GHEN


Lm. Lê văn Quảng

ỚT NÀO ỚT CHẲNG CAY - GÁI NÀO GÁI CHẲNG HAY GHEN CHỒNG (ca dao). 

Hai câu tục ngữ ca dao trên đây cho chúng ta thấy rằng bản tính tự nhiên được trời phú cho đàn bà con gái là hay ghen. Nếu mỗi lần trở về nhà, cảm thấy bầu không khí trong gia đình không được ổn thoả, hãy nhớ rằng trời cho bản tính của người phụ nữ là như vậy, nên không có gì đáng để chúng ta phải bực bội khó chịu để rồi lại tạo nên một sự căng thẳng hay tranh cãi vô ích. 

Ghen tương là cơn bệnh rất thông thường mà chúng ta thường hay gặp phải trong hôn nhân. Nó ám chỉ sự chiếm hữu và sự trung thành với nhau trong quan hệ hôn nhân, nhưng thường mang đến một sự quấy rầy và rối loạn hơn là sự cảm thông và hòa hợp. Sự ghen tương không phải chỉ xảy ra giữa nam và nữ, mà còn nam với nam và nữ với nữ sự ghen tương càng xảy ra ác liệt hơn, vì sự nghiên cứu về vấn đề nầy đã cống hiến nhiều cơ hội để thám hiểm nhiều nền tảng của những xung khắc trong hôn nhân, cũng như những khác biệt giữa sự đồng ý của họ về lý trí và tâm lý rất thuận lợi để dùng đề tài nầy như sự khởi đầu phân tích những vấn đề cụ thể. 

CÓ PHẢI GHEN LÀ DẤU HIỆU CỦA TÌNH YÊU? 

Chung chung người ta tin rằng ghen và yêu không thể tách rời nhau đến nỗi yêu mà không ghen không thể được. Ghen thường được xem là thước đo thật của mực độ và chiều sâu của tình yêu. Nhiều người nhận thấy rằng họ chỉ thật sự yêu khi họ cảm thấy ghen tương. Với họ sức mạnh bất khuất của tình yêu được mạc khải một cách có ấn tượng bởi sự đau khổ bất hạnh của ghen tương. Họ không ngừng nhận ra biết bao nhiêu là dằn vặt, khổ đau, hận thù, giận dữ để khám phá ra tình yêu. Dẫu có người muốn trốn thoát kinh nghiệm đau thương sự ghen tương, khó có ai hiểu được ý nghĩa thật sự và cấu trúc của nó. Chúng ta mất tri thức khi chúng ta sa vào ghen tương và ngay cả sau khi chúng ta lấy lại được phán đoán bình thường chúng ta vẫn không hiểu được bản tính của ghen tương. Bản tính của những cảm giác thù hận thường ngăn cản một sự chấp nhận những khuynh hướng phù hợp với ước muốn bảo tồn ý kiến đáng kính về chúng ta. Chúng ta xử dụng một trong những ý hướng độc ác nhất để xúc phạm đến người chúng ta yêu, bằng cách chuyển sang những giá trị được chấp nhận cách rộng rãi nhất trong cuộc đời như: tình yêu, tận hiến, trong trắng, tin tưởng. Người ghen tương biểu lộ quan tâm của họ về những bộ mặt đạo đức và luân lý trong khi quên mất qui luật căn bản nhất về ngôn từ như lịch sự, tế nhị cũng như những hành động thích hợp. 

Chúng ta hãy xem cách rõ ràng: Chúng ta có thể ghen tương mà không ở trong tình yêu. Đó là một sự thật không chỉ cho sự quan hệ giữa bạn bè, giữa những phần tử trong gia đình, và giữa hai người mà sự quan hệ không có liên hệ phái tính. Đàn ông và đàn bà thích nhau có thể trở nên ghen tương mà không dấu hiệu nào cho thấy một sự tận hiến sâu xa hơn. Một cô gái lôi cuốn được sự chú ý của nhiều người có thể trở nên ghen tương nếu một trong số đó bị quyến rũ bởi sự hấp dẫn của một cô gái khác. Trái lại, sự bất trung tự nó không sản xuất sự ghen tương nơi ông chồng có người vợ phản bội. Một ông chồng vẫn yêu người vợ lèo tèo với người đàn ông khác. Vì thế, nền tảng tâm lý của việc ghen tương thì phức tạp hơn và không liên hệ tới vấn đề trung thành. 

VẤN ĐỀ TRUNG THÀNH 

Trung thành là một trong những vấn đề chính trong hôn nhân. Mặc dầu được chấp nhận như một giá trị tuyệt đối và tiền đề, sự nhận thức của nó ngày hôm nay lẫn lộn hơn bao giờ hết. Có lúc sự chiếm hữu thân xác của một người đàn bà thì có thể bằng sức mạnh của luật khắc khe hoặc bằng sự vũ phu. Ngày hôm nay, sự chiếm hữu người khác hoặc thể lý hoặc tinh thần đều hoàn toàn không thể. Không có một sự bảo đảm nào về sự trung thành của người bạn. Câu hỏi được đặt ra trước là: liệu con người có khả năng trung thành không? Sự nghi ngờ xuất hiện cách riêng về bản tính đơn thê của đàn ông. Các nhà khoa học cho thấy sự khác biệt sinh vật học cho phép người đàn ông có thể sinh vô số con trong khi điều kiện thể lý của các bà giới hạn mỗi năm sinh một đứa hoặc hai ngoại trừ đôi khi có trường hợp ngoại lệ. 

Những khác biệt sinh vật học không thể chối cãi—khả năng sinh học của một người đàn ông có 50 mươi đứa con một lúc là chuyện không có gì đáng nói trong khi họ có thể đè nén 49 ước muốn các bà khác và có thể điều khiển một ước muốn còn lại như họ muốn. Phụ nữ cố gắng đòi quyền lợi của người phụ nữ đối với vấn đề phái tính và họ có khả năng đòi hỏi về vấn đề đó hơn là đàn ông có thể cung cấp. Chúng ta phải biết: điều kiện của cuộc sống con người không bị điều khiển bởi luật tự nhiên như là động lực sinh vật và thể lý nhưng bởi qui ước xã hội. Đơn thê không có gì đối với cấu trúc bản năng của bản tính con người. Đàn ông có thể sống đơn thê hay đa thê tùy theo nền văn minh của xã hội họ đang sống. Sự phát triển chế độ đơn thê có thể được cắt nghĩa bởi sự tiến triển của  nền văn minh con người. 

MỤC ĐÍCH CỦA GHEN TƯƠNG 

Vì cảm xúc của chúng ta gây cho chúng ta một ấn tượng mạnh rằng chúng ta đúng và người kia sai, chúng ta cảm thấy khó chấp nhận một sự cắt nghĩa tâm lý về sự ghen tương của chúng ta. Sự ghen tương có thể có những ý nghĩa khác nhau, tất cả tuỳ vào mục đích mà sự ghen tương được dùng. Caûm xúc ghen chỉ được nhìn thấy nhờ hành vi rối loạn xã hội. Hành vi như thế thường được hướng về một trong 4 chiều hướng sau đây: 

- Lý do bào chữa cho khuyết điểm mình.

- Lôi kéo sự chú ý.

- Chiếm quyền lực.

- Báo thù. 

BÀO CHỮA CHO KHUYẾT ĐIỂM 

Có một sự nghi ngờ trong chính mình là một yếu tố thiết yếu. Bao lâu chúng ta không nghi ngờ ảnh hưởng chúng ta, sự lôi cuốn chúng ta, và sự tương xứng đầy đủ, chúng ta không bao giờ ghen tương. Đối với một người can đảm biết chắc về khả năng của mình có thể chế ngự được nguy hiểm thì không có gì phải sợ sệt ngay cả tình thế khó khăn nhất. Chúng ta ghen tương khi chúng ta hỏi: tự chúng ta có cho nhiều đủ hay không? Chúng ta sợ người khác cho nhiều hơn. Chúng ta ghen tương tạo nên những cuộc gây lộn và chán nản, là cái làm chúng ta càng không chắc chắn về vị thế chúng ta trong đời sống của người khác. Cảm giác về sự không tương xứng làm tăng sự ghen tương của chúng ta. Trong vòng lẩn quẩn xấu xa nầy, sự ghen tương là sự động lực khiến chúng ta hành động cách hung hăng và thù nghịch. Với tri thức, chúng ta có thể nhận biết rằng chúng ta phải bổ túc cho những khiếm khuyết của chúng ta. Thiếu can đảm thì không chấp nhận được chuyện nầy. Trong lúc chúng ta sợ chúng ta không thể làm tốt hơn, chúng ta cần cảm xúc cho sự đền bù khác. Ngược lại, sự ghen tương ngăn cản chúng ta trở nên tốt khi chúng ta biết rằng chúng ta không tốt đủ. 

Vấn đề giá trị cá nhân người ghen tương ngay từ lúc ấu thời đã có khuynh hướng không tin giá trị riêng của họ. Nhiều cách đã được tìm để giấu sự thiếu chân thành nầy. Nơi người nầy có thể là sự ước muốn hoàn thiện và điều đó là đúng. Không một khả năng, không một chiêm ngưỡng nào ngăn cản một người khỏi cảm giác bị quên đi. Sự an sinh được theo đuổi nhưng không chiếm được, vì không gì ngoài cái chết là chắc chắn. Việc theo đuổi sự bảo đảm đòi sống an sinh là vô hy vọng. Cái cảm giác bất an trở thành một đày đoạ và đòi hỏi đền bù. Ghen tương hành động như muốn đòi hỏi một sự công chính mà sự hiểu biết bình thường không cho phép được. Sự ghen tương thường nổi lên vào lúc khi chúng ta ý thức về khuyết điểm của chúng ta trong tương quan bổn phận hôn nhân. Ước muốn tố cáo thường để tránh bị tố cáo. Động lực tâm lý nầy thường dẫn tới một tình trạng đặc biệt khó có thể nói được. 

Một ví dụ cho thấy: một cô gái trẻ sống trong tình trạng hôn nhân không được hạnh phúc. Cô lo cho chồng rất ít, người mà có bản chất và tính tình cô rất coi thường. Nên cuối cùng cô quyết định ly dị. Trước khi dứt điểm hoàn toàn, cô đi xa nghỉ ngơi để thử xem tình trạng ảnh hưởng cả hai thế nào. Cô có nhiều thời giờ rảnh rỗi rong chơi nhưng không có một sự thích thú sâu xa nào. Cô bắt đầu làm quen chuyện trò với một anh chàng trẻ. Khi cô về nhà, như cô đoán trước, chồng cô không ra sân ga để đón cô. Cô bị tổn thương, khó chịu và lần đầu tiên trở nên ghen tương. Cô tưởng tượng anh chồng đang đi với cô khác và quên mất cô. Cái cảm giác mới nầy không làm thay đổi thái độ của cô với anh ta, và sau đó không bao lâu thì họ làm giấy tờ ly dị, nhưng biến cố đó đã làm cô rối loạn. Trong phút chốc, cô nghi ngờ cô có thể yêu chồng mà không biết, nhưng điều đó không thật, và cô tiếp tục tiến trình ly dị của cô. Cái đã xảy ra là: lần đầu tiên trong đời cô thấy mình không chắc chắn có đối đãi đúng trong liên hệ của cô với chồng hay không?  Cô có làm tròn bổn phận của một người vợ và một người đàn bà không? Lẽ ra cô không nên hy vọng rằng ông chồng, người mà trước kia không bao giờ quan tâm đến cô, bây giờ lại ra sân ga để đón cô, và không chút ghen tương cô không nên đòi hỏi bất cứ một vấn đề gì nữa với ông ta sau khi hai người đã quyết định ly dị. 

Một yếu tố khác cũng thường xảy ra trong ghen tương đó là cạnh tranh với người cùng phái. Sự liên hệ của chúng ta với người khác phái thì rất là màu mè bởi thái độ chúng ta đối với họ. Những đàn bà mà cuộc sống của họ chú trọng vào những người đàn ông thường nhìn những người đàn bà khác như là những kẻ thù vì họ nghĩ về ông chồng của họ như một người dễ bị lừa dối thường rất nguy hiểm bởi những con mèo đang rình mồi. Sự canh tranh giữa những người đàn ông thì thường quan tâm về công việc làm ăn và địa vị trong xã hội, còn các bà chỉ đóng vai trò phụ dầu không phải là quên đi. Còn những ông vốn nghi ngờ về phái tính của mình, ước ao được như những đàn ông khác bằng cách nhìn họ như những người đàn ông thật còn họ không được như vậy, thường có khuynh hướng cảm nhạy đối với những hồng ân mà những người vợ của họ ban cho những ông khác. 

Thành phần thứ ba thường lôi cuốn nhiều thích thú và khêu gợi cảm xúc hơn là người vợ mà sự bất tín của người vợ xem ra là lý do cho sự thay đổi bất ngờ. Sự ghen tương của những thành phần nầy không chú trọng trên người vợ hoặc trên những hành động thù nghịch mà chú trọng trên người cạnh tranh vì sợ họ trổi vượt hơn mình trong hiện tại hoặc có thể trong tương lai. 

Như một diễn tả của sự mất can đảm trong sự cạnh tranh với người bạn mình hoặc với người cùng phái, sự ghen tương dùng như một lý do cho sự tăng cường lợi ích, và lý do cho những hành động tấn công hoặc vô lễ mà người yêu không bao giờ cho phép. 

LÔI CUỐN SỰ CHÚ Ý VÀ CHIẾM QUYỀN LỰC 

Cảm giác mặc cảm và không cảm thấy tự đủ gây sự tranh đấu cho sự đền bù. Cách dễ nhất và gần nhất là cố gắng chiếm sự chú ý. Những người cảm thấy không chắc mình có được yêu đủ không và có tiếp tục được quí chuộng không đòi hỏi một dấu chỉ cho sự tận hiến. Ghen tương phục vụ cho mục đích nầy của họ. Mọi cái thích thú bên ngoài đòi hỏi tốn phí thời gian và sự chú ý từ người bạn xem ra là nguy hiểm. Mọi chú ý từ một người khác được xem như là dẫm lên trên quyền sở hữu của họ. Sự tiếp tục đòi hỏi sự chú ý thường dẫn đến bạo chúa, đặc biệt nếu đòi hỏi chú ý không giới hạn thì không bao giờ được thoả mãn tròn đầy. Cảm giác bị quên lãng đưa đến sự đòi hỏi ngày càng tăng cường. Dưới tiền đề tình yêu và tận hiến, người ghen tương canh giữ mọi bước đi của người bạn mình. Và thật là may mắn cho cả hai nếu người bạn được kiểm soát không đặt nặng đến những luật lệ được đặt ra. Nếu không muốn chấp nhận trách nhiệm cho sự bộc phát của đau khổ và bạo động, tốt nhất là tuân phục cách cẩn thận những đòi hỏi của người bạn ghen tương đó. Dĩ nhiên, người ghen tương hoàn toàn vô tội vì họ bị thúc đẩy bởi xúc cảm quá mạnh và ý hướng tốt đẹp trong họ, và trên hết cái đau khổ thật của họ giải thoát bất cứ hành vi sai lầm nào. 

Cô Hồng Liên lớn lên giữa nhiều anh trai. Cô là trung tâm của mọi chú ý và xếp đặt để giữ địa vị nầy. Khi cô có gia đình, cô đau khổ nhiều do cảm giác ghen tương, điều mà cô nhận thấy như bị đối xử không công bằng. Cô hỏi về thời giờ của ông chồng và về những kinh nghiệm với đàn bà trước đây mặc dù ông bảo đảm với nàng rằng cô là người quyến rũ rất nhiều và rằng anh ta yêu cô hơn mọi ai hết. Cô ta vẫn nghi ngờ khả năng của cô nếu đem so sánh với vẻ đẹp của các cô khác. Cô không còn dấu sự ghen tương và mất nhiều thời giờ vặn vò tra hỏi chồng. Với sự ghen tương, cô muốn kiểm soát hết mọi hoạt động của chồng. Mỗi khi cô cảm thấy bị quên lãng, cô gọi đến văn phòng để xem thử ông có đang ở với bà nào không? Dưới áp lực của sự ghen tương, cô ngăn ngừa chồng không bỏ cô cô độc, không muốn chồng phải đi làm nhiều vì đó là nguyên nhân khiến chàng phải xa cách nàng. Một lần cô cố gắng giữ chàng ở nhà thất bại, cô dùng sự ghen tương như một chiến thuật chống lại anh ta bằng cách xếp hẹn với một người đàn ông khác để khiến ông chồng ghen chơi. Cô lệ thuộc vào sự ghen tương bằng cách nầy hay cách khác. 

TÌM KIẾM SỰ TRẢ THÙ 

Nếu sự xung đột tăng cường với sự bạo chúa và bột phát càm ràm, người ghen tương không bảo đảm vị thế và quyền hành vì chỉ làm tăng cường sự chống đối và phản loạn trong người họ chống đối và cuối cùng giai đoạn thù hận công khai đạt tới. Sự ghen tương được dùng như vũ khí để trả thù. Người ghen tương khám phá ra chỗ kẻ thù đáng yêu có thể bị tổn thương nhất. Dưới sự bảo vệ của sự giận dữ, những tố cáo được nói ra, những điểm đáng lưu ý như tấn công phẩm giá và sự tự trọng của nạn nhân để cái còn lại là một mớ những thất vọng, một cái gì không có phẩm giá con người. 

HIỂU VÀ GIÚP NGƯỜI BẠN GHEN 

Cần thiết để hiểu tâm lý của người ghen, nếu không, chúng ta đui mù với những nguyên nhân hiện hành.Thông tin về tâm lý phải được nắm giữ kỹ lưỡng và nếu thấy tai hại có thể xảy ra, tốt hơn phải nên tránh, phải ngưng trong một lúc để xem đâu là giá trị cần làm. Người ghen không thể nhìn thấy rõ mình vì đầy cảm xúc. Người đối diện với người ghen, không cảm thấy khó nhận ra những yếu tố tâm lý. Nhưng nó dùng để làm gì? Đó là điểm quyết định cho bất cứ một thông tin tâm lý nào. Chúng ta phải nhận thức rằng tâm lý có thể được dùng cho mục đích xấu cũng như tốt. Nó có thể được dùng như một vũ khí có sức mạnh nhất để phá hoại, hoặc có thể là căn bản cho thiện cảm và cảm thông. Nếu nạn nhân của người ghen lưu ý đến khám phá khoa học trong việc chỉ ra cho đối thủ rằng nó dùng cảm xúc để được chú ý hoặc làm bạo chúa thì kết quả không có lợi gì.  Nó chỉ làm tăng sự giận dữ và làm xấu hơn cái liên hệ bất hạnh đó mà thôi. Sự thấu hiểu tâm lý có thể được dùng một cách thích hợp bằng cách tránh diễn tả bằng lời nói điều mình biết, trái lại dùng kiến thức cho hành vi thích hợp và hành động hữu ích. 

Chúng ta có thể giúp người bạn có bệnh ghen đó không? Một người chồng có thể làm gì với người vợ ghen đó? Hầu hết chúng ta có kinh nghiệm tình trạng khó xử nầy sẽ từ chối công việc đó dẫu đó là công việc ta có thể làm được. Họ có thể viện lý rằng người kia không có lý trí. Họ không biết rằng họ muốn nói lý trí, nếu để thuyết phục thì đó chỉ là một cố gắng vô ích mà thôi. Vì họ dùng phương pháp sai lầm nên họ xem tình trạng vô phương cứu chữa. 

Chúng ta thử tưởng tượng một tình trạng ít thông thường hơn. Ông chồng về nhà buổi chiều, thấy bà vợ im lặng nặng nề. Cô ta không đáp lại lời chào của anh ta. Có sự căng thẳng trong bầu không khí gia đình. Cái gì xảy ra vậy? Không trả lời. Rõ ràng là cô nàng giận. Anh ta cũng trở nên giận và đòi hỏi một sự cắt nghĩa. Cuối cùng cô bậc khóc và nói: “Anh có thể trở lại với cô bạn gái cũ của anh!” Tại sao xáo trộn lại đến? 

Ông chồng trong trường hợp như thế phải làm gì? Nếu ông ta tử tế và biết quan tâm, ông ta cố gắng nói chuyện với nàng, cố gắng thuyết phục nàng rằng điều đó không đúng. Không bao lâu ông ta sẽ làm một sai lầm là: xin lỗi cho sự chậm trễ nói chuyện đó. Nàng không tin chàng dẫu cho chàng nói gì. Chàng sẽ càng hồi hộp và tức giận. Người ta khi giận dữ và chua cay thì nói nhiều. Nói mang người ta lại với nhau khi người ta trong trạng thái thân thiện, nhưng khi giận nhau và chống nhau lời nói là vũ khí làm người ta đau lòng hơn là tấn công thể xác. 

Đó là tiến trình trong sự cãi nhau về tình yêu của người ghen. Người bị cáo cố gắng bào chữa. Chúng ta tin nhiều vào lý luận và hiểu ít về tâm lý. Thay vì hành động đúng theo tâm lý, chúng ta cố gắng nói theo lý luận. 

Lý luận thì khó kết quả. Chúng ta có thể hoàn toàn đúng, nhưng chúng ta sai khi chúng ta cố gắng cắt nghĩa chúng ta là đúng. Chúng ta quên quan tâm xem thử những trường hợp như thế có phù hợp với lý lẽ hay không? Không quan trọng là chúng ta đúng hay sai, và việc chúng ta đúng cũng không đủ. Ngay cả chúng ta sai, chúng ta cũng có thể thành công nếu chúng ta hành động đúng theo tâm lý. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ thành công nếu chúng ta đúng theo lý luận và hành động sai theo tâm lý. Thái độ của người bạn đối diện được kích động bởi cảm xúc mạnh, sẽ không bao giờ thay đổi bởi những lý luận, tranh cãi có lý hoặc không, vì mỗi lý luận chúng ta dùng, người kia có cả 3 cái lý luận có lý hơn. Kết quả chỉ là sự giận dỗi nhau. Một sự tranh cãi tới cùng trong sự cay đắng cho đến khi cả hai đều kiệt sức và hối hận vì đã làm khổ nhau hết mức. 

Một lỗi lầm khác là đặc tính trong việc đối đầu với người ghen vì chúng ta không hiểu cái gì đang trong đầu óc họ. Chúng ta không nhận biết cái gì tạo nên sự đau khổ hiện thời của họ. Chúng ta chỉ nhận ra sự bất công được làm cho chúng ta. Chúng ta cảm thấy bị tố cáo vô lý, bị xúc phạm không chính đáng. Sự cảm thấy không tự đủ của chính mình trong tình trạng nguy hiểm làm chúng ta giận dỗi. Trong lúc chúng ta không biết phải làm gì, chúng ta thù ghét và chống nhau. Thay vì một người sai, bây giờ cả hai đều sai. 

Thường những cảm giác ghen tương có thể được làm nhẹ đi trong cách thông thái và tế nhị nếu chúng ta bảo đảm về chúng ta, nếu chúng ta không xem chúng ta như bị hạ nhục hoặc bị lạm dụng. Một cái mỉm cười, một sự biểu lộ kiên nhẫn, một cái hôn nhẹ nhàng, một lời dịu ngọt chân thành sẽ tạo nên những điều kỳ lạ. Chúng ta có thể thấy một sự bớt căng thẳng dễ chịu làm dịu đi sự hồi hộp nếu chúng ta biết kiên nhẫn một chút. Quở trách và cãi lộn không mang lại cảm giác nghỉ ngơi, dễ chịu thoải mái thiết yếu. Chỉ sau khi bầu khí ảm đạm không còn và sự căng thẳng đã qua đi, mới có cơ hội cho sự giúp ích hiệu quả. 

Và người ghen cần sự giúp đỡ của chúng ta. Nói với họ rằng họ không đúng thì không cần thiết phải làm như vậy. Mọi người đều biết sự sai lầm của việc nhường nhịn đối với sự ghen tương. Thật ra nó vẫn còn tốt hơn là việc dùng lý luận. Vì chính họ không hiểu họ, nên họ diễn tả họ cách sai lầm. Sự tố cáo thì sai theo lý luận nhưng cảm giác mình không tự đủ và bị quên lãng thì không sai. Đó là yếu tố tâm lý. Người bạn có thể làm nhiều chuyện đối với việc khuyến khích và cung cấp một cảm giác chắc chán về sự an toàn. Hãy cho họ biết họ cần bao nhiêu để có thể giúp họ khuất phục được cảm giác không cảm thấy mình đủ.  

Một lỗi lầm nữa cần phải được tránh. Khi chúng ta cãi lộn giận dữ, chúng ta thường nhường cho những đòi hỏi của người ghen tương. Chúng ta cố gắng làm thoả lòng họ bằng cách nhường nhịn. Chúng ta hứa không muốn thấy ai khác nữa và sẽ ít đi thăm mẹ hơn, nhưng như vậy không giải quyết được gì. Nó chỉ tạo nên lòng tin rằng nếu chúng ta bị quở trách chúng ta sẽ nhường nhịn. Ngoài ra, nó không sản xuất một lương tâm tốt đủ nơi người tố cáo. Ngay cả sự ghen chiến thắng, người bạn chiến thắng nhận thấy sự không thoải mái nó đã tạo nên, và mỗi chiến thắng chỉ làm tăng sự sợ thất bại cuối cùng không tránh khỏi. Những điểm nầy cần nên nhớ khi phải đối đầu với người ghen: không xin lỗi, không lý luận, không thuyết phục, không nhường nhịn. Vững chắc và làm cái mình nghĩ đúng. Đầu hàng sẽ giúp chiến tranh, nhưng cho họ cái họ cần: tình cảm và sự tận hiến. 

GHEN MỘT VẤN ĐỀ TÂM THẦN 

Từ quan điểm về tâm thần, nói chung là khó chữa cho những người mắc phải bệnh ghen. Nếu họ đến để xin giúp đỡ là để chống lại bạn họ. Họ tố cáo sự bất công và bất chính của người bạn họ. Họ ít sẵn sàng để nghe về chính họ. Họ muốn có sự thay đổi nơi bạn họ chứ không phải là họ. Sự chữa trị chỉ có hiệu quả nếu người ghen thành thật muốn được giúp đỡ. 

Một phương cách để chữa trị người ghen là tỏ cho họ thấy cái họ muốn. Gọi cảm xúc và hành vi của họ là ngông cuồng và vô nghĩa thì không tạo được ấn tượng tốt đẹp. Những phương cách như thế thiếu mấu chốt hoàn toàn. Trước nhất, cảm giác của họ thì có thật. Nó có thể là vô nghĩa, nhưng nó hiện hữu và đau xót. Thứ đến, người ghen có thể đồng ý và chấp nhận sự ghen của họ là vô lý. Nhưng điều đó có giúp gì họ không? Trái lại, nó chỉ làm tăng thêm mây mù trên vấn đề có thật. Không ai có những cảm xúc vô nghĩa. Người ta chỉ không ý thức về ý nghĩa của nó thôi. 

Vì thế, cách chữa bệnh ghen là vấn đề chữa bệnh tâm lý. Những nguyên nhân nằm bên dưới của sự rối loạn phải được tìm thấy trước, và bệnh nhân phải được giúp để hiểu chính họ trong cái nhìn toàn diện về cuộc đời trong lối sống của họ. Sự hiểu biết và thấu triệt nầy mà thôi thì không đủ và không có ý nghĩa ngoại trừ nó dẫn đến một sự thay đổi, một sự sữa chữa cái quan niệm sai lầm và phương cách, dẫn đến sự tái hướng dẫn có liên quan đến vị trí xã hội và sự tham gia sinh hoạt xã hội. Cảm giác mặc cảm phải bị loại bỏ. Thiếu sự thích thú sinh hoạt xã hội của bệnh nhân có nền tảng trên kinh nghiệm của họ và những cách cắt nghĩa sai lầm suốt thời thơ ấu phải được khuất phục. Trong cách thế đó, bệnh nhân phát triển sự can đảm mới và tự tin để giải quyết những vấn đề xã hội cách có hiệu quả và đứng đắn. 

Những người bị rối loạn quá nhiều có thể chống cự bất cứ cố gắng nào muốn chữa họ dầu họ giả đò đi tìm sự giúp đỡ. Sự ghen tương của người nghiện rượu không thể được chữa trị mà không chữa họ khỏi bệnh nghiện rượu trước. Ghen tương có khi là một triệu chứng của sự rối loạn tâm thần trầm trọng. Đôi khi nó là một ý tưởng ám ảnh trầm trọng thuộc nhóm thần kinh. Trong trường hợp nầy, chữa trị rất là khó.  

KHUẤT PHỤC SỰ GHEN TƯƠNG CỦA CHÚNG TA 

Đối với một người bình thường rất quan trọng để biết: chúng ta có thể làm được gì cho sự thích nghi riêng của chúng ta nếu một người đau khổ từ khuynh hướng ghen tương. Thấu hiểu triệt để những khuynh hướng riêng của chúng ta, có thể giúp chúng ta rất nhiều. Chắc hẳn khi cảm xúc xen vào, sự thấu hiểu thì khó khăn và sự thay đổi cũng như vậy. Bao lâu chúng ta biện minh cho hành vi chúng ta dựa trên căn bản cảm giác và cảm xúc, chúng ta loại trừ lý trí như một yếu tố đủ. Cảm xúc củng cố thái độ một cách mạnh mẽ đến nỗi không có một ảnh hưởng nào khác xem ra thành công. Đó là lý do tại sao khó để khắc phục sự ghen tương trong chính chúng ta. 

Tại sao chúng ta loại bỏ lý trí? Sự xử dụng lý trí có ngăn cản cảm xúc không? Một phần vì đó là đặc nét của cảm xúc để xuất hiện hoặc biến mất mà không cần lý trí và lý luận. Vì thế, chúng ta bị thuyết phục tin rằng chúng ta khó có thể ảnh hưởng chúng. Nhưng thật ra, chúng ta có thể thay đổi chúng bằng lý luận với chúng ta. Niềm tin: cảm xúc không thể điều khiển và rằng chúng mạnh hơn lý trí là một phần của văn hóa chúng ta đã có từ hàng ngàn năm. Bảo rằng xác thịt thì yếu hơn lý trí thì không đúng nhưng xác thịt không thể làm gì mà tinh thần không cho phép. Sau cảm xúc mạnh không thể lý luân được gì, nhưng có thể chế ngự được cảm xúc nếu chúng ta can đảm đủ để chấp nhận ý nghĩa và sự ám chỉ của chúng, những khuynh hướng và đối tượng của chúng. 

Nếu chúng ta ghen, khó có thể để chấp nhận rằng chúng ta đã hành động sai. Chúng ta có thể làm một sự chấp nhận như thế mà vẫn cảm thấy rằng ý hướng chúng ta là tốt. Có phải chúng ta muốn chiếm sự chú ý hơn sao? Có phải chúng ta muốn gây áp lực và quyền hành? Chúng ta muốn xúc phạm? Hoặc biện minh sự thất bại trong hôn nhân? Chỉ khi chúng ta chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm cho ý hướng và cho cảm xúc, chúng ta mới có thể giúp chúng ta. Đàn bà ghen ông chồng đi thăm bà mẹ của ông, sự ghen tương đó cho thấy rằng bà không quan tâm mẹ chồng mà cũng không quan tâm chồng nhưng quan tâm chính bà, địa vị bà, giá trị bà. Bằng ghen tương bà cố gắng tỏ cho chồng thấy răng ông không thể quên nàng, rằng ông không được phép lo cho ai hơn nàng, và nếu chàng không chú ý đến nàng trong cách thế mà nàng muốn, chàng phải đổ hết thời gian và năng lực để cãi nhau với nàng, và nếu chàng không phù hợp với những ước muốn của nàng, chàng phải chịu đau khổ.

 Cách thế có hiệu quả nhất để khuất phục cảm giác chống đối là nhận thấy mục đích mà chúng ta tạo và giữ lấy cho mục đích ấy.Nếu chúng ta hiểu và chân thành chấp nhận những mục đích của chúng ta, chúng ta khám phá ra rằng quả thật chúng ta là chủ thể của những cảm xúc đó đối với cái xấu cũng như cái tốt. Sự thấu triệt để thực hiện lại càng khó hơn. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận những yếu tố tâm lý đã gây nên cảm xúc, sự nghi ngờ về chính mình và người khác, cảm giác không-tự-đủ, sự cạnh tranh với người cùng phái,  những điều nầy được nhận thấy một cách dễ dàng. Kiến thức nầy giúp rất ít bao lâu chúng ta chỉ chấp nhận những sự kiện nầy mà không chịu đi sâu thêm nữa. Điều đó là đúng nhưng tôi có thể làm gì? Việc thấu triệt những mục đích của chúng ta liên hệ tới những động lực tâm lý hoàn toàn khác nhau. Sự nhận thức rằng chúng ta tạo nên sự ghen tương để thống trị, điều đó sẽ làm suy yếu cảm xúc chúng ta để rồi nó không thể được dùng như một lý do thích hợp để biện minh cho hành động của chúng ta nữa.

SỰ THĂNG TIẾN BẮT ĐẦU VỚI CHÍNH MÌNH

Sự ghen bắt đầu chu kỳ ác độc. Khi nó xâm nhập vào sự liên hệ hôn nhân, tình trạng xung khắc khởi lên. Thay vì nhận thấy rằng sự ghen tương của người phối ngẫu là một vấn đề chung của cả hai, mỗi người quay sang chống người kia và muốn người kia giải quyết vấn đề xung khắc. Mỗi người tỏ ra muốn cộng tác nếu người kia không tạo khó khăn. Tuy nhiên, bao lâu mỗi người đều đòi hỏi người kia thay đổi trước thì không có hy vọng thăng tiến. Nó chỉ là một sự tranh đấu cho thế thượng phong, một sự đọ sức để xem ai là người nhượng bộ trước. Vì không ai muốn nhượng bộ nên cả hai đều thất vọng, và sự lạc quan suy giảm làm tăng thêm cường độ tấn công của họ và thuyết phục họ rằng không có gì có thể được cứu ngoại trừ danh tiếng của mỗi người. Vậy cả hai đều bị kẹt trong cuộc chiến mà họ phải trả giá một cách rất đáng thương cho cái mà họ chỉ được hưởng trong một ít phút. Và rồi, họ vẫn không biết được họ có thể làm được những gì để giải quyết cho vấn đề rắc rối của họ. 

Một trong những đòi hỏi căn bản cho sự giải quyết một vấn đề là sự nhận biết: đâu là mấu chốt để người ta có thể bắt đầu. Không có căn bản nào khác cho hành động thành công và hữu hiệu mà người ta có thể tìm thấy. Đối diện với bất cứ vấn đề hôn nhân nào, câu hỏi dẫn đến sự giải quyết có tính cách xây dựng là: tôi có thể làm gì được? Bằng cố gắng chân thành để khám phá mỗi người có thể đóng góp gì, và đó là cánh cửa có thể mở một lối thoát cho một tình trạng rối loạn và vô vọng. 

Tìm ra câu trả lời không thể loại bỏ sự thiếu thoải mái và buồn chán nhưng nó thường dẫn đến một tình trạng ít phức tạp và cuối cùng dẫn đến một giải đáp thoả mãn mà lúc đầu xem ra không có thể. Nhiều người đòi hỏi một sự giải quyết hoàn toàn cho một vấn đề chưa chín mùi đối với bất cứ một kết luận thoả đáng nào. Chậm nhưng chắc, nó thường là cách dẫn tới sự cộng tác và thoả mãn. 

Những ghi chú nầy thuộc vấn đề hôn nhân. Chúng ta đã chọn sự ghen tương như là một ví dụ soi sáng bản chất của sự đụng chạm xung đột với nhau. Bắt đầu sự tranh cãi về tình yêu, người ghen tương có thể là người đáng thương hại nhất, vì thế người kia còn có cơ hội trước khi họ cũng trở thành đáng thương như vậy. Người ta không thể làm gì sao? 

Trước nhất, người ta nên cố gắng hiểu tình trạng khó khăn của người bạn:  tại sao nó lại ghen? Và người ta đã làm gì để thêm vào sự ghen tương đó một cách vô ích? Có phải người vợ không cho người chồng những dấu hiệu của sự tận hiến của nàng hay là cô đã khêu gợi dậy cảm giác bất an trong chàng? Có phải nàng đã thuyết phục chàng một cách luống công rằng chàng thì tốt đủ? 

Làm cách nào chúng ta có thể ngăn cản chúng ta khỏi trở nên ghen? Nếu chúng ta thật sự ý thức và nóng lòng giữ sự an bình và sự hài hòa hôn nhân, chúng ta nên canh chừng bất cứ dấu hiệu thù ghét nào trong chúng ta. Bất cứ cảm xúc thù hận nào chúng ta cảm thấy nên cảnh giác. Cái gì đang ở trong chúng ta? Chúng ta có khám phá ra sự mất tự tin, một sự bi quan đang bao trùm làm hao mòn sự can đảm không? Bấy giờ nguy hiểm và sự huỷ diệt nằm trước mặt. Chúng ta đừng nên điên khùng: nguồn gốc sự giận dữ của chúng ta xem ra là bên ngoài nhưng lại nằm trong chúng ta. Bây giờ là lúc để xem chúng ta đang đi về đâu? Tại sao chúng ta nghi ngờ về chúng ta? Tại sao chúng ta không tìm một lối đi lên thay vì gây cảm xúc đi xuống? Chúng ta cần cảm xúc nhưng là những cảm xúc hăng say nhiệt tình, hy vọng, hăng hái, lạc quan, và thiện cảm. Chúng ta nên canh chừng bất cứ sự hận thù nào chúng ta cảm thấy. 

Trong lúc đi tìm một đường lối tốt hơn cho chúng ta, chúng ta chuẩn bị một lối thăng tiến. Tình trạng xung khắc là một triệu chứng của ghen tương. Chúng ta không thể chữa trị mà không tấn công sự xấu căn bản đang nằm bên dưới. Chúng ta không thể mong thay đổi cảm xúc chúng ta mà không thay đổi thái độ chúng ta đối với cuộc đời, quan niệm về chúng ta, và phương cách chúng ta dùng. Mỗi xung khắc là một trắc nghiệm tình bạn hữu con người chúng ta, trắc nghiệm sở thích về xã hội của chúng ta. Nếu chúng ta thất đảm, nếu chúng ta thù ghét, và mất cảm giác thuộc về, những xung khắc có thể dẫn đến tai họa. Nếu khác, những xung khắc có thể kích thích một sự thăng tiến và tiến hóa, làm tăng sự khôn ngoan chúng ta và kinh nghiệm chúng ta, làm sản sinh sự tốt đẹp hơn trong kỷ thuật sống và nâng niềm tự tin. Mỗi tình trạng xung khắc được giải quyết cách thích hợp là một bước tiến tới. Nó mặc khải những khuyết điểm trong việc nuôi dưỡng chúng ta, những giới hạn của việc xã hội hóa của chúng ta. Chỉ người nhát mới chạy trốn xung khắc. Đối với người can đảm, vấn đề có đó để được giải quyết, chúng ta hãy chấp nhận sự thử thách nầy để tiến tới. Chúng ta hãy học đòi hỏi ít và sống tốt hơn để cùng nhau hạnh phúc hơn. 

Trang gia đình | Trang nhà


Gửi Bài - Góp Ý  - Chia Sẻ - Comments