QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH 


Lm. Lê văn Quảng

Chúng ta thường nghe những câu phê bình châm biếm: “Anh chàng nầy giống đàn bà. Cô kia y như đàn ông.” Những câu nói đó phản ảnh cho thấy quan niệm của chúng ta về phái tính rất là rõ ràng. Hầu hết mọi người đều cho rằng người đàn ông bao giờ cũng phải hùng mạnh, tự tin, can đảm trong khi người đàn bà tiêu biểu sự yếu ớt, sợ sệt, nhút nhát. Những quan niệm nầy chúng ta có được, đến từ chính nền văn minh xã hội chúng ta đang sống.

NỀN TẢNG XÃ HỘI 

Vai trò mà mỗi phái phải đóng, như chúng ta đã thấy, được xác định bởi cấu trúc xã hội của cộng đồng chung quanh. Tuy nhiên, những qui ước xã hội ngày nay không xác định một mẫu tư cách nào cho mỗi giới. Mỗi cá nhân phải xác định tư cách riêng cho mình như là nam hoặc nữ. Có nhiều cách để diễn tả nam tính hoặc nữ tính. Điều nầy dành cho mỗi cá nhân để xác định loại đàn ông hoặc đàn bà nào mình muốn trở thành. 

Bao lâu chúng ta coi nam giới là có quyền và cũng cho rằng hầu hết mọi người đều nghĩ như vậy thì quan niệm mà chúng ta có về vai trò phái tính phù hợp với niềm tin và lối sống chúng ta. Ngay cả những đương kim vô địch vận động hăng say nhất cho quyền bình đẳng của phụ nữ cũng phải tuyên bố rằng đàn ông thật thì phải hùng mạnh, tự tin, can đảm, trách nhiệm, và đáng tin tưởng, và rằng tất cả những đàn ông không đáp ứng những đòi hỏi nầy cho thấy nét phụ nữ trong con người họ. Từ ngữ đàn bà chỉ nét yếu ớt, sợ sệt như một phẩm cách chung chung của người phu nữ. Thật ra, trách nhiệm, ước muốn làm việc, muốn đóng góp, và ngay cả muốn nâng đỡ được nhận biết như là những bổn phận của con người không kể phái tính. Quan niệm về đàn ông là phái mạnh khiến những quan niệm về vai trò phái tính, về bổn phận, và về giới hạn của họ sinh ra lẫn lộn. 

Con trẻ ở giai đoạn đầu phát triển rõ rệt nhưng không hẳn luôn chính xác những quan niệm về vai trò xã hội được gắn liền với phái tính riêng của chúng. Chúng bị gây ấn tượng và bị kích thích bởi những ý tưởng xã hội về phái tính trước khi chúng nhận thức được ý nghĩa về xúc cảm và về thể lý của chúng. Như một qui luật, con trai có tự do hơn trong mọi sinh hoạt. Con gái hành động như con trai thì được gọi là “con đực rựa”một danh từ ám chỉ có nhiều nét nam tính, trái ngược với các cậu trai có hành vi điệu bộ giống như con gái thì gọi là “thằng lại cái”. Giúp việc nhà, nấu ăn, lau nhà, khâu vá vẫn được xem là công việc của con gái. Ngày nay, đàn ông cũng rửa chén bát. Tuy nhiên, việc thực hiện chỉ chiều hướng chung cho việc cộng tác, khó cho các ông Âu châu và nhất là Á châu chịu làm. 

Nhiều cô gái tin rằng vai trò nữ giới trong xã hội vẫn còn lệ thuộc. Họ hoặc phục tùng số phận, tìm sự đền bù trong cách thế các bà, hoặc tìm cách phản loạn, không chấp nhận bất cứ cái gì thuộc về nữ giới. Cố gắng đầu, phục tùng số phận để chiếm một chỗ đáng kính trong thế giới đàn ông bằng cách trau chuốt sự quyến rũ, tỏ ra mình vô dụng, và tránh trách nhiệm, nói tắt, bằng cách phấn đấu để loại bỏ cung cách tiêu biểu của một người phụ nữ. Cung cách thứ hai, phản loạn, dành cho những cô gái có những đặc tính kháng cự mãnh liệt, từ chối hoàn thành sự phát triển hoàn toàn của nữ giới. Những người nầy ghét nhìn giống như đàn bà, ghét chức năng của đàn bà như có kinh nguyệt. Nhiều cô gái không đi đến thái cực nầy nhưng đau khổ với diện mạo của họ. Không kể họ có nét giống đàn bà thế nào, sự phản dối của họ thì rõ ràng trong những trường hợp khác nhau. Họ cố gắng chứng tỏ rằng họ có thể tốt như bất cứ người đàn ông nào và ngay cả còn tốt hơn. Rất thường, họ không muốn nhận thức sự chống đối của họ đối với đàn ông và cũng không muốn ý thức về cái đã gây nên những khó khăn trong hôn nhân cũng như phái tính. 

Câu chuyện sau đây sẽ cho chúng ta thấy việc khước từ bản tính phụ nữ của một số các cô có thể đi đến những thái cực mà chúng ta không thể tưởng tượng được. Ông bạn bác sĩ của tôi đã kể cho tôi nghe câu chuyện  như sau: 

“Một ngày kia, một người đàn ông trẻ đến gặp tôi. Khi được hỏi anh đang gặp phải những khó khăn gì, anh mặc khải cho biết rằng anh ta là một cô gái. Bệnh nhân ở vào tuổi giữa 20. Vẻ đàn ông lộ nét không chỉ bởi cách ăn mặc nhưng bởi cách nói và phong cách đàn ông. Ngay cả giọng nói cũng có đặc tính của một người đàn ông hơn là đàn bà. Cô ta đến vì cô cần sự giúp đỡ trong tình cảnh khó khăn bất thường. Để tìm được một công việc, cần phải trình chứng minh thư. Giấy tờ của cô cho thấy tên cô là con gái, điều đó làm rắc rối. Cô bây giờ tìm cách để có thể đổi thành tên con trai. Tôi bị lúng túng. Làm thế nào cô mang đồ đàn ông trong khi điều nầy bị cấm đối với các bà. Cô cho tôi thấy giấy phép được viết tay bởi cảnh sát và cắt nghĩa làm cách nào cô có giấy đó. Khi cô mang đồ đàn bà, cô lôi kéo sự chú ý của những người đi đường vì mọi người tin cô là một người đàn ông hóa trang thành đàn bà. Cô đi như một đứa con trai. Bộ tịch của cô như con trai. Vì thế, cảnh sát bị bó buộc cấp cho cô giấy phép bất thường nầy. 

Một sự khám nghiệm thể lý cho thấy mọi sự bình thường: bộ ngực phát triển đầy đủ, tóc đằn bà, kinh nguyệt đều đặn. Không có một chút gì gọi là bất bình thường. Sự phát triển bất thường chứng tỏ bị gây nên bởi những yếu tố khác. 

Cô ta được sinh ở một vùng quê, đứa con đầu của một nông gia. Trong thế giới đó, những đứa con gái không được quí mến lắm. Nông dân cần ít là một đứa con trai để thừa hưởng đất đai và thay thế người cha khi ông muốn về hưu. Vì thế, bố mẹ cô mong đợi đứa con trai. Không may cho cô gái đó, hai năm sau thì đứa em trai được sinh ra. Thật không khó để tưởng tượng phản ứng của cô đối với tình thế. Nhận thấy vị thế của mình nguy hiểm, cô từ chối chấp nhận đóng vai trò phụ. Cô bé xử dụng một ít năm trong cố gắng tử tế để giữ ưu thế hơn đứa em nó cả về tinh thần lẫn thể chất. Tuy nhiên vẫn không đủ sức để thằng bé khuất phục sự thống trị của nàng. Nó vẫn là đứa con trai và nàng cũng chỉ là đứa con gái. Để chiến thắng trận chiến nầy, cô phải chế ngự cho được tình thế. Vì thế, cô hành động như một đứa con trai. Cô bé chơi với con trai và còn dã man hơn bất cứ một đứa con trai nào khác. Cô lấy làm khoái chí mặc đồ con gái cho đứa em trai trong khi chính cô lại mang đồ con trai.  

Bố mẹ cô lấy làm thích thú và khuyến khích điều đó. Mọi người cho đó là kháu khỉnh. Cô bé nghe nhiều lời phê bình thuận lợi về việc cô xem ra giống con trai. Mọi người đều nhận thấy cô xem ra là con trai hơn cậu trai em, một đứa trở thành hoàn toàn bị khuất phục, dễ sai, và thích lệ thuộc vào người chị mạnh mẽ hơn. Sự thành công nầy dĩ nhiên khích lệ cô bé tiếp tục và tăng cường cố gắng. Khi cô lớn lên, cô bé ngày càng thích ứng với vai trò nam giới. Trong mỗi cử động, mỗi bước đi, mỗi phong cách cô là một đứa con trai đúng tiêu chuẩn. Cô bắt đầu thích các cô gái nhưng chỉ trong cách bảo vệ và tán tỉnh. Khi cô bé bắt đầu phát triển về phương diện thể lý, cô chống lại bất cứ dấu hiệu nào của nữ giới. Cô ghét bộ ngực cô. Cô dùng vải buộc chặt để đè nó dẹp xuống và không ai chú ý. Cô coi thường sự kinh nguyệt và không để nó xen vào những hoạt động thể thao. Cô không để phát triển những nét nữ giới và đầu tóc hớt ngắn kiểu con trai. Giờ phút huy hoàng của cô đến khi cô có được giấy phép của cảnh sát để cho mặc đồ con trai. Nhưng luận lý mà cô cố gắng để chống cự lại mang cô vào xung khắc mới. Bây giờ cô cần một tên con trai. Điều nầy không dễ đối với lề luật.Nhưng dường như chính quyền đã bị cưỡng ép để nhượng bộ lần đầu, thật là cần thiết và hợp lý lấy bước kế tiếp để cho phép cô dùng một tên có thể áp dụng cho bất cứ phái nào. Nhưng cần có sự giới thiệu của bác sĩ tâm lý, điều đó được đòi hỏi bởi cảnh sát. Cô ta thì rất là nhiệt tình. Tôi cố gắng cách luống công để thuyết phục cô ta rằng dẫu cho cô có thành công, cô vẫn phải chiến đấu với nhiều vấn đề khác. Cô vẫn là một người đàn bà, không kể khả năng của cô có như thế nào đi nữa.Ngoại trừ cô chấp nhận vai trò của phái cô, cô càng ngày càng đi vào những khó khăn lớn hơn. Nhưng như nhiều người với bản năng phái tính thay đổi bất bình thường, cô không muốn nghe một lời khuyên nhủ nào hoặc sự giúp đỡ nào, và thẳng thắn từ chối thảo luận những vấn đề khủng hoảng tâm lý của cô.  

Rất ngạc nhiên, cô lại xuất hiện khoảng một năm sau. Thoạt đầu tôi nghĩ cô có lẽ yêu cầu chữa trị tâm lý. Tuy nhiên, cô chỉ đến đòi hỏi một dịch vụ khác trong việc cô chống lại xã hội, là cái đã đánh dấu cô như một hữu thể thấp kém. Cô trót yêu một cô gái và cô mong tôi giúp để làm cho việc đó trở thành có thể và rồi hai người có thể lấy được nhau. Dĩ nhiên, điều đó vượt quá quyền hành con người, và cũng từ đó không bao giờ thấy cô ấy trở lại thăm tôi nữa”.

BẮT CHƯỚC PHÁI CÓ QUYỀN 

Khi sự quân bình giữa hai phái bị phá vỡ và phái bị đàn áp có cơ hội vươn lên, họ bắt chước hành vi và phong cách của phái có quyền ngày xưa. Chúng ta có những mẫu gương của khuynh hướng nầy trong những cộng đoàn tiên khởi. Đó có thể là suốt thời kỳ cơ cấu mẫu hệ đi xuống, một số hình thức đặc biệt trong cách xử sự được quan sát mà thường được gọi là tập tục của những cộng đoàn đầu tiên: sau khi đứa trẻ được sinh ra, người cha mang đứa trẻ vào giường và nằm với nó nhiều ngày để chăm nom nó, trong khi người mẹ phải làm những bổn phận trong nhà để chăm sóc người cha và đứa bé. Dường như là đàn ông cố gắng bắt chước vai trò đàn bà. Ở đâu các bà thống trị, những gì thuộc các bà xem ra được các ông ước muốn. Người ta lấy làm lạ không biết các ông trong thời kỳ đó có cố gắng nuôi con hay không? 

Cũng vậy, một sự ngưỡng mộ như thế có thể cắt nghĩa hành vi của các bà ngày hôm nay. Trong vài mẫu mực, sự hút thuốc đã trở nên quen thuộc giữa các bà hơn các ông và các ông phải chơi ống điếu hoặc xì gà để giữ cái gì phân biệt. Cái thói quen lâu đời của đàn bà Mỹ hút ống điếu có thể đã mang đặc tính thay đổi của xã hội và sự giải phóng đàn bà suốt thời gian chinh chiến, một thời đã mang lại cho các bà những bổn phận và quyền lợi mà họ không có trước đây. Động lực chống lại sự không thích hút thuốc đến từ ước muốn làm nam giới của các bà, như nó được diễn tả nơi những đứa trẻ ước muốn mình là người lớn. Những dấu hiệu khác của thời đại chuyển tiếp của chúng ta là các bà có khuynh hướng muốn mang dáng vẻ hoặc để tóc tai giống như con trai. Tất cả những bắt chước nầy không có nghĩa là bình đẳng nhưng như một cố gắng để nhấn mạnh sự thay đổi trong trạng thái của họ. 

CHỨC NĂNG CỦA HAI PHÁI

Mỗi cá nhân phát triển quan niệm về vai trò của phái mình mà việc chấp nhận hoặc từ khước sẽ làm thay đổi thái độ và sẽ ảnh hưởng hầu hết mọi giai đoạn của cuộc sống. Chẳng hạn, thái độ của người đàn bà đối với công việc nội trợ là một trắc nghiệm tốt mà bà nghĩ vai trò của người đàn bà sẽ là. Những tranh luận chống hoặc ủng hộ không đánh lừa chúng ta. Chúng ta có thể nghe những lý do tại sao công việc nhà thì đáng ghét hoặc đáng yêu – đều tốt như nhau. Con số các bà thích công việc nhà hơn công việc khác dần dần giảm. Nhiều bà tỏ ra không thích những công việc nầy vì họ cho những công việc đó là thấp hèn và sỉ nhục. Họ liên kết những việc làm đó với quan niệm mất giá về vai trò người phụ nữ. Sự nối kết nầy cũng khiến nhiều người đàn ông không thích tham gia những công việc gia đình. Việc nhà là bổn phận gia đình trong nhiều thế kỷ. 

Suốt giai đoạn hoàn toàn bị đàn áp, các bà bị loại bỏ khỏi việc sản xuất nghệ thuật. Những nữ nghệ sĩ hay những vũ nữ đều được xếp là vô hạng như những thức ăn vô vị. Nhưng nhiều bà ngày hôm nay tìm chỗ đứng của họ trong xã hội bằng cách nhấn mạnh sự thích thú vào nghệ thuật, âm nhạc, kịch nghệ, ca vũ đến mức độ nghệ thuật trở thành một đặc quyền của phụ nữ. 

Nhiều người đàn ông đã nhường cho các bà sự thích thú nghệ thuật. Một đứa con trai thích thú học piano thường được coi là con gái. Các bà thường cảm thấy khó khiến chồng họ cùng nhập cuộc đọc sách, dự những buổi thuyết trình hoặc hòa nhạc, xem triển lãm hoặc đi xem viện bảo tàng. Thật ra, một số bà không cố gắng cách thành thật vì họ xem ra tự hào về sự cách biệt giữa những sở thích đáng kính trọng của họ, trong khi các ông thích trả giá ít cho sự tiếp tục chiếm quyền hành của họ. 

Quan niệm chung về vai trò nam giới xem ra là công việc làm tiền. Quan niệm nầy rất nguy hiểm. Nó đặt vào tay của quí ông quyền hành mà đồng tiền vẫn còn thế lực. Cùng lúc, nó ngăn cản sự quí trọng văn hóa và kiến thức chung, là những cái có thể thay đổi và làm giảm bớt quyền hành về kinh tế của các ông. Sự nguy hiểm của việc lạm dụng quyền hành sẽ gia tăng nếu các ông bỏ quên sự phát triển về văn hóa. Và nếu các bà chỉ chú trọng đến những tiện nghi của cuộc sống, các bà sẽ kéo dài sự lệ thuộc mà thôi. Khuynh hướng phân chia những bổn phận xã hội giữa hai phái không có nền tảng trên những yếu tố sinh vật học. Đó chỉ là những bổn phận của con người. Trong sự phân chia công việc, một số việc được giao cho mỗi phái là bởi do thói quen hay phong tục. Chúng được coi là hấp dẫn hoặc vô vị tùy theo vị thế xã hội của mỗi phái hoàn thành chức năng đặc biệt của mình. Để giữ vững đời sống hôn nhân, bổn phận làm việc nhà và bổn phận kiếm tiền đều quan trọng như nhau. Nếu một người tin ở sự bình đẳng, người ta sẵn sàng làm bất cứ cái gì vào lúc cần thiết và ít lấy làm quan trọng đối với việc xem ra là vai trò thích hợp của phái tính. Dẫu lời nói họ rất tử tế, ít có ông hoặc bà sẵn sàng thực thi sự bình đẳng. Cái rắc rối hiện tại của sự thích nghi thuộc phái nam cũng như phái nữ không thể được giải quyết bằng cách tách biệt những hoạt động của hai phái và thiết lập cái khả năng đáng ngưỡng phục của bất cứ phái nào trong một lãnh vực được xác định cách rõ ràng. Sự quyết định như thế có thể làm giảm sự cạnh tranh tạm thời nhưng nó sẽ làm đình trệ sự cộng tác giữa những người bình đẳng.

ẤN TƯỢNG CỦA CON TRẺ VỀ PHÁI KHÁC

Thái độ cá nhân đối với phái riêng mình tương hợp với thái độ của mình đối với phái khác. Cả hai thái độ quyết định tư cách của người đó. Quan niệm về phái khác được phát triển suốt thời thơ ấu. Những đáp trả tình cảm đầu tiên dành cho một người khác phái thì có tính cách quan trọng lâu dài. Nói chung, bố và mẹ là mẫu gương đầu tiên của người nam và nữ chung sống với nhau. Một đứa bé với sự hiểu biết hạn hữu không thể nhận thức ra rằng gia đình nó có những nét đặc thù của gia đình nó, không hẳn là đại diện cho tất cả. Đối với đứa trẻ, thật đơn giản: tình cảnh gia đình nó đại diện cho tất cả các gia đình trên thế giới. Vì thế, tương quan giữa bố mẹ xuất hiện như là tương quan giữa nam và nữ, trên đó đứa bé xây dựng quan niệm của nó về đời sống hôn nhân. Nếu không nhận ra điều đó, bố mẹ rất dễ gây ảnh hưởng đến thái độ của đứa bé đối với hôn nhân của nó về sau. Bố mẹ của phái đối lập thường ảnh hưởng đời sống phái tính tương lai của đứa trẻ.  

Nếu đứa con trai và bà mẹ hoặc đứa con gái và ông bố rất tận tâm cho nhau, sự liên hệ có thể trở thành một ngăn trở cho việc kết bạn sau nầy của đứa trẻ. Một đứa trẻ trai được chiều chuộng và làm hư hỏng bởi bà mẹ, không thể tưởng tượng ra rằng một người đàn bà khác cũng sẽ tận hiến cho nó như vậy. Rất thường, sự nghi ngờ nầy ngăn cản nó yêu và kết bạn với một người nào đó. Nó không được chuẩn bị để gặp một người đàn bà trên căn bản của việc cho và nhận như được đòi hỏi trong hạnh phúc hôn nhân. Và cũng thường xảy ra như vậy trong tương quan giữa người bố và đứa con gái. Một đứa con gái gắn liền với người bố có thể mong người chồng một sự nhẫn nại, cảm thông, hướng dẫn, và che chở giống như vậy. Cô dễ quên rằng không một người đàn ông nào của thế hệ cô có thể có một uy thế tương đối như bố cô, đặc biệt từ khi các cô gái bây giờ hầu hết có cơ hội để học hành và có sự nghiệp như con trai. 

Vấn đề trên đây xem ra rất phổ biến trong thời đại chúng ta. Các cô phản đối chống lại việc mình thuộc phái thấp kém, nhưng trái lại, họ mơ ước một người chồng mà họ có thể ngưỡng phục. Họ vẫn gắn liền với ý tưởng cho rằng đàn ông phải mạnh hơn, giỏi hơn, và đáng tin cậy hơn họ. Nhưng có được bao nhiêu người đàn ông mà cô có thể tìm thấy vượt xa cô như bố cô đã vượt xa khi cô còn là một đứa bé. Cô sẽ bị thất vọng vì cô khó kiếm được một người đàn ông như thế. Ngay cả khi cô tìm được, cô cũng sẽ không chấp nhận anh ta, vì ghét cái thế thượng tôn của chàng, nên nàng có thể rút lui khỏi chàng hoặc tìm lỗi lầm để rồi nàng có thể coi thường chàng. 

Trang gia đình | Trang nhà


Gửi Bài - Góp Ý  - Chia Sẻ - Comments