, gia đình và xã hội. Từ đó
người ta biện minh cho việc phá thai như là một quyền của người
phụ nữ, người ta ra sức để hợp pháp hóa sự trợ tử (euthanasia),
kiểm soát sinh sản theo phương pháp nhân tạo, những luật cho
phép ly dị tạo tình thế ngày càng bi thảm hơn, những quan hệ
ngoài hôn nhân, v.v…
6. Gia đình Kitô
hữu gặp thách thức rất lớn trong khi giúp hình thành nơi con cái
mình một lương tâm ngay chính và biết tôn trọng sự thật, đồng
thời làm sao phải tôn trọng phẩm giá và tự do của chúng cách
thận trọng, và giúp chúng đào luyện nên một lương tâm ngay thẳng
trước những vấn đề lớn của cuộc sống con người như: thờ phượng
và thờ kính Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành và Cứu Chuộc, yêu mến
mẹ cha, tôn trọng sự sống, tôn trọng thân xác của chúng và thân
xác của người khác, tôn trọng của cải và danh dự của người đồng
loại, sống tình huynh đệ giữa mọi người, tôn trọng định mệnh
chung của các thiện ích của tạo thành, không kỳ thị tôn giáo,
không phân biệt giai cấp xã hội hay kinh tế, v.v… Những điều
khoản của Mười giới răn và Bát Phúc là những điểm chắc chắn của
giáo huấn này.
7. Cha mẹ ngày nay
phải tin tưởng và can đảm mà dạy con cái mình những giá trị này,
bắt đầu từ giá trị căn bản nhất trong tất cả, đó là: có chân lý
và người ta cần phải tìm kiếm và theo đuổi chân lý để thực hiện
chính mình như là người. Những giá trị chủ chốt khác đó là lòng
yêu mến công lý và một nền giáo dục tính dục rõ ràng và tế nhị
dẫn đến thái độ quí trọng thân xác và vượt thắng được lối suy
nghĩ và thực hành coi thân xác con người như một thứ đồ vật phục
vụ cho khoái lạc ích kỉ.
8. Một điều kiện
căn bản của nền giáo dục này là nuôi dưỡng nơi trẻ lòng yêu mến
đối với Hội Thánh và sống hài hòa với Hội Thánh, và một cách đặc
biệt hơn, lòng yêu mến đối với Đức Giáo hoàng, các Đức Giám mục,
và các linh mục; sao cho chúng thấy được nơi các ngài bận tâm
của một người mẹ hiền yêu thương chúng và chỉ muốn giúp chúng
sống một cuộc sống đứng đắn và có phẩm chất trong thế giới này
và hưởng được sự chiêm ngắm Thiên Chúa trong vinh quan |