Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình
Giáo Lý Cho Cuộc Hội Ngộ Các Gia Đình Thế Giới Lần Thứ VI
(Mexico, D.F., 16 - 18 tháng 01, 2009)
“Gia đình là thầy dạy
về các giá trị nhân bản và Kitô”
Đề tài 1: Gia đình, nhà Giáo dục
đức tin đầu tiên
1. Thiên Chúa muốn mọi người được biết và đón
nhận chương trình cứu độ của Ngài đã được mạc khải và thực hiện
trong Đức Kitô (1Tm 1, 15-16). Thiên Chúa đã nói với cha ông
chúng ta bằng nhiều cách (Dt 1, 1; toàn bộ Cựu ước). Khi thời
gian đến hồi viên mãn (Gl 4, 4) Ngài nói cách trọn vẹn và dứt
khoát trong và nhờ Đức Kitô (Dt 1, 2-4): Chúa Cha không truyền
ban Lời nào khác cho chúng ta, vì Ngài đã ban cho ta một Lời duy
nhất trong Đức Kitô (Ga 1, 1tt).
2. Hội thánh đã đón nhận lệnh truyền ra đi loan báo cho hết
mọi người tin mừng trọng đại: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn
dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha,
Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19). Các Tông đồ đã hiểu
mệnh lệnh truyền giáo theo cách đó và thực hiện mệnh lệnh đó từ
ngày Lễ Ngũ Tuần bằng cách loan báo khắp thành Giêrusalem việc
Đức Kitô chết và phục sinh (Cv 1-5) và mọi miền được biết đến
trên toàn thế giới lúc bấy giờ (sách Công vụ và các thư Tân
ước).
3. Gia đình Kitô hữu, tức Hội thánh tại gia, tham dự vào sứ
mạng này. Hơn nữa, người đón nhận đầu tiên và chính yếu lời loan
báo truyền giáo này của gia đình là chính con cái của họ và
những người thân thuộc khác, như được chứng thực trong các Thư
Muc vụ của thánh Phaolô và những thực hành về sau. Trong chiều
hướng đó, những đôi vợ chồng thánh và những cha mẹ Kitô hữu mọi
thời đại đã sống lệnh truyền ấy (chẳng hạn như cha của thánh
Têrêsa Giêsu, cha của thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu; và còn nhiều
cha mẹ khác thời nay). Được soi dẫn bởi kinh nghiệm hồng phúc
của Giáo hội trong các xã hội Kitô giáo châu Âu (khi gia đình
thực hiện sứ mạng giáo dục này đối với con cái) và bởi những
phản hồi hết sức tiêu cực từ cuộc sống hôm nay (do bỏ bê hay xem
thường sứ mạng này), ta thấy rằng gia đình phải lấy lại vai trò
thầy dạy đầu tiên của mình về đức tin trong các nước này – là
những quốc gia thực ra không còn tính chất Kitô giáo gì nữa - ở
đó đức tin đang được hồi phục và Hội thánh đang được cấy trồng.
Việc tông đồ chính yếu và quan trọng nhất mà cha mẹ phải làm là
ở trong chính gia đình mình, bởi lẽ nếu đang khi nỗ lực tìm cách
phúc âm hóa người khác mà lại thiếu quan tâm phúc âm hóa chính
những người thân yêu của mình thì đó lại là một gương mù và là
phản chứng tá nghiêm trọng. Cha mẹ truyền thông đức tin cho con
cái của mình bằng chứng tá của lời nói và đời sống Kitô hữu của
mình.
4. Điểm cốt yếu của giáo dục đức tin là lời loan báo vui mừng
đầy sức sống về Đức Kitô chết và phục sinh vì tội lỗi chúng ta.
Những sự thật khác trong bản Tuyên Tín của các Tông đồ, các bí
tích và Mười điều răn đều gắn kết mật thiết với điểm này. Các
đức tính thuộc về nhân bản và Kitô giáo là một thành phần của
giáo dục đức tin toàn diện. (Hành trang cơ bản này ngày nay hầu
như không thể được đáp ứng, cả ở những đất nước được gọi là
“Kitô giáo” và trong những trường hợp khi cha mẹ xin cho con cái
mình lãnh nhận những bí tích khai tâm ta thấy họ chẳng biết gì
mà cũng chẳng sống bao nhiêu về đức tin tôn giáo). |